“Đoạn kết của Những đứa con của thuyền trưởng Grant và Hai vạn dặm dưới đáy biển. Kết cấu hợp lý, tình tiết hấp dẫn, hình tượng nhân vật chắc, kết thúc hơi.. sến, nhưng đúng kiểu làm độc giả té ngửa vào trang chót, đặc biệt, con chó dễ thương:Chắc hòn đảo này sinh ra để dành cho những kẻ đắm tàu! câu cảm thán của gã thủy thủ lầy nhất truyện rất đắt, tất nhiên, tạo dựng cả một cơ ngơi từ bàn tay trắng, à không, còn được mẩu diêm, cái đồng hồ, sau tháo luôn cả quả khinh khí cầu. Tri thức và đôi bàn tay, không thể thiếu sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau của tất cả các thành viên trong nhóm, họ đã tồn tại, tất cả những gì họ làm để sống đều đáng cho ta học hỏi, từ bất kỳ chi tiết nào!”*** “Jules Verne…tôi không biết một nhà văn nào khác đã gây cho tô những ấn tượng như thế. Tôi đã khao khát đọc những tiểu thuyết của ông. Có những trang của ông đã gây cho tôi sự xúa động không gì cững nổi. Bí mật của hòn đảo Lincoln đã khiến tôi lạnh toát người vì khiếp sợ…” -(V.BRJUSOV, nhà văn Xô Viết. “Bí mật đảo Lincoln”…có thể nói là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử văn minh Châu Âu, do đó, cũng là lịch sử phát triển khoa học…” (Báo Tiếng Nói, Peterburg, Nga, 1985 *** Sau khi các tiểu thuyết “Những đứa con của thuyền trưởng Grant” (1868và “Hai vạn dặm dưới biển” (1870ra đời, được bạn đọc gần xa nhiệt liệt tán thưởng, năm 1875, Jules Verne (1828 – 1905, nhà văn Pháp nổi tiếng, một trong những người sáng lập thể loại truyện khoa học viễn tưởng, đã cho xuất bản tiếp tiểu thuyết “Bí mật đảo Lincoln”[1]. Trong cuốn tiểu thuyết mới này, tác giả đã tiếp tục phát triển cốt truyện sinh động và hấp dẫn của hai tiểu thuyết trên, vì vậy nó đã liên kết các tác phẩm ấy thành bộ tiểu thuyết ba tập duy nhất và nổi tiếng nhất của Jules Verne: “Những đứa con của thuyền trưởng Grant”, “Hai vạn dặm dưới biển” và “Bí mật đảo Lincoln”. Ta gặp trong “Bí mật đảo Lincoln” kỹ sư Cyrus Smith, nhà báo Gédéon Spilett, anh da đen Nab, thủy thủ Pencroff và chú thiếu niên Harbert. Họ là những người Mỹ lương thiện trốn khỏi trại tù binh bằng một quả khinh khí cầu, nhưng chẳng may bị bão cuốn, gặp tai nạn, rơi xuống một hòn đảo hoang ở Thái Bình Dương, cách rất xa đất liền, trở thành những người trần trụi giữa mảnh đất trần trụi. Họ thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết nhất cho cuộc sống của con người bình thường: không có cái ăn, không có lửa, không có một cái gì có thể gọi là công cụ… Thực tế đã buộc họ trở lại sống chẳng khác gì những người hoang sơ: ở hang, dùng đá, gậy, cung, tên để săn bắt muôn thú sống qua ngày. Song, là những người từng trải, mỗi người lại có những kiến thức và kinh nghiệm sống trong xã hội văn minh, họ không tỏ ra thất vọng, bi quan, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh khắc nghiệt. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Cyrus Smith, một người trí thức tài năng, rất cần cù, sáng tạo, đôn hậu và chân thành, linh hồn của cả toán, những người bị nạn ấy đã dần dần vận dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật để chinh phục thiên nhiên, khai thác các tài nguyên tại chỗ, làm ra những thứ cần thiết cho cuộc sống của con người văn minh – lấy lửa, nung gạch, luyện sắt thép, chế thuốc súng, vũ khí, công cụ lao động, máy điện báo, đóng tàu, trồng lúa, nuôi gia súc, gia cầm… Từ những người bị nạn họ trở thành những người di dân chung sức chung lòng xây dựng hòn đảo hoang mà họ đã đặt tên là đảo “Lincoln” thành một vùng di dân trù phú, một công xã tiêu biểu cho lối sống mới – con người trong cộng đồng, trong tập thể đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau, không phân biệt địa vị xã hội, màu da, cùng hòa mình trong lao động tận tụy vì sự nghiệp chung… Cư dân thứ sáu trên đảo là Ayrton. Đó chính là tên tướng cướp Ben Joyce trong “Những đứa con của thuyền trưởng Grant” đã bị đày lên đảo Tabor (cách đảo Lincoln 150 hải lýtừ 12 năm trước đây để tự cải tạo, chuộc lại những tội lỗi của mình, trong một chuyến tàu đi thăm đảo Tabor, những người di dân trên đảo Lincoln đã tìm thấy anh ta trong trạng thái không còn là một con người, mà đã hoang hóa thành một con thú sau những năm tháng sống