🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xuôi dòng cửu long
Ebooks
Nhóm Zalo
Để nhớ những ngày ngụp lặn bên bờ sông Tiền.
B.R., September 8, 2017
XUÔI DÒNG CỬU-LONG
tuyển truyện
PHẠM THĂNG
Để nhớ những ngày ngụp lặn bên bờ sông Tiền.
B.R., September 8, 2017
bóng xế ngang đầu thì vỏ ngựa lại phải chạy tuổi sang xứ tuyết lạnh lẽo, xa quê hương hơn nửa vòng trái đất rồi.
Đáng lý ra, sang đến đường xa xứ lạ vó câu càng mê mải đi cho thoả, nhưng trái lại, lúc ở quê nhà mong có dịp đi xa để “biết đó biết đây” vậy mà hôm nay mới thấy bài tập đọc ở Quốc Văn Giáo Khoa Thư là đúng: Quê hương đẹp hơn cả.
Nhớ quê hương, tôi đem cọ vẽ, màu sơn ra vẽ bằng óc tưởng tượng của mình. Tôi đã vẽ để trang trải nhớ nhung lên khung vải vài hình ảnh quê hương mà ký ức còn nhớ nổi đẻ mà không ngờ cái “hộc tủ chứa kỷ niệm” trong đầu của mình đã chất chứa bộn bàng những hình ảnh thân thương được thu thập trong quãng đời qua.
Tôi trình bày hình ảnh quê hương lên nhiều tranh và triển lãm cho bạn bè xem để cùng nhớ lại hình bóng cũ, nhưng chúng tôi thẫn thờ nhìn tranh mà tức tức, vì làm sao tôi vẽ nổi cơn gió chướng, cái bong bóng nước dật dờ trên sông, tiếng chim cu kêu báo hiệu Tết?
Kịp đến khi báo Làng Văn yêu cầu bạn đọc viết về quê hương, ghi chép kỷ niệm trước khi bị chìm sâu, phơi trải, phổ biến những tài liệu có thể bị mai một, tôi bèn tạm gác cọ, cầm bút lên ghi...
Cũng như vẽ tranh, trước tiên học sĩ phác hoạ đường nét chính (ligne d’or) để tạo không gian rồi mới đưa màu sắc vào tạo thời gian, tôi cũng đem hình ảnh muốn ghi lại đóng khung trong một không gian và thời gian, sau đó mới trang trải tâm tình qua các nhân vật. Hầu hết nhân vật trong truyện đều có thật (kể cả tôi đó nhé). Họ đã sống trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đã tạo đậm nét đặc thù cho khung cảnh đó mà không bao giờ nghĩ là mình đã làm ra “hình ảnh” mà giờ đây thời gian đang xóa họ nhạt nhòa.
8 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Tôi muốn vẽ lại trên giấy trắng cảnh chiếc tàu thủy hai tầng chạy xình xịch trên sông Cửu Long với nhiều hạng hành khách đang đi trên đó, và dư âm tiếng còi tàu súp-lê (Ẩm vang trên dòng Cửu Long). Tôi cố vẽ lại cho các bạn ở lửa tuổi xế chiều như tôi nhớ lại trường tiểu học ở quận có treo cái trống chầu to tướng dùng để đánh ba hồi bảo giờ học mà ngày nay dễ gì gặp lại ở bất cứ trường học nào. Tôi đã nuốt nước miếng khi vẽ lại cảnh đứa bé ngồi trên ghế đầu trong quán cà phê sáng, húp từng ngụm nhỏ cái dĩa đựng sữa nước sôi có bỏ vào mấy miếng bánh tiêu xé nhỏ (Biển dâu).
Cũng như cảnh một thanh niên đạp gò lưng trên chiếc xe lôi ba bánh chở theo đứa em đánh trống chầu thùng thùng và một đứa ngồi bên liêng từng tờ rờ-ram (program) quảng cáo tuồng hát đêm đó cho đám trẻ con chen nhau xô đẩy dành giựt phía sau xe đâu còn hiện hữu trên đất nước Việt Nam kể từ khi có xe Lambretta ba bánh gắn loa phóng thanh tuồng hát inh ỏi. Tôi phải ghi vội lại kẻo các bạn trẻ sau này đâu ngờ lúc xưa nhờ có chiếc xe lôi đạp toát mồ hôi, quảng cáo buổi sáng mà bà con cô bác biết đêm nay có cô đào chánh, anh kép trẻ đẹp trai mình thích sẽ đóng vai gì! (Mùa nước năm Thìn).
Tôi không dám tham vọng kể nhiều, đủ thứ, vì làm sao một cá nhân nhớ nổi, nhưng ở “hộc tủ ký ức” trong đầu có gì, tôi rán ghi ra giấy. Những hình ảnh sống động như quang cảnh buôn bán tấp nập của mấy ông đạo sĩ, áo màu dà, ngồi nấu dầu phong bên ngoài Miễu Bà Chúa Xứ (Ngày xuân viếng cảnh núi Sam, Châu Đốc), cảnh các cô áo dài sặc sỡ ngồi ăn ốc gạo trên bến đò Mỹ Thuận (Những chuyến đò ngày xưa), cảnh phóng tum đâm cả lìm kìm trong mùa nước nổi ở Châu Đốc (Chim trời cả nước) còn có thể ghi được, chở giọng rao hàng của cô gái
PHẠM THẮNG 9
bản vàm trong đêm (Gạo chợ nước sông) hoặc tiếng lục lạc leng keng của chiếc xe ngựa chở trầu cau từ Hóc Môn Bà Điểm về Sài gòn mỗi buổi sáng tinh mơ (Miếng ngon địa phương) chắc chắn tôi không thể tạo thành âm thanh được, tôi chỉ mong ghi lại với lòng chân thành thương mến quê hương.
Trong quyển này, tôi “vẽ lại” hình ảnh đó với những dòng chữ tâm tình tượng thanh, tượng hình để hy vọng bạn đọc thưởng thức nó trong sự tưởng tượng là mình đang ngồi dưới bóng mát của bờ tre xào xạc lá rơi...
10 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Phạm Thăng
Biển dâu
Các bạn đã từng biết qua những chuyện biển dâu thay đổi, từ biển cả bãi lầy, đảo nhỏ do đất bồi lần lần theo thời gian mà thành đồng ruộng, và đang là ruộng dâu xanh mướt bỗng bị trận lụt lớn mà thành vùng biển mênh mông. Những chuyện đổi thay đó thường xảy ra gần biển cả, nhưng các bạn trẻ chắc không ngờ là chợ Ngã Tư Long Hồ ngày nay cũng đã qua một cuộc “biển dâu”.
