🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950
Ebooks
Nhóm Zalo
VŨ NGỰ CHIÊU
CHUYẾN ĐI CẦU VIỆN
1950
Ạ
CHUYẾN ÐI CẦU VIỆN NĂM 1950
Vũ Ngự Chiêu, Ph.D., J.D.
© 2010, 2012 Copyright by Chieu N. Vu & Van Hoa Publishing.
All Rights Reserved.
Từng trang lịch sử, buông hờ hững,
Xương máu còn tanh những dối gian
NGUYÊN VŨ, 1985
Trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh—ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911—mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris—do Quốc Tế Cộng Sản [QTCS] dàn xếp—là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Hồ giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ QTCS chuyên nghiệp [apparatchiki, và agitprop = political agitation and propaganda]. Chuyến qua Pháp từ ngày 30/5 tới 16/9/1946, Hồ đóng vai một quốc trưởng, hy vọng thuyết phục thế giới về chính nghĩa độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] (1945-1976). Chuyến đi này thất bại, vì Linh mục/Cao Ủy Georges Thierry d’Argenlieu và nhóm Gaullist chỉ coi Hồ như lãnh tụ một Ðảng, và lãnh thổ Việt Nam không quá vĩ tuyến 16, trừ thêm các khu tự trị cho sắc tộc ở thượng du Bắc Việt cùng vùng rừng núi phía tây Trung Kỳ. Tháng 12/1946, Hồ tấn công các vị trí trú quân Pháp ở phía bắc vĩ tuyến 16—như Hà Nội, Nam Ðịnh, Vinh và Huế—khởi đầu giai đoạn thứ hai cuộc chiến kháng Pháp. Ðầu năm 1950, Hồ thêm một lần xuất ngoại, “đi bộ 17 ngày” mới tới Thủy Khẩu, vượt biên giới qua Long Châu. Rồi “đồng chí Đinh” được đón lên Bắc Kinh.
Trước thập niên 1990, rất ít người biết chuyến cầu viện bí mật này. Những nghiên cứu “nghiêm túc” nhất suy đoán rằng “một phái đoàn” đã đến Bắc Kinh và “có thể” ký một hiệp ước ngày 18/1/1950—đúng ngày Bắc Kinh nhìn nhận VNDCCH. Ngay Ðại tướng Võ Nguyên Giáp—tên thực Võ Giáp—từ năm 1994 và rồi 2001 mới đề cập đến “bạn” và chuyện cầu viện; nhưng không trưng dẫn được những phụ bản tài liệu khả tín như phóng ảnh các công điện và văn bản liên hệ. (1)
1. Võ Nguyên Giáp, Ðiện Biên Phủ [ÐBP] (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr. 14-17 [Stalin chỉ thị Mao giúp tổ chức 10 đại đoàn, HCM mời Trần Canh qua giúp], 32-4 [đoàn CSQS/TC], 39-42 [Trần Canh], 45–50 [Ðông Khê], 51-85 [Thất Khê, Cốc Xá], 92-5 [Trần Canh], 102-3 [viện trợ TC năm 1950], 128 [20% nhu cầu năm 1950]; Idem., Chiến đấu trong vòng vây [CÐTVV], (Hà Nội: NXBQÐND, 2001); Idem., Ðường tới Ðiện Biên Phủ [ÐTÐBP] (Hà Nội: NXBQÐND, 2001); William S. Turley, “The Military Construction of Socialism: Post-war Role of the People’s Army of Vietnam;” trong David G. Marr & Christine P. White (eds), Postwar Vietnam: Dilemmas in Socialist Development (Ithaca: SEAP, 1988), pp. 195-210;
Nhân dịp tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong giai đoạn 1975-1991, giới nghiên cứu được tiếp cận một số thông tin vượt ngoài dự tưởng—như Võ Giáp chỉ có công đứng ra nhận chiến công do tướng tá cố vấn quân sự Trung Cộng chỉ huy, từ chiến dịch Lê Hồng Phong II (9- 10/1950) tới Ðiện Biên Phủ (1953-1954). Ðiều khiến những người thận trọng thắc mắc là tại sao Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] chưa bạch hóa các tài liệu văn khố Ðảng và Quân Ðội Nhân Dân [QÐND] để phản bác hay xác nhận chứng từ của Chen Geng [Trần Canh], Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ], Zhou En Lai [Chu Ân Lai], Luo Guibo [La Quí Ba], Wang Yanquan [Vương Nghiên Tuyền], cùng các cố vấn khác mới công bố.
1 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Hầu hết những tài liệu lược dẫn trên đều có hạn chế về mức khả tín. Thứ nhất, với Bắc Kinh và Hà Nội, “lịch sử Ðảng” chỉ công bố những sự thực giai đoạn, hay nửa sự thực, phù hợp với mục tiêu chính trị và tuyên truyền nhất thời. Thứ hai, nhật ký hay hồi ký và truyền khẩu sử, tự chúng đầy chủ quan và khó tránh lầm lỗi. Ðó là chưa nói đến thú ngụy tạo chứng từ, được biện minh bằng nguyên tắc: chiến tranh hay chính trị phải biến trá. Như hình ảnh chiếc chiến xa [tăng] đầu tiên chạy vào sân cỏ Dinh Độc Lập sáng ngày 30/4/1975, hung hăng húc vào trụ cổng, chỉ là màn đạo diễn tuyên truyền, giống chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Hay, “HCM” Hoàng Cơ Minh tự nhận có “10,000 kháng chiến quân trong nội địa Việt Nam;” nhưng một trong những mục tiêu đầu tiên là kháng chiến muốn làm tiền những người tị nạn mang theo được vốn liếng ra hải ngoại. (Xem hồi ký Trả Ta Sông Núi của Phạm Văn Liễu, tập III)
Có lẽ phải nhiều thập niên nữa, văn khố Việt Nam, Trung Hoa, Pháp, Nga Sô và Mỹ mới bạch hóa hoàn toàn, trả cuộc chiến Việt Nam, và liên hệ Hoa-Việt vào chỗ đứng đích thực của chúng. Phương pháp làm việc tỉ đối giữa nhiều nguồn tài liệu văn khố [multi-archival] đã giải mật vào đầu thế kỷ XXI giúp tạm phác họa cái nhìn toàn cảnh vai trò tiền đồn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh lạnh 1947-1991, mà chuyến xuất ngoại cầu viện Trung Cộng và Nga Sô năm 1950 của Hồ được coi như một dấu mốc quan trọng. Chúng cũng giúp phản ánh hiện tượng “Trung quốc hóa” hay “Mao-hóa” Ðảng CSVN (dưới danh nghĩa Ðảng LÐVN), và con đường “khúc khuỷu” [zigzag] mà Mao Nhuận Chi (Mao Trạch Ðông) muốn Ðảng LÐVN vượt qua.
Hay, ba [3] biện pháp, mười hai [12] chữ: “hai [2] đại đoàn rưỡi, 1 đường quốc lộ, ba [3] lớp cán bộ.” (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:68)
(Hoàng Văn Thái, Điện Biên Phủ Chiến dịch lịch sử, (Hà Nội: QĐNG, 1994), tr. 15-9).
[Ngày 29/6/1946, Hoàng Văn Thái thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô. [1994:18]
1/1/1953: Vi Quốc Thanh về nước. Trình bày kế hoạch lập mật khu cho Pathet Lào. (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:58)
1/1953: Liên Sô, qua Trung Cộng, giúp CSVN thành lập 6 tiểu đoàn cao xạ (phòng không 37 mm). Ngày 1/4/1953, chính thức thành lập Trung đoàn 367. Tháng 6/1953, thành lập Trung đoàn 45 pháo binh lựu pháo [cối] 105 ly đầu tiên; xuất thân từ TrĐ 34 Bộ binh, 1/3 binh sĩ chưa biết đọc, biết viết.] 3/2/1953: VN đề nghị đánh Sầm Nưa. Ngày 9/2/1953: Bắc Kinh đồng ý. (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:58) 2/3/1953: BK cho La Quí Ba biết Vi Quốc Thanh sẽ trở lại. 5/3/1953, Vi Quốc Thanh cùng HCM [dưỡng bệnh ở TH] rời Bắc Kinh về VN, đi tàu lửa tới Côn Minh. Nói về Stalin và ý định CMTĐ, theo lệnh Stalin. “Không thể đứng giữa một ngọn đòn xóc.” [59] Tới Nam Ninh, được tin Stalin chết. HCM về VN. Thanh về thăm quê. (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:59)
[Ngày 14/3/1953: VQThanh tới Bằng Tường]. 23/3/1953: VQT tới BCH mặt trận Thượng Lào. Đầu tháng 6/1953, giúp VM huấn luyện đánh công kiên và cao xạ. Sau đó, VQT về nước.
13/8/1953: TWĐ xin ý kiến BK về kế hoạch Đông Xuân 1953-1954. 22/8/1953: Giáp xin đánh đồng bằng. [Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:65] LQBa báo về BK. Ngày 27 và 29/8/1953, Bắc Kinh nhấn mạnh phải tấn công Lai Châu, rồi Thượng Lào. [65] Tháng 9/1953: HCM đồng ý. 10/10/1953: HCM đề nghị VQT qua VN lần nữa. VQT được gặp Mao, Kỳ, v.. v... trước khi lên đường. Mao: “cách mạng Việt Nam không thể đi đường thẳng. Phải đi đường khúc khuỷu. Không đánh đồng bằng. 3 biện pháp, 12 chữ: “2 đại đoàn rưỡi, 1 đường quốc lộ, 3 lớp cán bộ. (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:68)
17/10/1953: VQT đi tàu lửa tới Nam Ninh, rồi Mục Nam Quan. Ngày 25/10/1953: Tới Việt Bắc. 27/10/1953: Gặp HCM. Có Trường Chinh, Giáp. Chuyển lệnh Mao và 1 bản sao kế hoạch Navarre. (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:70) 28/10/1953: HCM đến thăm VQT, cám ơn “tư tưởng Mao” và bản sao kế hoạch Navarre. Ngày 3/11/1953: Soạn thảo xong kế hoạch Đông Xuân. 3/11/1953: VQT hoàn tất dự thảo kế hoạch. Gửi về BK. (Vu Hóa Thẩm, LQB, 2008:70) Ngày 27/1/1954, Bắc Kinh chấp thuận. [80-3]
19-24/11/1953: Tổng Quân ủy VM họp cấp cao. [71] Ngày 24/11, VQT phát biểu ý kiến. “đả thông tư tưởng” [72-74] Nhắc đến lời Mao: “cách mạng Việt Nam phải đi đường khúc khuỷu.
Vương Nghiên Tuyền, “Đồng chí Trần Canh trước và sau Chiến dịch Biên giới VN;” tr. 95-128. Vương Nghiên Tuyền, “Vấn đề phương hướng hiến lược và chiến dịch Điện Biên Phủ trong chiến tranh Việt Nam chống Pháp;” 2008:129-63.
Độc Kim Ba, “Ghi lại chặng đường tham gia Đoàn Cố Vấn QS sang VN;” 2008:164-216.
2 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Trương Quảng Hoa, “Đoàn Cố Vấn Quân Sự TQ.” 2008:217ff.
Hiện tượng Mao hóa thường bị che đậy này liên hệ và giải thích những dị biệt tồn đọng từ nhiều thế kỷ trong quan hệ Việt-Hoa, đưa đến “bài học Ðặng Tiểu Bình” Xuân Kỷ Mùi (17/2- 16/3/1979), cùng tham vọng đất đai của Bắc Kinh từ năm 1956—lên cao điểm từ cuộc chiếm đóng nhóm đảo tây Hoàng Sa (Paracels) vào tháng 1/1974 do Chu Ân Lai chủ động, tới cuộc xâm chiếm Trường Sa (Spratlys) tại biển Ðông từ 1975 tới kỷ XXI, khai sinh ra tỉnh Tam Sa [San Sha] vào tháng 7/2012, mà cương giới có thể kéo xa tới Indonesia, Australia, Guam hay Hawaii. (2)
2. Vũ Ngự Chiêu, “Nhìn Lại Hoàng Sa;” Hợp Lưu (12/2009); Việt Nam Thời Báo, San Jose, số 5198, Thứ Tư, Thứ Năm, 25, 26/11/2009; Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chaptel Hill: North Carolina Press, 2000). pp. 64, 82-3, 108-9, 124-25, 209-12 [Paracels and NLF], 218-22 [both comrades and adversaries]; Chính Ðạo, “Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979): Cuộc xâm lăng Việt Nam của Ðặng Tiểu Bình;” (2012) www. hopluu.net.
Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng gồm tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Việt thu thập hơn 30 năm qua, kể cả chuyến tham khảo Việt Nam năm 2004-2005. Hai tài liệu văn khố Pháp lần đầu tiên công bố là nghiên cứu “Le Parti communiste chinois en Indochine du Nord” của Nha Thanh Tra Chính Trị Ðông Dương, và “Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945 à Septembre 1948) do Charles Bonfils soạn thảo. (3)
3. Centre des Archives d’Outre-Mer [CAOM] (Aix en Provence), Affaires Politiques [AP], carton 3441, d. 4; và, Service historique de l’Armée de Terre [SHAT] (Vincennes), 10H xxx. [sẽ dẫn: Bonfils’ report of 23 Sept 1948]. Những tài liệu ghi chú “xxx” là tư liệu chưa giải mật hoặc được yêu cầu không bạch hoá.
I. NGOẠI GIAO NHÂN DÂN:
Từ khi Hồ tuyên bố độc lập với Pháp chiều Chủ Nhật, 2/9/1945, tại công viên Ba Đình—tức rond-point Puginier—không quốc gia nào thừa nhận VNDCCH. Pháp và Bri-tên chỉ coi VNDCCH như một “chính phủ sinh ra trong hỗn loạn,” bất hợp pháp. Dịp cuối tuần 22- 23/9/1945, liên quân Bri-tên-Pháp ép buộc tù binh Nhật tham dự cuộc cướp chính quyền ở Sài Gòn—một tội ác chiến tranh [war crimes] theo công pháp quốc tế đương thời—rồi đánh đuổi Lâm Ủy Hành Chánh của Phạm Văn Bạch khỏi các thành thị phía Nam vĩ tuyến 16 như “phiến loạn.”
Mặc dù Trùng Khánh áp lực Paris và d’Argenlieu cử đại diện ký với Hồ và Vũ Hồng Khanh Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 tại Hà Nội, thừa nhận chính phủ Liên hiệp Kháng chiến VNDCCH là một “tiểu bang tự do” [Etat libre] trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp; rồi, Marius Moutet và Hồ ký thêm Tạm Ước [Modus vivendi] 14/9/1946 tại Paris; d’Argenlieu cùng Jean Valluy quyết dồn Hồ vào tình cảnh “lang thang” trong rừng núi. Cuộc “tổng tấn công” 19/12/1946, là thế chẳng đặng đừng, dù bị diễn dịch như thái độ ưa chuộng bạo lực cách mạng của Ðảng CSÐD, và dùng làm chiêu bài [pretext] hầu cắt đứt thương thuyết, mở đường cho “một chí sĩ quốc gia” chân chính [true nationalist] giúp Pháp tái khôi phục đế quốc tiền chiến.
Từ năm 1946, các giáo sĩ Pháp—như Tổng Giám Mục Antonin Drapier, Giám Mục Quảng Châu Fourquet, Linh mục Vircondolet, Giám đốc Hội truyền giáo Hong Kong, và Yolle, một gián điệp—cùng d’Argenlieu, Léon Pignon, và viên chức Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại tái khám phá ra cựu hoàng Bảo Ðại (1926-1945) đang lưu vong ở Hong Kong với một vũ nữ. Cuối năm đó, Cao Ủy Emille Bollaert ký với Bảo Ðại Qui ước Hạ Long (6-7/12/1947)—mà điều khoản giữ kín, nhưng quan trọng nhất là Pháp sẽ tuyên bố cắt đứt thương thuyết với Hồ. (4)
3 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
4. Báo cáo ngày 21/12/1946, Massimi, Hải Phòng, gửi Ủy viên Bắc Kỳ [Sainteny]; báo cáo ngày 20/12/1946 & 30/12/1946 của linh mục “Yolle;” “CAOM (Aix), HCFI, Conseiller Politique [CP], carton 255; Amiral Thierry D’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947 (Paris: 1985), tr. 385-92.
Sau nhiều tháng tranh luận, ngày 5/6/1948, Cao Ủy Emille Bollaert, Nguyễn Văn Xuân cùng đại diện ba miền (Nghiêm Xuân Thiện, Ðặng Hữu Chí [Bắc], Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Ðinh Xuân Quảng [Trung], và Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch [Nam]) gặp nhau trên chiến hạm Duguay-Trouin bỏ neo ở vịnh Hạ Long, “dưới sự chứng kiến của đế Bảo Ðại.” Ra Tuyên ngôn chung (Déclaration Commune) ba [3] điểm; theo đó, xác định: 1/ “Nước Pháp long trọng nhìn nhận sự độc lập của nước Việt Nam. Từ rày về sau, việc tự do thực hiện nền thống nhất quốc gia tùy nơi nước Việt Nam. Về phần mình, nước Việt Nam tuyên bố chịu gia nhập vào Liên Hiệp Pháp với danh nghĩa một quốc gia đồng hội với nước Pháp.” [“La France reconnait solennement l’indépendance du Vietnam auquel il appartient de réaliser librement son unité. De son côté, le Vietnam proclame son adhésion à l’Union Francaise en qualité d’Etat associé à la France. L’indépendence du Vietnam n’a d’autres limites que celles que lui impose son appartenance à l’Union Francaise;”] (điều 1). Ngoài ra, 2/ Việt Nam bảo đảm tôn trọng những quyền lợi của công dân Pháp, tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, và dành ưu tiên cho các cố vấn và chuyên viên kỹ thuật Pháp trong việc tổ chức nội bộ cùng kinh tế; và, 3/ sau khi thiết lập một chính phủ lâm thời, các đại diện Việt Nam và Pháp sẽ ký kết những thỏa ước về văn hoá, chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và kỹ thuật. Ngoài Tuyên Ngôn Chung nói trên, còn có một phụ bản mật, với nội dung tương tự như mật ước trong buổi họp ngày 7/12/1947. (5)
5. Công Báo Việt Nam [CBVN], I:2 [18/6/48]:18; CAOM (Aix), GGI [Amiraux], d. 50062. Năm 1949, điều khoản này được thêm vào nguyên bản Hiệp ước Elysées để xác nhận Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Pháp; Foreign Relations of the United States [FRUS], 1948, VI: The Far East and Australia, (1974), I:25.
Bảo Ðại, Nguyễn Văn Xuân và Bollaert cũng ra ba tuyên cáo riêng lập lại những điều căn bản trên.
Nhưng chính phủ trung ương lâm thời của Xuân ở Hà Nội vô quyền lực. Ba kỳ đều có chính phủ riêng, do ba Thủ hiến cầm đầu. Mỗi Thủ hiến có các đơn vị phụ lực bản xứ, mà cấp chỉ huy biệt phái từ lực lượng Viễn chinh Pháp. Chính phủ trung ương chưa có quân đội riêng, ngoại trừ một tiểu đoàn Ngự Lâm Quân ở Đà Lạt. Từ tháng 3/1949, Quân Ðội QGVN mới bắt đầu thành hình. Giữa năm 1950 tổng số có 56,742 người (27,778 chính qui + 28,964 Bảo An và phụ lực). Ðể đáp ứng nhu cầu, nhiều lớp huấn luyện cấp tốc sĩ quan và hạ sĩ quan cao cấp được tổ chức. Cuối năm 1950, khi Nguyễn Văn Xuân đã mang gia đình về Pháp nghỉ dài hạn, thủ tướng thứ ba Trần Văn Hữu lên nắm quyền, QGVN mới có 300 sĩ quan, với hai Trung Tá. Nhưng chưa có Bộ Tổng Tham Mưu, hay Tổng trưởng Quốc Phòng “toàn thời gian.” Cấp chỉ huy đầu tiên là Pierre Nguyễn Ðệ, Ðổng lý Văn-Võ Phòng của Bảo Ðại từ ngày 1/6/1950. Ngày 1/10/1951, Quân đội QGVN chính thức thành lập. Năm 1951 lập được 4 Sư đoàn: SÐ 1 ở miền Nam; SÐ 2 ở Trung Việt; SÐ 3 ở Bắc; và SÐ 4 ở vùng Cao Nguyên. Dự trù lên tới 8 Sư đoàn nhẹ năm 1955. (6) Từ tháng 10/1950, Pháp cũng tiến hành việc sát nhập 75,000 phụ lực Ki-tô vào QÐQG do Mỹ tài trợ, như lời yêu cầu của Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Thục và Phạm Ngọc Chi. (7)
6. Bảo An: Bắc, 3,200; Trung, 8,526; Nam, 8,600. Các tiểu đoàn bảo an (bataillon de garde) quân số thay đổi. Tại miền Nam, Bảo An có một đại đội Nhảy Dù và 1 trung đội (groupe d'escadrilles) sông (24 LCVP). Phụ Lực: Bắc, 7,700; Trung, 3,500; Nam: 17,764. Phụ lực (supplétif): các đại đội nhẹ với ít súng nặng và tự động. Những đơn vị khác có: Lính sắc tộc (khoảng 8,000 người); Lính chính trị hay tôn giáo (khoảng 35,000); Lính chuyên môn như bảo vệ đường xe lửa, v.. v... CAOM (Aix), HCFI, CP 208; FRUS, 1951, VI:536; SHAT (Vincennes), 10H xxx.
