Cinque Terre

Người Yêu Ơi Đi Nào PDF EPUB

Tác giả :
Thể Loại : Tiểu Thuyết Phương Đông
EPUB AZW3


Văn án: Qua bốn đời, bốn kiếp, tình yêu chân thực không bao giờ phai nhạt, vượt qua tận cùng năm tháng, tuồng duyên tái hiện.

Khi họ bắt đầu quen biết, cô gần như đã trải qua nửa cuộc đời lạc lõng. Anh ân cần yêu thương, nhưng ham muốn khiến anh mãi mãi không được an nhàn. Anh hiến dâng tất cả cho danh vọng và lợi ích, tình yêu dành cho cô dần dần lấn át bởi ham muốn đó. Cuộc chiến quyền lực gây nên cơn bão hủy diệt, giết chóc, lưu vong, phá hủy tất cả như một hồi ảo — kể cả cô.

Lúc ấy anh không còn biết về tình thâm của cô. Mi cảm đắm khiến khuôn mặt cô héo hon chỉ trong nháy mắt. Khi anh đứng bên cạnh người con gái anh yêu nhất, sự tồn tại của cô đã trở thành một kí ức. Mất đi kiếp này, anh chỉ có thể im lặng chờ đợi sự tái sinh, tìm kiếm bóng dáng quen thuộc ở kiếp sau.

Cô nói: “Thời gian có thể làm phai nhạt mọi thứ, có thể em sẽ quên anh. Nhưng hãy nhớ, anh phải tìm thấy em, em sẽ đợi anh đến cuối cùng của mọi kiếp. Dù thế giới đảo điên, biển hóa thành cạn, chỉ cần em còn sống, chỉ cần anh còn yêu.”

Anh nói: “Anh không buồn, anh nhất định sẽ tìm được em. Anh sẽ trồng đầy khu vườn táo, sưu tầm rất nhiều vỏ ốc. Im lặng chờ đợi mỗi chu kỳ tái sinh bên cạnh em. Em đã hi sinh sinh mệnh vì tình yêu, anh sẵn lòng hiến dâng mình cho em. Mọi lời hứa trong thế giới này có thể bị bỏ qua, nhưng chỉ riêng em, bất kể điều gì, chỉ cần em nói, anh không thể quên. Em đổ lệ vì tình mi, anh trân trọng từ đáy lòng…”

Chú thích: Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao không sử dụng từ “ma cà rồng” mà lại dùng từ “cương thi”. Lý do là thuyết “cương thi” của Trung Quốc khác hoàn toàn so với “ma cà rồng” ở phương Tây.

Cương thi bắt nguồn từ thuật dẫn thây ma ở Sơn Tây, sau đó được phái Mao Sơn phát triển. Nguyên nhân và mục đích là đưa những xác người ở chiến trường hoặc xa quê về quê hương để chôn cất.

…Mình vừa đọc xong cuốn sách này và muốn chia sẻ cảm nhận của mình ngay. Cuốn sách khiến mình thấy tiếc nuối lớn vì đã kết thúc. Nội dung và bối cảnh của truyện đạt được 10/10 điểm từ phía mình. Đầu tiên, là về câu chuyện tình yêu giữa một người và một thi. Nhân vật chính, Xảo Nhi, đã thực sự khiến mình cảm động bởi sự ngây ngô và tốt bụng của cô. Cậu chuyện về sự trở thành người của nhân vật Hống, một cương thi, cũng rất thu hút và đầy cảm xúc.

Có thể bạn thích sách  Ngăn Kéo Trên Cùng

Dưới bàn tay của tác giả, từ những chi tiết nhỏ nhất như hệ thống nhân vật phụ, mỗi nhân vật đều rất đáng yêu và thú vị. Cách khai thác nhân vật trong truyện cực kì khác lạ và mới mẻ. Mình rất thích cách mà tác giả xây dựng cảm xúc và tình tiết trong cuốn sách này. Đọc xong, mình tin chắc rằng hầu hết mọi người sẽ thấy truyện thực sự đáng đọc và đáng yêu.

