Ruột Ơi Là Ruột PDF EPUB

Ruột Ơi Là Ruột PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Y Học - Sức Khỏe
Nguồn: https://ebookvie.com
EPUBMOBIPDFAZW3ĐỌC ONLINE

Cuốn sách “Ruột ơi là ruột” là một hành trình thú vị khám phá về cơ quan ruột trong cơ thể, nơi mà có một thế giới sống động của hàng tỷ vi sinh vật và các chiến binh của hệ miễn dịch đang làm việc để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Từ miệng, thực quản, dạ dày xuống ruột non và ruột già, cuốn sách mô tả quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tầm quan trọng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Cuốn sách không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về sức khỏe ruột mà còn giải thích mối quan hệ giữa hệ vi khuẩn ruột và các bệnh lý, từ những vấn đề phổ biến như bất dung nạp và dị ứng đến những bệnh lý phức tạp như căng thẳng, Alzheimer và thậm chí là hiện tượng tự sát.

Với những thông tin sinh động và hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh, cuốn sách không chỉ làm thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta mà còn cung cấp kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của đường ruột, từ đó tạo ra một cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe toàn diện.

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Ruột Ơi Là Ruột của tác giả Giulia Enders

LỜI NÓI ĐẦU
Tôi được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ và không được bú sữa mẹ. Điều đó khiến tôi trở thành một điển hình cho những đứa trẻ mắc các bệnh về đường ruột ở thế kỷ 21. Nếu lúc ấy tôi hiểu biết nhiều hơn về đường ruột, hẳn tôi đã có thể đặt cược vào những chứng bệnh mà mình có thể mắc phải sau này. Đầu tiên tôi bị chứng không dung nạp lactose. Tôi chưa từng nghĩ về chuyện tại sao khi lên năm mình lại bỗng dưng có thể uống được sữa trở lại. Có giai đoạn tôi béo lên, rồi có lúc lại gầy đi. Sức khỏe của tôi ổn định trong một thời gian dài, cho tới khi tôi có một “vết loét”.

Khi mười bảy tuổi, không rõ vì sao cẳng chân phải của tôi xuất hiện một vết loét nhỏ gây đau. Vết loét cứng đầu này mãi không chịu lành, thế là sau một tháng tôi phải đi gặp bác sĩ. Cô bác sĩ cũng thực sự không biết nguyên nhân là gì và kê cho tôi một loại kem bôi. Ba tuần sau, các vết loét xuất hiện trên khắp cả chân phải. Chẳng bao lâu sau chúng lan sang chân trái, rồi hai tay và cả lưng. Đôi khi chúng xuất hiện cả trên mặt. Thật may là lúc ấy đang mùa đông, nên mọi người đều nghĩ rằng tôi bị giộp và một vết trầy trên trán.

Không một bác sĩ nào có thể chữa khỏi cho tôi – họ đưa ra vài chẩn đoán mơ hồ về một loại chàm thể tạng nào đó do nguyên nhân thần kinh. Họ hỏi tôi có bị căng thẳng hay gặp các vấn đề về tâm lý hay không. Cortisone1 giúp bệnh của tôi đỡ được một chút, nhưng bệnh sẽ lập tức quay trở lại nếu như tôi ngưng sử dụng loại thuốc này. Suốt cả một năm trời, dù vào mùa đông hay mùa hè, tôi đều phải mang thêm quần tất để ngăn không cho các vết loét rỉ nước dính ra quần. Rồi tôi cũng lấy lại sự tự chủ và bắt đầu tự mình tìm hiểu chứng bệnh này. Tình cờ tôi đọc được một báo cáo về một người có tình trạng da tương tự. Một người đàn ông đã mắc phải nó sau khi dùng thuốc kháng sinh, và tôi cũng đã dùng một đợt thuốc kháng sinh ngay trước khi vết loét đầu tiên xuất hiện. Tôi nhận thấy rằng tuy các vết loét này nằm trên da nhưng sự xuất hiện của chúng có thể do một nguyên nhân nào đó bên trong cơ thể. Có lẽ đợt điều trị kháng sinh ấy là nguyên nhân chính? Phải chăng chúng đã ảnh hưởng đến đường ruột của tôi theo một cách nào đó?