7. FRUS, 1950, VI:909-10.
4 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Ðiều khiến Pháp khó chịu nhất là phe Việt Nam chống Cộng—mà guồng máy tuyên truyền Cộng Sản nguyền rủa là “ngụy,” “tay sai Pháp”—không ngừng đòi hỏi độc lập và thống nhất lãnh thổ. Trên sơ sở pháp lý, họ được nhân nhượng những gì Hồ và Ðảng CSÐD (lúc này đã giải tán, hay “rút vào bí mật” như Hồ tự biện minh ít năm sau) đã thất bại. Ngày 8/3/1949, dưới áp lực Mỹ và nhất là do viễn ảnh đầy dọa nạt từ chiến thắng của Ðảng CSTH, “Hiệp ước Elysées” ra đời. Tổng thống Vincent Auriol gửi quốc thư cho Bảo Đại, công nhận sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, với điều kiện duy nhất là Việt Nam trở thành một thành viên của Liên Hiệp Pháp, Ba ngày sau, 11/3, Paul Coste-Floret vận động Quốc Hội Pháp chấp nhận cho Nam Kỳ sát nhập vào Việt Nam—dựa trên Ðiều thứ 75 của Hiến pháp 1946: Một phần lãnh thổ của Cộng Hoà Pháp hoặc Liên Hiệp Pháp có thể biến đổi, do một Luật của Quốc Hội, sau khi đã tham khảo với Hội nghị địa phương và Hội đồng Liên Hiệp Pháp. Như thế, theo Ðiều 27 của Hiến pháp, không cần phải trưng cầu dân ý (referendum), mà chỉ cần biểu quyết của Hội đồng Lãnh thổ Nam kỳ (Assemblée Territoriale de Cochinchine, HÐLTNK), với sự chấp thuận của Thượng Viện Liên Hiệp Pháp [Haut Conseil de l'Union Francaise]. Viên chức Pháp cũng giữ kín nội dung “Hiệp ước Elysées” cho tới ngày Bảo Ðại về nước, dự trù vào 25/4/1949 để có một “kích xúc tâm lý” (choc psychologique). (8)
8. CAOM (Aix), PA 19, Carton 4, d. 68; HCFI, CP, carton 290; Annales de l’Assemblée nationale [AAN] (Paris), 1949: 1545-546, 1590, col1; JORF, [25-26/4/1949]:4147); FRUS, 1949, VII:10-1. Thượng Viện Liên Hiệp Pháp thành lập qua Nghị định ngày 24/4/1949; JORF, [25-26/4/1949]:4147.
Ngày 24/4/1949—sau khi Hội Ðồng LTNK đồng ý tái nhập Nam Kỳ vào Việt Nam—Bảo Ðại rời Paris hồi hương. Từ Singapore về tới Sài Gòn ngày 26/4, Bảo Ðại lên thẳng Ðà Lạt, dù trụ sở chính phủ trung ương đặt tại Hà Nội. Hơn một tháng sau, ngày 18/6, Paris công bố Phụ bản các điều thỏa thuận của hiệp ước, và đầu tháng 7/1949, chính phủ Quốc Gia Việt Nam [QGVN] ra đời với Bảo Ðại làm Quốc trưởng, Xuân làm Phó Thủ tướng. Nhưng Bảo Ðại thực sự cai trị vỏn vẹn thị xã Ðà Lạt. “Hoàng triều cương thổ” bao gồm Cao nguyên Trung Việt, cùng các khu tự trị dành cho sắc tộc Thái, Mường, H’Mong (Mèo), Nùng, và khu Ki-tô giáo Phát Diệm do các sứ quân trực trị. Sài Gòn, Huế, Hà Nội và Hải Phòng vẫn do quân Liên Hiệp Pháp cai trị, qua các viên chức hành chính Việt đang tiến hóa thành QGVN. Trên phương diện ngoại giao, hai cường quốc Mỹ, Bri-tên và các nước Ðông Nam Á cảm thấy chưa cần vội vã mở liên hệ. Mặc dú bí mật tài trợ việc khai sinh Quân đội QGVN, Bộ Ngoại Giao Mỹ chưa hoàn toàn tin tưởng Pháp, vì suốt hơn ba năm qua, Paris chưa chứng tỏ dấu hiệu muốn trả độc lập thực sự cho những phần tử quốc gia chân chính mà Mỹ hy vọng có thể thay thế chính phủ Hồ Chí Minh.
Phần Hồ vẫn chủ trương “nước còn tát được vẫn tát.” Tháng 2/1947, Trần Ngọc Ranh gửi cho Bộ Hải Ngoại Pháp thư nghị hòa của Hồ, kèm theo tài liệu qui trách cho viên chức Pháp về chiến cuộc VN. Ngày 20/2/1947—sau khi Trung đoàn Thủ đô được Tổng lãnh sự THDQ giúp rút khỏi Hà Nội ra Phúc Yên, (đổi lấy việc phóng thích khoảng 500Hoa kiều), và HCM rời Hà Ðông qua Sơn Tây dưới sự che chở của dòng người tản cư mà Hồ dấy động qua khẩu hiệu “tản cư cũng là kháng chiến”—Hồ nhờ đại diện Hồng Thập tự quốc tế chuyển cho Lãnh sự Bri-tên một thư nghị hoà. Ðài phát thanh VM đọc thư Hồ gửi Thủ tướng Paul Ramadier và BT Hải Ngoại Marius Moutet, kêu gọi thương thuyết. Theo Hồ, mục tiêu của dân Việt Nam là độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp, và hứa tôn trọng quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp tại Việt Nam. (9) Ðồng thời phát thanh thư ngày 19/2/1947 của Thứ trưởng Ngoại Giao Hoàng Minh Giám, mời Lãnh sự Mỹ, Bri-tên, Trung Hoa và India cùng đại diện Hồng Thập Tự tham dự một buổi gặp mặt ngày 21/2/1947.
9. Bản dịch tiếng Mỹ trong FRUS, 1947, VI:75.
5 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Ngày 12/4/1947, Phạm Ngọc Thạch—nhân chuyến đi Hong Kong thuyết phục Bảo Ðại nhưng thất bại—gửi thư cho Ðại sứ Edwin F. Stanton tại Bangkok. Một lá thư khác, đề ngày 13/4/1947 của Thạch, gửi Tướng Douglas MacArthur, liên quan đến số vàng trị giá 37,498,000 Mỹ kim do Nhật giữ. Thạch được Trung tá William Law của Toà Ðại sứ Mỹ tiếp xúc khi ghé qua Bangkok. (10)
10. FRUS, 1947, VI:87. Dại diện chính thức của VNDCCH ở đây là Trần Văn Giàu.
Hồ còn bí mật gặp Paul Mus ở Thái Nguyên tối 11/5/1947 để nghe điều kiện đầu hàng của tân Cao ủy Emille Bollaert, rồi lại gửi sứ giả qua Thái Lan tiếp xúc Mỹ, và Ðại sứ Pháp. Hồ cũng tạm thời chưa bày tỏ thái độ với Bảo Ðại, dù Bảo Ðại chuyển dần sang lập trường chống Cộng. Ngày 17/2/1947, những người ủng hộ Bảo Ðại đã thành lập tại Nam Kinh Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Toàn Quốc “ngõ hầu đạt tới lý tưởng tối cao . . . tranh thủ Ðộc lập và Thống nhứt quốc gia, củng cố chánh thể Cộng hòa dân chủ, thực thi chế độ dân chủ chân chánh.” (Bản ký kết thành lập MTQGTNTQ; 10H xxx). Qui tụ Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội (Nguyễn Hải Thần), Việt Nam Quốc Dân Ðảng (Nguyễn Tường Tam), Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng (Nguyễn Hoàn Bích), Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn (Trần Côn tức Văn Tuyên), và Ðoàn Thể Dân Chúng (Lưu Ðức Trung tức Lưu Bá Ðạt). Mặt Trận cử Thần, Tam, Bích và Côn xuống Hong Kong [Hương Cảng] gặp Vĩnh Thụy. Hơn một tháng sau, trong cuộc họp báo ở Hong Kong ngày 29/3, Bảo Ðại tuyên bố chính phủ HCM không đủ khả năng đại diện Việt Nam; và, Bảo Ðại chống lại Việt Minh. Tại buổi họp báo này, phổ biến tài liệu Mặt Trận Thống Nhứt Quốc Gia Việt Nam [Front d'Union Nationale du Viet-Nam], tên mới của MTQGTNTQ mở rộng—vì đã mời thêm được các tổ chức miền nam và trung như Việt Nam Quốc Gia Ðộc Lập Ðảng (Nguyễn Văn Sâm), Cao Ðài (Phạm Công Tắc), và Liên Ðoàn Công Giáo (Trần Văn Lý Ngô Ðình Diệm). Mục tiêu của Mặt Trận mở rộng hơn, tức “thống nhất mọi tổ chức cách mạng, đảng phái chính trị, đoàn thể tôn giáo và xã hội để đấu tranh giành độc lập và thống nhất lãnh thổ, củng cố chế độ cộng hoà, dân chủ, hợp tác toàn diện với tất cả các quốc gia trên thế giới trên căn bản công bằng và tự do để vãn hồi trật tự thế giới.” Về Việt Nam, Mặt Trận khẳng định cuộc kháng chiến hơn một năm qua không phải là công trình của một đảng nào, mà là của toàn dân. Chính phủ HCM không còn được nhân dân tin tưởng và đã mất vị thế trên thế giới trong cuộc tranh đấu giành độc lập. Bởi vậy, Mặt Trận ủng hộ cựu hoàng Bảo Ðại Nguyễn Vĩnh Thụy để thành lập một chính phủ dân chủ thực sự. (11)
11. CAOM (Aix), INF, Carton 138-139, d. 1245. Theo tài liệu của MTQGTNTQ tại miền Nam, đề ngày 5/5/1947, Mặt Trận họp Hội nghị ngày 30/3/1947 ở Nam Kinh, và ra tuyên ngôn ngày 31/3/1947; SHAT (Vincennes), Indochine, 10H xxx. Vẫn theo tài liệu trên, các đại diện của Mặt Trận có Ngô Gia Trí, Bảo Sơn, Lưu Bá Ðạt, Trần Thêm, Trịnh Hưng Ngẫu v.. v...).
Mãi tới ngày 27/4/1949, khi nước đã cạn, ngọn lửa “thánh chiến chống Cộng” ngày càng bốc mạnh, Mao chiếm Bắc Kinh, và cơ quan tuyên truyền Liên Sô Nga thêm một lần khẳng định Hồ cầm đầu Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, Hồ mới lên án tử hình Bảo Ðại, rồi công khai chống “đế quốc đầu xỏ Mỹ.” Ðồng thời xiết chặt quan hệ với Ðảng CSTH, theo đường lối “ngoại giao nhân dân.” (12)
12. Lê Văn Hiến, Nhật ký một bộ trưởng, 2 tập (Ðà Nẵng: NXB Ðà Nẵng, 2004), II:60. Một gián điệp Pháp, trong bộ áo trùng thâm Ki-tô, vận động giới quân sự Pháp ủng hộ lực lượng chống Cộng ở Thập Vạn Đại Sơn, nhưng Carpentier không đồng ý, lo sợ Trung Cộng tấn công Bắc Việt. Xem thư từ trao đổi giữa Carpentier và Cao ủy Pignon trong tháng 3/1950; [Thư số 909/FAEO/2, ngày 10/3/1950, Carpentier gửi Pignon; Thư số 2310/Cab, ngày 29/3/1950, Pignon gửi Carpentier; SEHAN, Fiche số 112, ngày 10/9/1949, Hà Nội, Entretien avec le Père Maillot [pseudonyme, Adrien] v/v tổ chức kháng chiến chống Cộng ở Thập Vạn Đại Sơn, Quảng Tây. Maillot từng được Sainteny đề nghị được huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh, vì phu5cvu5 đắc lực tình báo tự do Pháp]. SHAT (Vincennes), 10H xxx [171]
6 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày Thứ Sáu, 1/4/1949, Đài phát thanh Liên sô tại Siberia (Soviet Radio Khabarovsk), trong chương trình phát sang Đại Hàn, lược nhắc những hoạt động của chính phủ HCM, và tuyên bố: Đảng CSVN do Hồ Chí Minh lãnh đạo. [On April 1, 1949, Soiet Radio Khabarovsk (Siberia), in broadcast to Korea re Vietnam, gave [general] review accomplishments and present status Vietnam government and declared: “The Communist Party is headed by Mr. Ho Chi Minh.” Trước đó, trong số báo Bolshevik ngày 15/12/1947, có bài “The Crisis of the Colonial System,” nói về Hồ: On August 26, 1945, “The Communist Ho Chi Minh, a leader in the fight against the Japanese, was elected President and headed the Government of Viet Nam.” Ngày 23/6/1948, đài phát thanh Mat-scơ-va, phần tiếng Nhật đi tin: “Ho Chi Minh, who is respected by the Vietnamese masses, is the only Communist [representative] in the government.” (Tel 458, 30/6/1949, 3 p.m., State to India; [Tel 115 to Sai Gon]; FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 67). Trong CĐ 471, July 5, 1949, 7 p.m. gửi New Dehli, Bộ Ngoại Giao Mỹ nhắc nhở các đại diện tại India, Bri-tên, Pháp và Việt Nam: “to Dept knowledge no Commie propaganda organ has ever attacked Ho Chi Minh or has ever referred to him in terms other than praises.” [Ibid., n2]. [See May 20, 1949]
Mãi tới khi nước đã cạn, ngọn lửa “thánh chiến chống Cộng” ngày càng bốc mạnh, Mao chiếm Bắc Kinh, và cơ quan tuyên truyền Liên Sô Nga thêm một lần khẳng định Hồ cầm đầu Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, Hồ mới công khai chống “đế quốc đầu xỏ Mỹ.” rồi ngày 27/4/1949, lên án tử hình Bảo Ðại. Ðồng thời xiết chặt quan hệ với Ðảng CSTH, theo đường lối “ngoại giao nhân dân,” và tiếp tay du kích Điền-Quế và Quảng Tây vây đánh tàn quân Tưởng ở Thập Vạn Đại Sơn. (12)
12. Lê Văn Hiến, Nhật ký một bộ trưởng, 2 tập (Ðà Nẵng: NXB Ðà Nẵng, 2004), II:60. Một gián điệp Pháp, trong bộ áo trùng thâm Ki-tô, vận động giới quân sự Pháp ủng hộ lực lượng chống Cộng ở Thập Vạn Đại Sơn, nhưng Carpentier không đồng ý, lo sợ Trung Cộng tấn công Bắc Việt. Xem thư từ trao đổi giữa Carpentier và Cao ủy Pignon trong tháng 3/1950; [Thư số 909/FAEO/2, ngày 10/3/1950, Carpentier gửi Pignon; Thư số 2310/Cab, ngày 29/3/1950, Pignon gửi Carpentier; SEHAN, Fiche số 112, ngày 10/9/1949, Hà Nội, Entretien avec le Père Maillot [pseudonyme, Adrien] v/v tổ chức kháng chiến chống Cộng ở Thập Vạn Đại Sơn, Quảng Tây. Maillot từng được Sainteny đề nghị được huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh, vì phu5cvu5 đắc lực tình báo tự do Pháp]. SHAT (Vincennes), 10H xxx [171]
Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày Thứ Sáu, 1/4/1949, Đài phát thanh Liên sô tại Siberia (Soviet Radio Khabarovsk), trong chương trình phát sang Đại Hàn, lược nhắc những hoạt động của chính phủ HCM, và tuyên bố: Đảng CSVN do Hồ Chí Minh lãnh đạo. [On April 1, 1949, Soiet Radio Khabarovsk (Siberia), in broadcast to Korea re Vietnam, gave [general] review accomplishments and present status Vietnam government and declared: “The Communist Party is headed by Mr. Ho Chi Minh.”
Tuần báo Anh ngữ New Times [Tân Thời Báo] của Nga, số 16, ngày 13/4/1949, đi bài “Viet Nam Fights for Independence” của L. Podkopayev, ca ngợi thành tích của HCM và chính phủ VNDCCH. Tóm lược thành tích của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: kiểm soát 90% lãnh thổ và dân chúng; thực hiện những cải cách xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế-tài chính. Được sự ủng hộ của những lực lượng dân chủ trên toàn thế giới. Trong những lời cung văn có: “A currency reform has been carried out, the Vietnamese piaster [đồng] has been put on a gold standard and is no longer dependent on the French farnc. At the end of last year, the government floated a Resistance Loan, the success of which helped to strengthen the Republic financially.” [p. 13] Chính phủ HCM còn cải cách giáo dục, lấy trường học thay nhà tù [như các trung tâm cải tạo của LK III, IV và V].[p. 13] Theo một đại diện phụ nữ VN tại Đại Hội Quốc Tế Phụ Nữ, Duong Thi Hậu [? Tse Haugh]tuyên bố năm 1938, với dân số 25 triệu, Đông Dương có 120,300tie65m bán rượu, 1703 nhà hút thuốc phiện, nhưng chỉ có 4 trường trung học. [p. 13]
Lên án hòa ước Elysées như một sự thỏa thuận giữa đế quốc Pháp với bù nhìn phong kiến để chống lại dân tộc Việt Nam. Sau lưng là Oat-shinh-tân. Pháp đã thiệt hại 100,000 người. Báo Le Monde loan tin ngày 1/4/1949 là Pháp đã gửi thêm tăng viện 10 tiểu đoàn da đen, phần lớn là Sénégalais. L. Podkopayev, “Viet-Nam Fights for Independence;” New Times [Tân Thời Báo], số 16 (13/4/1949), tr. 11-3)
Trước đó, trong số báo Bolshevik ngày 15/12/1947, có bài “The Crisis of the Colonial System,” nói về Hồ: On August 26, 1945, “The Communist Ho Chi Minh, a leader in the fight against the Japanese, was elected President and headed the Government of Viet Nam.” Ngày 23/6/1948, đài phát thanh Mat-scơ-va,
7 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
phần tiếng Nhật đi tin: “Ho Chi Minh, who is respected by the Vietnamese masses, is the only Communist [representative] in the government.” (Tel 458, 30/6/1949, 3 p.m., State to India; [Tel 115 to Sai Gon]; FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 67).
Trong CĐ 471, July 5, 1949, 7 p.m. gửi New Dehli, Bộ Ngoại Giao Mỹ nhắc nhở các đại diện tại India, Bri-tên, Pháp và Việt Nam: “to Dept knowledge no Commie propaganda organ has ever attacked Ho Chi Minh or has ever referred to him in terms other than praises.” [Ibid., n2]. [See May 20, 1949]
Thứ Sáu, 1/4/1949: HCM họp HĐCP. Đài phát thanh Liên sô tại Siberia (Soviet Radio Khabarovsk), trong chương trình phát sang Đại Hàn, lược nhắc những hoạt động của chính phủ HCM, và tuyên bố: Đảng CSVN do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
On April 1, 1949, Soiet Radio Khabarovsk (Siberia), in broadcast to Korea re Vietnam, gave [general] review accomplishments and present status Vietnam government and declared: “The Communist Party is headed by Mr. Ho Chi Minh.”
Từ sau thế chiến, tài liệu Nga Sô ba lần nói HCM là Cộng Sản.
Trong số báo Bolshevik ngày 15/12/1947, có bài “The Crisis of the Colonial System” : On August 26, 1945, “The Communist Ho Chi Minh, a leader in the fight against the Japanese, was elected President and headed the Government of Viet Nam.”
Ngày 23/6/1948, đài phát thanh Mat-scơ-va, phần tiếng Nhật: “Ho Chi Minh, who is respected by the Vietnamese masses, is the only Communist [representative] in the government.” (Tel 458, 30/6/1949, 3 p.m., State to India; [Tel 115 to Sai Gon]; FRUS, 1949, VII:The Far East and Australia (1975), pp. 67).
Trong CĐ 471, July 5, 1949, 7 p.m. to New Dehli, noted: “to Dept knowledge no Commie propaganda organ has ever attacked Ho Chi Minh or has ever referred to him in terms other than praises.” [Ibid., n2]. [See May 20, 1949]
Họp Đảng Đoàn [đến 3/4]. (Hiến, 2004, II:49)
2/4/1949: Lãnh sự Hà-Nội Gibson báo cáo: Đài phát thanh VM loan báo các đơn vị Trung Cộng đầu tiên đã tới sát biên giới, và quân đội Việt Minh được giúp đỡ quan trọng (FRUS, 1949, VII: The Far East and Australia, 1975, I: :17-8).
Tài liệu CSTH và CSVN mới giải mật giúp khẳng định điều mà quân báo Pháp và Tây Phương biết từ lâu: Liên hệ giữa hai đảng CSTH và CSVN đã khởi đầu từ năm 1945-1946 qua mạng tình báo Trung Hoa hải ngoại ở Bangkok và Phnom Penh với các lưới nằm vùng Hoa kiều Chợ Lớn, Hải Phòng và Hà Nội. (13)
13. Haut Commissariat de France pour l’Indochine [HCFI], Affaires Politiques [AP], Note No. 1687 CP/1, Saigon le 23 Sept 1948, “Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945 à Septembre 1948) [par Charles Bonfils], tr. 3; SHAT (Vincennes), 10H xxx. [Sẽ dẫn: Bonfils’ report of 23 Sept 1948]. Tất cả chi tiết về hoạt động của Trung Cộng trong nội địa Ðông Dương đều dựa trên báo cáo này. Chúng tôi chỉ ghi chú những tư liệu khác khi cần thiết.
* Oat-shinh-tân: W. Walton Butterworth, Giám đốc Viễn Đông vụ, và Charles S. Reed, Đông Nam Á vụ, tiếp Jean Daridan, Cố vấn Toà Đại sứ Pháp, về việc Bảo Đại hồi hương.