Chợ Ngã Tư Long Hồ là một khu chợ quận vui vẻ náo nhiệt nằm trên đường liên tỉnh Vĩnh Long — Trà Vinh, cách chợ Vĩnh Long mười cây số, nơi ngã tư sông Long Hồ và sông về Cái Ngang, Ba Càng. Từ hướng Vĩnh Long đi Trà Vinh sẽ đến khu chợ bên này bờ sông, rồi qua một cầu sắt dài gần một trăm thước để hướng về Trà
Vinh.
Chợ toạ lạc nơi ngã tư sông sâu nước chảy tiện lợi cho dân chúng ở các vùng lân cận chuyên chở nông sản như
PHẠM THĂNG 11
E
lúa gạo, chuối xoài, trái cây bốn mùa. Khu chợ được xây từ đầu thế kỷ. Lúc phong trào Văn Thân Cần Vương ở miền Trung thất bại, dân từ miệt xứ Quảng, xứ Huế chạy vô đây lập nghiệp càng ngày càng đông. Khu chợ có phố hai từng xây gạch, khu nhà lồng chợ khang trang kèo sắt lợp ngói, có công sở (nhà việc) uy nghi, chùa Ông, chùa Bà, trường học từ lớp chót đến lớp nhứt, về công nghệ thì có nhà máy xay lúa, nhà máy cưa cây, những nhà chuyên đóng ghe cui, ghe tam bản, xuống... Đò máy, đò ghe cùng xuồng ba lá qua lại chen chúc trên khúc sông bốn ngả này cho thấy sự ấm no thịnh vượng của dân chúng cho đến năm 1945...
Sau chín năm khói lửa, khu chợ Ngã Tư này đã bị xoá hẳn. Nếu không phải là dân cố cựu ở đây có dịp đi ngang chợ Ngã Tư Long Hồ sau này sẽ chỉ thấy một cái chợ nhỏ lèo tèo với vài dãy phố lá bao quanh ở phía bên kia cầu sắt, phía Trà Vinh. Còn phía bên này là bãi đất trống mọc đầy cỏ tranh dưới cơn nắng cháy da. Không còn một dấu vết gì chứng tỏ nơi đây ngày xưa là một khu chợ sầm uất, dù là vách tường đổ nát hoặc những cây cột gạch chơ vơ... Không còn gì hết, chỉ là bãi cỏ tranh cháy nắng đìu hiu nằm giữa mấy vòng kẽm gai rỉ sét quấn sơ sài.
Chiến tranh đã cày nát quê hương Việt Nam suốt từ 1945 đến 1975. Quân Pháp xâm lược bố ráp càn quét, Việt cộng tiêu thổ kháng chiến nên 9 năm đầu khói lửa đã phá hủy hắn ngôi chợ thân thương của dân vùng này. Trước đây tên chợ đã được ghi trên bản đồ dân sự, quân sự, và vì nằm trên địa thế chiến lược ở ngã tư sông nước xuôi bốn ngả, tiện việc kiểm soát nên quân Pháp đã đóng đồn tại trường học sau chợ. Sau nhiều lần bị công đồn, quân Pháp đốt dãy nhà bè theo sông, hạ hết phố ngói, chùa Ông Bổn, nhà việc, đốn rạp cây to cho trống trải
12 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
quanh đồn...
Sau năm 1954, dân chúng từ các nơi tản cư kéo về quê cũ. Quân đội VNCH vẫn phải duy trì đồn đó để giữ an ninh quanh vùng nên dân chúng họp chợ, dựng lại nhà phía bờ sông đối diện. Từ ngôi chợ chồm hổm họp tạm bên bờ sông, chợ dần dần lớn ra, đông hơn và phố lá nhà cây được xây dựng. Chính quyền địa phương bèn cất một nhà lồng chợ để cho dân tiện việc mua bán.. Thế là chợ mới Ngã Tư được thành hình với phố xá bao quanh, ghe xuồng lui tới ken bít dưới bến sông, chen chúc với đò máy từ chợ Vãng (Vĩnh Long), chợ quận Cái Ngang, Ba Càng đổ đến. Chợ vẫn ở trục lộ Vĩnh Long—Trà Vinh nên bến xe đã thành hình. Trước đây bến xe ở phía bên nầy cầu sắt.
Sanh hoạt của chợ có ồn nào náo nhiệt nhưng người dân cố cựu ở đây mỗi lúc nhìn bên kia sông, nhìn bãi đất cỏ hoang thấy lòng bùi ngùi nhớ lại những hình bóng cũ của ngày qua... Họ như thấy trước mặt chùa Ông với mái ngói âm dương cũ kỹ rêu xanh, hai con rồng bằng sành men biếc bóng ngời nằm chầu trái châu trên nóc thật sống động. Mà linh hoạt nhứt là những hình bát tiên bằng sứ, những tượng vua chúa, hoàng tử công chúa, cung nữ quân lính cũng bằng men sứ nhiều màu, nghe nói được chở từ bên Tàu sang, gắn trên hai mặt tiền sát mái cong. Chùa thờ Đức Quan Thánh Đế Quân (ông Quan Công), nhưng dân chúng cung kính gọi là chùa Ông, có nghĩa là chùa ông thánh bổn mạng của mình. Chùa không có khuôn viên như chùa Phật vì phần nhiều chùa Ông ở miền Nam đều nằm gần chợ, nơi thị tứ nên không có sân rộng với cây to bóng mát, nhưng chùa đặc biệt với mặt tiền chạm trổ trang hoàng bằng tượng sành sứ và hai cánh cửa gỗ dày sơn son có vẽ hình ông Thiện, ông Ác.