Kể từ đó trở đi, tôi thôi không điều trị da liễu nữa mà bắt đầu nhìn nhận làn da của mình như là da của một người có vấn đề về đường ruột, mặc dù tôi không hiểu rõ đó là vấn đề gì. Tôi quyết định làm mọi thứ có thể để tốt cho đường ruột. Tôi ngưng dùng các sản phẩm từ sữa, loại bỏ hầu hết các thức ăn có chứa gluten, uống các loại men vi sinh và cải thiện chế độ ăn tổng thể. Tôi còn tự tiến hành một số thử nghiệm khá điên rồ trên chính cơ thể mình. Nếu lúc đó tôi có kiến thức về y khoa, chắc là tôi chả dám làm một nửa trong số đó. Có lần tôi dùng quá liều hàm lượng kẽm trong vài tuần, hậu quả là tôi mắc phải chứng nhạy cảm quá mức với mùi trong suốt vài tháng sau đó.

Với một vài bí quyết, cuối cùng tôi đã kiểm soát được tình trạng bệnh của mình. Thành công này giúp tôi cảm thấy khá hơn và cũng nhờ trải nghiệm với chính cơ thể mình tôi nhận ra rằng kiến thức là sức mạnh. Đó là lúc tôi bắt đầu theo học y khoa.

Trong học kỳ thứ nhất ở trường y, tôi tham dự một bữa tiệc và ngồi gần một người đàn ông có hơi thở nặng mùi nhất mà tôi từng ngửi thấy. Đó không phải là một dạng hôi miệng điển hình – không phải là kiểu mùi hôi chứa hydrogen của một người đàn ông trung niên đang rất căng thẳng, cũng không phải là cái mùi hôi hám từ một bà cô lớn tuổi ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt. Một lúc sau tôi phải tránh ra ngồi chỗ khác. Ngày hôm sau anh ta chết. Anh ta tự tử. Tôi không thể nào quên đi anh ta được. Có lẽ nào đường ruột của anh ta cũng góp phần vào chuyện này? Cũng giống như tình trạng da của tôi vậy, thoạt đầu có vẻ như là không liên quan gì? Giờ khi tôi đã có một số kinh nghiệm trong trường y, tôi tự hỏi liệu có phải chính một đường ruột nhẫn bệnh đã tạo ra thứ mùi đó, và nếu đúng như vậy, liệu có phải nó ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người đàn ông ấy?

Một tuần sau, tôi quyết định chia sẻ mối nghi ngờ này với một người bạn thân. Và một vài tháng sau đó, chính người này trở chứng vật vã vì khá nặng. Lần tiếp theo chúng tôi gặp nhau, cô ấy nói rằng có thể giả định của tôi có lý, vì từ lúc bị bệnh này cô ấy cảm thấy tồi tệ chưa từng thấy, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Những lời tâm sự ấy đã giúp tôi có thêm động lực để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Chẳng bao lâu sau, tôi phát hiện ra có cả một chuyên ngành y khoa tìm hiểu về mối liên quan giữa não bộ và đường ruột. Chuyên ngành này phát triển rất nhanh. Khoảng mười năm trước, hầu như không có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này được công bố; hiện nay đã có khoảng vài trăm bài báo khoa học về chủ đề này. Sự ảnh hưởng của đường ruột lên sức khỏe và cảm giác hạnh phúc của chúng ta là một trong những hướng nghiên cứu mới của y học hiện đại. Rob Knight, nhà hóa sinh học nổi tiếng người Mỹ, phát biểu trên tạp chí Nature rằng lĩnh vực nghiên cứu này có nhiều hứa hẹn không kém gì ngành nghiên cứu tế bào gốc. Tôi đã tình cờ bước chân vào một chuyên ngành mà càng ngày tôi càng cảm thấy bị lôi cuốn.

Trong quá trình theo học ở trường y, tôi hiểu hơn về lý do tại sao việc được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ và không được bú sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi khi lớn lên. Tôi cũng nhận ra rằng lĩnh vực này hiện vẫn đang bị lãng quên và thậm chí bị xem thường trong y khoa. Điều này càng đáng ngạc nhiên hơn khi bạn nhận ra rằng ruột của chúng ta là một cơ quan tuyệt vời như thế nào. Nó đóng góp tới hai phần ba hệ miễn dịch trong cơ thể, nó có thể chiết xuất năng lượng từ bánh kẹp và xúc xích chay, và tạo ra hơn hai mươi loại hoóc-môn độc nhất vô nhị. Hầu hết các bác sĩ được học rất ít về điều này trong quá trình đào tạo của họ. Khi tôi tham dự một hội thảo chuyên đề về Hệ Vi Sinh Vật Trong Cơ Thể Người Và Sức Khỏe Ký Chủ ở Lisbon vào tháng 5 năm 2013, số lượng người tham dự rất khiêm tốn. Khoảng một nửa đến từ các viện nghiên cứu có nguồn lực tài chính mạnh giúp cho họ trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực này, như là Harvard, Yale, Oxford, và Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu ở Đại học Heidelberg.