Daridan đặt câu hỏi liệu Mỹ có yểm trợ Bảo Đại hay chăng nếu sau một thời gian kế hoạch Bảo Đại chứng tỏ có tiến bộ. Butterworth khẳng định chỉ muốn giúp những người chống Cộng. Daridan nghĩ triển vọng thành công của Bảo Đại chẳng có gì sáng sủa. Daridan cũng dò ý việc chuyển hai phi đội King Cobra từ Pháp qua Đông Dương để đề phòng Trung Cộng, nhưng Butterworth không đồng ý
(FRUS, 1949, VII: The Far East and Australia, 1975, I:19-20).
Ðảng CSTH—bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, qua Nghị định ngày 28/9/1939 của Toàn quyền Catroux, thi hành Sắc Luật ngày 26/9/1939 [đặt CS ra ngoài vòng pháp luật] tại mẫu quốc (JOIF, 51:78, [30/9/1939]: 2836-837)—bắt đầu tái hoạt động sau ngày Nhật đầu hàng. Tháng 8/1945, xuất bản tờ Việt Nam Báo ở Chợ Lớn, nhưng bị đóng cửa. Tháng 9/1945, Ðảng CSTH thành lập một Ủy ban hải ngoại tại Nam Ðông Dương, chi nhánh của Ủy Ban Chấp Hành Hải Ngoại phụ trách Thái Lan, India, Indonesia, Miến Ðiện [Myanmar], Malaya và Ðông Dương, với trụ sở đặt tại Bangkok (Thái Lan). Cơ quan này liên hệ trực tiếp với Diên An [Yenan].
8 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Từ tháng 3/1946—sau khi cả Liên Bang Mỹ và Liên Sô Nga đứng ra hòa giải giữa Tưởng và Mao, đưa đến việc ký ba [3] tạm ước vào tháng 1/1946 (đình chiến, chính trị và hiến pháp, tái tổ chức quân đội)—cán bộ CSTH tái hiện ở miền Nam vĩ tuyến 16. Rải truyền đơn đả kích chính sách của Quốc Dân Ðảng TH. Nam Kiều Học Hiệu tại Chợ Lớn có nhiều hoạt động nhất. Việt Nam Nhựt Báo cũng tái bản, nhưng giọng điệu ôn hòa hơn. Ngày lễ lao động 1/5/1946, hoạt động ở Sài Gòn-Chợ Lớn và Pnom Penh gia tăng. Nhiều cán bộ quá khích từ Bangkok, nơi đặt trụ sở Ban Chỉ Huy Các Nước Ðông Nam Á, đến Sài Gòn và Pnom Penh. Ðảng CSTH cũng lập một trạm liên lạc ở Pnom Penh, vì đây là địa điểm an toàn, ngoài sự kiểm soát của Tòa Lãnh sự THDQD tại Sài Gòn. Nương đà thắng lợi của quân đội Diên An, cán bộ CSTH tăng gia hoạt động trong các nghiệp đoàn tại Nam Kỳ và Kampuchea. Ðảng viên CSTH hoạt động mạnh nhất trong giới học sinh. Hiệu trưởng trường Nam Kiều, Vương Quan Nhựt, là một cán bộ cấp lãnh đạo. Chen Lee, quản lý Việt Nam Nhựt Báo, từng huấn luyện ở Diên An, giữ chức Tổng thư ký. Những phóng viên hải ngoại đều là CS, thuộc hãng thông tấn Kuo Tsi ở Hong Kong, Hua Shiang Pao [Hoa Thương Báo] ở Hong Kong, và TASS của Nga.
Sau loạt bài tấn công Tưởng Giới Thạch trên Việt Nam Nhựt Báo, Tổng Lãnh sự TH can thiệp, khiến Pháp đóng cửa báo ngày 23/11/1946. Chen Lee còn bị trục xuất vì thái độ bài Pháp. Chủ bút Quách Tương Bình, giáo sư trường Nam Kiều, bèn xin ra báo Việt Nam nhưng không được chấp thuận; nên in lại tờ nhật báo CS Yen Sha của Pnom Penh tại Chợ Lớn. Các biên tập khác hình như qui tụ tại tuần báo Toàn Dân ở Cây Mai, Chợ Lớn. Nhóm chỉ huy văn phòng liên lạc Pnom Penh gồm Trương Quan Hao, Lương Kiên, Trác Diệu Sô, Tô Ðại Hun, Ðặng Tất Toan. Cơ quan ngôn luận là Hiện Thực Nhật Báo. Môi trường hoạt động chính là giới công nhân và học sinh. Theo tài liệu TC, một cán bộ CSTH nằm vùng là Trương Dực, sinh ở Nam Việt, từng hoạt động ở Diên An. Năm 1938, vì bệnh phổi, trở lại Sài Gòn. Chủ nhiệm Tổng hội Liên Hiệp Giải Phóng Hoa Kiều. Giao du thân với Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ. Năm 1951, được Vương Gia Tường gọi về nước, làm việc trong Ban Liên Lạc Trung Ương Ðảng CSTH (Tình báo hải ngoại). Thông dịch chính của HCM từ năm 1951. Sau này tham gia Hội nghị Geneva trong “tổ Việt Nam” của Chu Ân Lai. (14)
14. “Le Parti communiste chinois en Indochine du Nord;” CAOM (Aix), Affaires Politiques [AP], carton 3441, d. 4]; CAL, 2008:55-6.
Tại miền Bắc, từ mùa Thu 1945, Hồ tiếp kiến cán bộ CSTH ở Hải Phòng và Hà Nội ngay trong Phủ Chủ tịch. Cán bộ CSTH có mặt ở Hải Phòng từ tháng 2/1946. Vì quân THDQ đang chiếm đóng miền Bắc, cán bộ CSTH hoạt động bí mật. Họ đến từ Bangkok qua ngả Lào. Cũng vào thời gian này, các đơn vị du kích Quảng Tây và Quảng Ðông, đã xâm nhập Bắc Việt từ Thế chiến thứ hai (1939-1945), công khai chống lại Ðệ tứ Phương Diện quân của Trương Phát Khuê. Bị Sư đoàn 156 đánh đuổi khỏi Hoa Nam, các đơn vị trên phân tán vào Ðình Lập và Móng Cái. Một số được Việt Minh thu dụng; số khác phân tán vào dân chúng tại Quảng Yên, Hòn Gai và Móng Cái.
Giữa tháng 5/1946, Ủy Ban Bangkok gửi qua Hà Nội một đoàn đại biểu. Cầm đầu là Ken Ky, Ủy viên BCH Bangkok. Hai ngày sau, 17/5, Lou Hing, một cán bộ BCH Trùng Khánh cũng tới Hà Nội, với vị thế phóng viên Tân Hoa xã. Lou Hing giới thiệu nhóm Ken Ky với HCM và BCHTW Ðảng CSÐD [hoạt động dưới tên Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư] [HNC/CNMKT]. Ngày 25/5/1946, Lou Hing rời Hà Nội qua Bangkok.
Từ tháng 7/1946, có hai nhóm CSTH tại Bắc Việt. Một đặt văn phòng ở Hà Nội và Hải Phòng, trực thuộc Ban Liên lạc thường trực với chính phủ HCM, gồm Yu Te Ming, cố vấn tại Bộ Nội vụ; Tchao Yi Pe và Tchang Siao Po, cố vấn tại Bộ Giáo Dục; Tchang Pan và Lam Lin Ping, cố vấn Bộ giao thông. Tchang Yi Ping và William Lu hợp tác với tuần báo Tân Việt Nam
9 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
của Ðặng Thái Mai. Một HNC/CNMKT Hoa-Việt cũng được tổ chức để chống lại tổ chức hữu nghị Hoa-Việt do phe Tưởng lập nên, với các đảng viên VNQDÐ và Việt Cách. (15) 15. Tháng 3/1920, sau khi nhân viên ngoại giao Nga tại Beijing giúp đại diện của Comintern Grigorij Voitinskij tiếp xúc Chen Duxiu [Trần Ðộc Tú] và Li Dazhao [Lý Ðại Chiêu], hai người này lập ra Hội Nghiên Cứu Mã Khắc Tư [Society for the Study of Marxist Theory] ở Beijing, và rồi hạt nhân Ðảng CS tại Shanghai vào tháng 5/1920, và Beijing tháng 9/1920; Stuart Schram, Mao Tse tung (NY: Penguin Books, 1966, 1977), tr. 62-3. Năm 1967, giữa cao trào Cách Mạng Văn Hóa (Văn Cách), Trần Độc Tú bị lên án là “hữu khuynh” [Right opportunists], chống lại việc tổ chức nông hội, cô lập Đảng CSTH và công hội, mở đường cho Tưởng Giới Thạch “thanh Cộng” vào tháng 4/1927, chống lại nhân dân. Mao Tse-tung, Report on An Investigation of the Peasant Movement in Hunan (Peiking: 1967), p. [iii].
Dẫu vậy, Dalburo ở Thượng Hải—chi nhánh phụ trách Nam Á Châu của Ban Phương Ðông QTCS, do cơ quan tình báo Nga [Intercenter hay Mainburo] tài trợ—không hài lòng việc Hồ giải tán Ðảng CSÐD năm 1945, và từng lên án Hồ là phản bội. (16)
16. Các chỉ thị tháng 9/1946; “Notice technique de contre-espionnage: Extrême-Orient, Les services spéciaux sovietiques en Extrême-Orient” (20 May 1947); Annex II,” p. 12; CAOM (Aix), INF, c. 138-139, d. 1245. Ban Phương Ðông QTCS gồm 3 Dalburo ở Chita (Tây TH), Vladivostok (Thái Bình Dương) và Thượng Hải (Ban Phương Nam).
Tháng 11/1946, sau một buổi họp ở Hải Phòng, cán bộ CSTH và Ðảng Dân Chủ Thống Nhất TH (PDU) gửi thư ngỏ cho HCM, tuyên bố theo đuổi những đường lối sau: Phản đối sự tàn ác của Pháp tại Nam Bộ; Phản đối những mưu toan biệt phân; Ủng hộ chính phủ VNDCCH; Không nhìn nhận chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh [Cộng Hòa Nam Kỳ tự trị] do Pháp lập nên (từ ngày 2/6/1946); Phản đối việc không thực thi nghiêm chỉnh Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước [Modus vivendi] Paris ngày 14/9/1946.
Sau khi Việt Minh tổng tấn công đêm 19/12/1946, tiếp vận từ TH cho VM phần lớn là kinh tế. VM dùng quặng thiếc (étain), thuốc phiện và tiền mặt mua vũ khí từ Hoa Nam khá dễ dàng. Tháng 1/1947, đại diện HCM là Nguyễn Ðức Thụy thường qua Hoa Nam mua khí giới, đạn dược. Thụy và thuộc hạ không gặp khó khăn gì từ phía Trương Phát Khuê. Những kho tàng tịch thu được trong chiến dịch Thu Ðông 1947 (Léa-Ceinture) khẳng định điều này. (17)
17. Mục tiêu chiến dịch mùa Thu 1947 nhằm cắt đứt trục tiếp vận từ Hoa Nam, giết hay bắt sống lãnh đạo chủ chốt Việt Minh, và tiêu diệt quân đội Việt Minh. Báo cáo ngày 24/1/1948 của Lãnh sự Edwin C. Rendall; dẫn trong Ronald H. Spector, United States Army in Vietnam, Advice and Support: The Early Years, 1941- 1960 (Washington, DC: CMH-USArmy, 1983), tr. 89. Ngày 27/1/1948, Thiếu tá HQ William T. Hunter, Tùy viên quân sự Bangkok, dự đoán Pháp không còn khả năng để mở một cuộc hành quân với mức độ tương tự vì vũ khí và trang cụ bị hư hỏng. Tinh thần chiến đấu cũng xuống thấp. Sự thay thế bổ sung cho các đơn vị Dù, bị thiệt hại khá lớn, hầu như bất khả trong hoàn cảnh hiện tại. Từ đầu năm 1948, việc lưu thông giữa Lào Cai và Cao Bằng của VM hầu như trở lại mức bình thường. (CÐ ngày 9/2/1948, AmConsul, Hanoi, gửi BNG; dẫn trong Spector, 1983:90) Ngày 19/4/1948, Tùy viên HQ Mỹ ở Bangkok báo cáo rằng tình hình quân sự ngày thêm xấu đi. (Spector, 1983: 90)
Ðảng CSTH cũng tiếp trợ VM về chính trị và quân sự. Diệp Kiếm Anh [Ye Jianying]—cựu KUTV; 1927, ngả theo Mao Trạch Đông; 1939-1940, huấn luyện du kích cho quân Tưởng, giúp “Thiếu tá Hồ Quang” về Hoa Nam tiếp xúc với Đảng CSĐD; 1945, sống ở Bắc Việt dưới tên “đồng chí Lộc” (theo một tài liệu Việt), cầm đầu một phái đoàn quân sự CSTH có mặt tại Hà Nội vào thượng tuần tháng 12/1946 và sau đó theo Bộ Tổng Tư lệnh Việt Minh lên Tuyên Quang.
Ngày 18/6/1947, cán bộ CSVN và CSTH hội thảo tại Tuyên Quang, cho phép bộ đội Hồng quân TH vào lãnh thổ Bắc Việt qua ngả Cao Bằng, trục xuất phần tử thân THDQ khỏi vùng VM kiểm soát, huấn luyện quân sự cho thanh niên TH chưa đăng ký, v.. v... Tháng 7/1947, các đồn
10 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
biên giới của Pháp ghi nhận khoảng 270 bộ đội TC vượt biên, lập thành đoàn du kích Trung Hoa tại Tuyên Quang. Tháng 8/1947, Ken Ky cũng chỉ huy khoảng 400 bộ đội Trung Cộng vượt biên vào khu vực Thất Khê (phủ lị Trùng Khánh của tỉnh Lạng Sơn) và Cao Bằng (trị sở Khu Quản Ðạo hay Tiểu Khu thứ 2) sát biên giới Quảng Tây. Thất Khê là thị trấn phồn thịnh nhất của tỉnh, có đường thông tới cửa ải Thủy Khẩu (Long Châu, Quảng Tây).
Ngày 12/6/1947, báo Thái Bình Dương bằng Hán ngữ ở Hà Nội trích dẫn báo cáo của Tòa Lãnh sự TH về sự hiện diện trong khu vực VM kiểm soát một tổ chức CSTH, dưới danh hiệu “Ủy ban Tiếp trợ Hoa kiều trong thời chiến tranh tại Việt Nam.”
Thời gian này, Hồ còn duy trì liên hệ với Tổng lãnh sự Hà Nội. Thực tế, Tổng lãnh sự Hà Nội Yuen Tsi-kai từng giúp Vệ Quốc Quân an toàn rút khỏi Hà Nội, và đề nghị hai chính phủ THDQ cùng Liên Bang Mỹ đứng ra hòa giải.
Ngoài ra có khoảng 4,000-5,000 tự vệ, chia làm 15 đơn vị. CSTH còn mở một trường học. Theo nhân chứng, Lý Ban [Lý Bích Sơn?], một Hoa kiều, cán bộ trung ương Ðảng CSTH phụ trách Mặt trận Hoa vận trong An Toàn Khu (Thái Nguyên-Tuyên Quang). Lý Ban còn phụ tá Lê Giản phát động phong trào “diệt đặc vụ” tức những toán tàn quân THDQ hay biệt kích, gián điệp ở biên giới Hoa-Việt. (18) Cuối năm 1947, những đơn vị CSTH lại hoạt động hầu như tự do ở vùng biên giới, và quân Tưởng—với 1,000 binh sĩ trú đóng theo 500 cây số biên giới—khó kiểm soát hay ngăn chặn.
18. Bonfils’ report of 23 Sept 1948, p. 4; Lê Văn Hiến, I:393 (Lý Ban, phụ trách Hoa vận); I:570-71 (công tác đội Hoa Kiều ở Bản Thi, do một nữ đồng chí phụ trách); Vũ Ðình Hoè, Hồi ký Vũ Ðình Hoè (Hà Nội: Hội Nhà Văn, 2004), tr. 838. Tài liệu TC ghi nhận Lý Ban có hai cộng tác viên đắc lực là Văn Trang, tức Thư Thủ Hiến (1942-?), cùng vợ là Diệp Tinh hay Dương Nguyệt Tinh. Văn Trang, cựu chủ tịch SV Vân Nam, cùng vợ qua Việt Bắc từ năm 1947. Học tiếng Việt ở Lào Cai. Sau đó xuống Phú Thọ, hợp tác với Lý Ban. 1948, gặp HCM. 2/4/1954, theo phái đoàn VM gồm 30 người tới BK, chuẩn bị qua Nga dự Hội nghị Geneva. (CAL, 2008:45)
Qua năm 1948, nhiều buổi hội thảo quân sự giữa Việt Minh và TC diễn ra ngày 21/1 và 5/2/1948 tại Bi Nhi và Na Noi. Sau đó, bộ đội Việt Minh tham gia các trận đánh ở Lung Ping (26/2/1948), Pho Cap (7/3/1948), Long Ping, gần Long Châu (8/3/1948), Nà Lý (5/4/1958), Hai Yuen (9/4/1948), v.. v... Tình báo Pháp cũng ghi nhận việc tập trung quân VM và TC tại Thập Ðại Sơn.
Trong khi đó, từ cuối 1947, đầu 1948, giao tình giữa Việt Minh và viên chức THDQ xấu đi. Tháng 11/1947, Nguyễn Ðức Thụy bị bắt và chỉ được phóng thích ít tháng sau với số tiền hối lộ lớn. Viên chức THDQ cũng bắt giữ một phái đoàn thương mại VM và dẫn độ cho Pháp vào cuối tháng 4/1948. Lê Văn Hiến (1904-1997), cựu Bộ trưởng Tài chính và rồi Ðại sứ tại Lào, ghi trong Nhật Ký rằng từ năm 1947 vẫn giữ liên hệ với cả hai phe Trung Hoa. Nguyễn Lương Bằng (Cù Vân) qua lại Trung Hoa nhiều lần mua vũ khí, đạn dược, trả bằng tiền Ðông Dương, vàng bạc, thuốc phiện, gỗ cùng quặng mỏ wolfram, thiếc, kẽm, galène, antmoine [ở mỏ Bản Thi]. Hiến cũng nhiều hơn một lần gặp gỡ và tiếp vận cho quân CSTH tại vùng Lào Cai-Tuyên Quang.
(19)
19. Lê Văn Hiến, 2004, I:41, 42, 83, 154-55, 236, II:40-1 (quân CSTH tại Hà Giang-Lào Cai, 8/3/1949; tiếp tế 50 tấn muối, in 5 triệu tiền CSTH để tiêu dùng trong vùng giải phóng); John T. McAlister, Jr., “Mountain Minorities and the Viet Minh: A Key to the Indochina War;” trong Peter Kunstadler (ed), Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations (Princetion: Univ Press, 1967), pp. 821-22.
Tài liệu Việt và Trung Cộng sau này đều xác nhận sự có mặt của lực lượng võ trang Trung Cộng tại vùng Việt Minh kiểm soát. Theo tài liệu Trung Cộng từ năm 1946, Hồ đã giúp các đơn vị TC ở Quảng Ðông chạy sang Bắc Việt tị nạn. Tháng 3/1946, khoảng 1,000 quân thuộc Trung đoàn 1 Quảng Ðông vượt biên giới. Hồ cung cấp thực phẩm và thuốc men. Hồ cũng yêu cầu
11 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
CSTH cho đơn vị trên huấn luyện một số cán bộ Việt Minh. Tháng 6/1946, văn phòng CSTH tại Hongkong gửi Zhou Nan [Chu Nam?] qua Hà Nội làm liên lạc viên bên cạnh Ðảng CSÐD. Do đề nghị của Hoàng Văn Hoan, Trưởng ban Liên lạc, Zhou Nan cho lệnh cán bộ Trung đoàn 1 huấn luyện cho Việt Minh ở Thái Nguyên, và hoạt động quân báo tại Hà Nội. Tới tháng 7/1947, tổng số trên 830 sĩ quan và binh sĩ VM được huấn luyện. Tháng 8/1949, Trung đoàn 1 mới trở lại Quảng Ðông. Ðiện đài giữa Ðảng CSTH và Việt Minh thiết lập từ mùa Xuân 1947. Ngày 13/1/1950, Phó Chủ tịch Ðảng CSTH Lưu Thiếu Kỳ còn nhắc đến việc này. Nhưng theo Võ Nguyên Giáp, từ năm 1947, Việt Minh mới bắt đầu liên lạc với Ðệ Bát Lộ Quân TC tại Hoa Nam và Bộ Tư lệnh Quân sự Biên Giới Ðiền Quế (Vân Nam-Quảng Tây). Năm 1948, Chu Ân Lai sai Trang Ðiền, Phó Bí thư Vân Nam, và Lục Giả qua gặp Hồ, dàn xếp cho Trung đoàn 1 Quảng Ðông di tản qua thượng du Việt Nam để tránh cuộc tảo thanh của Tưởng Giới Thạch. Tháng 3/1948, một số đơn vị của Trung đoàn này vào lãnh thổ Việt. (20)
20. “La vérité sur les relations sino-vietnmiennes;” La Chine et le Monde [“Sự thật về quan hệ Trung Hoa-Việt Nam,” trong Trung Hoa và Thế Giới] (Beijing: Beijing Information, 1982), tr. 108 [102-41]; Hoàng Văn Hoan, Sự thực về tình hữu nghị chiến đấu Việt-Trung không thể xuyên tạc (Bắc Kinh: 11/1979), tr. 26. Xem thêm Qiang Zhai, 2000:11-2, 23 [ngày 13/1/1950, Lưu Thiếu Kỳ còn nhắc việc này]; Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây [CÐTVV], 2001:230-31, 234-35, 294-95.