PHẠM THẮNG 13
Tượng đức Quan Thánh và Châu Xương, Quan Bình được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nét khắc chạm thật thô sơ nhưng ai cũng biết hình tượng ông mặt đỏ râu dài nghiêm trang ngồi giữa là Quan Công, bên phải là Châu Xương mặt rằn ri dữ tợn tay cầm thanh long đạo và bên trái là Quan Bình mặt trắng môi son tay ôm gói ấn. Trẻ con chỉ chạy giỡn ngoài sân lót gạch tàu, ít có đứa dám vào trong chùa, nhưng tụi nhỏ khoái đến gần con ngựa gỗ sơn màu đỏ tía ám khói đen vì thời gian để thờ bên trái cửa ra vào. Tôi cũng như tụi nhỏ, mỗi lần má tôi cho tôi theo ra chợ Ngã Tư, bà mua xu bánh bò rồi biểu tôi ngồi chờ bà tại sân chùa dưới cây bàng tàn lá mát rượi. Lần nào cũng vậy, tôi ngồi chờ thấp thỏm, ăn hết cái bánh bò mà má tôi vẫn chưa ra, miệng tôi có lúc mếu xệch. Tôi liếc nhìn con ngựa xích thổ, bờm và đuôi đã bị đứt xơ xác, hai mắt tròn xoe đen thui. Tôi sợ nó thì ít mà tôi ngán tụi nhóc con khoảng 9, 10 tuổi đang bắn cu-li, thấy đáo trong sân thì nhiều. Tụi nó lớn hơn tôi vài tuổi nhưng có vẻ bậm trợn, ở trần trùi trụi, mặt mày lem luốc, chửi thề ỏm tỏi, tranh giành hơn thua... Tôi ngồi dưới gốc cây bàng ăn vội vàng cái bánh bò, sợ tụi nó giựt mất, trống ngực đập thình thình. Tôi quyết tâm hễ lần sau má tôi cho đi theo ra chợ thì đeo dính theo bà, nhưng lần nào cũng vậy, má tôi không cho theo, bắt ngồi lại chùa Ông, vì chỉ có chỗ này gần bến sông nơi xuồng má tôi đậu, vả lại chùa Ông có cây bàng tàn lớn, bóng mát rượi.
Mà tại sao ở sân trường học người ta thường trồng cây điệp bông vàng, còn gọi là cây keo, trong khi sân các chùa Ông chỉ trồng cây bàng? Sao không là cây điệp, hoặc cây xoài? Cây bàng không có trái ngon để bọn nhóc tì leo phá gây nguy hiểm, còn cây keo, cây điệp thì có nhiều bóng mát nhưng rễ nó rất phá đất, sân chùa Ông thì
14 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
nhỏ lót gạch tàu, chỉ có loại cây bàng là rễ không nhiều và tàn lớn cho nhiều bóng mát...
Cây bàng quen thuộc tượng trưng cho chùa Ông cũng như những cây điệp xanh, cây keo gốc sần sùi che mát cho ngôi trường tiểu học đã không còn nữa. Chúng đã bị bọn xâm lăng cướp nước khai quang khi cuộc chiến còn ác liệt.
Trước năm 1945, trường tiểu học Ngã Tư Long Hồ giữ vị thế rất quan trọng vì là trường duy nhất cho khắp vùng. Học trò ở Cái Ngang, Ba Càng, Bình Phước, Long Phước, Phước Chí.v.v.. nếu muốn có bằng sơ học (lớp ba) và học lên đến tiểu học (lớp nhứt), phải rời bỏ mái trường nghèo làng mình, rời bỏ vẻ ngơ ngác của đứa bé còn hôi mùi phèn, suốt ngày thơ thẩn dưới bóng mát cây xoài, bụi chuối, chỉ biết đánh u, đánh trỏng, hoặc mò cua bắt ốc với đám trẻ quen thuộc... để “dấn thân” vô mái trường rộng lớn có trẻ từ khắp vùng tựu về. Quê tôi cách chợ Ngã Tư khoảng năm cây số nên năm lên bảy tôi cũng là một trong đám trẻ dấn thân đó.
Từ trên cầu sắt đổ dốc xuống đã thấy mái ngói đỏ ẩn hiện dưới tàn lá rậm của sáu cây điệp bông vàng trái đen. Dân ở đây còn kêu là cây keo. Trái dài cỡ một gang tay giống trái me, khi chín trổ màu đen và nhựa trái ngọt gắt mà nồng chát nhưng không ăn được vị mủ nhựa của trái tuy ngọt nhưng ăn nhiều sẽ bị ngây ngất, gọi là say máu ngà.
Trường gồm mười lớp học khang trang và một phòng làm việc của ông Đốc học. Trường lợp ngói móc, vì bị lá cây keo rụng bám đầy nên phủ rêu xanh, vách tô với loang lổ, có chỗ bị bọn học trò chơi đập đảo tưởng làm bể lớp vữa tô bên ngoài lòi gạch sứt mẻ. Như những trường tiểu học khác thời bấy giờ, trường xây thành một dãy dài
PHẠM THẮNG 15
mười một phòng, tất cả cửa ra vào cùng quay ra một hành lang chung rộng rãi, để học trò xếp hàng mỗi khi vào lớp và sau giờ ra chơi. Phòng ông Đốc ở đầu dãy có treo tòng teng cái trống chầu to tướng đã mòn da vì thời gian.
Ngày đầu tiên má tôi dẫn tôi đến trường, tôi thậm thụt đi sau lưng bà, một tay cầm nón cối trắng, một tay ôm chặt cái cặp đệm mới tinh trong đựng hai tập vở học trò, viết thước và cuốn vằn Con Gà.
Má tôi dặn dò từ lúc ở xuồng bước lên bờ đủ thứ... mà vì lo buồn nên tôi quên hết, chỉ nhớ mang máng một điều là phải lễ phép, gặp ai cũng chào, cũng dở nón, nên vừa bước qua hai cánh của trường đồ sộ, tôi cảm thấy bước vào thế giới khác, thế giới của khuôn phép, thế giới của mấy thầy giáo lạ hoắc tay cầm cây roi mây lăm lăm.
Tôi đã lấy nón ra cầm tay sẵn sàng để cúi đầu... chào tất cả mọi người. May mà lúc đó đang giờ học, sân trường vắng hoe, tôi chỉ thấy một bác già mặc bộ bà ba đen như bác Tư Giác của tôi, tay cầm cây dùi to tướng bóng láng, hai đầu có hai cục u tròn. Tôi xanh mặt tưởng tượng ai mà chịu nổi với cây này, tôi bậm môi cúi đầu chào bác sát rạt, không dám ngửng đầu lên. Má tôi và bác ta mỉm cười.
Tôi đi mà bước không nổi, chưa kết theo má tôi từ của đến phòng ông Đốc không xa mà má tôi phải kéo tay tôi mấy lần, miệng nhỏ nhẹ:
Đi mau đi con, học ở đây sướng quá mà...
Hai mắt tôi đỏ hoe, nước mắt chỉ chờ rớt xuống, nhưng không rớt nổi vì tôi quá sợ cảnh lạ hoắc lạ huơ ở đây. Tôi cúi gầm bước theo bà thì bỗng tiếng trống làm tôi giựt mình nhìn lên.