Có thể bạn thích sách  Hỏi và đáp về bệnh tim mạch

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy sốc về việc các nhà khoa học bàn thảo với nhau về các kết quả nghiên cứu quan trọng của họ một cách bí mật mà không hề thông báo gì cho công chúng. Giới hàn lâm thường cẩn trọng và ít khi công bố kết quả nghiên cứu sớm, thế nhưng nỗi lo sợ cũng có thể làm vụt mất những cơ hội. Trong giới khoa học hiện nay, có một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa thường bị những chứng rối loạn về thần kinh của đường ruột. Đường ruột của họ gửi tín hiệu tới vùng não bộ chuyên xử lý các cảm xúc tiêu cực, mặc dù họ không làm điều gì tồi tệ. Những bệnh nhân như vậy thường thấy khó ở nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Nếu các bác sĩ chỉ đơn thuần điều trị cho họ giống như những bệnh nhân có vấn đề về tâm thần thì có thể hoàn toàn phản tác dụng! Và đây chỉ là một ví dụ cho thấy vì sao một số kết quả nghiên cứu cần phải được công bố nhanh chóng hơn.

Mục tiêu của tôi khi viết cuốn sách này chính là như thế. Tôi muốn phổ biến rộng rãi kiến thức mới này tới độc giả và truyền đạt các thông tin mà các nhà khoa học chôn giấu trong các công trình khoa học được xuất bản của họ và chỉ thảo luận với nhau trong phòng kín tại các hội thảo khoa học, trong khi ngoài kia những người bình thường đang cố tìm câu trả lời. Tôi hiểu rằng có nhiều bệnh nhân đang chịu đựng những chứng bệnh khó chịu và cảm thấy thất vọng với giới y khoa. Tôi không thể cung cấp những loại thuốc chữa bách bệnh, và việc giữ cho đường ruột khỏe mạnh không phải là phương thuốc kỳ diệu cho mọi thứ bệnh, nhưng điều mà tôi có thể làm được là trình bày theo một cách thú vị nguyên nhân vì sao đường ruột lại có sức quyến rũ đến như vậy, các nghiên cứu mới đáng mong đợi hiện nay là gì, và chúng ta sử dụng kiến thức mới này như thế nào để cải thiện cuộc sống hằng ngày.

Chương trình học y khoa của tôi và chương trình nghiên cứu sinh của tôi tại Viện Vi sinh học ở Frankfurt2, Đức, đã cho tôi các kỹ năng sàng lọc và sắp xếp dữ liệu khoa học. Những trải nghiệm của chính bản thân tôi đã giúp tôi phát triển được khả năng truyền tải kiến thức này đến với mọi người. Chị gái của tôi là người đã ủng hộ tôi, giúp tôi luôn đi đúng hướng – lắng nghe tôi đọc to bản thảo cuốn sách này và nói với tôi, với một nụ cười quyến rũ hết cỡ. “Chị nghĩ tốt hơn là em nên viết lại đoạn đó”.

PHẦN MỘT – CẢM NHẬN VỀ RUỘT
Thế giới này sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu chúng ta nhìn xa hơn những thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Có rất nhiều thứ khác cho chúng ta tìm hiểu! Nếu chúng ta bắt đầu nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy một cái cây không đơn thuần chỉ là một vật có hình dạng như cái muỗng. Nói một cách rất đơn giản, “cái muỗng” là hình dạng chung mà chúng ta thấy khi nhìn vào một cái cây: một cái thân thắng và một phần ngọn có hình dạng tròn. Nhìn hình ảnh ấy, mắt của chúng ta cho chúng ta biết đó là “một thứ giống như cái muỗng”. Nhưng bên dưới mặt đất có rất nhiều rễ, ít ra cũng bằng với số nhánh cây bên trên. Não bộ của chúng ta lẽ ra phải cho chúng ta biết đó là một vật gì đó giống như “quả tạ”, nhưng nó không làm như vậy. Não bộ nhận hầu hết thông tin từ đôi mắt của chúng ta, và những thông tin đó rất ít khi giống hệt như hình ảnh của cái cây được mô tả một cách đầy đủ trong sách. Vì vậy, nó phân tích một cách trung thực khung cảnh khu rừng chạy ngang qua mắt là tập hợp của những cái muỗng.