Dù có sự khác biệt tới hai năm về thời gian quân Trung Cộng hiện diện trong lãnh thổ Việt Nam qua lời chứng các viên chức Hoa-Việt, có thể khẳng định hai bên liên hệ khá chặt chẽ, ít nhất ở mức độ địa phương.
Liên hệ hai bên gia tăng theo mức Nam tiến của Hồng quân Trung Cộng. Tháng 4/1949, giữa lúc Bạch Sùng Hy và Lâm Bưu đại chiến ở Hà Khẩu (giáp ranh Lào Cai), Hồ sai Lê Quảng Ba (Ðàm Văn Mông, 1915-1988), Tư lệnh Liên khu Việt Bắc, và Chu Huy Mân (Chu Văn Ðiều, 1913-2006), v.. v.... chỉ huy một đơn vị qua Thập Vạn Ðại Sơn phụ giúp Hồng quân TH. Sau khi Mao tuyên bố thành lập CHND Trung Hoa (ngày 1/10/1949), lãnh đạo VNDCCH không ngớt bàn tán về tình thế và thời cơ mới. Cơ quan ngôn luận Việt Minh công khai loan tin về chiến thắng của Ðảng CSTH. Ngày 12/12/1949, báo Cứu Quốc đăng cả danh sách Ban chấp hành Trung ương Ðảng CSTH, đã được bầu ra ngày 24/9/1949. (21)
21. Thời Sự (Hà Nội), 2/5/1949; Giáp, CÐTVV, 2001:295-96. Mông và Ðiều sau này giữ chức sư trưởng và chính ủy Ðại đoàn 316 từ 1951 tới trận Ðiện Biên Phủ; Cứu Quốc, 12/12/1949; 10H xxx ]
Trong khi đó, từ tháng 12/1947, Công An Việt Minh bắt giữ một số người Hoa ở vùng Ðầm Hồng, Chiêm Hóa—cách Tuyên Quang hơn 60 cây số—vì tội đã chỉ điểm cho quân Pháp các kho tàng của Việt Minh. Ngoài ra, đa số sống bằng nghề buôn thuốc phiện lậu—vi phạm độc quyền của chính phủ Hồ. (22)
22. Lê Văn Hiến, 2004, I:328-29, 346-47, 349. Ðầm Hồng ở tả ngạn sông Gầm, chếch phía Bắc sở lị Chiêm Hóa (cách Tuyên Quang 66 cây số). Ðây là nơi đường gòn chở quặng mỏ Bản Ti [Thi] ra. Ði thêm phía bắc 15 km là Ðài Thị, rồi Na Hang (cách Tuyên Quang 106 km).
Từ tháng 6/1948, khi chính phủ lâm thời trung ương của Nguyễn Văn Xuân thành lập ở Hà Nội, Hồ ngày càng ngả về hướng tân Quốc Tế Cộng Sản (Cominform). Nhiều nhân vật quan trọng VM và CSTH đi lại, xuất hiện ở Hoa Nam, Nam Ninh, Quảng Châu và Hong Kong. Cuối tháng 6/1948, công tác đội Hoa Kiều ở Ðầm Dương Tuyên Quang, do một nữ cán bộ CS điều khiển. Người cầm đầu công tác Hoa vận là Lý Ban, sau này lên chức Thứ trưởng Kinh tế; góp công vào kế hoạch Cải Cách Ruộng Ðất trong thập niên 1950, rồi bị thanh trừng năm 1979. (23)
23. Lê Văn Hiến, 2004, [I:379, 400-1 (Lê Toàn Trung bị bắt); I:393 (Lý Ban, phụ trách Hoa vận); I:461 (SL Ngân hàng Quốc Gia); I:536 (Chị Hai Sóc trong ATK Tuyên Quang, 21/5/1948); I:559-60 (Phạm Ngọc Thạch tới ATK, 11/6/1948); I:570-71 (công tác đội Hoa Kiều ở Bản Thi, do một nữ đồng chí phụ trách); I:597-
12 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
603 (Hội nghị cán bộ TW, 6-12/8/148); I:627-29 (đụng chạm Tư pháp-HCKC); I:644-45 (PNThạch và Lê Ðức Thọ vào Nam, 16/9/1948); I:708, 710, II:36 (Trần Văn Giàu ở Xiêm về); II:11, 96 (Vi Văn Ðịnh, vợ có thai); 24. Lê Văn Hiến, 2004, II:203 [Ngày 26/11/1949, HCM thông báo Thường vụ TWÐ là nhận được công điện của Mao trả lời và chúc mừng, đồng thời chúc cuộc kháng chiến của VN thắng lợi], II:212 [26/12/1949: HCM quyết định gửi phái đoàn phụ nữ ra ngoại quốc]. Ban và Thụy tháp tùng phái đoàn này, như thông dịch viên, và được gặp Luo Guibo vào tháng 1/1950; Trương Quảng Hoa, “Cố vấn quân sự,” trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008:217; Luo Guibo, “Lishi dehuigu: Zhongguo yuan Yue kangFa yu ZhongYue liangdang liangguo jishi” [Recalling History: A Factual Account of China’s Assistance to Vietnam against the French and Relations between the Two Parties and Two Countries of China and Vietnam], trong Fu Hao & Li Tongcheng (eds), Zhongguo waijiaoguan congshu: Kaiqi guomen– Waijiaoguan de fengcai [Chinese Diplomats Series: Opening the Gate of the Country—the Glory of Diplomats] (Beijing: 1995), tr. 152-53 [150-76]; dẫn trong Zhai, 2000:13, 15.
Năm 1949 đánh dấu một khúc quanh mới trong liên hệ Việt Minh và CSTH. Một mặt, Mao và Hồng quân đang thắng lớn, tiến vào Bắc Kinh tháng 2/1949; Tưởng từ chức, chạy sang Ðài Loan. Mặt khác, dưới áp lực Mỹ, Pháp khởi đầu thí nghiệm Bảo Ðại. Trong khi khối Kominform [Ban Thông Tin Quốc Tế, gồm 9 đảng CS Âu châu thành lập tháng 9/1947] nối tiếp nhau nhìn nhận chế độ Mao, chỉ riêng Hồ thái độ chưa rõ ràng. Sự chậm trễ này khiến có suy luận rằng Hồ nuôi một tâm ý khác. Thực ra, Hồ tạm thời theo chính sách “ngoại giao nhân dân” hơn ngoại giao chính thức, vì chưa tiện thách thức khối “trắng” (Mỹ và tư bản). Một tài liệu TC ghi tháng 10/1949, HCM sai Lý Ban và Nguyễn Ðức Thụy mang thư sang Bắc Kinh. Ðược Mao hồi âm vào hạ tuần tháng 11/1949, Hồ liền cử một phái đoàn phụ nữ đi thăm Trung Cộng. Ðồng thời, đích thân Hồ chuẩn bị bí mật qua Bắc Kinh. (24)
25. Vũ Ðình Hoè, 2004:911-16, 926. [1948: Nguyễn Văn Huyên xin từ chức, nhưng HCM không chấp thuận. Vũ Ðình Hoè cũng xin từ chức vì chủ trương “hồng hơn chuyên” của chế độ. Huyên tặng Hoè cuốn Le chemin des tourments [Con đường khổ ải] của Alexis Tolstoi, nói về thân phận trí thức trong chế độ CS. [916] Theo Hoè, Phó Thủ tướng Phạm Văn Ðồng cũng trở thành “một chân nhân;” thường tuyên bố “Nào tôi có biết gì đâu? Tôi có quyền gì đâu? Quyết định là từ đâu ấy chứ!” (Hoè, 2004:926) “Ðảng đoàn” hầu như lo mọi việc. (Hoè, 2004:926) Năm 2004-2005, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng tuyên bố tương tự! (Hoè, 2004:900-1, 911- 16). “Hồng hơn chuyên.” (Hoè, 2004:899-905). “Các quyền dân sự chỉ được hành xử và bảo vệ nếu phù hợp với quyền lợi nhân dân.” Trần Công Tường, Thứ tưởng Tư Pháp, còn muốn hủy bỏ cả vai trò Luật sư thay bằng “bào chữa viên nhân dân.” (Hoè, 2004:904-5). Mùa Thu năm 1950, tới lượt Bộ trưởng Tư Pháp Hoè đại diện Hội Việt-Hoa hữu nghị (thành lập tháng 2/1950) tham gia một phái đoàn “phỗng Hoa”—do Tôn Ðức Thắng cầm đầu—đi Trung Hoa, vận động cảm tình của dân chúng qua những màn trình diễn về chiến thắng Ðông Khê, v... v...
Sau khi bẻ gãy chiến dịch mùa Thu 1947 (Lea và Ceinture) của Pháp, Hồ ngả hẳn theo Cộng Sản. Ngày 6/1/1948, Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 18 năm thành lập Ðảng CSÐD. Ngày 15/1, Hồ đề cử Stalin, Mao và Maurice Thorez chủ tọa danh dự Hội nghị trung ương mở rộng. Trong báo cáo chính trị, Trường Chinh có vẻ thuần thạo lý luận “hai phe” của Andrei Zhdanov—Nga cầm đầu “Dân chủ chống đế quốc,” chống lại phe “đế quốc phản dân chủ” Mỹ-Pháp phản động. Hội nghị cũng ra nghị quyết sẽ triệu tập Hội nghị Toàn quốc vào khoảng tháng 6/1948 để sửa lại điều lệ Hội NC/CNMKT và bầu Ban Chấp ủy trung ương mới. Tuy nhiên, trong hàng ngũ Bộ trưởng vẫn có người muốn ngả theo Mỹ, người thì sợ Mỹ và thân Mỹ. Riêng Võ Giáp chống Mỹ. (26)
26. VKÐTT, 9:1948, 2001: 17-8; Lê Văn Hiến, 2004, I:381, 395, 494. Xem thêm Chính Ðạo, Hồ Chí Minh, I, 1997:247 (Phụ bản báo Cứu Quốc tại miền Nam).
Việt Minh còn khoa trương đang chuyển từ “phòng ngự” qua “cầm cự.” tức giai đoạn thứ hai của “chiến tranh nhân dân.” Ðể chống lại việc Pháp tiếp tục càn quét; lập chính phủ bù nhìn Bảo Ðại, dùng người Việt hại người Việt, sử dụng công giáo và thiểu số (Thái tự trị, Nùng tự trị,
13 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
v .. v...) Nghị quyết phân tán các đơn vị chủ lực, thành lập các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, và đẩy mạnh hoạt động võ trang tuyên truyền. (27)
27. Chỉ thị ngày 18/3/1948; VKÐTT, 9:1948, 2001:64; Vạn & Lâm, 1979:144.
Dịp này, nhiều cán bộ Nam, Trung và ngoại quốc được gọi về Việt Bắc. Tuy nhiên, sau Hội nghị cán bộ lần thứ 5 họp từ 8 đến 16/8/1948, Hội NC/CNMKT vẫn giữ nguyên danh hiệu, vì chưa đúng thời cơ để ra công khai: Theo Lê Ðức Thọ, bên ngoài phản động quốc tế; bên trong, mặt trận Việt Minh và Liên Việt sẽ bị chia rẽ, một phần tư sản, địa chủ, Ki-tô giáo sẽ hoang mang, bọn phản động sẽ thọc gậy bánh xe. Bởi thế, Thọ chỉ thị cán bộ trong khi tuyên truyền, có thể nói đảng CS vẫn hoạt động, nhưng tránh tuyên truyền quá trớn tại vùng Ki-tô giáo và địa chủ.
(28)
28. Báo cáo của Lê Ðức Thọ về tình hình và nhiệm vụ mới của Ðảng;” VKÐTT, 9:1948, 2001:316-18 [276- 320].
Phần Mao và cộng sự viên có những lý do riêng để tuyển mộ Hồ vào cuộc thánh chiến tạm gọi là “Ðông Phương Hồng.” Việt Nam án ngữ tuyến phòng thủ Ðông Nam của Trung Hoa—nơi gần 200,000 quân viễn chinh Pháp đang có mặt. Hàng chục ngàn tàn quân Tưởng cũng đã chạy sang Ðông Dương tị nạn, và rải rác khắp Hoa Nam. Ngoài ra, dưới mắt Mao—và ngay cả Tôn Dật Tiên hay một số chính khách chỉ quen thuộc với những bài sử lớp đồng ấu hay tiểu học— Việt Nam, và cả Ðông Nam Á đều là chư hầu đã bị thực dân cướp đoạt, cần khôi phục vào bản đồ Hoa hạ. Hồ cũng từng hoạt động cho QTCS ở Trung Hoa nhiều năm, gặp gỡ nhiều lãnh đạo CSTH, kể cả Mao, Ân Lai, Kiếm Anh, v.. v.. Giúp đỡ Hồ, như thế, đôi bên đều hưởng lợi. Hồ và Ðảng CSVN sẽ lập tiền tuyến bảo vệ Trung Hoa, đồng thời cũng là mũi tiên phong xuất cảng chủ nghĩa Mao—trong cuộc nam tiến bất khả cưỡng chống trước sức ép nhân mãn nội địa và nhu cầu thương mại cùng tài nguyên thô—ngoại trừ trường hợp, như Mao đề xướng ngày 18/11/1957: có một cuộc chiến nguyên tử, tiêu diệt bớt nửa nhân loại, số còn lại sẽ tiêu diệt đế quốc, xây dựng một thế giới XHCN mới. Nhân dân TH chưa hoàn tất cuộc kiến thiết, nhưng nếu thực dân muốn gây chiến, TH sẽ đánh đến cùng, trước khi tái thiết. (29)
29. Schram, 1977:290-91. Hồ, Phạm Hùng và Lê Duẩn tham dự Ðại hội các Ðảng CS ở Mat-scơ-va từ ngày 14 tới 16/11/1957. Tito không dự. (ND, 23/11/1957)
Tuy nhiên, Mao tạm thời duy trì chính sách “ngoại giao nhân dân,” tức bí mật nối lại quan hệ giữa hai Ðảng CS, hơn thiết lập quan hệ giữa hai chính phủ. Hoàng Văn Hoan, từng sống tại Hoa Nam hơn 10 năm, được cử làm trưởng ban liên lạc với THCSĐ, dàn xếp việc trú đóng của Trung Đoàn Quảng Đông, cùng vận động Hoa Kiều qua Zhunan, Rang Caiyou, Lin Zhong, v..
v... Ðại diện Ðảng CSÐD được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Thương mại [Trade Union Conference of Asian and Australian Countries] ở Bắc Kinh trong tháng 11-12/1949. Tại Hội nghị này, Thiếu Kỳ xưng tụng con đường cách mạng do Mao lãnh đạo sẽ là mẫu mực cho các xứ thuộc địa và nửa thuộc địa trong nỗ lực giải phóng quốc gia. Thiếu Kỳ cũng hứa giúp đỡ các phong trào cách mạng, giải phóng đất nước tại Á Châu. Phát biểu sau Thiếu Kỳ, đại diện Hồ tuyên bố kinh nghiệm và mẫu mực cách mạng giải phóng Trung Cộng là “kim chỉ nam” cho Việt Nam. Ngày 4/1/1950, Pravda in lại diễn văn của Thiếu Kỳ—nên có thể nghĩ rằng Josef Stalin chấp thuận lý luận và tham vọng của đàn em Trung Cộng. (30)
30. Tân Hoa Xã [NCNA], 19/11/1949; dẫn trong King Chen, Vietnam and China, 1969:218; Theo Chen, sau hội nghị QT này, có một hội nghị khác trong nội địa VN; Ibid, 1969:229-30; Zhai, 2000:21. Theo Lê Văn Hiến, Bộ Tài chính lấy vàng chôn dấu từ năm 1946 đúc ra 200 đồng tiền vàng “20 Việt.” 50 đồng dành tặng phái đoàn ngoại quốc. [15/11/1949: Chọn người để gặp phái đoàn ngoại quốc, II:195; 27-28/12/1949; II:221- 22]
14 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Trong thời gian qua Liên Sô dưỡng bệnh từ ngày 6/12/1949, đồng thời thương thuyết Hiệp ước hữu nghị Nga-Hoa mới (14/2/1950), Mao tỏ ý muốn công nhận chế độ Hồ. Thoạt tiên, Stalin sợ rằng chỉ gây thêm khó khăn, cô lập cho VNDCCH. Cuối cùng, Stalin nhượng bộ, đồng ý cho Mao công nhận Hồ trước, Moksva [Mat-scơ-va] và Kominform sẽ theo sau.
Chính sách ngoại giao chung của Mao thời gian này tóm gọn trong cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Molotov và Ðại sứ A.Y Vyshinsky ngày 17/1/1950. Mao tiết lộ ba ngày trước Bắc Kinh đã ép đại diện Mỹ dọn khỏi Bắc Kinh bằng cách đòi trả lại những dinh trại dành cho quân đội ngoại quốc trú đóng theo những hòa ước bất bình đẳng cũ. Lãnh sự Mỹ đe dọa là có thể sẽ rút hết nhân viên ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh. Mao cười riễu cợt, nói là Mỹ đang dọa làm những gì Mao mong muốn. [In response, the American consul in Beijing started threatening the Chinese government that USA, as a sign of protest, will be forced to recall all of their consular representatives from Beijing, Tientsin, Shanghai, and Nanking. This way, said Mao Zedong in a half-joking manner, the Americans are threatening us with exactly that which we are trying to accomplish]. Mao quyết định đình hoãn thời gian bang giao với Mỹ càng lâu càng tốt để ổn định nội bộ. [We need to win time, emphasized Mao Zedong, to put the country in order, which is why we are trying to postpone the hour of recognition by the USA. The later the Americans receive legal rights in China, the better it is for the People's Republic of China]. Mao cũng nói trong ít ngày trước Mỹ nỗ lực thăm dò lập trường của Bắc Kinh về bang giao. Người cầm đầu một hãng thông tấn Mỹ ở Pháp từng đặt câu hỏi Mao nghĩ gì về một cuộc tiếp xúc với đặc sứ Philip C. Jessup, chuyên viên về Viễn Ðông. (31)
31. Document 17: Memorandum of Conversation, V.M. Molotov and A.Y Vyshinsky with Mao Zedong, Moscow, 17 Jan 1950 from the Diary of V.M. Molotov. Top Secret, AVP RF, f. 07, op. 23a, d. 234, pap. 18, ll. 1-7; provided by O.A. Westad; translation for CWIHP by Daniel Rozas.
II. BẮC KINH CÔNG NHẬN VNDCCH:
Ngày 24/12/1949, Thiếu Kỳ họp Bộ Chính Trị bàn việc thiết lập quan hệ với VNDCCH. Nghị quyết là bang giao với Hồ trước khi Pháp nhìn nhận THCHND sẽ có lợi hơn hại. Bốn ngày sau, 28/12, Thiếu Kỳ gửi điện văn cho Hồ, ngỏ ý muốn bang giao. Thiếu Kỳ khuyên Hồ chủ động bày tỏ ước muốn thiết lập ngoại giao với các nước ngoài, Bắc Kinh sẽ gửi đại diện qua Việt Nam và đổi lại Hồ gửi một phái đoàn qua thảo luận về cuộc chiến đấu chung chống đế quốc [the common struggle against imperialism]. (32)
32. Liu gửi Hồ, 28/12/1949; Liu Shaoqi nianpu, 1996, 2:236; dẫn trong Zhai 2000:13-5; Luo Guibo, “Lishi de huigu: Zhongguo yuan Yue kangFa yu ZhongYue liangdang liangguo jishi” [Recalling History: A Factual Account of China’s Assistance to Vietnam against the French and Relations between the Two Parties and Two Countries of China and Vietnam], trong Fu Hao & Li Tongcheng (eds), Zhongguo waijiaoguan congshu: Kaiqi guomen–Waijiaoguan de fengcai [Chinese Diplomats Series: Opening the Gate of the Country–the Glory of Diplomats] (Beijing: 1995), tr. 152-53 [150-76];
Công điện ngày 28/12/1949 của Thiếu Kỳ đến với Hồ như cơn mưa giữa ngày nắng hạn. Hồ đang lúng túng, tuyệt vọng trước sự tấn công toàn diện của Pháp trên cả ba phương diện quân sự, chính trị và kinh tế, trong khi các cường quốc quay mặt làm ngơ. Thực trạng an toàn khu [ATK] và “châu tự do” (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) ngày một khó khăn. Lãnh thổ kiểm soát ngày một thu nhỏ. Áp lực quân sự Pháp gia tăng. Thu nhập bị giảm sút. Kinh tế suy thoái. Lê Văn Hiến chỉ tiếp tục in tiền không bảo chứng—hay dùng sức sản xuất nhân dân làm bản vị—khiến lạm phát gia tăng như hỏa tiễn. Tháng 8/1950, trên đường về căn cứ, Hiến phải trả hai chục [20] đồng để mua một quả chuối ở Văn Lãng, ăn lấy sức lên đèo Khế. Từ năm 1950, thu thuế bằng thóc. Ngày 22/1/1951, Thiếu Kỳ phải cảnh cáo VNDCCH về việc phát hành tiền không bảo chứng. Trong tháng 4 và 5/1951, Thiếu Kỳ cảnh giác Hồ về nạn tham ô lãng phí đồ viện trợ. (33)
15 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
33. Lê Văn Hiến, 2004, II: 207, 381; Liu nianpu, II:268 & CÐ ngày 20/4 và 2/5/1951; Ibid., II:276; Zhai, 2000:35-6. Đầu thế kỷ XXI, Đảng CSVN còn phải mở nhiều chiến dịch chống tham ô, lãng phí, như bòn rút quĩ viện trợ để bắt độ bóng đá, lên tới hàng triệu Mỹ Kim; hay dùng tre, gỗ thay cho thép làm trụ khung lõi cầu, đường. Năm 2005, tòa án binh của Quân Khu 7 tại Sài Gòn còn kêu án tù cho người tố cáo tham nhũng ngang với các tội phạm chính. Cảnh sát giao thông cũng nổi danh về cách bắt phạt vạ. Tham nhũng cách mạng Xã hội chủ nghĩa, từ Việt Nam tới Trung Hoa, có phần tinh vi hơn tham nhũng phong kiến hay tư bản phản động. Tháng 8/2012, một “đại gia” nắm quyền sinh sát tài chính và ngân hang bỗng bị bắt giữ vì những hành vi trái luật. Có người tung tin đang có tranh chấp nội bộ trong Bộ Chính Trị, vì đại gia ngân hàng thân cận với Thủ tướng Dũng. Hơn nữa, Bắc Kinh đang cáu giận thái độ của chính phủ Việt Nam về tranh chấp lãnh hải. Ba chục năm trước, Nguyễn Tiến Dũng là người được tuyên dương công lớn trong việc phá đường giây buôn lậu vũ khí Trung Cộng của nhóm Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, v.. v..