Bác già lúc nãy đang thẳng tay nện dùi vào mặt trống:
16 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
thùng, thùng, thùng. Tiếng trống còn âm vang lũ học trò đã nhao nhao, nhưng chưa thấy đứa nào ra sân, chúng nó còn đang chen nhau sắp hàng. Có đứa thấy tôi thập thò sau lưng má tôi, chỉ trỏ, trợn mắt phùng mang. Bấy giờ tôi mới điếng hồn. Trời ơi, tụi gì mà lạ hoắc, không giống như thằng Ri, con Quí quê tôi. Tụi nó nói gì tôi vậy cà? Vừa lúc học trò ùa chạy ra sân, đám thì kéo lại gốc cây keo, đám chạy vòng ra phía sau lớp. Tôi gầm mặt không dám ngó tụi nó. Tiếng trống vẫn còn ù ù lỗ tại. Trước đây mỗi lúc theo má hoặc chú tôi ra chợ, cũng những tiếng trống này vang vang nhưng tôi không thấy quan trọng, vậy mà bây giờ tôi đang ở đây... tôi đã vào khuôn khổ rồi, tôi sắp là “học trò trường lớn” rồi.
Cách đây nửa tháng má tôi đã cho tôi biết việc đưa tôi ra chợ Ngã Tư để học. Tôi khóc lóc sợ hãi không dám xa nhà, nhất là phải đi học ở một trường quá to lớn đối với tôi. Tôi nằm vạ rồi khóc lóc năn nỉ, tôi nói thà học ít ít chữ với thầy giáo làng mà mỗi ngày còn được chạy nhảy tung tăng trong vườn với tụi bạn quần áo mốc mùi phèn. Nhưng má tôi cương quyết, bà ngọt ngào dỗ dành cắt nghĩa luôn mấy ngày. Nào là: con rán đi học để lớn giỏi như ba, có chữ có nghĩa với người ta... ôi nhiều lắm, đầu óc tôi đâu hiểu hết, tôi khóc mùi mẫn, hụ hụ nhưng bỗng nghe văng vẳng: rồi mỗi ngày má cho hai xu để ăn bánh... Tôi ngừng khóc để nghe rõ hơn. Má tôi hứa cho tôi hai xu mỗi ngày, mèn ơi... tới hai xu, sướng quá.
Từ trước tới giờ tôi làm gì có xu nào trong túi mỗi ngày, chỉ trừ mấy ngày Tết mới có tiền rủng rỉnh. Tội thèm có xu để mua cốm, mua mía. Ngày ngày chị bán cốm, mía, bơi xuồng dọc theo rạch nhỏ trước nhà đã làm tôi, thằng Ri, con Quí nhìn theo thèm quá.
Đặc biệt là chị này vừa bán vừa đổi hàng bánh để lấy
PHẠM THẮNG 17
cau tầm vung, vỏ ốc, vỏ hến. Chị đem theo mía, cốm nếp, bánh in bán cho con nít ở vùng quê hẻo lánh xa chợ này, và cả ba khía, cá mòi để bán cho người lớn. Ôi những con cá mòi thơm ngon trong bữa cơm đạm bạc của dân quê.
Tôi thèm cốm, mía nên má tôi và chú Tám tôi cũng cho xu để mua ăn, nhưng tuổi thơ thèm ăn, một xu làm gì đủ nên tôi theo thằng Ri, con Quí đi lượm cau tầm vung để đổi. Tụi tôi chịu khó lặn lội từ lúc trời chưa sáng, dầm mình trong sương mờ mờ, mò mẫm lượm từng trái cau tầm vung chín rụng trong vườn. Dù sợ ma tụi tôi cũng bậm môi lần theo bờ đất phía sau khu mả ông bà tôi để lượm cho nhiều. Trước đây bà tôi trồng chung quanh khu mả nầy rất nhiều cau. Những cây cay lão lớn tuổi hơn ba tôi giờ đây trơ thân gầy khẳng khiu mốc trắng in bóng lên nền trời với đám lá rũ vặt. Đêm đêm những đám lá này oặt oà vặt oại theo gió như những đầu tóc xoã. Đám con nít tụi tôi nhát với nhau: đó là tóc con quỉ xõa phơi cho mau khô, nào là có nghe tiếng khóc oe oe, tiếng hát đưa võng kẽo kẹt trên mấy cây cau xõa tóc đó.. Đủ thứ chuyện ghê rợn làm tôi không dám ngủ một mình, vậy mà phải bậm môi ra đó lượm cau rụng vì ở đó có nhiều. Nhiều cây cau già, những buồng cau quá thời phát triển, trái chín rụng mỗi ngày để chúng tôi tha hồ lượm. Những trái cau tầm vung là những cái bánh in, khúc mía thơm phức ngọt ngào làm chúng tôi quên lạnh, hàm răng đánh bù cạp mỗi lúc bị nước sương đọng trên tàu chuối đổ ào xuống. Đi vòng vòng tới lúc mặt trời lên khỏi ngọn tre, bọn tôi được một rổ quảo nhỏ, hè hụi bưng xuống bờ rạch trước nhà ngồi chờ... tiếng rao của chị bán: “Ai có cau tầm vung, vỏ ốc, vỏ sò đổi mía, ba khía... không?” Tiếng rao quen thuộc đó làm tụi tôi tỉnh người, quên cái áo phong phanh trên mình còn ướt nhẹp, nuốt
18 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
B.R., September 8, 2017
nay rồi.
Thưa thầy, tui hay tin tựu trường nhưng thấy cháu còn nhỏ quá nên nấn ná hoài.
- Thôi được, cũng không sao, chị về đi, tôi cho nó vô lớp chót B.
Rồi day qua đám học trò lớn đang lấp ló ngoài của, ổng kêu lớn:
Thằng nào vô biểu coi.
Một anh học trò lớn chạy vô khoanh tay.
Mầy dẫn thằng này xuống lớp chót B của thầy giáo
Chín đó, biết không?
—
Dạ biết.
Giao nó với tờ giấy này cho thấy.
Tôi hoảng quá níu cứng vạt áo má tôi, nước mắt chảy dài xuống má. Má tôi cũng bịn rịn chưa biết phải làm sao. Ông Đốc trợn mắt:
Khóc lóc cái gì ? Lớn rồi, đi học như tụi kia kìa, có gì mà khóc. Đi theo anh nầy xuống lớp rồi trưa nay về với
má.
Má tôi xá ông Đốc, gỡ tay tôi, bước lùi ra cửa, nói run run, giọng bà cũng cảm động:
Giỏi đi con, rồi trưa về với má. Má lợi nhà dì Năm tới giờ về má đón con.
Tôi lấm lét nhìn ông Đốc rồi riu ríu theo anh học trò lớn. Tụi học trò kéo theo như đi coi hát, tôi mắc cỡ quá những vẫn nhìn vói theo bóng má tôi đang đi ra cửa.
