Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Dear Raulph Lauren của tác giả Son Bo-Mi & Nguyễn Thị Thu Hà (dịch), cũng như link tải ebook Dear Raulph Lauren miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Jong-su, một chàng trai Hàn Quốc, bất ngờ bị đuổi khỏi phòng nghiên cứu của tiến sĩ Giku tại New York, Mỹ. Trong khi thu dọn đồ dùng cá nhân để rời đi, cậu phát hiện ra một bức thư – mà suốt mấy năm qua cậu không còn lưu lại trong ký ức – của cô bạn gái thời trung học. Lời thư và ký ức về cô bạn đã dẫn Jong-su bước vào một cuộc phiêu lưu đặc biệt – tìm hiểu về cuộc đời của Ralph Lauren – nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Mỹ.
Với tính chất của một tiểu thuyết hư cấu, lấy cảm hứng nguyên mẫu là Ralph Lauren – một con người có thật, tác giả Son Bo-mi đã xây dựng nên một thế giới tiểu thuyết rất riêng mang màu sắc cá nhân của cô, do chính cô sáng tạo. Đó là “câu chuyện của những nhân vật sống trong thế giới có “Ralph Lauren gặp gỡ Joseph Frankl vào năm 1954”. Chính vì thế mặc dù nhân vật Ralph Lauren trong tiểu thuyết có điểm tương đồng nào đó so với nguyên mẫu ngoài đời hoặc có những nhân vật, sự việc, tình tiết nào đó trong tiểu thuyết có hiện hữu trong thế giới chúng ta đang sống nhưng như lời tác giả, đó hoàn toàn là sự “trùng hợp ngẫu nhiên” và hoàn toàn là sản phẩm của sự hư cấu.
Một điểm đặc biệt của tiểu thuyết chính là ở cách tác giả đã khéo léo sắp đặt, dẫn dắt ngay “Lời tựa” (Lời của nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết) khiến cho tác phẩm như thể một câu chuyện có thật, như một cuốn hồi ký được ghi lại từ những “nhân chứng sống”, chỉ đến những trang cuối độc giả mới vỡ lẽ đây cũng chỉ là một câu chuyện hư cấu.
Lấy cảm hứng từ Ralph Lauren nhưng cuộc đời ông không phải là nội dung chính của tác phẩm, mà đó gần như là nguyên cớ để tác giả xây dựng chân dung những con người khác và xây dựng chân dung chính mình. Và thứ đọng lại nhiều nhất, có lẽ không phải là chân dung của bất kỳ ai, mà đó là ấn tượng về cuộc đời của những con người trong xã hội hiện đại – những người trải qua đổ vỡ, thất bại, hẫng hụt, sống trong những lo lắng, bất an vẫn đang loay hoay trên hành trình đi tìm giá trị, hạnh phúc cho chính mình.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận: “Dear Ralph Lauren” là một cuốn sách lãng mạn, sâu sắc và đầy cảm hứng. Cuốn sách không chỉ dành cho những người yêu thích thời trang mà còn dành cho tất cả những ai đang tìm kiếm một câu chuyện đẹp về tình yêu, ước mơ và cuộc sống.
Sinh năm 1980 ở Seoul, Son Bo-mi chính thức bắt đầu con đường sáng tác văn chương khi đoạt giải Nhà văn mới Văn học thế kỷ 21 năm 2009 và được biết đến rộng rãi khi truyện ngắn Chiếc chăn được giải Văn nghệ Tân xuân Nhật báo DongA năm 2011. Ngoài ra, cô còn có tuyển tập truyện ngắn Lindy Hop For Them (Lindy Hop với họ) gây được tiếng vang lớn. Là nhà văn trẻ, nhưng Son Bo-mi khiến nhiều người ngưỡng mộ với nhiều giải thưởng giá trị như Giải Nhà văn trẻ 2012, Giải Nhà văn trẻ 2013, Giải Nhà văn trẻ 2014, Giải Nhà văn trẻ 2015, Giải Văn học Nhật báo Hankuk lần thứ 46, Giải Văn học Kim Jun Seong lần thứ 21.
“Nhiều lúc tôi nghĩ liệu tiểu thuyết gia có giống với người ngoài hành tinh có kính viễn vọng vô cùng tốt không. Liệu có phải họ nhìn thấy ánh sáng của đốm lửa nhỏ từ một hành tinh xa tít tắp rồi cuối cùng phát hiện ra khuôn mặt – nét mặt của người đó trong ánh lửa ấy không? Thế rồi anh ta vừa đau lòng, vừa an tâm, vừa thở dài, đôi khi lại nổi giận vì người đó.