Mọi nguồn tài nguyên có thể mang lại vàng và ngoại tệ đều được khai thác tối đa để thu mua khí giới, thuốc men từ Thái Lan, Miến Ðiện, Hoa Nam và Hong Kong. Cũng may, vùng thượng du Bắc Việt là nơi có nhiều quặng mỏ, và nhất là thuốc phiện. Từ năm 1946-1947, thuốc phiện, gạo, gỗ và những quặng thô khác—vàng cốm, wolfram, thiếc, kẽm, galène, antimoine, và có thể Uranium non tại mỏ Tĩnh Túc (Pia Ouac, Cao Bằng) —bán sang Hoa Nam để mua vũ khí và những vật dụng cần thiết khác. (34)
34. Lê Văn Hiến (2004), I: 41, 56, 58 I:42, 82 [tổ chức cơ quan mua hàng ngoại hoá gồm 1 tài chính, 1 kinh tế, 1 mặt trận hay UVKC địa phương (Cao Bằng), 94, 122 (Trung ương);] I:45, 64, 81 [Bộ tài chính sử dụng 7 người người Việt Nam Mới (Nhật)], I:83 [xuất cảng gỗ (Cao Bằng)]; I:84, 97 [mỏ Tĩnh Túc (Pia Ouac, Cao Bằng): vàng cốm, wolfram, thiếc (Lê Toàn Trung và Lưu Quang Hoà phụ trách khai mỏ vàng và thiếc)]; I:112 (Hoa thương); I:119, 153 (kẽm, galène, antimoine ở mỏ Bản Thi) [nơi đặt nhà in bạc]; I:236 (phái đoàn sang Tàu); I:331, 639-40 (Uranium). Năm 1947, có thể đổi 4 cân Tây thuốc phiện lấy 1 khẩu trung liên với 500 viên đạn; 2.5 cân Tây thuốc phiện đổi 1 súng tự động [automatic rifle] với 500 viên đạn; John T. McAlister, Jr., “Mountain Minorities and the Viet Minh: A Key to the Indochina War;” trong Peter Kunstadler (ed), Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations (Princetion: Univ Press, 1967), pp. 821-22.
Nhưng từ mùa Thu 1947, Pháp thu phục được một số lãnh chúa Thái và H’Mong [Mèo] ở Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, và Bắc Kạn, nên hạn chế dần mức thu nhập thuốc phiện của Việt Minh. Tại đồng bằng, các khu vực “Tề” ngày một mở rộng. Hòa ước Elysées và thí nghiệm Bảo Ðại là giọt nước làm tràn ly. Mọi nỗ lực còn nước cứ tát đều tuyệt vọng. Ngay đến cựu cố vấn của Hồ—Giám Mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu/Phát Diệm, theo tin đồn còn là “bạn học” của Nguyễn Sinh Côn tại một tiểu chủng viện Nghệ An—cũng từ bỏ dần thế tự trị, trung lập. Từ tháng 10/1949, tiểu đoàn 1 Nhảy Dù đã tới Phát Diệm. Linh mục Hoàng Quỳnh được gắn cấp bậc Đại Tá, chuẩn bị thành lập các đội tự vệ và vệ sĩ, kiêm nhiệm việc hành chính khắp ba tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh và Bùi Chu (tân lập). Tổng bộ chỉ huy đặt tại Phát Diệm. Tỉnh bộ Nam Ðịnh đặt tại Phát Diệm Bùi Chu. (35)
35. “Rapport sur l’évolution de la situation politico-religieuse à Phat Diem (28 Février 1951);” SHAT (Vincennes], 10H xxx (chưa giải mật); Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những hoạt động của bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo trong thời kỳ kháng chiến 1945-1954 (Hà Nội: NXB Khoa học, 1965), tr. 62.
Các giáo sĩ Ki-tô từ Bắc chí Nam cũng nhận lệnh chống Cộng. Những đạo “thập tự quân” ở Quảng Bình, hay UMDC [Les Unités mobiles pour la Défense des Chrétiennetés] Bến Tre-Mỹ Tho giơ cao thánh giá và họng súng diệt trừ “quỉ đỏ vô thần.” Cao Ðài, Hòa Hảo và lực lượng Bình Xuyên ở miền Nam công khai liên kết với Pháp qua các chính phủ Nam Kỳ tự trị của Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, rồi ủng hộ Bảo Ðại. (36)
36. Nguyễn Văn Tâm tự nhận chiêu hồi Hòa Hảo. Bình Xuyên của Lê Văn “Bảy” Viễn về hàng sau khi chính phủ trung ương lâm thời của Xuân thành lập năm 1948, được đặt dưới sự điều động của Thủ hiến Nam Việt Trần Văn Hữu.
16 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Trong nội bộ đảng CSÐD, những phần tử bảo thủ và hiếu chiến hân hoan reo mừng chiến thắng của Mao Trạch Ðông, và đòi tái khai sinh đảng. Hồ đành trở lại với vô sản quốc tế—niềm trông cậy duy nhất: Mao từng đưa ra lí luận một người khó cỡi hai ngựa. Stalin nhắc nhở không thể ngồi một lúc trên hai ghế, hay đứng giữa một đòn gánh. Hồ quyết định thủ vai nhà ngoại giao lần thứ hai—đích thân đi Bắc Kinh và Nga cầu viện.
Ðể chuẩn bị cho chuyến cầu viện của Hồ, ngày 15/1/1950 Ban Chấp hành TƯ Hội NC/CNMKT gửi điện chính thức đề nghị thiết lập bang giao với THNDCHQ như Thiếu Kỳ gợi ý. Ðồng thời, đài phát thanh Việt Minh tuyên bố nhìn nhận chế độ THNDCHQ, và yêu cầu các nước mở quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Theo đúng kịch bản, ngày 17/1, từ Mat-scơ-va, Mao chỉ thị Thiếu Kỳ trả lời ngay là đồng ý bang giao, và Trung Cộng sẽ tiếp xúc các nước CS khác để công nhận VNDCCH. Hôm sau, 18/1, Bắc Kinh sẽ tuyên bố thừa nhận VNDCCH, và yêu cầu HCM gửi Ðại sứ tới Bắc Kinh. Ngày 18/1, Tân Hoa Xã đi tin Hồ đã kêu gọi thế giới ủng hộ và nhìn nhận VNDCCH như chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt Nam. (37)
37. Renmin ribao [Nhân Dân Nhật Báo = People's Daily, the CCP Central Committee's official mouthpiece] (Beijing), 19/1/1950. [Source: JGYLMZDWG, 1:238; translation from Shuguang Zhang and Jian Chen, eds., Chinese Communist Foreign Policy and the Cold War in Asia, 138.]
Ngày 18/1 từ đó được cơ quan tuyên truyền ca ngợi như ngày chiến thắng ngoại giao vĩ đại của Ðảng CSÐD.
Triển lãm ảnh Kỷ niệm 60 năm hữu nghị Việt - Trung
ND- Sáng 14-1/2010, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Tân Hoa xã (THX) Trung Quốc phối hợp mở triển lãm ảnh "60 năm hữu nghị Việt - Trung" nhân Kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18-1-1950 - 18-1-2010). Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính tri, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cắt băng khai mạc. Dự khai mạc triển lãm còn có: Nguyễn Bắc Son, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Ðại sứ Ðặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam Tôn Quốc Tường, Tổng Giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng và Phó Tổng Giám đốc THX Trung Quốc Trương Hiểu Hoa cùng đại diện các ban, ngành hữu quan.
Triển lãm trưng bày hơn 200 tác phẩm được THX và TTXVN chọn trong kho ảnh tư liệu báo chí của hai cơ quan thông tấn quốc gia, trong đó có những bức ảnh lần đầu được công bố. Những bức ảnh được trưng bày làm nổi bật tình hữu nghị "Vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa hai nước, kể cả lá thư ngày 14/9/1958.
Trước đó, ngày 11/1, triển lãm ảnh có cùng nội dung nêu trên đã được khai mạc trọng thể tại Bắc Kinh, thu hút sự chú ý của đông đảo người xem.
Trong thời chiến tranh lạnh, nhiều quan sát viên từng đặt ra những câu hỏi, rồi tự trả lời về lý do chậm trễ nhìn nhận Bắc Kinh của Hồ. Có người còn đưa ra cái gọi là tinh thần bài Hoa và thân Tây phương. Tuy nhiên, những thông tin đã giải mật cho thấy từ năm 1947-1948, Hồ đã quyết định cho tái sinh Ðảng Cộng Sản, sau một thời gian “rút vào bóng tối.” Sự kiêu ngạo và tham vọng của phe cực hữu Pháp—nhất là Hội truyền giáo Ki-tô, một trong những cổ phần viên của Ngân Hàng Ðông Dương [Banque de l’Indochine] cùng các công ty kiếm lợi nhiều nhất ở Ðông Dương—khiến bỏ qua cơ hội giải quyết Việt Nam một cách ôn hòa. Và, kết quả chung cuộc, đẩy Việt Nam vào quĩ đạo Trung Hoa—một đế quốc bạo tàn nhất lịch sử nhân loại, mà những tội ác diệt chủng và vi phạm nhân quyền còn vượt qua những Nazi của Hitler, và ngay cả Stalin—người được Mao ngợi ca như “một thiên tài lớn nhất của thời đại” Mao. Thế giới mới chỉ đưa những tên tội phạm chiến tranh nhỏ Khmer Rouge ra trước tòa án hình sự quốc tế, những con đom đóm so với “mặt trời” Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, hay Hoa Quốc Phong, Hồ Cẩm Ðào, Ôn Gia Bảo, v.. v..
Ðể đánh dấu chiến thắng ngoại giao vĩ đại này, nửa đêm 18/1, đặc công Mặt Trận Hà Nội tấn công phi trường Bạch Mai (3 cây số phía nam Hà Nội), phá hủy một số phi cơ và một kho
17 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
xăng. Ngày 24/1, khi Bảo Ðại ra Hà Nội tiếp phái đoàn đặc sứ Mỹ Jessup, đặc công Việt Minh lại phá hoại 15 trong tổng số 41 [42] máy biến điện.
III. HỒ BÍ MẬT QUA BẮC KINH & MAT-SCƠ-VA:
Ngày 26/1, sau 17 ngày lặn lội núi rừng, “Ðồng chí Ðinh” [Hồ] vượt biên giới Hoa-Việt ở Thủy Khẩu, Long Châu (Quảng Tây). Tháp tùng Hồ có Trần Ðăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp [Hậu Cần] của Bộ Tổng Chỉ Huy Việt Minh. Thiếu Kỳ chỉ thị cho cán bộ Wuhan [Vũ Hán] tiếp đón Hồ thật long trọng và cẩn thận hộ tống lên Bắc Kinh. Tới Nam Ninh [Naning], Trương Quân [Vân] Dật, Bí thư kiêm Chủ nhiệm Quảng Tây, cựu Chính Ủy Tân Tứ Quân, ra tận bờ sông đón. Tại đây, Hồ cũng gặp Chen Geng [Trần Canh], Tư lệnh Quân Khu Vân Nam. Canh gợi ý cho Hồ xin mình qua giúp. Từ Nam Ninh Hồ đi xe hơi tới Lai Tân (đông bắc Nam Ninh), rồi đáp xe lửa lên Bắc Kinh.
Ngày 30/1, tại thủ đô Trung Hoa, Thiếu Kỳ, cùng Thống chế Chu Ðức [Zhu De], Phó Thủ tướng kiêm Tổng Tư lệnh Hồng Quân, và nhiều viên chức cao cấp nghênh đón Hồ. Hồ trình bày tình hình Việt Nam, và nói rõ mục đích xin viện trợ. Thiếu Kỳ thành lập một Ủy Ban gồm Chu Ðức, Nie Rongzhen [Nhiếp Vĩnh Trân], Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Li Weihan, Chủ nhiệm Ủy Ban Mặt Trận Thống Nhất của Ðảng CSTH, và Liao Chengzhi, Phó Chủ tịch Ủy Ban Hoa kiều vụ, để nghiên cứu những yêu cầu của Hồ. (38)
38. Liu gửi Văn phòng Nam TW Ðảng CSTH, 26/1/1950, & Liu gửi Mao, 30/1/1950, Liu nianpu, 2:241; dẫn trong Zhai, 2000:16; Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả (Bắc Kinh: 1987), tr. 328-29, 330; Giáp, CÐTVV, 2001:347-48; Idem., Ðường tới Ðiện Biên Phủ (Hà Nội: QÐND, 2001), tr. 13. [Trương Quảng Hoa, “Quyết sách,” 2008:17-8) [30/1/1950: Idem., “Cố vấn QS,” trong La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn Quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: 2002), bản dịch tiếng Việt Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy (tài liệu nội bộ), 2008:218]
Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả (Bắc Kinh: 1987), tr. 243-46; Idem.,“Một bước ngoặt lịch sử quan trọng;” Bằng et al., Đầu nguồn, 1977:109-13; Lê Quảng Ba, “Bác Hồ về nước;” Ibid., 1977:202;
Ngày này, Nga chính thức nhìn nhận Hồ. Các nước Cộng Sản khác theo gót. Hôm sau, 1/2, Mao và Ân Lai gửi điện chúc mừng Hồ đã tham gia “đại gia đình chống đế quốc” do Nga lãnh đạo, và chúc việc thống nhất đất nước sớm thành công. [We sincerely congratulate Vietnam's joining the anti-imperialist and democratic family headed by the Soviet Union. We wish that the unification of the entire Vietnam would be soon realized. We also wish Comrade Ho Chi Minh and his comrades-in-arms good health.] Ðồng thời, thông báo sứ quán TC tại Mat-scơ-va đã chuyển cho các đại sứ khối CS công điện yêu cầu thừa nhận và giúp đỡ VNDCCH. (39)
39. Document 24: Telegram, Mao Zedong and Zhou Enlai to Liu Shaoqi, 1 Feb 1950; JGYLMZDWG, 1:254; trans. from Shuguang Zhang and Jian Chen, eds., Chinese Communist Foreign Policy and the Cold War in Asia, 141-42]; “Nghị quyết của TVTW ngày 4/2/1950;” VKÐTT, 11:1950, 2001:222-24; “Chỉ thị ngày 9/2/1950;” Ibid., 2001:225-28.
Do đề nghị của Hồ, ngày 3/2, Bắc Kinh dàn xếp với Ðại sứ Nga N.V. Roshchin cho Hồ qua Mat-scơ-va. Chuyến “hồi chính” sau hơn 11 năm tích cực biến đổi giòng lịch sử Việt này của Hồ đủ mùi vị mặn ngọt, chua cay.
Thái độ “Người Thép” vẫn xa lạ. Stalin không tham dự buổi dạ tiệc chào đón Hồ do Ủy Ban Trung Ương Ðảng CS Liên Sô tổ chức tối 6/2. Hiển nhiên, “Bác Joe” hay “Ông Xích” còn nghi Hồ theo chủ nghĩa “dân tộc,” một thứ “[J. Broz] Tito của Viễn Ðông.” (Lãnh tụ Yugoslavia bị Stalin “tuyệt thông” và lên án là tay sai đế quốc [imperialist agent])
Mặc dù đã hoạt động cho QTCS từ thập niên 1920, Hồ chưa hề gặp Stalin. Hồ (Nguyễn Ái Quốc, rồi Linov) còn bị chỉ trích là không theo đúng lập trường Stalin đã đưa ra năm 1928—tức đặt cách mạng vô sản lên hàng đầu, thực hiện đấu tranh giai cấp, dựa trên liên minh công-nông—
18 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
nên từ năm 1930 không được giao một nhiệm vụ quốc tế nào. Việc tự động thành lập Ðảng Cộng Sản Việt Nam [CSVN] ngày 6/1/1930 cũng vi phạm kỷ luật sắt “phục tùng tuyệt đối” của QTCS khiến Hồ bị hạ tầng công tác xuống một hộp thư, trong khi Trần Phú, một học viên Ðại Học Phương Ðông, được gửi về Sài Gòn làm Tổng Thư Ký. Tháng 10/1930, Phú triệu tập Hội nghị Trung Ương lần thứ nhất ở Hong Kong, đổi tên đảng CSVN thành Ðảng CSÐD với những chủ trương mới của QTCS. Thêm vào đó, lý lịch Hồ cũng có vấn đề, nhất là vụ bị bắt giữ năm 1931 và ra tòa ở Hong Kong, đưa đến sự suy yếu của Dalburo [Ban Phương Ðông] Thượng Hải. Giữa năm 1932, Mat-scơ-va khai tử tên Nguyễn Ái Quốc, trong khi Thống đốc Hong Kong William Peel thông báo với Ðông Dương là Hồ đã “chết vì ho lao và nghiện thuốc phiện trong ngục.” Khi tái hiện ở Mat-scơ-va năm 1934, Hồ phải mang bí danh mới “Linov.” Nhiệm vụ chính chỉ có việc nghiên cứu ở Văn Phòng Ðông Dương của Ban Chấp ủy QTCS [Indochina Office at the Eastern Bureau], dưới quyền Vera I. Vasilyeva (hay Vassilieva, 1900-1959), và từ tháng 3/1935, được thêm danh phận hờ ủy viên dự bị của Ban Trung ương Chấp ủy Ðảng CSÐD.
Feb 7, 1932: the head of the Indochina Office at the Eastern Bureau, wrote to Litvinov. Instructing LHP to publish propaganda, to form small group of printers; consolidate some local cells and open contacts with the regional and central committees; all cadres must return to Indochina. Litvinov would be the last one. Peznhef Tran Dinh Long (1904-1946) would be Litvinov’s replacement in case. (LHP, 2002:742-43) Tài liệu văn khố QTCS ghi vào tháng 6/1938 Lin (Hồ) làm đơn tình nguyện xin đi công tác,
và QTCS đang chuẩn bị đóng cửa các trung tâm huấn luyện, nên Dmitri Manuilsky và Vasilyeva dàn xếp cho “sinh viên số 19” trở lại Trung Hoa để tăng cường lãnh đạo Ðảng CSÐD. Ngày 19/8/1938, Mainburo chấp thuận. Ngày 29/9, Lin được tốt nghiệp, và ngay hôm sau rời Mat-scơ va về Diên An [Yenan].
Theo lối giải thích trong thập niên 1950, Hồ được giao nhiệm vụ tổng quát là chấn chỉnh Ðảng CSÐD, đồng thời mở những lớp huấn luyện cán bộ tương tự như kinh nghiệm tại Quảng Châu trong giai đoạn 1925-1927. (40) Nhưng có dư luận (như Thủ tướng Hungary Ferenc Munnich) cho rằng Hồ là một trong rất hiếm người may mắn thoát khỏi cuộc thanh trừng của Stalin trong thập niên 1930, nhờ sớm rời Mat-scơ-va, trong khi những cấp chỉ huy cũ như Mikhail Borodin, v.. v... theo nhau bị thanh trừng. (41)
40. RC 495, Box 154, File 531, p. 42; RC 495, Box 184, File 54, p. 106 and 36, pp. 175; Tran Van Hung, 2000, 8:54; Anatoli A. Sokolov, Quốc tế Cộng Sản và Việt Nam [Comintern and Viet-Nam], Ðào Tuấn dịch từ Nga ngữ (Hanoi: NXBCTQG, 1999), tr. 160, 162-163; “Biographie de Ho Chi Minh;” CAOM (Aix), 19 PA, carton 4, d. 62;
41. János Radványi, 1978:20 [Thủ tướng Hungary Ferenc Munnich: HCM was a lucky man to have survived Stalin’s blood purges, while Borodin and his friends were liquidated one by one].
Tới Diên An vào tháng 11/1938, “Lin” (ông Hoàng hay Vương) tháp tùng phái đoàn huấn luyện du kích chiến của Ye Jianying [Diệp Kiếm Anh] xuống Hoa Nam. Từ tháng 12/1938, “D.C. Lin” gửi về nội địa bài viết về sự tàn ác của Nhật tại Hoa Nam, đăng trên Dân Chúng, tờ báo chữ Việt bán công khai của Ðảng ở Sài Gòn (21,24 & 28/1/1939). Các báo bí mật của xứ ủy Bắc Kỳ tại Hà Nội cũng trích đăng bài Lin, dưới bút hiệu “P.C. Lin.” Tháng 2/1939, “Thiếu tá Hồ Quang” của Ðệ Bát Lộ Quân tới Quảng Tây.