Trường tiểu học ngày trước gọi lớp nhỏ nhứt là lớp chót hay lớp năm chớ không như ngày nay bắt đầu là lớp một. Sau lớp chót là lớp tư, lớp ba, lớp nhì nhỏ, lớp nhì lớn rồi lớp nhứt. Đến lớp này học trò lớn rồi, có vẻ đứng đắn. Trước năm 1940, học trò lớp nhứt có anh đã 18, 19 tuổi cũng được học. Có anh ở quê nhà đã có vợ. Nhà
20 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
trường cũng không khó dễ gì, nhưng nếu các anh tiếp tục học trung học thì khó xin miễn tuổi.
Lớp chót trường nào cũng nhiều học sinh nên lúc nào cũng có hai lớp: A và B. Tôi đến lớp chót B ở cuối dãy. Lớp đã ra chơi chỉ có ông giáo già đang ngồi coi bài. Đến cửa lớp mấy thằng học trò chen nhau đi coi tự động đứng lại ngoài cửa. Anh học trò xá thầy rồi đưa tờ giấy. Tôi đứng nhìn ông thầy mà hai gối run run muốn sụm.
Thầy giáo mang kiếng trắng xệ xệ trên sống mũi, trên bàn có cây roi mây dài nhằng. Ông cầm tờ giấy, khoát tay cho học trò ra rồi nhìn tôi:
Mầy tên gì ?
Dạ con tên Tâm.
Ừ, mầy ngồi ở bàn này nè. Bàn giữa đó.
Ông dẫn tôi tới dãy bàn thứ hai, phía trong vách tường.
Lớp có ba dãy bàn, mỗi bàn ngồi ba đứa, có bốn lối đi, hai lối sát tường và hai lối giữa. Tôi ngồi vô bàn. Cái bàn dài rộng quá không giống như hồi tôi học ở trường làng, tụi tôi ngồi chung nhau cái bàn vuông ọp ẹp, tha hồ chọc phá, quẹt mực nhau tùm lum.
Tôi ngồi khoanh tay buồn bã, sợ sệt nhìn ra sân tìm bóng dáng má tôi, hy vọng bà còn đứng đâu đó. Tôi lo sợ hay là bà xuống xuồng bơi về rồi? Rồi tôi làm sao đây? Nghĩ đến đó tôi hốt hoảng dợm đứng dậy thì ba tiếng trống báo hiệu vô lớp. Tụi học trò ào ào chạy lại của xếp hàng hai. Thầy giáo bước ra chứng kiến cảnh xếp hàng. Vài đứa còn tiếc bàn bắn đạn chạy lại trễ, hai tay đầy đất cát quẹt đại vô quần, có đứa thở phì phò vì chạy mệt. Xếp hàng xong thầy cho vô lớp. Cả đám vào rất trật tự bàn ai nấy lại nhưng chưa được ngồi, chờ thầy gõ thước xuống bàn cái rốp mới ngồi xuống. Nói là trật tự nhưng cũng có
PHẠM THẮNG 21
vài đứa chen lấn, thúc cùi chỏ nhau, thầy không thấy, tôi ngán quá.
Tôi ngồi giữa hai thằng. Đứa phía tay mặt cũng trạc tuổi tôi, mặt mày có vẻ hiền lành, quần áo lành lặn, vô lớp là ngồi khoanh tay ngó lên thầy. Thằng ngồi phía vách ngó bộ bậm trợn hơn, chắc nó lớn tuổi hơn tôi vì mặt mày coi bộ vác hất. Tóc hớt không trọc, mà cũng không để chải (sau đó tôi hỏi chú tôi, mới biết là tóc nó hớt cua, kiểu ca-rê). Nó bận quần cụt vải đen, áo cụt tay gài có một nút, mấy nút kia đứt hết ráo.
Tôi liếc nhìn thì thấy nó cười, nháy nháy. Mặt nó dính mực tím. Chắc nó quẹt tay mực vô mặt cho có vẻ học trò như tụi thằng Ri và tôi lúc mới đi học trong làng.
Tôi còn đang nhìn, nó đã lấy chưa khều tôi:
Ê, tên gì vậy tụi ?
Tôi không biết nên trả lời hay không vì sợ thầy giáo thì nó đá chưa tôi, hỏi nữa:
Ê, tên gì sao hổng nói ?
Dạ, tui tên Tâm.
Trống ngực tôi đập liên hồi. Bỗng thầy giáo Chín nói
lớn:
Tụi bây mở cuốn vần, đọc bài đi.
Rồi thầy nhịp thước:
— I đi học... U, đánh đu... U, cái lư...
Tụi học trò như biết qua, mở cuốn vần trang đầu đọc lớn theo. Tôi cũng run run mở cặp lấy cuốn vần “Con Gà”. Ở nhà tôi đã học qua nên đọc theo nho nhỏ.
Tiếng I đi học... U đánh đu... ồn ào nhưng ăn rập theo nhịp roi của thầy. Có đứa hét lớn có ý át tiếng thằng bên cạnh. Mạnh đứa nào đứa nấy gân cổ mà la. Trong đám la hét lớn tiếng đó có thằng ngồi kế tôi. Tôi cũng quen dần nên đọc lớn như chúng bạn, nhưng miệng thì đọc mà mắt
22 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
thì nhìn ra sân trường. Những giọt nắng xuyên qua tàn lá rọi bóng rung rinh trên sân đất. Phía xa, cánh của trường đóng chặt, mấy chị bán hàng bánh đã kéo nhau đi. Bóng mát của mấy cây keo phủ sân trường còn đầy những nét gạch ngang dọc của tụi học trò vẽ ra để thảy đáo lỗ, nhảy cò cò. Tôi chợt nhớ bóng mát của bụi tre nhà tôi... giờ này chắc con Qui, thằng Ri đang ngồi bên rổ cau tầm vung để chờ chị bơi xuồng đổi cốm khoai. Tụi nó tự do ngồi móc đất sét nắn tu na, nắn con cóc, con trâu... Sao tụi nó sướng quá vậy?
Tiếng trống tan học buổi trưa làm tôi sướng ran. Giờ đây tôi mới thấy tiếng trống dễ thương quá. Tôi theo tụi bạn đứng xếp hàng, mắt không rời của trường. Má tôi có chờ tôi ở đó không? Ra khỏi lớp, cả bọn chạy túa ra. Tôi bương bả đi về phía cổng trường đã mở, miệng làm thầm van vái... có má tôi chờ nơi đó.
Má tôi kia rồi, lòng tôi xúc động muốn khóc.
Hai giờ trưa hôm đó, má tôi đưa tôi lại trường. Tôi vô một mình.
Đám trẻ chạy cút bắt vòng vòng quanh mấy gốc keo. Tiếng cười la, tiếng gây gổ khắp sân. Trường tôi có cả học trò trai lẫn gái. Đám con gái ngồi tụm năm tụm ba trên hàng hiện để đánh đũa, cũng có một số nhảy dây cạnh đó, khác hẳn tụi học trò trai lưng áo ướt mồ hôi, chơi u bắt mọi ồn ào sống động trái ngược với nhà công sở đối diện ngang trường. Mấy ông làng áo dài khăn đóng, vài chú thím nông dân tay cầm tờ đơn thập thò.
