Cinque Terre

Tuần Khủng Hoảng

Tác giả:
Thể Loại: Làm Cha Mẹ - Nuôi Dạy Trẻ
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDF Đọc Online


Cuốn sách Tuần khủng hoảng (Wonder Weeks) của Hetty van de Rijt và Frans Plooij được viết với mục đích cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh, nhằm giảm và tránh stress cho cả cha mẹ và con, khi các con thay đổi tính nết theo quá trình phát triển tự nhiên của mình. Cuốn sách là cẩm nang giúp các mẹ tìm hiểu thêm về sự phát triển của các con trong 20 tháng đầu đời, mà cụ thể là các giai đoạn phát triển kỹ năng và tinh thần (Wonder weeks).

Qua Tuần khủng hoảng, bạn sẽ được khám phá những ngày cụ thể trong suốt 20 tháng đầu đời khi tất cả các em bé đều thực hiện 10 bước phát triển nhảy vọt. Và bạn sẽ học được cách giúp con vượt qua 10 “giai đoạn nhặng xị” kéo dài một hoặc hai tuần đánh dấu những bước phát triển nhảy vọt đó.

Con không phải chỉ qua đêm đã biết lẫy, không phải trong nháy mắt đã biết bò, không phải chỉ quay đi ngoảnh lại mà đã lò dò biết đi. Tất cả mọi bước đó đều là cả một quá trình tập luyện, cả khi thức lẫn khi ngủ của con.

Các bậc phụ huynh hãy đọc sách để hiểu những cơ sở khoa học của tuần khủng hoảng, cũng như sự kỳ diệu của nó; để hiểu và thông cảm cho con khi con trải qua thời kỳ tập trung phát triển kỹ năng và tinh thần từ bên trong, nên quên hết cả ăn và ngủ; để nhận biết khi các con học cách hóng chuyện, học lẫy, học bò, học ngồi hoặc học đi.

Hết tuần khủng hoảng này tới tuần khủng hoảng khác, bạn sẽ thấy bộ não của con phát triển như thế nào. Lúc này, bạn sẽ biết trò chơi hoặc đồ chơi nào phù hợp nhất với con trong mỗi một tuần quan trọng, và cách để khuyến khích mỗi bước phát triển nhảy vọt. Lịch, sơ đồ và danh mục kiểm tra sẽ giúp bạn theo dõi sự tiến bộ – và cuối cùng là hiểu được hành vi nhặng xị của con.

Có thể bạn thích sách  Cẩm Nang Tư Duy Phản Biện Cho Trẻ Em - Linda Elder full prc pdf epub azw3 [Tư Duy]

Cuốn sách Wonder Weeks của Hetty van de Rijt và Frans Plooij là tài liệu được các bậc cha mẹ tin tưởng và săn lùng nhiều nhất khi muốn tìm hiểu về chủ đề tuần khủng hoảng. Cuốn sách này không giống cuốn sách về trẻ em nào khác. Nó là lời chỉ dẫn không thể thay thế được về những “tuần khủng hoảng” quan trọng trong 20 tháng đầu đời của con trẻ. Ấn bản tiếng Việt Tuần khủng hoảng chắc chắn sẽ giúp các bậc cha mẹ dễ dàng tiếp cận các kiến thức cần có về tuần khủng hoảng của trẻ hơn, và đối mặt với “giai đoạn nhặng xị”này bình tĩnh hơn, vui vẻ hơn.

Lời khen tặng dành cho cuốn sách

“Bất cứ người nào đang phải ‘vật lộn’ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ đều muốn đọc cuốn Tuần khủng hoảng này. Cuốn sách này sẽ ‘mở mắt’ cho các bậc cha mẹ, giúp họ biết được những khía cạnh liên quan tới sự tăng trưởng, phát triển, sự thay đổi hành vi và phản ứng tình cảm của con cái mà họ có thể không để ý hoặc thấy khó chịu và khó hiểu”.