Trong cuộc sống, nếu chúng ta cũng nhìn các sự vật theo cách như vậy, chúng ta sẽ bỏ qua rất nhiều điều tuyệt vời. Bên dưới lớp da của chúng ta luôn có nhiều hoạt động. Cơ thể chúng ta không ngừng chảy, bơm, hút, vắt, đốt cháy, sửa chữa và tái tạo. Trong cơ thể người trưởng thành, cả một đội ngũ các cơ quan tài tình đã phối hợp hiệu quả và hoàn hảo đến nỗi năng lượng chúng cần cho các hoạt động đó chỉ bằng hoặc thấp hơn năng lượng dành để thắp sáng một bóng đèn 100 W. Cứ mỗi giây, thận của chúng ta lọc máu một cách kỹ lưỡng còn hơn rất nhiều so với bộ lọc cà phê – và trong hầu hết các trường hợp, thận cứ tiếp tục làm việc như vậy trong suốt cuộc đời của chúng ta. Phổi được thiết kế một cách thông minh để chúng ta chỉ phải tiêu thụ năng lượng khi hít vào. Thở ra là một quá trình thụ động không gây tiêu hao năng lượng, vận hành giống như hoạt động của chiếc ô tô đô chơi lên dây cót. Trong khi ai đó cứ ngồi mà suy nghĩ rằng “Không có ai quan tâm đến mình cả!” thì trái tim đang hoạt động liên tục suốt hai mươi bốn giờ mỗi ngày, ở ngày thứ mười bảy ngàn – và nó hoàn toàn có quyền cảm thấy tủi thân khi biết chủ nhân của mình có suy nghĩ như vậy.

Nếu chúng ta có thể nhìn xa hơn những gì mắt chúng ta thấy, chúng ta có thể thấy một cụm tế bào phát triển thành cơ thể người như thế nào trong bụng một người phụ nữ. Chúng ta bỗng nhận ra rằng thực ra chúng ta được phát triển từ ba cái ống. Ống thứ nhất chạy xuyên suốt cơ thể của chúng ta, với một cái gút thắt ở chính giữa. Đây chính là hệ tim mạch, và cái gút thắt ở trung tâm đó sau này phát triển thành tim. Ống thứ hai chạy ít nhiều song song với ống thứ nhất dọc theo sống lưng của chúng ta. Sau đó, nó tạo thành một quả bong bóng đi chuyển đến phần trên của cơ thể và nằm cố định ở đó.

Cái ống này chính là hệ thần kinh tỏa của chúng ta, với tủy sống, bao gồm não bộ ở trên cùng và vô số các nhánh thần kinh đến khắp các nơi trong cơ thể. Ống thứ ba chạy đọc cơ thể chúng ta từ đầu này đến đầu kia. Đây chính là ống ruột.

Ống ruột tạo ra nhiều cơ quan nội tạng của chúng ta. Nó tạo nên các chổi nhô ra và phát triển dần dần về bên phải và bên trái. Các chồi về sau này sẽ phát triển thành phổi. Ở vị trí thấp hơn một chút, ống ruột lại nhô ra và gan hình thành từ đó. Túi mật và tụy cũng được tạo ra bởi phần này. Nhưng điều quan trọng nhất là, chính bản thân ống ruột cũng bắt đầu phát triển mỗi lúc một tài tình. Nó góp phần tạo nên một cấu trúc miệng phức tạp, tạo ra thực quản với khả năng di chuyển như một vũ công và túi dạ dày nhỏ có khả năng dự trữ thức ăn trong vài giờ. Điều quan trọng cuối cùng là ống ruột hoàn thành kiệt tác của mình bằng việc tạo ra đường ruột.

Tim và não – hai kiệt tác của hai loại ống kia thường được đánh giá cao. Chúng ta thường xem quả tim có vai trò trung tâm trong cuộc sống vì nó bơm máu đi khắp cơ thể. Bộ não cũng được ngưỡng mộ bởi khả năng tạo ra số lượng hình ảnh và suy nghĩ mới nhiều đến choáng váng trong mỗi giây. Nhưng trong mắt của hầu hết mọi người thì ruột chỉ được xem như bộ phận phục vụ cho việc đi vệ sinh. Ngoài ra, người ta còn nghĩ rằng nó chỉ nằm trong bụng và thỉnh thoảng gây “xì hơi”. Người ta thường cho rằng nó không có chức năng gì đặc biệt. Công bằng mà nói chúng ta đã đánh giá thấp ruột của mình. Nói thẳng ra, chúng ta không chỉ đánh giá thấp nó mà còn có cảm giác xấu hổ về nó!