Nếu bạn thích một câu chuyện tình yêu lãng mạn và huyền bí, cuốn sách này sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Hãy tự mình khám phá và cảm nhận sự đặc biệt của “Người Yêu Ơi, Đi Nào!” nhé!thảm cực điểm ㅠ.ㅠ (và tớ trao niềm tin đúng chỗ)
Cương thi – nghe thôi đã thấy đáng sợ. Chúng ta xem phim hay truyền thuyết vẫn thấy chúng được miêu tả là loài hút máu người và động vật, nhảy tưng tưng nhìn sởn cả gai ốc. Nhưng Hống – cương thi đại ca trong tác phẩm này không hẳn là như vậy, việc hằng ngày nó* làm là sáng chui vào quan tài ngủ, đến khi có người bắt nữ chính Xảo Nhi hiến tế cho nó thì nó bắt đầu coi cô ấy là đồ chơi ôm mà ngủ, tối thì ra ngoài hấp thụ linh khí, hấp thụ ánh trăng.
Một con cương thi dám ngang nhiên ban ngày ban mặt đi chiếm động của cương thi khác rồi chui vào ngủ như của mình; giữ khư khư Xảo Nhi bên cạnh như đồ chơi thú vị để ôm ngủ; hằng đêm đi trộm táo về nuôi “đồ chơi” dọa chủ vườn táo phát hoảng. Nó có chút ngây ngô, chút vô sỉ và tớ đánh giá nó là một con cương thi “ngây thơ vô số tội” làm người đọc nghẹn lời.
Xảo Nhi là một cô gái khá ngốc, cô không phải là dạng ngu ngốc chỉ là dây thần kinh phản ứng hoạt động rất chậm, chậm đến nỗi cương thi dọa cô mà đến khi nó bỏ đi rồi cô mới cảm thấy sợ. Cô bị bán làm nha hoàn từ bé, lại ngốc nghếch không ai quan tâm thăm nom nên khi bị bọn đạo sĩ bắt đi hiến tế cho cương thi cũng không ai phát hiện. Tuy hơi ngốc nhưng cô cũng biết việc bị một con đại cương thi ôm ngủ là đáng sợ đến nhường nào nên cô luôn tìm cách bỏ trốn, nhưng luôn không thành công. Dần dần Xảo Nhi quen với việc ở cùng một con cương thi, cô dần hiểu thói quen của nó, nó chỉ nhe răng dọa cô khi cô không nghe lời muốn bỏ trốn, nếu cô nghe lời nó sẽ để mặc cô tự do muốn làm gì thì làm.
Cương thi với đôi mắt xanh biếc vì nuôi “đồ chơi” mà hòa mình vào cuộc sống con người, nó đi kiếm tiền nuôi Xảo Nhi, biết con người cần ở nhà nên xây nhà chứ không xây mộ – nhưng đào hố xây giường như quan tài cũng chả khác trong mộ là bao; khi thân thể sống lại, nó học tiếng nói của con người để trò chuyện cùng Xảo Nhi, còn đi bắt về một đám tiểu yêu và cương thi cấp thấp để hầu hạ nàng. Tình yêu của Hống và Xảo Nhi đến thật tự nhiên, từ sự sợ hãi và xa lạ, họ yêu nhau từ lúc nào không ai biết nhưng cử chỉ tình cảm quan tâm xuyên suốt cả câu chuyện này.
“Em nhìn đi Xảo Nhi, thật ra thì tất cả điểm tựa của Hống cũng chỉ có tình yêu của em. Nhưng nếu như tình yêu này cũng không còn thì anh chỉ có hai bàn tay trắng.”
Sau khi Hống giết Hạn Bạt rồi thăng cấp thành chiến thần thượng cổ, thủy tổ cương thi, nhiều chuyện đã xảy ra làm nên những nút thắt của truyện. Hống bị đọa vào Ma giới, còn Xảo Nhi vì mất tiên cơ tu luyện lại già đi từng ngày, từng việc từng việc như đánh mạnh vào tình cảm của họ, không phải thay lòng chỉ là cái chết và luân hồi cản trở họ bên nhau. Nhưng bạn hãy yên tâm đây là truyện HE, dù hai người hy sinh cho nhau quá nhiều nhưng đều có sự đền đáp rất thỏa đáng sau này.
“Anh sẽ đợi em mỗi đạo luân hồi”
Dàn nhân vật phụ hoành tráng của “Người yêu ơi, đi nào!” làm truyện bi thương không quá nổi một phút. Một vị Ứng Long lịch kiếp số nhọ khi thu Hống làm Thi sát để mình luôn trở thành trò cười. Một bầy cương thi cấp thấp và tiểu yêu tôm cua ngốc nghếch dở người cực kì ấu trĩ. Một vị Bồ Tát thích nhất ôm cây tiền rung lắc kịch liệt và còn nhiều nhiều nữa các thánh thần thiên giới dễ thương và khó đỡ làm người đọc phải đánh giá lại thần tiên có thoát tục như mọi người vẫn nghĩ không??
—-
Trích đoạn từ truyện
Hiển nhiên cương thi mắt xanh không đồng ý việc Xảo Nhi muốn đi làm kiếm tiền. Một cương thi tốt tại sao lại không thể nuôi nổi đồ chơi của mình chứ?
Cho nên nó suy nghĩ hồi lâu, nói với Xảo Nhi — Tôi đi!
—-
Một hồi lâu nó cúi người đặt Xảo Nhi trong quan tài, khí thế hăng hái nói cho cô biết “Hôm nay anh học được trò chơi mới đấy.”
Xảo Nhi cũng hăng hái khí thế viết chữ lên ngực nó “Hả, trò gì vậy?”
Một hồi lâu, trong nhà nhỏ vang lên tiếng quát tháo ầm ĩ. Rất nhiều cương thi phát hiện ra Lão Đại của bọn chúng bị đuổi khỏi mộ. Quần áo không ngay ngắn, quỳ gối ở cửa nhà, dưới đầu gối là tấm bảng giặt đồ của Xảo Nhi, trên đầu đội một chén nước, gương mặt đầy vẻ ngây thơ hoang mang…Công chúa mắt xanh bắt đầu nghi ngờ rằng đám lính tôm cua của cô có thể nên gọi bản thân là Lão Tam, vì Lão Nhị đang đếm cua ở đây…