Tôi mong buổi chiều qua mau mà sao thấy lâu quá. Tại lớp bét học vần buổi sáng, tập viết buổi chiều, nghĩa là tập vẽ những nét sổ đứng như hàng rào. Vẽ kiểu này tôi đã từng học ở quê nhà nên vẽ không khó lắm. Mấy đứa vẽ xong trước chen nhau đem vở lên cho thầy chấm bài.
PHẠM THẮNG 23
Tôi cũng mau mắn chạy lên, quên mình là học trò mới.
Chiều hôm đó má con tôi bơi xuồng về nhà. Chao ôi sung sướng quá! Chiếc xuồng ba lá theo nước xuôi đi băng băng. Tôi ngồi mũi cũng như mọi khi, lấy tay vọc nước, Làn nước đục ngầu phù sa, trên mặt lờ đờ trôi nhiều bong bóng nước, lớn bằng trái mù u. Những dề lục bình theo nước trôi theo. Tôi thấy trong lòng rộn ràng, có cảm tưởng như người đi đâu xa mới về xứ. Tôi mới đi học hồi sáng, mới có một ngày mà sao như xa xách đã lâu. Vẫn hai cây dừa ngả nghiêng trên mặt sông chỗ doi Cậu đây, vẫn cái nhà mát cất trên bờ sông của ông Hội đồng H. mà mỗi lần đi qua, tôi ước ao được một cái như vậy ở nhà tôi. Cái gì cũng quen thuộc mà tôi cảm thấy như được chúng hỏi han: đi đâu về đó? đi gì mà lâu dữ vậy?...
Đã chạng vạng tối, mặt trời đỏ ối như cái mâm tròn lấp ló sau rặng tre phía xa. Khói lam quyện trên mái tranh. Nhiều nhà đã lên đèn ăn cơm tối. Tôi vẫn chưa đói bụng, thấp thỏm hồi hộp trông mau tới nhà.
Má tôi bơi đều đều, một vài người quen thấy má tôi, hỏi vói theo:
về.
-
Đi đâu mà về tối quá vậy chị Sáu?
Ở ở, thằng Tâm đi học ngoài Ngã Tư, tui rước nó
Vậy hả, chèng ơi, giỏi vậy.
Má tôi mỉm cười bơi mạnh dầm hơn. Chắc má tôi cảm thấy sung sướng có thằng con học trường chợ. Tôi vọc nước mà nghe lòng mát rượi.
Quẹo vô vàm rạch Phước Chí giao với sông Long Hồ nước chảy hơi ngược, nhưng má tôi vẫn bơi đều tay. Bà con ở đây biết má tôi nhiều nên họ hỏi và bà trả lời nhiều người và vui vẻ tươi cười hơn.
24 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Trước mặt là vàm Bà Giáo, con rạch nhỏ xíu của xóm tôi kia. Thấp thoáng sau đám chuối dày bịt những lá là nhà thằng Ri, con Quí. Giờ này tụi nó làm gì? Tụi nó có ngán tôi là “học trò trường tỉnh” không?
Có hai bóng bé nhỏ đang bưng cơm ngồi trên cầu dừa bắt ngang xẻo. Thằng Ri vừa thấy mũi xuồng ló tới liền đứng dậy:
―
Dia rồi kìa...
Bác Năm má con Quí mau mắn bước xuống bến, hỏi: Dìa đó hả chị Sáu. Mèn ơi đi cả ngày ha... Thằng Tâm mầy học được bao nhiêu chữ rồi? Giỏi à nghen.
Má tôi gật đầu cười cười cho xuồng quẹo vào mương. Tôi mắc cỡ cúi mặt mà trong lòng hãnh diện vô cùng.
Mấy ngày sau má tôi cũng chịu khó thức sớm để đưa tôi đi học. Tôi đã quen với không khí trường, dạn dĩ hơn. Tôi đã quen với thằng Cư ngồi bên cạnh, nhìn mặt thì thấy bậm trợn du côn, nhưng nó lại đối với tôi dễ chịu. Có nó chơi chung không đứa nào ăn hiếp tôi.
Mỗi ngày tôi thức sớm lúc trời còn mờ đất, bước thấp bước cao theo má xuống xuồng nằm chúi ngủ nữa. Má tôi đắp cho tôi một chiếc khăn bàn và úp trên đầu tôi cái nón lá để che sương. Bà lại đều đều bơi xuồng theo con nước rồi lại cả ngày ngồi ở nhà dì Năm chờ tan học chiều, đưa con về.
Đưa rước được hơn mười bữa thì má tôi cảm thấy mệt, không làm được việc gì cho nhà vì thức khuya ra chợ đến tối mịt mới về... Một hôm chú Tám tôi nhắc má tôi mới nhớ:
―
Sao chị không gởi nó đi đò của anh Bảy. Mỗi ngày ảnh đều đi chợ Vãng, có đi ngang Ngã Tư mà. Ảnh đưa nó buổi sáng và chiều rước về, khoẻ ru.
—
Ở, phải đa, nhưng đò chủ Bảy đi đúng giờ học
PHẠM THẮNG 25
không?
Chắc được mà, vì bạn hàng cần đi chợ sớm để mua bán nên ảnh đi sớm lắm. Ra tới Ngã Tư chưa sáu giờ, còn chiều về ảnh ghé chợ Ngã Tư để rước mấy bà bạn hàng cũng khoảng năm giờ. Để tôi hỏi lại ảnh cho chắc.
*
Chú Bảy tôi tên Giai đã ra riêng cách đây bốn năm sau khi ông tôi chết. Nhà chú ở trong ngọn rạch Bà Giáo, cách nhà tôi cỡ hai tiếng hú (khoảng hai ngàn thước). Chú thím có năm công ruộng tốt đủ sống quanh năm. Trước đây khi chưa vợ chú thích sống giang hồ
nay đây mai đó bằng nghề đá gà và hốt me. Không một trường gà nào ở Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho mà không có bóng dáng chú. Đến lúc ông tôi đau nhiều, chú mới bằng lòng lấy vợ chí thú làm ăn. Trước khi ông tôi chết, ông tôi cho chú chiếc ghe hầu mà ông tôi sử dụng lúc làm hương sư. Ghe hầu đóng bằng ván sao chắc chắn, mui bằng, cũng bằng cây sơn xanh nay đã bạc màu. Đặc biệt loại ghe hầu thường có cửa sổ hai bên hông rất mát mẻ sáng sủa. Chú tôi thương chiếc ghe, muốn để dành làm kỷ niệm ông tôi, nhưng không lẽ để ghe nằm ụ hoài ghe sẽ dễ hư, còn chèo đi chơi thì đi đâu bây giờ? Sau cùng chú mới sửa sơ lại để làm chiếc đò dọc cho bà con trong xóm đi chợ Vãng mỗi ngày. Bà con trả bao nhiêu cũng được. Vi dụ đi từ ngọn rạch Bà Giáo đến chợ Vĩnh Long thì một cắc (mười xu) mà ai nghèo trả bảy xu cũng xong. Tùy theo quãng đường gần xa mà trả chú đều vui lòng.
