Tôn Tử Truyện

Tôn Tử Truyện

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tôn Tử, tự Trường Khanh, là nhà quân sự và nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc ở cuối thời Xuân Thu, được người đời gọi bằng cái tên tôn kính là “Vũ thánh nhân”. Trước tác “Tôn Tử binh pháp” của ông, là cuốn binh thư quý báu đầu tiên trên thế giới, được các bậc danh tướng đời sau tôn sùng và truyền tụng, tiếng thơm lưu truyền, được coi là một viên ngọc quý của Trung Quốc và thế giới. Tác dụng và giá trị tác phẩm của Tôn Tử đã không gói gọn trong lĩnh vực quân sự, mà còn ở các mặt chính trị, ngoại giao, văn hoá, kinh tế. Ở Trung Quốc và một số nơi trên thế giới, từng có thời nổi lên những “cơn sốt Tôn Tử”. Bằng ngôn ngữ văn học giản dị, dễ hiểu, cuốn sách này đã miêu tả rất tỉ mỉ thời đại Tôn Tử đã sống, quá trình ra đời của mười ba bài binh pháp Tôn Tử, cũng như những chiến tích mà Tôn Vũ từng bách chiến bách thắng khi áp dụng thực tiễn cuốn sách này. Người viết truyện đã tái hiện một cách nghệ thuật những kinh nghiệm lịch sử mà Tôn Vũ đã cùng Ngô vương Hạp Lư, danh tướng Ngũ Tử Tư, v.v… lấy nước Ngô nhỏ yếu đánh thắng nước Sở hùng mạnh, để cho người đời sau còn phải suy ngẫm mãi. Tuy là chuyện lịch sử, nhưng cuốn sách này đã xây dựng những nhân vật sống động, mang đậm những dấu ấn lịch sử, nên cuốn sách dễ thu hút người đọc. Tôn Tử truyện là một tác phẩm đầu tiên về thể loại truyện ký viết về Tôn Tử có nội dung trong sáng, lành mạnh, mang tính giáo dục cao. *** Tôn Vũ (545 TCN – 470 TCN(giản thể: 孙武; phồn thể: 孫武; bính âm: Sūn Wǔtên chữ là Trưởng Khanh, là một danh tướng vĩ đại của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến QuốcMột nghiên cứu gần đây cho rằng, tổ tiên Tôn Vũ là Vĩ Ngao (tự Tôn Thúc, người làng Bạch Thổ[1], bên hồ Hải Tử thuộc Dĩnh Đô. Đời Sở Trang Vương, được phong làm lệnh doãn (令尹. Sau khi ông mất, theo lời khuyên của lệnh doãn Ưu Mạnh, vua Sở Trang vương phong 400 hộ của đất Tẩm Khâu, cho người con của Ngao để thờ phụng ông. Vài năm sau đó, trong nước xảy ra nội loạn, các hoàng thân tranh giành quyền lực, cộng thêm sự lên mạnh của các nước chư hầu phía Đông như Ngô, Việt đã mang quân tấn công vào lãnh thổ Sở, chiếm được nhiều đất đai của Sở. Gia tộc họ Vĩ vì không muốn sống trong loạn binh đao, nên đã tị nạn đến đất Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông, đổi sang họ Tôn để ghi nhớ quê hương gốc tổ ở Tôn Gia sơn.

Nguồn: https://thuviensach.vn