Có dấu hiệu cho thấy Lin đã cố mở liên lạc với Ban chấp ủy Trung ương Ðảng CSÐD từ cuối năm 1938, đầu 1939, qua hệ thống liên lạc người Hoa, lúc đó khá phát triển tại miền Nam qua các tổ chức kháng Nhật. Nhưng cuối tháng 7/1939, Côn báo cáo với QTCS là chưa liên lạc được nội địa, dù đã nhờ chuyển khẩu lệnh của QTCS qua những người bạn. Thế chiến thứ hai bùng nổ khiến nỗ lực liên lạc với BCUTW càng khó khăn hơn, vì Toàn quyền Georges Catroux đặt CS ra ngoài vòng pháp luật từ hạ tuần tháng 9/1939.
19 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Trong khi Kan Nguyễn Ngọc Vy [Phùng Chí Kiên] cùng cán bộ CS nằm vùng trong quân đội Tưởng truy tìm tông tích Hồ từ Quế Lâm [Guilin] tới Vân Nam, một liên lạc viên người Minh Hương gây ra sự thiệt hại lớn cho Ðảng CSÐD. Liên lạc viên này tìm đến một cơ sở đã bị lộ từ nhiều tháng ở số 19 hẻm Nguyễn Tấn Nghiệm, khiến Tổng thư ký Ðảng CSÐD cùng hai cán bộ TƯ bị gài bắt ở cơ sở trên. Nhiều cán bộ cao cấp khác, kể cả Lê Hồng Phong, cũng bị bắt giữ trong hai ngày 17-18/1/1940. Mẻ lưới cá này khiến chuyên viên Mật Thám Pháp hớn hở nghĩ đến một cuộc thanh trừng lớn trong hàng ngũ lãnh đạo CSÐD. (42)
42. SHAT (Vincennes), 10H xxx; “Notice .. Janvier 1940,” CAOM (Aix), 7F27. Dư hưởng biến cố này có thể khiến Lê Duẩn không cho Bộ Chính Trị vào chào Hồ Chí Minh sáng 2/9/1969, sửa ngày chết của Hồ thành 4, rồi 3/9/1969, không hỏa thiêu Hồ theo di chúc, mà còn xây lăng trình diễn xác ướp của Hồ. (ND, 5/9/1969; President Ho Chi Minh’s Testament (Hanoi: The Gioi, 2001), tr. 10. Theo Hoàng Văn Hoan, Duẩn đã ngụy tạo di chúc Hồ. (Tin Việt Nam, 7, (9/1981):1-6)
Thứ Ba, 2/9/1969: Hà-Nội, 9G47: HCM chết. Vì là ngày Quốc Khánh, Bộ Chính trị Đảng LĐVN quyết định không công bố ngay. President Ho Chi Minh’s Testament (Hanoi: The Gioi, 2001), tr. 10. Trước lúc Hồ tắt thở, Lê Duẩn không cho các Ủy viên BCT nghe lời trối trăng của Hồ. Sau đó, đưa ra một bản di chúc đánh máy, có chữ ký của cả Hồ và Duẩn. Nhưng khi di chúc Hồ được công bố, không làm lại phóng ảnh di chúc này. Theo Hoan, Duẩn đã ngụy tạo di chúc Hồ. (Tin Việt Nam,
7, (9/1981):1-6)
Thứ Tư, 3/9/1969: Phái đoàn BV tại Paris thông cáo: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị đau nặng từ mấy tuần nay, Đảng và Nhà Nước hết sức săn sóc. Bệnh đang tái phát và việc cứu chữa cho Chủ tịch lành mạnh là nhiệm vụ trọng đại và khẩn cấp bậc nhất của Đảng và chánh phủ. Đảng và Nhà Nước treo giải thưởng danh dự tối cao cho bất cứ ai chữa bịnh được cho Chủ tịch (được gọi là Người).
Thứ Năm, 4/9/1969: Đài phát thanh Hà Nội và phái đoàn BV tại Paris loan tin Hồ Chí Minh chết, sau một cơn đau tim rất nặng.
Lễ quốc tang tổ chức từ 4/9 đến 11/9.
- Đài phát thanh VC loan báo: Ngưng bắn 3 ngày từ 1 giờ khuya 8/9 tới 1 giờ khuya 11/9 để chịu tang Hồ Chí Minh.
* Sài-Gòn: Dân biểu Hồ Hữu Tường phổ biến tuyên ngôn kêu gọi ngưng bắn nhân dịp tang lễ Hồ Chí Minh.
* Paris: Phái đoàn BV yêu cầu hoãn phiên họp thứ 33. Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình về Hà Nội chịu tang Hồ Chí Minh.
Thứ Sáu, 5/9/1969: Nhân Dân loan tin HCM chết ngày 4/9/1969. Ủy ban lễ tang: Duẩn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Chu Văn Tấn, Nguyễn Thị Thập, Phan Kế Toại (Phó Thủ tướng), Trần Đăng Khoa, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm, Thích Trí Độ, Vũ Xuân Kỷ (Ki-tô), Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Hương, và Vũ Quang. (ND, 5/9/1969)
6/9/1969: Thủ tướng Liên Sô, A. N. Kosygin, Ủy viên BCT, qua Hà Nội dự đám tang HCM [cho tới ngày 10/9//1969].
- Chu Ân Lai cầm đầu phái đoàn Trung Cộng dự tang lễ. Trong phái đoàn có Diệp Kiếm Anh, BCT, Phó Bí thư Quân Ủy; Vi Quốc Thanh, BCH/TƯ, Chủ nhiệm Ủy ban Cách Mạng Khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây; Vương Hữu Bình, Đại sứ TC ở Hà Nội.
Tuy nhiên, Chu Ân Lai bỏ về Bắc Kinh, trước khi phái đoàn Kossygin tới Hà Nội. Các giới ngoại giao bàn tán về ý nghĩa sự lánh mặt này.
- Phái đoàn miền Nam có 3 người, do Nguyễn Hữu Thọ cầm đầu. Tuy nhiên, báo Nhân Dân loan tin Phái đoàn miền Nam có 26 người: Thọ, Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam [MTGPMN], kiêm Chủ tịch Hội đồng Cố Vấn Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam [CP/LTMN]; Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch CP/LTMN; Nguyễn Văn Linh, Đại diện Đảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam; Trần Nam Trung, Bộ trưởng Quốc Phòng CP/LTMN; Tôn Thất Dương Kị, Tổng Thư ký LMCLLDT, DC & HB; Võ Chí Công, Phó Chủ tịch MT/GPMN; Trần Bửu Kiếm, Phó Tổng Bí thư Đảng Dân Chủ Nam Việt
20 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Nam; Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký Xã Hội Cấp Tiến, Dương Quỳnh Mai, Phạm Xuân Thái, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Thị Định, Lưu Hữu Phước, Lê Văn Huấn, Tân Đức, Hồ Hữu Nhựt, Y Bin Aleo (Ê-đê), Huỳnh Cương (Khmer), Thích Thiện Hào, Hồ Huệ Bá (Ki-tô), Nguyễn Văn Ngỡi (Cao Đài), Huỳnh Văn Trí (Hoà Hảo), Ngô Đức (Việt gốc Hoa), Nguyễn Văn Chì và Lê Văn Giáp. (ND, 7/9/1969)
Đại diện đảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam có: Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư; Phạm [Nguyễn] Văn Xô, Trương Công Thuận, Nguyễn Thanh (Trị-Thiên), Nguyễn Văn Năm (Sài Gòn Chợ Lớn), Hoàng Phương (Huế), và Phan Bốn (Quảng Nam-Đà Nẵng). (ND, 8/9/1969) - Các phái đoàn ngoại quốc bắt đầu diễn hành qua linh cữu Hồ Chí Minh tại trụ sở Quốc Hội BV, khu công viên Ba Đình, Hà Nội.
- Thông tấn xã BV loan báo: các phi công Mỹ bị bắt trên địa hạt BV không được hưởng qui chế tù binh vì họ chỉ là những kẻ phạm tội ác chiến tranh.
Trong Thế Chiến thứ II (1939-1945), Hồ giữ liên lạc thường xuyên với Ðảng CSTH, nhưng chưa có tài liệu nào xác nhận sự liên lạc giữa Hồ và Ðảng CSLS hay QTCS sau ngày 31/7/1939. Từ năm 1943, Hồ công khai hợp tác với tình báo Trung Hoa, Bri-tên và Liên Bang Mỹ. Lập trường chống Nhật của Hồ—kể cả việc tham gia vào việc tố cáo sự tàn ác của Nhật sau “vụ Thảm sát Nam Kinh” [The Nanking Massacre] vào tháng 12/1937—giúp Hồ có cơ hội củng cố tổ chức ngoại vi Việt Minh. Tháng 8/1945, đội quân Việt-Mỹ của Võ Nguyên Giáp tiến vào Hà Nội cùng các cố vấn Mỹ. Ngày 2/9/1945, Hồ xuất hiện tại Cột Cờ Hà Nội, đọc bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập lịch sử—trong đó Hồ trích dẫn Tuyên Ngôn Ðộc Lập 1776 của Liên Bang Mỹ để mở đầu Tuyên Ngôn của mình. (43)
43. Vu Ngu Chieu, “Political and Social Change in Vietnam Between 1940 and 1946;” Part II: “The End of An Era,” chapt. 9; unpublished Ph.D. dissertation, Dec 1984, University of Wisconsin-Madison. Xem thêm CAOM [Aix], HCFI, CP 192; Phùng Thế Tài, Bác Hồ những kỷ niệm không quên (Hà Nội: QÐND, 2002), tr. 32, 33-4, 57-63, 82-7; Lê Tùng Sơn, 1978:110-12 [Mỹ thả 2 đợt, gần 80,000 truyền đơn của Việt Minh xuống Hà Nội, Huế và Việt Bắc]; René Defourneaux, “Secret Encounter with Ho Chi Minh;” Look (NY), 8/9/1966, tr. 32-3; Robert Shaplen, The Lost Revolution (NY: Harper & Row, 1965), tr. 30; Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; Bộ Quốc Phòng, US-Vietnam Relations, 1947-1967 (Washington, DC: GPO, 1971), Bk I, C 58-9, 67; The Pentagon Papers (Gravel), vol. I, pp. 17, 20, 50, 51; Lê Giản, “The Story of An Exile;” Vietnam Courrier, 1980:17-20; US Congress, Senate, Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972
(Washington: GPO, 1973), tr. 249; Charles Fenn, Ho Chi Minh: A Biographical Introduction (New York: 1973), 71-5, 76-7, 78, 81; Archimedes L. Patti, Why Viet-Nam? Prelude to America's Albatros (Berkeley, Cal.: Univ of California Press, 1980), tr. 29-30, 31, 46, 50, 51; S. Tonnesson, Vietnamese Revolution, 238, 337 (quoted USNA ngày 19/3/1945); David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley, Cal.: Univ. of California Press, 1995), tr. 227-29, 241, 282-85, 288-91, 304n33, 476-79, 482-90, 498-501, 538-39; Raymond P. Girard, “City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh;” Evening Gazette (Worcester, MA), 14 & 15/5/1968; dẫn trong Marr, 1995:209n189; Chính Ðạo, Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại (Houston: Văn Hóa, 1993,1997), II, 1993:356;
Thời gian này, Josef Stalin còn hợp tác toàn diện với Mỹ và Bri-tên để đánh Germany. Năm 1943, “Bác Joe” hay “Ông Xích” giải tán QTCS để mua chuộc lòng tin của Franklin D. Roosevelt và Winston S. Churchill. Bài học này có lẽ được Hồ bắt chước qua việc giải tán Ðảng CSÐD từ ngày 11/11/1945 để có thể lập một chính phủ đoàn kết, liên hiệp với các phe phái chống Cộng—một hòn đá ném hai, ba chim: Mỹ, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc—chủ nhân thực sự phía Bắc vĩ tuyến 16.
Khi chiến tranh thứ II đi vào đoạn kết, mối quan tâm lớn nhất của Stalin là nhu cầu tái thiết nội địa, do sự tàn phá khủng khiếp trong Thế chiến. Stalin cũng dồn chú tâm vào việc tạo một vùng trái độn biên giới phía Tây, tức Ðông Âu (Kominform), và yểm trợ các phong trào tả phái ở Tây Âu, đặc biệt là Pháp. Charles de Gaulle đã khôn khéo khai thác mâu thuẫn giữa Bạch Cung và Krem-li—cho phép Maurice Thorez về nước, nhận lời viếng thăm Mat-scơ-va từ 2 tới 10/2/1944, ký hiệp ước đầu tiên của chính phủ lâm thời Pháp với một cường quốc, trước khi
21 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
được qua Mỹ năm 1945—để bảo vệ “chủ quyền” Pháp ở Ðông Dương. Chính Stalin giúp Churchill áp lực Roosevelt thừa nhận De Gaulle ngày 23/10/1944; và rồi, từ Hội nghị Yalta (Crimea, 4-14/2/1945), đặt vấn đề Ðông Dương vào “thiện chí” của Pháp.
Riêng với Hồ, vì một lý do nào đó, Stalin giữ một khoảng cách, có thể mệnh danh là “hands-off” hay “không chính sách.” Giống như Mỹ, Nga chỉ “yểm trợ tinh thần” cho khuynh hướng “giải thực” [decolonization]. Dễ hiểu là những công điện Hồ gửi cho Stalin giữa tháng 9 và 10/1945, giống như những văn kiện ca ngợi hệ thống dân chủ Mỹ, kể cả diễn văn của Harry Truman và các viên chức ngoại giao Mỹ từ tháng 9/1945 tới tháng 2/1946, đều không có hồi âm.
(44)
44. Theo Tài liệu Ngũ Giác Ðài, HCM gửi cho Stalin hai lá thư vào tháng 2/1946, và Bộ Ngoại Giao VN cũng gửi cho Nga Sô, cùng ba cường quốc Bri-tên, Nga và Trung Hoa, một tài liệu khác giới thiệu thành tích của chính phủ VNDCCH; “Note to the Government of China, United States of America, Union of Socialist Sovietic Republic, and Great Britain;” US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk I, C-98-9, & Cable, from Landon for Moffat and Culbertson, no date [received on February 27, 1946]: HCM handed Landon two letters addressed to Truman, Cheng K’ai-sheik, Stalin và Attlee, yêu cầu yểm trợ tinh thần độc lập của VN, theo kiểu mẫu Philippines. Ibid. [US-Vietnam, 1945-1967], I, C-101. Giữa tháng 9 và tháng 10/1945, theo Igor Bukharkin, (conference 1996) Hồ gửi cho Stalin hai công điện xin viện trợ, nhưng không có hồi âm. (Zhai, 2000:13)
Bán nguyệt san New Times [Tân Thời Báo]—tờ báo Anh ngữ chuyên về ngoại giao của Nga—không đi một tin tức nào về việc Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập hay liên quân Bri tên/Pháp xâm chiếm miền Nam vĩ tuyến 16. Mãi tới số báo ngày 15/10/1945, New Times mới nhắc đến “Ðông Dương thuộc Pháp” [French Indochina] khi bàn về thực dân Nhật. Trong số kế tiếp, tác giả A. Guber viết về tình hình Ðông Dương và Indonesia, nhưng chỉ nhận xét chung chung: “Mối đe dọa tái lập chế độ thuộc địa dưới dạng thức cũ mà nhân dân Ðông Dương và Indonesia không chấp nhận được, đang gặp sự chống đối ngày một mạnh. Thiện cảm của những lực lượng tiến bộ nghiêng về phía quần chúng đang khao khát tự do và được quyền tự do.” Tháng 12/1945—khi liên quân Pháp/Bri-tên tái xâm lăng Nam bộ và Nam Trung bộ—tác giả E. Zhukov viết bài “Vấn đề Quốc tế Quản trị” [The Trusteeship Question]. Trong khuôn khổ nguyên tắc yêu chuộng hòa bình, tác giả kêu gọi thực thi ngay điều khoản quốc tế quản trị của Liên Hiệp Quốc đối với dân chúng thuộc địa. Lập luận này đã được đại diện Nga Sô nêu lên ít tháng trước ở Hà Nội.
Chuyến qua Pháp của Hồ năm 1946 không mở được quan hệ trực tiếp với Nga. Kremli vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho Âu Châu—nơi Churchill đang tìm cách trở lại chính quyền bằng kế hoạch rao giảng về mối đe dọa của “bức tường thép.” Stalin không muốn đẩy Pháp về phía khối Anglo-Saxon, đồng thời dành một phần sân chơi cho Maurice Thorez và Ðảng Cộng Sản Pháp. Thorez sau này tự nhận trở thành gạch nối giữa Hồ và Stalin, nhưng không thuyết phục được Bác Joe về việc Hồ giải tán Ðảng CSÐD vào tháng 11/1945. Dĩ nhiên, lập trường chống giao trả Nam Kỳ cho chính phủ liên hiệp VNDCCH mới thành lập ngày 1/1/1946 của Thorez cũng ít nhiều ảnh hưởng quyết định của Stalin về Việt Nam. Dù Ðảng CS Pháp dành cho Hồ những tiếp đón thiện cảm, nếu tin được d’Argenlieu, phía sau hậu trường, chiều ngày 22/2/1946 Thorez từng cố vấn Linh mục/Cao ủy:
Màu cờ của chúng ta trên hết! Vậy nếu cần đánh, cứ đánh, nện cho nặng vào.” [Nos couleurs avant tous! Et donc s’il faut cogner, cognez et cognez dur.”] (45)
45. Amiral d’Argenlieu, Chronique, 1985:168. [431-32: từ tháng 11/1945, HCM chứng tỏ sự bất an và trở nên biết điều [compréhensif] hơn. Họ chống lại Tàu]; Zhai, 2000:13;
Trọn năm 1946, New Times chỉ đăng hai bài của A. Guber và Vasilyeva, cựu chủ nhiệm Văn Phòng Ðông Dương của Ban Phương Ðông QTCS về “French-Indochina.” Guber yểm trợ mô
22 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
hình Khối Liên Hiệp Pháp [L’Union francaise] trong Dự thảo Hiến Pháp, và nhấn mạnh vào sự thắt chặt liên hệ giữa “nhân dân Ðông Dương” với “lực lượng tiến bộ” Pháp, vì đây là chỗ nương dựa cho những đòi hỏi chính đáng. Vasilyeva cũng tin rằng tiến triển ở “Viet Nham” sẽ tùy thuộc vào quan hệ với những lực lượng “dân chủ Pháp” vì các lực lượng tiến bộ này luôn luôn yểm trợ sự giải phóng thuộc địa [The further development of Vietnam depends to a significant degree on its ties with democratic France, whose progressive forces have always spoken forth in support of colonial liberation]. (46)
46. Vu Ngu Chieu, “Political and Social Change,” Part III: “Brutality of World Politics,” chap. 11; unpublished Ph.D. dissertation, Dec 1984, University of Wisconsin-Madison.
Không rõ những lập luận trên dựa theo đường lối chính thức của Stalin hay chịu ảnh hưởng của báo chí “tả phái Pháp” trong thời gian này. Nhưng luận điệu của New Times phản ánh rõ ràng lập trường: (1) vấn đề Việt Nam thuần túy là vấn đề nội bộ Pháp, và (2) Mat-scơ-va không chống đối nguyên tắc một Khối Liên Hiệp Pháp—một bước thụt lùi khỏi kế hoạch “Quốc tế quản trị.”
Mãi tới mùa Xuân 1947—sau một chuỗi những biến cố mở đầu cuộc chiến tranh lạnh Mỹ Nga (1947-1991), đưa Pháp đi dần về phía hữu, các bộ trưởng CS bị loại khỏi chính quyền Paul Ramadier—Nga mới quan tâm hơn đến Á Châu. New Times qui trách bọn phản động Pháp, và cảnh giác về âm mưu đế quốc Bri-tên nhằm đuổi Pháp và Dutch khỏi Ðông Nam Á. New Times cũng bắt đầu nhắc đến “Ho She-ming” và “Viet Nham,” nhưng có vẻ chỉ tóm lược những nét chính của L’Humanité, cơ quan ngôn luận của Ðảng Cộng Sản Pháp, và ràng buộc số phận dân chúng Ðông Dương vào Ðảng CS Pháp cùng tổ chức Công đoàn Thương mại [C.G.T.] của Louis Saillant.
Tháng 4/1947, New Times bắt đầu đả kích chính phủ Ramadier về những hành động quân sự và chính trị ở Ðông Dương—từ chính phủ tự trị nồng mùi nhựa cao su tới việc thành lập một chính phủ lưu vong không Cộng Sản dưới danh nghĩa Bảo Ðại để làm giảm giá trị Hồ. Tháng 4/1947 này, Zhukov ca ngợi nhân dân Việt Nam và Indonesia đã mang biểu ngữ tự do và độc lập vào tận trái tim Á Châu [“carrying the banner of freedom and independence into the heart of Asia.”]
