Tôi sanh ra dưới cung tuổi Ngọ, mà lại là Canh Ngọ nên chịu sự xê dịch rong ruổi khắp nơi.
Tôi sớm hội nhập đời sống xa cha mẹ từ nhỏ nên từ khi biết ôm tập “Vằn Con Gà ABC” của lớp vỡ lòng đến lúc ra trường Cao Đẳng, không có niên học nào tôi được ăn cơm gia đình, ngoại trừ hai tháng hè, một tháng Tết. Đến lúc nhảy vào đời lại chọn đúng nghề Triển Lãm, Thông Tin, Bảo Chí. Vậy là bốn vó câu cử chạy… toát mồ hôi. Cũng may trong người có mang dòng máu thích tìm tòi pha chút chất nghệ sĩ của cha, chủ, nên dù vỏ câu mệt mỏi sau mỗi ngày, tôi vẫn vui vì được đi, được thấy, được biết quê hương mình.
Trong suốt dặm trường rong ruổi đó cũng có lúc tôi ghi những hình ảnh thân thương lên khung vẽ, nhưng chỉ một phần rất nhỏ, vì cuộc sống ồn ào của tuổi thanh xuân cứ lôi con ngựa đi tới không kịp ngừng nghỉ, đến lúc thấy bóng xế ngang đầu thì vỏ ngựa lại phải chạy tuổi sang xứ tuyết lạnh lẽo, xa quê hương hơn nửa vòng trái đất rồi.
Đáng lý ra, sang đến đường xa xứ lạ vó câu càng mê mải đi cho thoả, nhưng trái lại, lúc ở quê nhà mong có dịp đi xa để “biết đó biết đây” vậy mà hôm nay mới thấy bài tập đọc ở Quốc Văn Giáo Khoa Thư là đúng: Quê hương đẹp hơn cả.
Nhớ quê hương, tôi đem cọ vẽ, màu sơn ra vẽ bằng óc tưởng tượng của mình. Tôi đã vẽ để trang trải nhớ nhung lên khung vải vài hình ảnh quê hương mà ký ức còn nhớ nổi đề mà không ngờ cái “hộc tủ chứa kỷ niệm” trong đầu của mình đã chất chứa bộn bàng những hình ảnh thân thương được thu thập trong quãng đời qua.
Tôi trình bày hình ảnh quê hương lên nhiều tranh và triển lãm cho bạn bè xem để cùng nhớ lại hình bóng cũ, nhưng chúng tôi thẫn thờ nhìn tranh mà tức tức, vì làm sao tôi vẽ nổi cơn gió chướng, cái bong bóng nước dật dờ trên sông, tiếng chim cu kêu báo hiệu Tết?
Kịp đến khi báo Làng Văn yêu cầu bạn đọc viết về quê hương, ghi chép kỷ niệm trước khi bị chìm sâu, phơi trải, phổ biến những tài liệu có thể bị mai một, tôi bèn tạm gác cọ, cầm bút lên ghi…
Cũng như vẽ tranh, trước tiên học sĩ phác hoạ đường nét chính (ligne d’or) để tạo không gian rồi mới đưa màu sắc vào tạo thời gian, tôi cũng đem hình ảnh muốn ghi lại đóng khung trong một không gian và thời gian, sau đó mới trang trải tâm tình qua các nhân vật. Hầu hết nhân vật trong truyện đều có thật (kể cả tôi đó nhé). Họ đã sống trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đã tạo đậm nét đặc thù cho khung cảnh đó mà không bao giờ nghĩ là mình đã làm ra “hình ảnh” mà giờ đây thời gian đang xóa họ nhạt nhòa.
….
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com