Có thể bạn thích sách  Bệnh Táo Bón

Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ làm thay đổi quan điểm đó, nhờ vào khả năng vốn có là giúp cho chúng ta hiểu được nhiều thứ hơn so với những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh. Cây không phải là cái muỗng, và ruột không phải là cơ quan ít quan trọng nhất trong cơ thể của chúng ta. Đây là câu chuyện bí mật về ruột.

VIỆC ĐI NGOÀI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? VÀ VÌ SAO CÂU HỎI NÀY QUAN TRỌNG
Một ngày nọ, người bạn ở cùng nhà với tôi đi tha thẩn trong nhà bếp và nói, “Giulia, cậu đang học y – thế cậu có biết việc đi ngoài được thực hiện như thế nào không?” Bắt đầu cuốn tự truyện của tôi bằng câu hỏi này thật không hay chút nào, nhưng chính câu hỏi nhỏ đó đã thực sự làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đi vào phòng, ngồi trên nền nhà, lôi các quyển sách y khoa ra đọc. Cuối cùng, câu trả lời mà tôi tìm ra đã khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Cái nhu cầu thiết yếu hằng ngày không mấy đẹp đẽ này hóa ra lại ấn tượng và phức tạp hơn tôi tưởng rất nhiều.

Mỗi lần chúng ta đi ngoài, đó là một hoạt động tài tình – cả hai hệ thần kinh cùng phối hợp với nhau không ngừng nghỉ để giúp tống chất thải ra ngoài một cách kín đáo và vệ sinh nhất có thể. Trong khi đó, có rất ít loài động vật khác có thể thực hiện được công việc này một cách có trật tự và đáng ngưỡng mộ như vậy. Để giúp chúng ta có thể đi ngoài một cách hiệu quả, cơ thể chúng ta đã huy động rất nhiều cơ chế và kỹ thuật. Điều ngạc nhiên đầu tiên chính là sự tinh xảo của các cơ thắt. Phần lớn mọi người chỉ biết đến cơ thắt ngoài: loại cơ mà chúng ta có thể kiểm soát được một cách có ý thức, có thể đóng và mở theo ý muốn của chúng ta. Gần đó, có một loại cơ khác cũng rất giống như vậy – nhưng đối với cơ này, chúng ta không kiểm soát một cách có ý thức được.

Mỗi loại cơ thắt chịu sự chi phối của một hệ thần kinh khác nhau. Cơ thắt ngoài tuân thủ hoàn toàn theo sự điều khiển của chúng ta. Khi bộ não của chúng ta cho nó biết rằng đây là thời điểm không thích hợp để đi vệ sinh thì cơ thắt ngoài sẽ tuân theo và luôn đóng kín lại. Cơ thắt trong đại điện cho thế giới tiềm thức của chúng ta. Cơ thắt trong không quan tâm tới việc bà dì Bertha có đồng tình với việc đánh rắm hay không. Nó chỉ quan tâm tới việc đảm bảo cho mọi thứ bên trong bụng của chúng ta được vận hành tốt. Có phải áp lực hơi trong bụng đang tăng? Cơ thắt trong sẽ giúp điều chỉnh hiện tượng đó. Nếu nó vận hành tốt thì bà dì Bertha sẽ đánh rắm thường xuyên hơn. Nhiệm vụ chính của cơ thắt trong là giúp cho mọi thứ hoạt động một cách trơn tru và ở đúng chỗ của nó.

Cả hai cơ thắt phải hoạt động phối hợp với nhau. Khi những chất thải của quá trình tiêu hóa thức ăn tiến tới gần cơ thắt trong, theo phản xạ nó sẽ mở ra. Nhưng nó không mở ra để cho tất cả các chất thải đi qua cùng một lúc và giao hết trách nhiệm còn lại cho cơ thắt ngoài. Trước tiên, nó chỉ cho một lượng nhỏ chất thải đi qua. Cơ thắt ngoài và cơ thắt trong cách nhau một khoảng và trên khoảng này có rất nhiều tế bào thụ cảm. Các tế bào này phân tích những sản phẩm chúng nhận được, kiểm tra xem chúng ở thể đặc hay thể khí và truyền thông tin nhận được lên não. Đây chính là lúc não bộ nhận ra rằng: “Đến lúc cần đi ngoài rồi!” hoặc: “Đến lúc cần đánh rắm rồi!” Sau đó thì não bộ sẽ làm một việc mà nó vốn rất giỏi với sự thận trọng hết sức: điều chỉnh để đưa ra hành động phù hợp với môi trường chúng ta đang ở. Nó so sánh thông tin nhận được từ tai và mắt của chúng ta với những dữ liệu về những trải nghiệm trước đây mà nó lưu trong bộ nhớ. Bằng cách này, bộ não chỉ tốn vài giây để đánh giá sơ bộ tình hình và truyền tín hiệu lại cho cơ thắt: “Tớ đã xem xét, và chúng ta đang ở trong phòng khách của bà dì Bertha. Nếu nhu cầu lúc này chỉ là xì một chút hơi thật nhẹ nhàng thì không sao, nhưng nếu là buồn đi ngoài thực sự thì không phải ý hay đâu”.