Dẫu vậy, cả hai siêu cường Nga và Mỹ đều nhân nhượng, quay lưng trước chính sách thực dân của Pháp. Thái độ của Stalin “đúng đắn” đến độ ngày 14/4/1947, khi phe cực hữu như Maurice Violette nhắc đến liên hệ giữa Hồ với QTCS—kiểu “Tinh thần quốc gia ở Việt Nam là phương tiện; cứu cánh là thực dân Liên Sô”—các dân biểu CS Pháp (Michel Cachin), Ðảng Xã Hội, hay MRP (Ki-tô giáo trung dung), và ngay Thủ tướng Ramadier đều bênh vực Nga “hoàn toàn trung lập.” (47)
47. AAN (Paris), 1947, p. 856, col 2; Fall, 1965:196 [March 14-18, 1947: Robert Schumann, MRP, moderate Catholic; Ramadier, Socialist]
Stalin cũng chẳng trọng vọng gì Hồ. Theo những lãnh tụ CS Âu Châu từng làm việc dưới quyền Stalin, điều khiến “Bác Joe” khó chịu là từ năm 1943, Hồ đã hợp tác công khai với tình báo Bri-tên, Mỹ, và Trung Hoa. [Stalin was distrusful of Ho and his group. He felt that Ho had gone too far in his wartime collaboration with the British intelligence and the OSS]. Hồ lại thường không chứng tỏ ước muốn tham khảo và xin lệnh Stalin trước khi hành động. [Also, Ho had consistently displayed his unwillingness to seek Stalin’s advice and consent prior to taking action]. Việc giải tán Ðảng CSÐD là một thí dụ. Thorez tiết lộ rằng khó thể thuyết phục được Stalin về tính chất chuyển tiếp, một thủ thuật để lôi kéo những thành phần quốc gia không Cộng Sản. [As an example, the dissolution of the ICP: Thorez had a hard time convincing Stalin that the liquidation was transitory, a mere tactic to gain political support from the Vietnamese nationalists]. Không kém quan trọng, vị thế địa lý-chính trị của Việt Nam và sự yếu ớt của lực lượng du kích VM khiến Stalin ngần ngại, không muốn tham dự vào một cuộc phiêu lưu không bảo đảm thành công. (48)
23 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
48. Radványi, 1978:4-5,269n1. Ðại biện Hungary tại Paris, Zoltán Szánto, người từng hoạt động với Comintern, tán đồng nhận xét của Thorez [Szanto thought that Thorez’s summation of Stalin’s attitudes and politics on Vietnam was entirely accurate]. [5] Năm 1952, Pierre Courtade, chủ biên L’Humanité, gọi Hồ là Tito của Viễn Ðông [editor of L’Humanité, described HCM as a nationalist Communist–the Tito of the Far East]. Ibid., 1978:20. Năm 1959, Vyacheslav M. Molotov cho rằng cả HCM và Phạm Văn Ðồng là những người cứng đầu, chỉ quan tâm đến Việt Nam, không lo cho Quốc tế Cộng Sản [Both HCM and Pham Van Dong were stubborn men, interested only on Vietnam, not international movement. (1978:20) Từ đầu thập niên 1930, nhóm Trần Phú-Hà Huy Tập đã đưa ra lập luận này.
Sau ngày Mao chiếm Bắc Kinh (2/2/1949), cơ quan tuyên truyền Nga mới bắt đầu bênh vực chính nghĩa của VNDCCH dưới sự lãnh đạo của HCM. Ngày 1/4/1949, Ðài phát thanh Liên sô tại Siberia (Soviet Radio Khabarovsk), trong chương trình phát về Ðại Hàn, lược nhắc những hoạt động của chính phủ HCM, và Ðảng CSVN do Hồ lãnh đạo. Ngày 13/4/1949, New Times lên án Liên bang Mỹ đứng sau thí nghiệm Bảo Ðại, và tóm lược thành tích của VNDCCH như “kiểm soát 90% lãnh thổ và dân chúng;” thực hiện những cải cách xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế-tài chính. Ðược sự ủng hộ của những lực lượng dân chủ trên toàn thế giới, lên án hòa ước Elysées
(8/3/1949) như sự thỏa thuận giữa đế quốc Pháp với bù nhìn phong kiến để chống lại dân tộc Việt Nam, với Oat-shinh-tân sau lưng. (49)
49. FRUS, 1949, VII:67; L. Podkopayev, “Viet-Nam Fights for Independence;” New Times [Tân Thời Báo], số 16 (13/4/1949), tr. 11-3.
Lý do nào đi nữa, Nikita S. Khrushchev—Bí thư thứ nhất Ðảng CS Nga từ 14/3/1953 tới 15/10/1964, người hạ bệ Stalin qua diễn văn ngày 20/2/1956, và chẳng trọng vọng gì Hồ—xác nhận trước 1950 Stalin rất lạnh nhạt với Hồ. (50)
50. Nikita S. Khrushchev, Khrushchev Remembers, trans. and ed. by Strobe Talbott (Boston: 1970), tr. 482; Idem., Khrushchev Remembers: The Glanost Tapes (Boston: Little & Brown, 1990), tr. 154-56; Ilya V. Gaiduk, The Soviet Union and the Vietnam War (Chicago: I. R. Dee, 1996); Idem., Confronting Vietnam: The Soviet Policy toward the Indochinese Conflict, 1954-1963 (Wahington, DC: Woodrow Wilson Center Press, 2003); Zhai, 2000:226-227n34. [According to Khrushchev, Stalin was indifferent to Ho in Moscow].
Sự lạnh nhạt của Stalin có thể còn do vị thế địa lý-chính trị của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Việt Nam ở quá xa tầm tay Stalin. Hơn nữa, thật khó để quyết định đặt Việt Nam vào vùng ảnh hưởng Ðảng CSTH hay Ðảng CS Pháp. Từ năm 1935, QTCS đặt Ðảng CSÐD dưới sự kiểm soát của Pháp. Tình thế đã đổi thay, vì Mao mới dời địa chỉ từ Diên An về Bắc Kinh. Giống như Karl Marx hồi trẻ, Stalin không trọng vọng những “bị khoai của cách mạng vô sản” ở Á Ðông.
Chiến thắng mau chóng của Mao tại Hoa lục trong hai năm 1947-1948 khiến Stalin chú ý hơn đến Á Châu, nhưng ủy thác cho Mao phụ trách phong trào cách mạng ở Viễn Ðông—cơn nhức đầu của Stalin từ năm 1929.
Chuyện gì xảy ra đi nữa, do Mao đề nghị, vài ngày sau khi Hồ tới Mat-scơ-va, Stalin tiếp Hồ tại văn phòng với sự hiện diện của Geogii M. Malenkov, Vyacheslav M. Molotov, Nikolai A. Bulgarin, Wang Jiaxiang (Vương Gia Tường), Ðại sứ Trung Cộng tại Nga, và Trần Ðăng Ninh. Stalin gạn hỏi về lý do giải tán Ðảng Cộng Sản, và chính sách trong tương lai. Stalin cũng muốn Hồ đứng về phía nhân dân, thực hiện ngay “cách mạng thổ địa.” (51)
51. Hoan, 1987:330; Radványi, 1978:4-5, 20, 269n1; Trương Quảng Hoa, “Quyết sách,” trong La Quí Ba et al., 2008:19-20; Idem., “Cố vấn QS,” Ibid., 2008:218] [Tháng 3/1953, đúng ngày Stalin chết, HCM tiết lộ với Vi Quốc Thanh lời dặn dò của “Người,” vào tháng 11/1952, là không thể đứng giữa một đòn gánh, hoặc đứng về phía quần chúng, hoặc nhập phe phong kiến. (Vu Hoá Thẩm [Vương Chấn Hoa], “Vi Quốc Thanh,” Ibid., 2008:59])
24 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Trong một buổi họp có cả Mao, Hồ xin Stalin giúp trang bị 10 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo cao xạ. Stalin nói Trung Cộng có nhiệm vụ giúp VNDCCH vì Nga đang lo mặt Ðông Âu. Stalin hứa sẽ bồi hoàn cho Bắc Kinh số vũ khí viện trợ cho Việt Minh. Mao đồng ý trang bị cho Việt Nam sáu [6] đại đoàn, Hồ có thể cho người sang nhận vũ khí. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam.
Tối 16/2, trong dạ tiệc đưa tiễn Mao, khi Hồ nửa đùa nửa thực đề nghị Stalin ký Hiệp ước hữu nghị với Việt Nam, Stalin từ chối và phũ phàng hỏi lại: Cách nào để giải thích Hồ từ đâu tới Mat-scơ-va? Stalin còn bỡn cợt Hồ về việc “Chủ tịch Nhà Nước” xin “chỉ thị.” (52)
52. Zhai, 2000:16-17. Theo Võ Giáp, Hồ còn xin chữ ký Stalin và các cấp lãnh đạo Nga (giống như từng xin hình có chữ ký của Tướng Claire Chennault năm 1945); nhưng tờ báo có chữ ký này sau đó bỗng dưng biến mất ở khách sạn; Giáp, CÐTVV, 2001:331; Trương Quảng Hoa, “Quyết sách,” trong La Quí Ba et al., 2008:21.
Một tác giả TC ghi trong khi HCM tháp tùng Mao và Chu Ân Lai đáp xe lửa từ Mat-scơ-va về Bắc Kinh đúng ngày Nguyên đán Canh Dần [17/2/1950], Mao mới hứa trang bị cho Việt Nam sáu [6] đại đoàn. Trở lại Bắc Kinh ngày 2/3, Hồ thảo luận thêm chi tiết vấn đề viện trợ. Ngày 4/3, Mao họp với Thiếu Kỳ, Chu Ðức, Ân Lai và ủy thác Phó Chủ tịch Trung Cộng điều động công tác “nghĩa vụ quốc tế” này. Theo một tài liệu Bắc Kinh, từ tháng 4 tới tháng 9/1950, Bắc Kinh viện trợ cho VM 14,000 súng, 17,000 súng tự động, 150 cỗ pháo đủ loại, 2,800 tấn thóc, cùng nhiều đạn dược, thuốc men, quân phục và máy truyền tin. Một tài liệu khác ghi từ 1950 tới 1954, TH viện trợ hơn 155,000 súng, hơn 3000 pháo, cùng đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, thực phẩm phụ, đồ dùng; (53)
53. Chen Jian, “China and the First Indo-China War, 1950-1954,” The China Quarterly 132 (March 1993), p. 93 [85-110]; Trương Quảng Hoa, “Cố vấn QS,” trong La Quí Ba et al., 2008:218. Xem thêm Võ Nguyên Giáp, Ðường tới Ðiện Biên Phủ (Hà Nội: NXBQÐND, 2001), tr. 14; Idem, CDTVV, 2001:350-51.
Hồ cũng đề nghị trao đổi Ðại sứ, và thiết lập cơ sở ngoại giao. Ngày 7/7/1950, Chu Ân Lai cho biết hiện tình chiến tranh khiến bất tiện cho ngoại giao đoàn, TC giữ Luo Guibo [La Quí Ba], đã lên đường qua Việt Bắc từ tháng 1/1950 như đại diện Ðảng CSTH, tiếp tục nhiệm vụ này hơn là Ðại sứ. Từ tháng 8/1950, Quí Ba gặp gỡ các cán bộ cao cấp CSVN tại Tuyên Quang, qua sự thông dịch của Lý Ban. Bùi Công Trừng, Hồ Viết Thắng trình bày với Ba về vấn đề kinh tế và dân cày từ 21 tới 23/8/1950. Sáng 23/8, Thắng còn trả lời Quí Ba về CCRÐ. Lê Văn Hiến trình bày vấn đề tài chính, thu thuế nông nghiệp, v.. v.. Ngày 24/9, Quí Ba về lại Bắc Kinh, được Thiếu Kỳ dẫn vào gặp Mao. Mao đồng ý cho làm Tổng Cố Vấn, với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là cải cách kinh tế, tài chính, và được phép mang vợ là Lý Hàm Trân [Li Hanzhen] tháp tùng qua Việt Bắc, phụ giúp trông coi văn hóa và phụ nữ vận.
Trong khi đó, Hoàng Văn Hoan, từng ở Hoa Nam từ 1934 tới 1945, rồi hoạt động ở Thái Lan trong hai năm 1948-1949, đại diện Ðảng CSÐD tại Bắc Kinh (sau trở thành Ðại sứ). Thiếu Kỳ còn cho lập hai Tòa lãnh sự ở Nam Ninh (Quảng Tây) và Côn Minh (Vân Nam). Biện sự sứ tại Côn Minh là Bùi Ðức Minh (1900-1963), tức Bùi Ðức Hách, một cựu đảng viên nhóm Thiết Huyết Việt Nam Quốc Dân Ðảng tại Vân Nam, nhưng phản Ðảng, theo Cộng Sản cùng với Trần Quốc Kính, Lê Tùng Sơn, v.. v.... từ năm 1935-1936. Luật sư [Nguyễn Văn Lưu], quen biết Vũ Ðình Hoè, làm Biện sự sứ Quảng Châu. (54)
54. Zhou gửi Hồ, 7/7/1950, Zhou nianpu, 1:53; Zhai 2000: 15, 17-8, 19; Hoan, 1987:325ff.; Hiến, 2004:II:380-1; La Quí Ba et al., Ghi chép về việc đoàn cố vấn quân sự TQ Việt Nam chống Pháp (Bắc Kinh: Nghiên Cứu Lịch Sử Ðảng, 2002), tr. 5-6) Nguyên bản đăng trong Tưởng Nhớ Mao Trạch Ðông [Lưu Thiếu Kỳ ?] (1993)
25 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Hồ cũng xin trao đổi Ðại sứ với Liên Sô; nhưng Mat-scơ-va chỉ đồng ý nhận Ðại sứ VNDCCH mà không gửi Ðại sứ tới Việt Nam vì chưa có thủ đô cố định. (55) 55. Igor Bukharkin, “Moscow and Ho Chi Minh, 1945-1969,” 1996:3-7.
Kết Từ:
Chuyến đi cầu viện của Hồ Chí Minh năm 1950—từ thời điểm này nhìn lại—cực kỳ quan trọng cho cá nhân Hồ và Ðảng CSVN. Nó đánh dấu sự trở lại của Hồ với Khối Quốc Tế Cộng Sản, dưới sự bao bọc, che chở, nuôi ăn, cung cấp vũ khí và những chiếc loa tuyên truyền âm vang khắp thế giới cho chính nghĩa cách mạng “giải phóng quốc gia.” (56)
56. Hiến, 2004, II:340. 341, 444. Ngày 28/6/1950, HCM muốn lên chức Tổng Tư lệnh, Võ Nguyên Giáp xuống làm Phó Tổng Tư lệnh kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm TC/CT. Trần Ðăng Ninh, Chủ nhiệm TC/Hậu Cần. (Thông tri ngày 28/6/1950; VKÐTT, 11, 2001:346-47). Ngày 10/7/1950 HCM tạm hoãn kiêm chức TTL/QÐ. Giáp tiếp tục làm TTL. [VKÐTT, 11, 2001:380-81] Ngày 9/7/1950: Hồ Tùng Mậu, Thanh tra chính phủ, báo cáo về tình trạng thiếu thóc ăn cho bộ đội; về việc thi hành luật Tổng động viên: thi hành, không giải thích. (Hiến, II, 2004:340) 10/7/1950: HCM bế mạc HÐCP. Cho lệnh “quân sự hóa” các cơ quan. (Hiến, 2004, II:341) Về Việt Nam, Mao đưa ra những giải pháp: Quân sự, giải phóng Trung du và các miền quan hệ về sản xuất. Tăng gia sản xuất và bớt 2% số người không sản xuất. TC giúp nuôi một số người (quân nhân, cán bộ, thiếu sinh). (Hiến, 2004, II:444)
Tháng 2/1951, tại Hội trường Ðại Hội II Ðảng CSÐD—cũng Ðại hội đổi tên thành Ðảng Lao Ðộng Việt Nam—dưới chân dung Mác, Ăng-ghen [Frederich Engels], Lênin, là hình Stalin và Mao Trạch Ðông. Trong công điện gửi Ðảng CSTH, có đoạn:
“Ðảng Lao động Việt Nam nguyện soi gương anh dũng Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Ðông trên con đường độc lập và tự chủ.” (57)
57. Nhân Dân [ND], 11/3/1951; dẫn trong Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong bể cả (Bắc Kinh: 1987), tr. 357-58.
Trong báo cáo chính trị, Hồ tuyên bố:
Ta có những người anh, người bạn sáng suốt nhất, xứng đáng nhất của loài người—là đồng chí Sta-lin và Mao Trạch Ðông. (58)
58. Ibid., 1987:369; [1982:35]; Zhai, 2000:18-42.
Bài diễn văn bế mạc, kết thúc bằng những lời hô: “Ðồng chí Xit-ta-lin muôn năm,” “Mao Chủ tịch muôn năm,” “Hồ Chủ tịch muôn năm.” (59)
59. Văn Kiện Ðảng Toàn Tập [VKÐTT], vol 12:1950 (Hà Nội: 2001), tr. 495.
Ngày 1/9/1954, trong đáp từ đón chào Quí Ba làm Ðại sứ đầu tiên của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa [Zhonghua Renmin Gongheguo, THNDCHQ] bên cạnh chính phủ VNDCCH, Hồ nhắc đến một thuật ngữ trở thành quen thuộc từ năm 1950: Ðó là mối quan hệ anh em, như môi với răng [teeth and lips]. Năm năm sau, ngày 28/9/1959, nhân lễ kỷ niệm mười [10] năm thành lập THNDCHQ, HCM lại viết cho Mao: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, quan hệ với nhau như môi với răng, ... Cách mạng Trung Quốc thắng lợi và việc thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử của loài người tiếp theo cách mạng tháng Mười Nga.” (60)
60. “Ðáp từ trong buổi lễ trình quốc thư của Ðại sứ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa;” Nhân Dân, số 221 (4-6/9/1954); Hồ Chí Minh Toàn Tập [HCMTT], 7:1953-1955 (Hà Nội: NXBCTQG, 1996), tr. 343; Hoàng Văn Hoan, “Tuyển tập Hồ Chí Minh với tên phản bội Lê Duẩn;” Tin Việt Nam, số 21 (Tháng 11/1982), tr. 10-11 [1-40].
26 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
Dĩ nhiên, HCM hay Diệp Kiếm Anh, Ly7u Thiếu Kỳ, không phải là tác giả của thuật ngữ “môi hở răng lạnh” này. Khoảng bảy thế kỷ trước, trong thư gửi Trần Nhân Tông mùa Thu 1291, Thượng thư bộ Lễ Trương Lập Ðạo của Qblai Khan nhà Nguyên (Yuan, 1270-1368) từng nói đến tình tương thân, tương trợ “thần xỉ chi bang”—nhưng theo thứ bậc “cha-con” [“do tử dữ phụ mẫu chi tương thân,” “phụ tử chi quốc, thần xỉ chi bang”], “thuận trời thì sống, nghịch trời thì diệt” [thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong] giống như thời nhà Tống. Trích dẫn 5 điều “không tốt” [ngũ bất vi] trong Xuân Thu, trích ba điều đáng sợ [Tam khả úy] trong Luận Ngữ [Lỗ luận]; cùng một túi khôn cổ nhân TH: “Ðánh vừa thì chịu, đánh mạnh thì chạy” [“vị tiểu trượng tắc thụ, đại trượng tắc tẩu, tư ngôn an tại tai?]. (61)
61. Lê Tắc, An Nam Chí Lược [ANCL], bản dịch Chen Ching Ho [Trần Kính Hòa] (Huế: Ðại học Huế, 1961), q. 5, tr. 102-3 [101-3]. [Duy Nhật Nam toái nhi chi bang, hình phục nhi tâm do vị hóa, tuy nhậm thổ tu phương chi cống, bất khuyết nhi vị tận kỳ thành, vấn tội hưng sư, cố đại bang chi chính lý. Tàng phong ti nhuệ, diệc tiểu quốc nhi ti tình. [101]. Ngày 6/4/1292 [18/3 Nhâm Thìn]: Trương Lập Đạo tới Khâu Ôn. Qua sông Lư Giang tới sứ quán. (Xem Hành lục của Trương Lập Đạo; ANCL, q. III, 1961:71-5) Trần Nhân Tông sai Nguyễn Đại Phạp đi sứ nhà Nguyên. Tháng 3 Nhâm Thìn [1292], gặp Trần Ích Tắc một lần trong đại sảnh ở Ngạc Châu. (ĐVSK. BKTT, V:61b, (Lâu, 2009), 2:85-5, (Giu, 1967), 2:69). Sử Nguyễn ghi là tháng 10 Tân Mão [24/10-21/11/1291]; CM , CB VIII:17; (Hà Nội:1998), 1:544, 545-46. Sử Lê không ghi tháng, chỉ nói sứ Nguyên muốn thuyết phục Nhân Tông vào chầu. Năm sau, sai Nguyễn Ðại Phạp sang cáo từ là đang có tang. (ÐVSK, BKTT, V:6a, (Lâu, 2009), 2:83, (Giu, 1967), 2:68; Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, “Ðất đai Việt Nam bị Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc xâm chiếm;” Hợp Lưu Magazine (Fountain Valley, CA), No. 105 (5- 6/2009), tr. 5-32; Việt Nam Thời Báo (San Jose), số 5103, Thứ Bảy-Chủ Nhật, 11-12/7/2009, & 5104, Thứ Ba, 14/7/2009.
Biết rõ hay chưa hề nghe về thứ quan hệ “cha-con, giữ gìn nhau như môi với răng”, “thuận trời thì sống, nghịch trời thì diệt” phong kiến này, ít nhất trên phương diện ngoại giao, HCM đã thiết lập tiền lệ “hai nước anh em” hay “bạn” thay cho thứ trật tự “thông hiếu cha-con” xa xưa. Hoàng Văn Hoan (1905-1991), đại sứ VNDCCH đầu tiên tại THNDCHQ–trong nỗ lực đả kích Lê Duẩn (1908-1986)–cũng kính cẩn dẫn lại những lời tri ân nồng nhiệt của Hồ và hơn một lần cung văn sự viện trợ “quốc tế vô tư” từ 1950 tới 1977. Năm 1984, khi được đãi tiệc nhân dịp năm năm đào tẩu qua Bắc Kinh, Hoan còn nhấn mạnh “Công ơn của TQ . . . sẽ mãi mãi in sâu trong lòng nhân dân Việt Nam, không bao giờ phai nhạt;” (62)
62. Tin Việt Nam, số 41 (Tháng 7/1984), tr. 17. Xem thêm Hoàng Văn Hoan, “Tuyển tập Hồ Chí Minh với tên phản bội Lê Duẩn;” Tin Việt Nam, số 21 (Tháng 11/1982), tr. 1-40.
Sự cung văn ngọt ngào, rộng rãi này là đặc tính của “tư tưởng Hồ Chí Minh,” nói riêng, và người Cộng Sản nói chung. Từ 1977 tới 1986, Hà Nội tung ra loại văn chương “đào mộ” từ Mao tới Ðặng với giọng điệu thường chỉ dành cho tử thù đế quốc tư bản. Người quan sát ghi nhận những lời chửi rủa nặng nề như “ba lần phản bội, lần sau bẩn thỉu tồi tệ hơn lần trước,” hay “những con thuyền hải tặc mới ló dạng ở chân trời,” [đúng ra, phải là hàng không mẫu hạm, hay tàu sân bay làm nhái theo kiểu Nga] v.. v.. Chỉ thiếu những tiếng như chó, lợn, độc vật mà cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh hay chính Mao dành cho bọn phản động, phản cách mạng, khó thể cải tạo.
Một cái nhìn khách quan, khoa học, xuyên suốt qua những lưới nhện cung văn-đào mộ, những buổi liên hoan “uyên ca,” hay luận điệu tuyên truyền một chiều hung hãn của chủ thuyết Marxist-Leninism, cho thấy những hố ngăn cách đầy hoài nghi, khó san bằng giữa hai nước vừa là đồng chí, vừa là anh em.
Theo tình báo Pháp và THDQ, một hiệp định Hoa-Việt được ký kết trong thời gian Hồ ở Bắc Kinh. Tài liệu Trung Cộng hay Việt Cộng không nhắc đến hiệp ước, nhưng xác nhận Mao hứa thoả mãn nhu cầu của Hồ, “trong khả năng.” Mao tỏ ra rất thực tế trong lời hứa viện trợ.
27 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
THNDCHQ vừa thoát khỏi cuộc chiến gần 20 năm, kinh tế suy sụp, lệnh phong tỏa của Liên Bang Mỹ và Ðồng Minh bắt đầu gây ảnh hưởng. So với các cường quốc Tây phương, dân Trung Hoa—nói theo một chuyên viên—còn như người đứng giữa dòng sông, nước ngập đến cổ, chỉ cần một gợn sóng nhỏ đủ ngạt thở. Phân tích sâu sắc hơn, viện trợ của Bắc Kinh có giới hạn của nó, tùy theo những bài tính quyền lợi hay an ninh cường quốc giai đoạn, và hảo ý của Mao. Tháng 11/1950, Mao giải thích với La Quí Ba: “Việt Nam đánh bại bọn xâm lược Pháp, đuổi chúng khỏi Việt Nam, biên cương phía nam của Trung Quốc cũng giải tỏa khỏi mối đe dọa của bọn xâm lược thực dân Pháp.”
Trong bốn năm 1950-1953, Bắc Kinh giúp Hồ xây dựng được sáu [6] đại đoàn chủ lực, đủ sức đương đầu với khoảng 200,000 quân viễn chinh Pháp. Mao còn sai Chen Geng [Trần Canh] và đoàn cố vấn quân sự gồm 281 người chỉ huy trận “tổng phản công” đầu tiên của QÐNDVN tại Ðông Khê-Thất Khê trong tháng 9-10/1950, giúp mở ngỏ thêm biên giới Hoa-Việt, biến Quảng Tây và Vân Nam thành hậu phương lớn của Việt Minh.
Dù có những dị biệt về ngày tháng trong tư liệu CSVN và CSTH, vai trò thống trị của cố vấn Trung Hoa cùng các cơ quan trung ương ở Bắc Kinh trong giai đoạn 1950-1954 quá rõ ràng. Viện trợ của Bắc Kinh rất khiêm nhượng, chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của QÐNDVN
năm 1950, nhưng là nguồn ngoại viện quan trọng và duy nhất. Cố vấn Trung Cộng bày vẽ cho Quân Ủy Trung Ương Ðảng Lao Ðộng Việt Nam chiến thuật biển người, lấy năm, mười đánh một để đánh nhanh, thắng nhanh—hơn 500 “bộ đội cụ Hồ” chết trong vòng 72 tiếng tấn công Ðông Khê, trước lực lượng đồn trú khoảng 200 người. Gần trọn Trung đoàn 102/308—hậu thân Trung đoàn Thủ Ðô, mới trải qua cuộc chỉnh huấn “tốt” —bị tiêu diệt ngày 9-10/4/1954 ở Ðiện Biên. Võ Giáp phải xin Bắc Kinh gửi chí nguyện quân, nhưng Bành Ðức Hoài không chấp thuận. Giáp đành đôn quân, tăng viện cho mặt trận 25,000 bộ đội cùng hàng chục ngàn dân công (nạn nhân của chiến dịch đấu tố). Nhưng tối 6/5, trung đoàn 102 tái bổ sung [của Vũ Yên?] để lại khoảng 200 tử thi tại vòng rào cứ điểm E2 và E4 của Pháp (Fall, Hell, 1968:378)—niềm hãnh diện nhỏ nhoi cuối cùng của Lê dương và Nhảy Dù, trước khi tả tơi, thất thểu trên đoạn đường địa ngục dẫn đến trại tập trung tù binh, để vinh danh Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đưa Trung Cộng lên ngai vị ngũ cường.
Quan trọng hơn nữa, viện trợ Trung Cộng giúp Hồ tạo thế chủ động trên chiến trường. Năm 1952-1953, Bắc Kinh chỉ thị cho Hồ mở rộng chiến trường lên hướng tây bắc để tránh tàn phá các trung tâm sản xuất lương thực, đồng thời chuẩn bị đánh thông xuống Hạ Lào và Kampuchea—nhưng thực tâm có lẽ còn muốn khóa kín tuyến tây nam, từ Thái Lan và Lào tiến lên Vân Nam-Tứ Xuyên. Stalin chấp thuận, và có tin từ cuối năm 1952, đã đồng ý cho Mao và Hồ đi tìm một giải pháp thương thuyết.
Trước viễn ảnh sa lầy, Pháp nhờ Nga và Trung Cộng giúp tìm một giải pháp chính trị. Dưới áp lực Kremli và Zhongnanhai [Trung Nam Hải], Hồ chấp nhận ký Hiệp ước đình chiến Geneva 20-21/7/1954, tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập trung, chờ tổng tuyển cử để quyết định thể chế chính trị tương lai.
Về ý thức hệ, cán bộ chính trị, kinh tế và quân sự Trung Hoa cũng được gửi tới Việt Bắc, chỉ huy và huấn luyện Quân Ðội Nhân Dân [QÐND] Việt Nam “tư tưởng vĩ đại” của Mao—mà Hồ và Giáp đều ca ngợi là bậc thày—thực hiện những kế hoạch Mao hóa như chỉnh phong, chỉnh quân, chỉnh huấn, tái tổ chức bộ máy quốc phòng và chính phủ. Rồi, cải cách ruộng đất, kiện toàn tổ chức “bảo vệ an ninh,” nhằm tiêu diệt xã hội phong kiến,” tiến lên xã hội chủ nghĩa—qua những thí nghiệm tập trung tổ tiên, tập trung thần thánh, hợp tác xã, nông trường, công trường, tiêu diệt tư hữu—phiêu lưu vào cuộc “cách mạng” mà trên bản chất chỉ là một cuộc thay đổi chế độ cai trị độc tài quân chủ sang “chuyên chính vô sản.” Khẩu hiệu và guồng máy tuyên truyền
28 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
khổng lồ không đủ che dấu mô thức chuyên chính đã có hàng ngàn năm lịch sử ở Trung Hoa và Việt Nam. Khoảng cách biệt giữa giai cấp cai trị quan lại cách mạng và bị trị bần cố nông chỉ thay đổi phiến diện trên hình thức. Sự nghèo đói cùng cách biệt giữa giai cấp cai trị và đám đông không thể cách mạng hay thay đổi. Tham ô, nhũng lạm, bè đảng, hủ hóa lan tràn, khiến những kiểu mẫu sửa sai, tứ thanh, ngũ phản đều bất lực. Như loài đỉa trâu hai vòi, đảng một mặt bòn hút máu dân, một vòi khác bám chặt bất cứ nguồn ngoại viện nào có thể cầu xin.
Phần Bắc Kinh, chính sách ngoại viện và xuất cảng “cách mạng” được tính toán nhiều mặt, bao gồm truyền thống lịch sử, hệ tư tưởng cách mạng và quyền lợi hay an ninh quốc gia. Vượt trên những yếu tố này, còn mặc cảm tự tôn về vị trí tối cao của CSTH trong quan hệ với Việt Nam. Bắc Kinh thích khoa trương họ chỉ cống hiến vô tư, không áp đặt điều kiện chính trị và kinh tế kèm theo viện trợ. Nhưng họ lại muốn Hà Nội công nhận vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh trong phong trào “giải phóng dân tộc” [people’s war of liberation]—tức thiết lập bằng họng súng những thể chế độc tài, tàn bạo, khinh thường mạng sống con người cũng như những quyền tự do cơ bản. Thái độ này khiến nhóm Lê Duẩn, dù rất ưa thích chế độ độc tài “dân chủ nhân dân,” hay “công xã nhân dân” [Renmin Gongshe], thấy khó chịu, nhạy cảm về quá khứ giữa hai nước. Lãnh đạo CSTH liên tục nhắc đi nhắc lại rằng Việt Nam phải được đối xử “bình đẳng,” nhưng chính những lời lẽ đó phản ánh ảo tưởng rằng Bắc Kinh có một vị thế áp đặt những giá trị và nguyên tắc hành động lên những láng giềng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy bất cứ thời điểm nào hùng mạnh của Bắc Kinh, Việt Nam và lân bang đều gánh chịu hoạ bành trướng Hán tộc. Bất chấp việc hai Ðảng và chính phủ gọi nhau “vừa là đồng chí vừa là anh em,” thân thiết “như môi với răng,” ác cảm và sự nghi ngờ ngày càng tồn đọng, kết tủa.
Cho đến nay, vẫn còn những tài liệu tuyên truyền ca ngợi cái gọi là “sự cống hiến vô tư” của Mao cùng Ðảng CSTH cho “Việt Nam”—chính xác hơn, chỉ là sự trợ giúp cho Ðảng CSVN, tức Ðảng cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Ðộng lực của Mao Nhuận Chi—người được mô tả một cách phiến diện như chỉ thấy chủ thuyết Cộng Sản [đúng hơn, “công hữu,”Communism] là chân lí [the truth] —đa tạp hơn nhiều người suy đoán. (63)
63. Henry A. Kissinger, White House Years (Boston: Little, Brown and Co., 1979), tr. 1064.
Ngoài những tham vọng quyền lực cá nhân, với những đặc tính phụ thuộc như tự tôn, tự cao, tự đại, đa nghi và háo sát, còn tiềm tàng di sản tham vọng bành trướng có hàng ngàn năm lịch sử của Hán tộc, theo “luật kẻ mạnh” hay “luật rừng” [jungle law]—nói theo xã luận của Wall Street Journal ngày 5/4/1969, “nó đặt sức mạnh quân sự làm yếu tố quyết định trong bang giao quốc tế” [It makes military might the determining factor in international relations]. Những tài liệu tuyên truyền Ðại Hán nhồi nhét vào đầu những người như Mao Nhuận Chi, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, hay Ðặng Tiểu Bình—qua những bài học sử địa lớp đồng ấu hay tiểu học, hay “lịch sử nhiều người viết” như “Tây di” đã chiếm đoạt của Trung Hoa nhiều chư hầu hay đất đai như Miến Ðiện [Myanmar], Thái Lan, An Nam, Ðài Loan, Triều Tiên, Manchuria, Mongol, Tibet, v.. v . . —bất chấp sự thực là các triều đại phong kiến Trung Hoa đã đi cướp bóc những xứ sở trên, và nhiều hơn một lần bị đánh đuổi khỏi những vùng đất này. Bình Ngô đại cáo của Lê Lợi-Nguyễn Trãi năm 1428 chỉ là một thí dụ tiêu biểu. Hay Chiếu phân phối hàng, tù binh Thanh, của Quang Trung năm 1789 là một thí dụ khác.(64)
64. Chiếu Phát Phối Hàng Binh Người Nội Địa;” Hàn Các Anh Hoa, Tuyển Tập Thơ Văn Ngô Thời Nhậm, bản dịch Mai Quốc Liên et al. 2 tập (Hà Nội: 1978), II, tr. 112 [112-13, Hán], 114 [Việt]. Sử quan Nguyễn phụ trách soạn bộ Đại Nam Liệt Truyện ghi tổng số quân Thanh lên tới “20 vạn” [200,000]. [“Nghị độc phụng chiếu xuất Lưỡng Quảng Vân Quí lượng lộ binh nhị thập vạn, phân vi lưỡng đạo;” q. XXX [Ngụy Tây], tr. 30B, (Sài Gòn: 1970), tr. 124-25; (Huế, 1993) II:515] (Huệ) Ai đó có thể hoài nghi con số “20 vạn” vì các sử quan Việt hay phóng đại sự thực. [Giống như số phi cơ Mỹ bị CSVN bắn hạ (xem Phùng Thế Tài, 2001)
29 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
hay “600,000” quân Trung Cộng tràn vào Bắc Việt trong Bài học 30 ngày (17/2-19/3/1979)! (thực sự chỉ có 320,000, theo một tư liệu Trung Cộng) Có thể sử quan Nguyễn đã dựa theo tài liệu tuyên truyền của cả nhà Tây Sơn lẫn nhà Thanh. Tây Sơn có thể đã nâng số quân Thanh lên 29 vạn để tự quảng cáo chiến thắng vĩ đại của mình. Nhà Thanh tuyên truyền rằng mang 20 hay 50 vạn quân xâm phạm Đại Việt để kinh động nhân tâm, hầu “thanh oai.” Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trong tờ hịch của Tôn Sĩ Nghị phát ra trước khi xâm phạm Đại Việt, quân Thanh lên tới “50 vạn” [500,000]. (II, tr. 153) Con số này khó tin, vì nhà Thanh chủ trương “thanh viện” [đánh tiếng giúp] vua Lê hơn thực sự giao chiến với Tây Sơn—dù phía sau chủ trương “thanh viện” ấy là âm mưu chia nước ta làm hai vương quốc nhỏ, một giao cho họ Lê, một cho anh em Tây Sơn, rồi đồn trú quân ở chỗ hiểm yếu hầu thực sự chiếm đóng Đại Việt. (HLNTC, II, tr. 147)
Năm 1936, Mao từng gợi nhớ lại với Edgar Snow nỗi cảm khái và hãnh diện khi thấy những tấm biểu ngữ “Ta Han Min-kuo Wan Sui” [Vạn tuế Ðại Hán Dân Quốc] được trương lên ở đường phố Trường Sa ngày 22/10/1911, và nỗi phẫn uất khi đọc một bài viết về việc “mất” các chư hầu Miến Ðiện, Xiêm, Annam vào tay Bạch quỉ. Ba năm sau, trong cuốn Cách mạng Trung Quốc và Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, Mao Nhuận Chi cũng lập lại luận điệu trên. (65)
65. Edgar Snow, Red Star Over China, 119; dẫn trong Schram, 1977:23; CHXHCNVN, Bộ Ngoại Giao, Sự Thật về Bang Giao Việt Trung (Hà Nội: 4/10/1979), tr. 11-2, 16-. [Sẽ dẫn: Sách Trắng]; Francois Joyaux, 1981:64. Nên ghi thêm là từ năm 1947, chính phủ Tưởng Giới Thạch cũng đã công bố bản đồ TH bao gồm những dấu chấm ở miền Nam, chờ ngày quân đội TH điền vào chỗ trống. Viên chức ngoại giao Pháp đã phản kháng, nêu lý do có trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ một xứ bảo hộ.
Từ năm 1949, sau khi chiếm được Hoa lục bằng họng súng, Nhuận Chi và cộng sự viên không ngừng tìm cách mở rộng biên cương, xâm chiếm đất và biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên và đồng thời tìm chỗ di dân. Tibet bị xâm chiếm hay “incorporated” [vào bản đồ năm 1950-1951]. Tháng 9/1950, hàng trăm ngàn chí nguyện quân Trung Cộng tràn vào Triều Tiên, giúp chế độ Cộng Sản chống lại “đế quốc,” nhưng thực chất là bảo vệ cửa ngõ chiến lược Ðông Bắc. Những cuộc chiến tranh biên giới với India (1959-1962) và Nga (1969, đòi 1.5 triệu cây số vuông lãnh thổ). Những tội ác diệt chủng ở Tibet, Mongol, Manchuria và miền tây nam Trung Hoa.
Ðông Nam Á là vùng đất lý tưởng còn lại mà Mao và thuộc hạ muốn đặt vào bản đồ Ðại Hán—một thứ sheng cun keng jian [vùng trời sinh tồn = survival space]. Từ cuối năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ đã chỉ thị cho Bí thư Vân Nam Song Renqiong [Tống Nhiệm Cùng] về sứ mệnh giúp đỡ các phong trào “cách mạng,” “giải phóng” tại Ðông Nam Á. Hai thập niên sau, Bắc Kinh chú tâm tới vùng biển Ðông, được biết như Nam Hải, kho tài nguyên thiên nhiên trị giá ước lượng tới 1 trillion [một triệu tỉ] Mỹ Kim. Sách giáo khoa bậc tiểu và trung học, và rồi Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh in những bản đồ, theo đó ranh giới phía Nam của đế quốc Hán trải dài tới Indonesia. Ngây ngô và cuồng ngạo hơn khi những tấm bản đồ trên có biên cương dấu chấm.
Chuyến đi cầu viện năm 1950, bởi thế, có thể là một chiến thắng ngoại giao “vĩ đại” của Hồ và Ðảng CSVN. Hồ và các thuộc hạ có lý do để đời đời nhớ ơn Mao và Ðảng CSTH. Nhưng những người Việt Nam chân thành yêu nước và hiểu rõ tham vọng bành trướng xâm lược của giới cầm đầu Bắc Kinh, khó thể tri ơn. Những vụ xâm chiếm đất đai, lãnh hải Việt trong hơn nửa thế kỷ qua (từ 1956 tới 2012, với việc khai sinh tỉnh Tam Sa [sansha], khiến gợi nhớ đến quần đảo “Sinnan Gunto” (tức Trường Sa, hay Spratlys), mà quân phiệt Nhật tự ý đặt dưới sự quản lý của Thống đốc Foremosa [Đài Loan] vào cuối tháng 3/1939; (FRUS, 1939, III: The Far East, pp. 111- 12, 114) chẳng xa lạ gì với những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ hai nước.
Việc xây dựng những đập thủy điện trong lãnh thổ Hoa Nam—khiến ảnh hưởng và đe dọa môi sinh năm nước Ðông Nam Á mà Y sĩ Ngô Thế Vinh báo động từ cuối thế kỷ XX—tham vọng chiếm đoạt chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ Việt theo Luật Kẻ Mạnh [luật rừng, jungle law, thời tiền sử]—những thủ đoạn tràn ngập thị trường Việt với những món hàng “nhái” và vật liệu
30 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net
nhiễm độc khiến không thể không nghĩ tới thực chất sần sùi của quan hệ gọi là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, “mười sáu chữ vàng.” Tinh thần QTCS đại đồng mà Karl Marx hoang tưởng hiển nhiên không đủ khả năng thắng vượt được những tiểu dị gọi là an ninh quốc gia, quyền lợi, hay tham vọng chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, hay tiêu diệt lân bang để dân giàu nước mạnh. Mặc dù đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giống như người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh, đam mê trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng cầm quyền với Trung Nam Hải— chẳng khác gì thói bắt chước “cửa Khổng, sân Trình” của thời phong kiến—giới quan sát vẫn chưa quên những lời cáo buộc bi phẫn của những người nổi tiếng “thân Tàu” rằng Bắc Kinh đã “ba lần phản bội,” liên kết với Pháp, Mỹ, đặt quyền lợi Bắc Kinh và Pháp-Mỹ trên quyền lợi Ðảng LÐVN, càng về sau càng bẩn thỉu, gian manh hơn. (66)
66. Sách Trắng, 1979:99-100. Xem thêm, Nhân Dân (Hà Nội), 25/3/1984, 3-5/5/1984 (Hồi ký Nguyễn Thành Lê); Trần Việt Dũng, “Lại một tên bồi bút không biết xấu hổ;” Việt Nam (Bắc Kinh), số 41 (tháng 7/1984), tr. 10-5; Nguyễn Ngọc Minh, “Bọn bành trướng và bá quyền nước lớn TQ phạm tội ác xâm lược, tội ác chống hòa bình và an ninh quốc tế;” 1979: 126-27 [124-46].
Trong giai đoạn 1959-1975, dù có những khó khăn tiềm ẩn trong quan hệ Việt-Hoa, sự tiếp trợ của QTCS đã giúp Ðảng CSVN [LÐVN] đạt được mục tiêu tối hậu là thôn tính toàn lãnh thổ, thiết lập một chế độ độc tài chưa hề có trong lịch sử—đó là “kinh tế thị trường,” “tư tưởng Hồ Chí Minh,” “định hướng xã hội chủ nghĩa.” Sự nhập cảng chủ nghĩa gọi là Marxist-Lenism được Trung Hoa hoá lần thứ hai này sẽ là gông cùm vô hình cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt trong thế kỷ XXI.
Houston, 1/1/2010-14/7/2012
Vũ Ngự Chiêu, Ph.D, J.D.
© 2010, 2012, Chieu N. Vu & Van Hoa Publishing.
All Rights Reserved.
31 Chuyến Đi Cầu Viện Năm 1950 – Vũ Ngự Chiêu www.vietnamvanhien.net