Một Số Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Việt Nam Dùng Trong Nhà Trường

Một Số Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Việt Nam Dùng Trong Nhà Trường

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Các di tích lịch sử – văn hoá là một trong những nguồn tư liệu sinh động nhất phản ánh quá khứ của loài người nói chung và của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng. Mỗi di tích đều chứa đựng một dấu ấn sâu đậm các hoạt động của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tôn tại và phát triển. Đặc biệt, ở Việt Nam, một đất nước đa dân tộc và có hơn bốn ngàn năm lịch sử, các di tích lịch sử – văn hoá càng phong phú, đa dạng, được phân bố ở mọi miển đất nước và theo suốt chiểu dài lịch sử – từ các di chỉ khảo cổ của thời kì dựng nước đến các di tích gắn liển với cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Qua các di tích lịch sử – vàn hoá ta không chỉ thấy được toàn bộ quá trình phát triển lịch sử, mà còn thấu hiểu được truyền thống yêu nước, quật cường, sức sáng tạo và trình độ phát triển văn hoá, văn minh của dân tộc.

Vì vậy việc sử dụng cuốn sách Một số di tích lịch sử văn hoá Việt Nam để tham khảo và giảng dạy trong nhà trường có một giá trị to lớn trong việc cung cấp những tri thức lịch sử – văn hoá và đặc biệt, trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, làm cho bài giảng trở lên sinh động, hấp dẫn và thiết thực.

Có thể bạn thích sách  Hàn Quốc - Đất Nước Và Con Người

Theo Điều 4 của Luật Di sản văn hoá và Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá thì di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử – văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước, các thời kì cách mạng, kháng chiến của dân tộc, gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước.

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2010 cả nước đã có hơn 3.000 di tích lịch sử được xếp hạng. Các di tích đó được xếp hạng theo cấp tỉnh, cấp Quốc gia và di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Do khuôn khổ của cuốn sách và xuất phát từ nhu cẩu giảng dạy trong nhà trường, chúng tôi chỉ có thể lựa chọn một số di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu cấp Quốc gia và cấp Quốc gia đặc biệt. Mỗi di tích đểu được giới thiệu khái quát vể vị trí, giá trị lịch sử – văn hoá và phẩn nào đó là giá trị du lịch – dã ngoại khi gắn nó với các quẩn thể di tích và danh thắng ở xung quanh. Các di tích được sắp xếp theo 7 vùng địa lí – du lịch từ Bắc vào Nam; trong mỗi vùng lại theo từng tỉnh và trong mỗi tỉnh, thành phố tên gọi của di tích được xếp theo vẩn A, B, c,… Cách sắp xếp như thế nhằm tạo thuận lợi cho việc tra cứu, đặc biệt là đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng cuốn sách này để phục vụ cho việc dạy – học môn Lịch sử địa phương.