ս
Mỗi đêm gần sáng, tiếng gà còn rời rạc đầu làng cuối xóm đã nghe tiếng tù và: tú hu...u..u.. tú.. hu.. u..u của chú nổi lên vang trên mặt rạch mờ sương. Tiếng tù và quen thuộc với mọi người. Có người nhờ nó mà biết giờ
26 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
giấc để dậy nấu nước, ăn cơm ra đồng sớm.
Từ lúc có chiếc đò dọc của chú, bà con hoan nghinh lắm. Mỗi khi cần ra chợ Ngã Tư hoặc chợ Vãng để mua bán gì mà bơi xuồng lính kính vừa mệt vừa mất công. Nhứt là mấy cô gái nhỏ trồng được vài trái bầu hoặc muốn bán vài trái dừa khô mà phải bơi xuồng một mình xa hằng năm, sáu cây số thì ngán quá. Bây giờ có đò của chú, chỉ cần đến dặn chú buổi chiều hôm trước là có thể ngủ say cũng chẳng sao, chú nhớ khi đến bến sẽ kêu. Hoặc không dặn trước, tiếng tù và sẽ nhắc nhở chuẩn bị xuống bến chờ đò.
Chú Tám đã dặn chú Bảy mỗi ngày đến đón nên tôi yên chí ngủ không lo. Vả lại lúc này tôi dạn dĩ, quen với không khí trường nên bằng lòng đi đò để má tôi nghỉ lại nhà.
Tú hu...u...u Tú hu...u.. u.. tiếng tù và nghe rõ dần. Má tôi đã thức sửa soạn cho tôi, bà nhai trầu bỏm bẻm nói một mình: Chắc tới bến rồi.
Vừa lúc đó có tiếng vọng từ dưới rạch:
- Chị Sáu ơi, thức chưa? Thằng Tâm thức chưa? Bữa nay nước ròng sát quá, cầu dừa trơn lắm, biểu nó chờ tui lên cõng xuống.
Má tôi lay tôi dậy. Tôi còn sật sử thì chú Bảy đã bước vô. Má tôi mời:
—
Uống miếng nước trà cho ấm, chú Bảy.
- Được rồi chị, để đi cho kịp con nước, một lát nước lên, chèo ngược mệt lắm.
Tôi mang cặp đệm vào cổ leo lên lưng chú gọn gàng. Trước đây chú đã cõng tôi không biết bao nhiêu lần nên tôi chịu lắm. Chú lội ì ọp từ bờ đến chiếc ghe đậu giữa dòng nước cạn xều, nghiêng vai cho tôi bước vô khoang sau. Chiếc ghe được ngăn làm hai. Khoang sau dành
PHẠM THẮNG 27
riêng cho chú và con cháu có chỗ ngủ mỗi khi đi xa, trải chiếu rất sạch sẽ. Phía trước cũng sạch và gọn nhưng vì các bà đem theo thúng, rổ nên hơi chật.
Tôi còn say ngủ nên chúi xuống, mắt híp lại, chỉ mơ màng nghe văng vẳng tiếng chèo bì bõm và lâu lâu có tiếng tù và như gần như xa... Khoang trước mới có hai người khách là thím Bảy Nghé và chị Mạnh cũng nằm ngoẻo ngủ lấy sức để ngồi cả buổi chợ bán măng và cá trê giăng câu được hôm qua. Không ai nhìn bầy đom đóm lập loè trên mấy cây bần dọc theo bờ kinh. Bỗng chú Bảy cất cao giọng hò
Hò ơ..ơ.. đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc..
Đất nào dốc bằng đất Nam Vang ở..... ờ... ở Một tiếng em than hai hàng... lụy nhỏ.
Tiếng hò không bay vút lên cao mà chỉ trầm buồn như sương mai tỏa lan trên mặt nước. Vài tiếng gà gáy sớm như phụ hoạ với chú tôi.
Buổi chiều theo lời dặn của chú, trống tan học tôi đến chờ đò tại gốc cây bàng sân chùa Ông. Nói là chờ chớ ít khi tôi phải chờ. Vừa đến đã thấy chú ngồi đó với vài người bận rộn thu xếp thúng rổ. Ngày ngày chú đưa bạn hàng đến Vĩnh Long, khoảng 3 giờ chở họ về đến đây vừa đúng 5 giờ. Hôm nào bị nước ngược thì đỏ về trễ.
Ngày nào không có bạn hàng đi chợ Vãng, buổi sáng đó tôi khoái nhứt. Chú sẽ dẫn tôi đến tiệm nước chú Xồi phía dốc cầu sắt. Chú kêu ly xây chừng và cho tôi một ly sữa nóng. Tôi sung sướng ngồi chễm chệ như người lớn trên ghế đẩu nhìn cảnh sanh hoạt của quán cà phê trong buổi sớm tửng bưng. Chú Bảy sớt ly sữa của tôi vô cái dĩa. Chú nói cho mau nguội rồi xé bánh tiêu ra từng miếng nhỏ bỏ vô dĩa sữa cho tôi múc ăn. Đời tôi không bao giờ quên được hương vị thơm béo của miếng bánh
28 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
tiêu dầm trong dĩa sữa ngọt lừ lúc đó. Tôi ăn chậm rãi nhìn mấy anh phổ ky quần cụt, ở trần, vai vắt cái khăn ngả màu nhụt nhụt. Mỗi khi có khách vào ngồi bàn, anh kéo khăn xuống lau lau, phủi phủi rồi lóng tai nghe khách kêu món ăn. Nghe xong anh vắt khăn lên vai, ngước lên cao giọng ê a: “Dách cô... xiễu phế...a..a. xiểu báo, lượng cô a.a..” Mùi cà phê thơm lừng, mùi xíu mại, mùi bánh bao bốc khói quyện với tiếng ê a đó rồi lại được chú tài phú đứng sau quầy rót cà phê lớn tiếng lập lại: “Xiểu báo lượng cô..a.a.”