– Catherine Snow, Tiến sỹ, Giáo sư trường Shattuck, Trường Nghiên cứu sinh giáo dục Harvard –

“Đây là một ô cửa sổ hữu dụng và thú vị để nhìn vào 18 tháng đầu tiên của trẻ. Van de Rijt và Pooij đã quan sát và phát hiện ra những khoảng thời gian dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, giống như tôi đã hoàn toàn độc lập tìm ra trong cuốn sách của mình, cuốn Điểm tiếp xúc (Touchpoints, NXB Perseus). Những quan sát và những gợi ý thiết thực của hai tác giả thực sự rất tuyệt vời.”

Có thể bạn thích sách  Giúp Con Phát Triển Ngôn Ngữ

– T. Berry Brazelton, Bác sỹ, Giáo sư danh dự, trường Đại học Y Harvard –

“Tác phẩm của van de Rijt và Plooij về sự phát triển của trẻ sơ sinh có giá trị sử dụng và tính ứng dụng khoa học to lớn. Họ không chỉ giải thích những giai đoạn khó khăn, hành vi khó hiểu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng của trẻ sơ sinh, mà còn cho biết những hành vi đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trẻ và miêu tả các giai đoạn trong quá trình tìm hiểu trẻ. Cuốn sách này không chỉ giúp các bậc cha mẹ mà cả các chuyên gia cũng có được hiểu biết sâu sắc về sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.

Quan trọng hơn, van de Rijt và Plooij đã miêu tả cách chơi và giao tiếp hiệu quả nhất với trẻ ở những độ tuổi khác nhau, từ đó giúp cha mẹ hiểu được và có sự gắn kết tinh tế với con cái. Sự gắn kết cha mẹ – con cái này chính là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển an toàn và phù hợp. Tuần khủng hoảng là cuốn sách nhất thiết phải đọc cho những người đang làm việc với trẻ sơ sinh như bác sĩ khoa nhi, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học và tất nhiên là cả cha mẹ nữa”.

– John Richer, Tiến sỹ, Cố vấn tâm lý, Trưởng phòng Tâm lý nhi, Khoa Nhi, Bệnh viện John Radcliffe, Oxford, Anh

“Vấn đề Rijt và Plooij sẽ giúp bạn nhìn nhận thế giới theo cách của trẻ sơ sinh. Khi trẻ lớn lên, những biểu hiện cảm xúc (như khóc) nói cho chúng ta biết đứa trẻ đang tập trung năng lượng và kêu gọi sự giúp đỡ để tìm ra những cách mới để hiểu được thế giới đang liên tục thay đổi. Vì van de Rijt và Pooij đã khám phá ra những giai đoạn có thể đoán trước được trong quá trình mở rộng nhận thức và kỹ năng của trẻ sơ sinh, họ (cùng với những ví dụ tuyệt vời) có thể tạo điều kiện để bạn nhận ra thời điểm khởi đầu của những giai đoạn căng thẳng này và kết nạp con bạn vào quá trình xử lý những giai đoạn đó. Quả thực, những gợi ý về việc có thêm nhận thức và kỹ năng mới trong căng thẳng rất phong phú, tới mức dù bạn có phải là cha mẹ hay không thì cũng không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để học được điều gì đó từ cuốn sách này”.

Có thể bạn thích sách  Phiếu bé hư

Mục lục:

Về cuốn sách này

Lời giới thiệu

Cảnh báo nhảy vọt

Chương 1: Phát triển: Trẻ phát triển như thế nào

Chương 2: Mới sinh: Chào mừng tới thế giới

Chương 3: Tuần khủng hoảng 5: Thế giới của những cảm giác biến đổi

Chương 4: Tuần khủng hoảng 8: Thế giới của những kiểu mẫu

Chương 5: Tuần khủng hoảng 12: Thế giới của những biến đổi nhẹ nhàng

Chương 6: Tuần khủng hoảng 19: Thế giới của những sự kiện

Chương 7: Tuần khủng hoảng 26: Thế giới của những mối quan hệ

Chương 8: Tuần khủng hoảng 37: Thế giới của các phạm trù

Chương 9: Tuần khủng hoảng 46: Thế giới của các trình tự

Chương 10: Tuần khủng hoảng 55: Thế giới của các chương trình

Chương 11: Tuần khủng hoảng 64: Thế giới của các nguyên tắc

Chương 12: Tuần khủng hoảng 75: Thế giới của các hệ thống

Tái bút: Vô số khủng hoảng