cô đơn và mất lý trí. Những người di dân đã đưa anh ta trở về sống trong xã hội nhỏ bé của mình. Và, trước niềm tin yêu con người mạnh mẽ cùng tấm lòng nhân đạo cao cả của những người bạn mới, Ayrton đã bị cảm hóa và tự thú tội lỗi, trút bỏ dần nỗi u sầu, mặc cảm về quá khứ đen tối của mình, trở thành một người lao động cần cù và trung thực. Chính anh ta đã tham gia chiến đấu dũng cảm, giáng trả quyết liệt bọn cướp biển đến xâm chiếm đảo, bảo vệ những thành quả lao động mà tập thể họ đã tạo dựng nên, đồng thời khẳng định sự trung thành của mình. Bạn đọc cũng sẽ bất ngờ và thích thú được gặp lại nhân vật yêu thích của mình trong “Hai vạn dặm dưới biển” – thuyền trưởng Nemo bí ẩn cùng với con tàu ngầm kỳ diệu “Nautilus” của ông trú đậu ngay bên dưới hòn đảo “Lincoln”. Nhưng, bây giờ đây chúng ta sẽ gặp lại một thái tử Dakkar, một người Ấn Độ yêu nước, một Nemo đầy lòng căm ghét, nguyền rủa sự áp bức, bóc lột và sự thống trị tàn bạo của giai cấp tư sản và thực dân đế quốc đối với nhân dân lao động, song ông không còn xa lánh xã hội loài người nữa. Chính là do tấm lòng cao thượng, đức tính trung thực, lao động cần cù và tình thương yêu gắn bó lẫn nhau của những người di dân – những đại diện của xã hội loài người trên hòn đảo này – đã thuyết phục, cảm hóa ông. Và, vì vậy, ông đã bí mật gắn bó với họ và nhiều lần ra tay cứu giúp họ thoát khỏi hiểm họa. Trên đảo “Lincoln” liên tiếp xảy ra những sự việc bí ẩn, bất ngờ liên quan đến cuộc sống của những người di dân, khiến người đọc hồi hộp theo dõi. Những hiện tượng ấy tưởng như siêu nhiên, nhưng thật ra, tất cả đều được giải thích rõ ràng bởi chính sức mạnh của khoa học kỹ thuật, đúng hơn là, bởi chính những con người được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, bởi lòng nhân đạo và niềm tin vào con người. … Hòn đảo “Lincoln”, khu di dân, thực chất là một công xã kiểu mẫu mà những con người lao động cần cù, dũng cảm đã xây dựng nên và gắn bố suốt bốn năm trời ấy cuối cùng đã bị nổ tung, chỉ còn lại một tảng đá ngầm. Vì sao tác giả lại kết thúc cuốn truyện đầy hấp dẫn của mình bằng một sự bi đát như vậy? Có lẽ ở đây sự kết thúc ấy không phải chỉ thể hiện diễn biến của cốt truyện, mà còn mang một ý nghĩa triết học. Jules Verne là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa xã hội không tưởng và Công xã Paris. Ông muốn khi di dân, hay cái công xã kiểu mẫu ấy tồn tại không phải trên một hòn đảo chơi vơi, xa cách với loài người, mà ở ngay trên đất liền, giữa thế giới con người… Và, những người di dân ấy, kể cả con chó Top trung thành của họ, đều đã được con tàu “Duncan” tình nghĩa cứu thoát và đưa về Mỹ… Họ tiếp tục sống với nhau trong tình cảm cao đẹp như xưa, và đã dùng số châu báu của thuyền trưởng Nemo tặng để tái tạo một khu di dân, một công xã “Lincoln” mới ngay trong lòng nước Mỹ, thu nhận vào đây những người khốn khó, giúp họ lao động và xây dựng cuộc sống hạnh phúc trong một cộng đồng mới đầy tình yêu thương, tin tưởng vào con người, bình đẳng và không có chế độ người bóc lột người… “Bí mật đảo Lincoln” là cuốn tiểu thuyết vừa mang tính chất phiêu lưu mạo hiểm, lại vừa mang tính chất khoa học viễn tưởng với nội dung phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, để cho phù hợp với hoàn cảnh của ta hiện nay, trong khi dịch chúng tôi đã lược bớt một số đoạn để tập sách khỏi dày quá. Mặt khác, việc dịch thuật chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được bạn đọc thông cảm và đóng góp cho những ý kiến phê bình. Người dịch *** Jules Gabriel Verne sinh ngày 8 tháng 2 năm 1828 tại Pháp và được coi là cha đẻ của thể loại Khoa học viễn tưởng. Để theo đuổi việc viết văn, Jules Verne đã bỏ học luật, nghề cha ông định hướng. Cuốn tiểu thuyết đầu tay thành công Năm tuần trên khinh khí cầu (1863đã mở đầu cho hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng về sau của Jules Verne như Cuộc Thám Hiểm Vào Lòng Đất (1864, Hai vạn dặm dưới biển (1870, 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới (1873… Các tác phẩm của ông được dịch khắp nơi trên thế giới. Jules Verne mất ngày 24 tháng 3 năm 1905. Sau khi ông qua đời, nhiều tiểu thuyết chưa in của ông vẫn được tiếp tục xuất bản.