Có thể bạn thích sách  Không Lấm Máu

“Việc này thực sự đơn giản. Phụ nữ thường rất ghen tỵ. Chỉ cần tìm một người chung giường, sau đó…”

Chỗ đêm hôm đó, cương thi mắt xanh và bộ xương khô dành nhiều thời gian để nói chuyện.

Kết quả sau một đêm, Xảo Nhi trở về nhà và bất ngờ khi thấy cương thi mắt đỏ và cương thi mắt xanh đều nằm trong chiếc quan tài. Dù sao, hai con cương thi này không thể lừa dối được, khi cả hai đều là cương thi nam nữ. Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Cương thi mắt xanh nhìn thấy cô và ôm chặt cương thi mắt đỏ bên cạnh, “Sau này anh sẽ ngủ chung với nó, nó mới là đồng loại của anh.” (=_=”” hai con cương thi nam)

“Công tử, việc một người đàn ông mang theo trẻ con thật sự không tiện lợi. Tại sao không để chị chăm sóc chúng đi? Chị sẽ coi chúng như chính con ruột mà chị sinh ra…”

Cuối cùng, cương thi mắt xanh tức giận: “Cũng đã nói rồi, không phải tìm dễ dàng, mất công mới có được chúng. Không đưa, chết cũng không đưa.”

Đó là lời nhận xét của #Hạ_Tịch Dung Hoa – trên trang fb/ReviewNgonTinh0105. Mời các bạn thưởng thức truyện Người Yêu Ơi Đi Nào của tác giả Nhất Độ Quân Hoa.