Cơ thắt ngoài nhận được thông tin bèn tích cực co thắt để đóng lại thậm chí còn chặt hơn lúc trước. Cơ thắt trong nhận được tín hiệu từ cơ thắt ngoài và tôn trọng quyết định ấy – lúc này thôi. Cả hai cơ thắt phối hợp với nhau để kìm hãm quá trình này lại. Tất nhiên, sớm hay muộn thì ta cũng cần phải đi vệ sinh nhưng không phải lúc này. Sau một lúc, cơ thắt trong lại thử lần nữa. Nếu lúc đó chúng ta đã trở về giữa bốn bức tường quen thuộc, khi đó mọi thứ sẽ được giải quyết!

Cơ thắt trong của chúng ta là một anh chàng bé nhỏ nghiêm túc và dứt khoát. Khẩu hiệu của hắn là: “Nếu cần phải tống ra, thì phải tống ra!” Không có nhiều cơ hội để tranh luận với hắn. Trái lại, cơ thắt ngoài phải đối phó với những thay đổi thất thường và việc đặt ra nhiều lựa chọn của môi trường bên ngoài. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể đi nhờ nhà vệ sinh của người lạ, nhưng liệu đó có phải là một ý kiến hay? Liệu tôi và bạn trai/ bạn gái của mình đã quen thân đến mức có thể thoải mái đánh rắm trước mặt nhau – và nếu đã đủ quen thân thì liệu có xấu mặt không nếu tôi là người làm chuyện đó trước? Nếu không đi vệ sinh ngay bây giờ, liệu tôi có nhịn được tới tối không?

Việc nghiên cứu cơ thắt có thể không có giá trị đến mức đạt được giải Nobel, nhưng trên thực tế các cơ thắt liên quan đến một số vấn đề cơ bản nhất đối với sự tồn tại của con người: nội tạng của chúng ta có tầm quan trọng như thế nào đối với chúng ta, và chúng ta cần có những thỏa hiệp gì với thế giới bên ngoài? Có những người nhất định mím môi mím lợi để nhịn đi ngoài, dù cho sau đó về nhà họ sẽ bị chứng đau bụng hành hạ. Một số khác quyết định không “nhịn” và có thể sau đó sẽ bị bà dì trêu đùa trong các dịp họp mặt gia đình về việc đã từng đánh rắm ở nhà bà. Có lẽ giải pháp tốt nhất là tùy cơ ứng biến.

Nếu chúng ta cứ nhịn đi vệ sinh quá nhiều lần hoặc trong thời gian quá lâu, cơ thắt trong của chúng ta bắt đầu cảm thấy bị bắt nạt. Trên thực tế, chúng ta có thể huấn luyện lại nó hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là cơ thắt trong và các cơ xung quanh đã thường xuyên chịu sự điều khiển của cơ thắt ngoài đến mức bị lệ thuộc. Nếu sự giao tiếp giữa hai cơ thắt bị gián đoạn hoàn toàn thì hiện tượng táo bón có thể xảy ra.

Thậm chí dù không nhịn đi ngoài như vậy, điều tương tự cũng có thể xảy ra với phụ nữ trong quá trình sinh con. Việc sinh nở có thể làm rách các sợi dây thần kinh mong manh giúp liên kết hai cơ thắt với nhau. Tin tốt là các dây thần kinh này có thể hồi phục và liên kết lại. Dù bị tổn thương do sinh nở hay do các nguyên nhân khác, có một phương pháp điều trị rất tốt là liệu pháp phản hồi sinh học (Biofeedback Therapy). Liệu pháp phản hồi sinh học sẽ được tiến hành bởi các chuyên gia về tiêu hóa hoặc ở các khoa tiêu hóa. Liệu pháp này nhằm mục đích huấn luyện hai cơ thắt kết nối lại với nhau. Trong liệu pháp này, người ta sử dụng máy đo cơ thắt trong và cơ thắt ngoài xem chúng phối hợp với nhau hiệu quả đến mức nào. Nếu như tín hiệu giữa hai cơ thắt được thông suốt, máy sẽ báo hiệu bằng âm thanh hoặc bằng ánh sáng. Việc này giống như một trò chơi trên truyền hình, khi người thi có câu trả lời đúng thì đèn được sáng lên và có tiếng “ting ting” – có điều đây là phòng khám chuyên khoa chứ không phải ở trên tỷ vi, và “người dự thi” được gắn các điện cực cảm ứng vào bên trong hậu môn. Điều này nghe có vẻ hơi thái quá nhưng rất đáng làm. Khi hai cơ thắt có thể kết nối lại nhuần nhuyễn với nhau, việc đi vệ sinh lại trở nên thoải mái dễ chịu.