Chợ Ngã Tư còn sớm, có chỗ chưa đủ ánh sáng để họp chợ, vài cây đèn dầu còn lập loè, nhưng cái quán chú Xồi này đã ồn ào từ lâu. Sự sống bắt đầu từ hai giờ khuya, khi mấy anh đạp xe lôi, xe ba bánh ra đây nhâm nhi ly cà phê nóng, chờ khách từ miệt Trà Vinh, Vũng Liêm, Cái Nhum đem hàng lên sớm.
Những buổi như vậy tôi được ăn no mà còn được sung sướng vì ai quen chú tôi cũng đến chào hỏi niềm nở. Từ ông chủ quán đến chú chạy xe lôi, từ bác tài xế xe đò nhỏ đến ông tài công đò máy. Họ thân mật hỏi chú Bảy:
Thằng con lớn đây hả anh Bảy?
con.
Đâu phải, nó là cháu kêu tôi bằng chú. Tôi chưa có
Nó đi học hả? Giỏi quá...
Ai ai cũng dành trả tiền cho chú cháu tôi, nhưng chú không chịu. Nếu ai lỡ trả tiền rồi, chú cũng mua một điếu thuốc “cô-táp” mời lại.
Tôi đem thắc mắc này về hỏi lại chú Tám thì chú Tám cười, nói:
Tại con chưa biết đó, chú Bảy con mà ăn cơm quán, uống cà phê cả chợ Ngã Tư cũng hổng có ai dám lấy tiền, nhưng chú Bảy con đâu thèm làm vậy.
PHẠM THẮNG 29
Sao vậy chú ?
Chú Tám mơ màng như nhớ về dĩ vãng rồi kể trầm trầm:
— Chú Bảy con là anh hùng của chợ Ngã Tư, nó là tay “anh chị ngon lành” thì đúng hơn. Cách đây 4, 5 năm chú Bảy con đi đá gà hết chợ huyện nầy đến chợ làng nọ, chú con giỏi lắm. Nghề võ một bụng, mà hổng biết trên bước giang hồ ảnh học của ai mà ảnh thì giỏi võ còn... tạo thì dở ẹt. Lúc đó ở miệt Cầu Ngang, Trà Vinh có tên Thạch Xum, người đàng thổ, làm trời làm đất khắp vùng đó. Đàn em theo nó cũng nhiều nên Thạch Xum càng ngày càng lấn dần thanh thế lên tận Vũng Liêm, Ngã Tư Long Hồ rồi lên tới bến xe Vĩnh Long luôn. Tiệm quán nào mà bọn nó kéo vô thì chỉ có nước ríu ríu phục dịch cho cả bọn no say rồi kéo đi êm thắm. Nếu kỳ kèo đòi tiền thì bị đập phá, có khi lãnh “thằn lằn” trên mặt (thẹo chém bằng dao). Nếu đi thưa cò bót thì sẽ bị trả thù nên ai cũng chịu phép. Cũng có vài anh em ở bến xe Vĩnh Long ngứa mắt tới can thiệp, ẩu đả tại bến xe nhưng đánh không lại. Họ nói tại Thạch Xum có bùa gồng, bùa mà con mắt mình nên đánh không lại. Chú Bảy con lúc đó 24 tuổi, mạnh mẽ vạm vỡ vừa ở Cà Mau về nghe kể vậy bèn đi điều tra cho rõ thiệt hư.. Rồi tháng sau chủ Bảy con gởi thơ mời đích danh Thạch Xum đấu tay đôi tại Ngã Tư.
Đám Thạch Xum nhận lời nhưng muốn trận đấu này tại sân banh Trà Vinh. Bên mình không bằng lòng, chỉ thách đấu tại cầu sắt Ngã Tư Long Hồ, viện lẽ nếu đánh nhau tại sân banh thì lùm xùm, thiên hạ coi rần rần, cò bót sẽ túm hết. Gặp nhau tại giữa cầu sắt Ngã Tư, không gần Trà Vinh mà cũng không gần chợ Vĩnh Long, và chỉ cần Thạch Xum và chú Bảy con đấu nhau giữa cầu sắt dài cả trăm thước. Đàn em ở hai đầu cầu, không ai được xáp
30 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
lên cầu, bên nào vi phạm kể như bên đó thua. Đám Thạch Xum lơ mơ mà cũng ngon lành, chấp thuận liền.
Nói tới đây, chú Tám tôi gục gặc đầu:
Hồi trước dù là du côn, anh chị nhưng biết đối xử nhau theo lề lối giang hồ, nói một là một, không đánh huà, đâm lén như bây giờ. Ví dụ muốn để thẹo ai, tay anh chị cũng kêu kẻ thù day lại rồi... mới chém. Ở tao nói tới đâu rồi? À, buổi thách đấu đúng mười giờ khuya đêm 18 tháng 6 năm đó. Theo với chú Bảy con có bác Tư Giác, tạo và hai tay anh chị đứng bến xe Vĩnh Long. Hai cha này cũng ngon lành lắm, nhưng đã bị thua Thạch Xum một lần còn tức.
Tôi vọt miệng hỏi:
Chú có nghề võ hông, mà dám đi?
- Coi, thằng nói niếc, dù hồng có nghề tao cũng phải theo chú Bảy mầy, chớ bỏ ảnh sao. Với lại cuộc đấu này quan trọng lắm, danh dự của tay cầm đầu, nên chỉ cần hai tay đầu sỏ đấu với nhau là phân hơn thua. Chớ đám em út nó dù đông cũng làm nước mẹ gì. Tại xứ mình mà, tụi nó hổng dám quậy nếu đại ca có thua... Hử, mà hễ chú Bảy con thua thì cũng... phục tụi kia luôn. Thôi, đừng chận tao, để tao kể cho nghe. Và tối hôm đó, phe mình nhậu lai rai dưới ghe tại đầu cầu. Chủ Bảy con mặc quần lãnh đen bỏ túm ống chân, lưng quấn khăn lụa màu đỏ. Ảnh ít nói, lầm lì suốt buổi nhậu, cũng không cho biết kế hoạch ra sao, chỉ dặn mọi người dù có lo cho ảnh cũng đừng chạy lên tiếp, bị xử thua lãng nhách.v...
Gần mười giờ khuya, tụi Thạch Xum mướn xe đò nhỏ chở tụi nó tới bên kia cầu sắt. Một thằng nhỏ liên lạc chạy qua báo tin.
Giờ này ai cũng yên giấc, làng xóm lặng trang đâu ngờ trên cầu sắt Ngã Tư sắp có cuộc đụng độ quan trọng. Chỉ
PHẠM THẮNG 31
có những tay chơi của Ngã Tư, Vĩnh Long, Trà Vinh là biết. