Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950

Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh—ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911—mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris—do Quốc Tế Cộng Sản [QTCS] dàn xếp—là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Hồ giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ QTCS chuyên nghiệp [apparatchiki, và agitprop = political agitation and propaganda]. Chuyến qua Pháp từ ngày 30/5 tới 16/9/1946, Hồ đóng vai một quốc trưởng, hy vọng thuyết phục thế giới về chính nghĩa độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] (1945-1976). Chuyến đi này thất bại, vì Linh mục/Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu và nhóm Gaullist chỉ coi Hồ như lãnh tụ một Ðảng, và lãnh thổ Việt Nam không quá vĩ tuyến 16, trừ thêm các khu tự trị cho sắc tộc ở thượng du Bắc Việt cùng vùng rừng núi phía tây Trung Kỳ. Tháng 12/1946, Hồ tấn công các vị trí trú quân Pháp ở phía bắc vĩ tuyến 16—như Hà Nội, Nam Ðịnh, Vinh và Huế—khởi đầu giai đoạn thứ hai cuộc chiến kháng Pháp. Ðầu năm 1950, Hồ thêm một lần xuất ngoại, “đi bộ 17 ngày” mới tới Thủy Khẩu, vượt biên giới qua Long Châu. Rồi “đồng chí Đinh” được đón lên Bắc Kinh.