Tôi chỉ mong mỏi với tấm lòng chất phác: một lần tôi được ngắm nhìn trọn vẹn thế giới tồn tại “rất” “xa” tôi, và khuôn mặt của những người đang sống ở thế giới đó”. (Trích Lời tác giả)
Lời tựa
Có thể với nhiều người, năm 1954 được nhớ đến là năm Marilyn Monroe ghé thăm Seoul. Tháng Một năm đó, cô kết hôn với cầu thủ bóng chày huyền thoại Joe DiMaggio và bay tới Tokyo để hưởng tuần trăng mật một tháng sau đó. Chuyến đi Tokyo của họ được thực hiện dưới lời mời của đội bóng chày Yomiuri Giants. Có vẻ cô không kỳ vọng nhiều vào chuyến du lịch trăng mật này. Marilyn Monroe từng viết trong cuốn tự truyện Câu chuyện của tôi như sau: “Trở thành ngôi sao giống như sống trên vòng xoay ngựa gỗ”. Và cô viết thêm rằng: “Cả khi đi du lịch, tôi cũng mang theo vòng xoay ngựa gỗ. (…) Chủ yếu những thứ tôi nhìn thấy đều là những bài báo giống y chang nhau, những loại người giống y nhau đến phỏng vấn và những bức ảnh ở cùng một bố cục mà tôi đã chụp”. Lý do này hẳn cũng tác động tới việc cô ấy đã không ngần ngại mà chấp nhận lời đề nghị ngẫu hứng của tướng Christenberry[1] mà cô tình cờ gặp trên chuyến bay đến Tokyo. Cô đã chuyển từ vòng xoay ngựa gỗ này sang vòng xoay ngựa gỗ kia. Tướng Christenberry đã hỏi cô rằng: “Cô thấy thế nào khi nhân tiện tới Nhật Bản thì ghé qua Hàn Quốc để công diễn động viên quân nhân?”. Rất lâu sau này (một thời gian dài sau khi Marilyn Monroe chết), DiMaggio hồi tưởng lại chuyện này và nói rằng ông cảm thấy vô cùng khó chịu. Bởi vì ông đọc thấy trong câu nói của vị tướng đó ý đồ muốn chỉ trích và cười cợt một cách sỗ sàng cuộc hôn nhân hạnh phúc của họ (tất nhiên cuộc hôn nhân hạnh phúc đó chẳng kéo dài). Ông cảm thấy vị tướng đó như muốn nói với họ rằng: “Các người có thể hôn nhau vì có những người chiến đấu thay cho các người”. Tất nhiên, có thể đó chỉ là đoán mò. Có thể Monroe chẳng hề nghĩ theo cách đó. Hẳn cô chỉ coi như mình đang di chuyển tới một vòng xoay ngựa gỗ khác thú vị hơn đôi chút. Tức là, từ vòng xoay ngựa gỗ ngồi cùng chồng, cô chuyển sang vòng xoay ngựa gỗ chỉ mình cô chiếm lĩnh. Không biết chừng cô còn cảm thấy cái vòng xoay ngựa gỗ mà hai người cùng ngồi đang kêu kẽo kẹt sắp hỏng. Cô đã giải thích tình huống lúc đó trong Câu chuyện của tôi như sau: “DiMaggio trả lời ‘(Tôi) có thể làm mọi thứ tôi muốn’ rồi ‘vừa cười khẩy’ vừa nói ‘(với tôi) Đi thôi!’”. Nhưng thực tế, mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ. Dù không cần thiết, nhưng ngay khi vừa tới Tokyo, Monroe đã đổi máy bay bay sang Hàn Quốc, còn DiMaggio một mình ở lại Tokyo thực hiện lịch trình đã lên kế hoạch. Và họ đã đặt dấu chấm hết cho cuộc sống hôn nhân sau khoảng chín tháng.
Không biết chừng cuộc hôn nhân của họ đã chấm dứt từ khi DiMaggio không theo cô ấy đến Hàn Quốc, hoặc khi Monroe không ở lại Tokyo cùng DiMaggio. Phần còn lại của cuộc sống hôn nhân mà họ đã sống cùng nhau hẳn giống như vòng xoay ngựa gỗ bị bỏ lại chỏng chơ trong công viên vắng hoe không một bóng người. Có rất ảnh của Monroe thời điểm đến thăm Hàn Quốc. Một trong số đó là bức ảnh cô mặc bộ đầm tím ôm sát cơ thể để lộ hoàn toàn bờ vai bất chấp buổi công diễn được thực hiện ngoài trời mùa đông. Cô đứng lên bục sân khấu, giang rộng hai cánh tay hướng lên bầu trời trông như đang chuếnh choáng với chính mình. Trông cô vô cùng (không cần cân nhắc từ khác) hạnh phúc. Dưới bục sân khấu, rất nhiều quân nhân hướng về cô hoan hô. Còn có một bức ảnh khác. Có vẻ lúc đó cô hoàn toàn không biết mình đang bị máy ảnh chụp. Mặc áo sơ mi denim màu xanh leo lên xe tải quân dụng, hai mắt cô đang dõi nhìn chăm chú đâu đó phía bên kia máy ảnh mà không có tiêu điểm, tựa như chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì. Đôi khi tôi tò mò. Liệu cô ấy đang nhìn gì nhỉ?