Có thể bạn thích sách  Ăn Theo Nhóm Máu

Các cơ thắt, các tế bào thụ cảm, nhận thức và các thử

nghiệm với điện cực. Có lẽ cậu bạn cùng nhà của tôi và các cô bạn gái đoan chính học chuyên khoa kinh tế đang vui vẻ tụ tập trong bếp chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật của cậu ấy đều không mong chờ tôi giải thích tất cả các điều trên để trả lời cho câu hỏi vu vơ về cơ chế đi ngoài. Vậy nhưng, bữa tiệc vẫn diễn ra vui vẻ và tôi nhận ra có rất nhiều người thực sự quan tâm tới ruột. Trong bữa tiệc hôm đó, nhiều câu hỏi mới thú vị đã được đưa ra. Có đúng là chúng ta chưa ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh không? Làm thế nào để ợ hơi một cách dễ dàng? Vì sao chúng ta lấy được năng lượng từ nhiều loại thức ăn như thịt bò bít tết, táo và khoai tây rán trong khi ô tô chỉ sử dụng được một số nguồn nhiên liệu nhất định? Vì sao chúng ta có ruột thừa? Vì sao shịt luôn có màu sắc giống nhau?

Những người bạn cùng nhà đã biết cách nhận ra vẻ mặt quen thuộc của tôi mỗi lần tôi vội vã chạy vào bếp rồi hồ hởi kể cho họ nghe những câu chuyện về ruột mà tôi vừa tìm hiểu được – chẳng hạn như các loại bồn cầu ngồi xổm nhỏ xíu và loại phân phát sáng.

BẠN CÓ NGỒI ĐÚNG TƯ THẾ KHÔNG?

Thỉnh thoảng việc chúng ta đặt câu hỏi về các thói quen của mình cũng là một điều hay. Con đường mà bạn đến bến xe buýt hằng ngày có thực sự là con đường ngắn nhất và thú vị nhất hay không? Liệu kiểu chải tóc vắt qua một bên để che mái đầu hói trông có thanh lịch và bảnh bao hay không? Hoặc bạn có thực sự ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh không?

Không phải mỗi câu hỏi đều có được một câu trả lời rõ ràng và chính xác, nhưng đôi khi một thử nghiệm nhỏ có thể mở ra những triển vọng hoàn toàn mới. Đây có lẽ là điều mà Dov Sikirov, một bác sĩ người Israel, đã nghĩ đến khi ông đề nghị 28 người tham gia vào nghiên cứu thực hiện việc đi vệ sinh hằng ngày luân phiên theo ba tư thế: ngồi bệt lên một cái bệ xí bệt thông thường; ngồi nửa bệt – nửa xổm trên một bệ xí bệt thấp hơn bình thường; ngồi xổm hoàn toàn trên bệ xí xổm.

Ông ghi lại thời gian cần thiết cho việc đi vệ sinh ở mỗi tư thế và đề nghị những người tình nguyện tham gia nghiên cứu đánh giá mức độ rặn của họ. Kết quả thật rõ ràng. Ở tư thế ngồi xổm, thời gian trung bình để đi ngoài là 50 giây kèm cảm giác thực sự nhẹ nhõm và thỏa mãn. Ở tư thế ngồi bệt, thời gian trung bình là 130 giây kèm cảm giác thỏa mãn không hoàn toàn.

Vì sao lại có sự khác biệt? Ruột của chúng ta được thiết kế với một cơ chế đóng mà ở tư thế ngồi bệt nó không thể mở ra hoàn toàn. Nó được bao quanh bởi một loại cơ giống như một sợi dây thòng lọng mà khi chúng ta ở tư thế ngồi thẳng, hoặc đúng ra là tư thế đứng, nó sẽ kéo ruột lên, tạo nên một chỗ gập ở trực tràng. Đây là cơ chế bảo vệ thêm, ngoài hai người bạn cũ của chúng ta – hai cơ thắt. Nếu nhà bạn có ống nước tưới vườn, bạn sẽ dễ hình dung ra cơ chế này. Bạn nhờ chị gái xem giúp tại sao không có nước chảy ra từ ống nước tưới vườn. Khi chị bạn kiểm tra đến gần miệng ống, bạn nhanh tay mở ngay đoạn ống đang gập lại, và vài phút sau cha mẹ bạn biết thế là bạn bị phạt cả tuần liên.

Giờ lại quay trở lại với cơ chế đóng gập của trực tràng: nó có nghĩa là shịt của chúng ta đi vào một góc cua. Giống như một chiếc ô tô đang đi trên đường cao tốc, rẽ vào một góc cua có nghĩa là shịt của chúng ta phải hãm vận tốc lại. Vì vậy, khi chúng ta ở tư thế ngồi hoặc đứng, shịt sẽ được giữ lại mà không tốn nhiều sức lực của các cơ thắt. Nếu như các cơ thòng lọng này thả lỏng, giống như chỗ gập duỗi thẳng ra, con đường phía trước trở nên thẳng và shịt được tự do lưu thông.

Từ thời xa xưa, tư thế ngồi xổm đã là tư thế đi ngoài tự nhiên nhất của loài người. Loại xí bệt hiện đại chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 khi mà người ta bắt đầu xây nhà vệ sinh bên trong nhà. Nhiều người cho rằng chỉ có người tiền sử mới ngồi xổm khi đi ngoài, nhưng lập luận này thường bị các chuyên gia về y khoa phản đối. Ai đã kết luận rằng ngồi xổm sẽ giúp cơ thư giãn hơn và kéo thẳng đường tống phân? Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã cho những người tình nguyện tham gia nghiên cứu ăn một loại chất có khả năng phát sáng rồi cho chụp X-quang trong lúc họ đang đi ngoài ở các tư thế khác nhau. Họ phát hiện ra hai điều thú vị. Điều thứ nhất là ngồi xổm thực sự giúp cho đường ruột thẳng hơn, đẹp hơn và dẫn đến việc đi ngoài dễ và trơn tru hơn. Điều thứ hai là có một số người tử tế đến mức tình nguyện để cho các nhà nghiên cứu cho họ ăn những chất phát sáng rồi chụp phim X-quang cả lúc họ đi ngoài, vì mục tiêu khoa học. Tôi nghĩ cả hai điều này đều rất ấn tượng.

Bệnh trĩ, các bệnh về tiêu hóa như viêm túi thừa, thậm chí là táo bón chỉ phổ biến ở những quốc gia mà người ta thường ngồi lên một loại bệ đỡ khi đi ngoài. Nguyên nhân không phải do mô bị yếu, nhất là ở người trẻ, mà là do sự gia tăng áp lực ở hậu môn trực tràng. Ở một số người, khi bị căng thẳng, tất cả các cơ bụng của họ có xu hướng bị căng. Thường thì họ không nhận ra điều đó. Các búi trĩ thích tránh áp lực từ bên trong như vậy bằng cách thòng ra bên ngoài hậu môn. Túi thừa là những cái túi nhỏ phình ra có hình dạng như bóng đèn ở trên thành ruột, được hình thành do các mô của ruột bị phồng ra khi chịu áp lực lâu dài.

Tất nhiên, ngoài tư thế đi vệ sinh không đúng cách ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh trĩ và viêm túi thừa; tuy nhiên, có một sự thật là 1,2 tỷ người trên trái đất đang áp dụng tư thế ngồi xổm khi đi ngoài hầu như không mắc chứng viêm túi thừa và lại càng ít khi bị trĩ. Ngược lại, ở phương Tây, chúng ta cứ rặn các mô ruột của mình cho tới khi chúng sa ra ngoài và ta phải nhờ bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ đi. Liệu có phải chúng ta chịu đựng tất cả những việc này chỉ vì chúng ta cho rằng ngồi lên một cái bệ xí bệt khi đi vệ sinh là “văn minh” hơn so với ngồi xổm? Các bác sĩ tin rằng rặn quá nhiều hay rặn quá thường xuyên khi đi ngoài có thể thực sự làm tăng nguy cơ bị dãn tĩnh mạch, đột quỵ hoặc bất tỉnh khi đi ngoài – xỉu trong nhà vệ sinh.

Nguồn: https://ebookvie.com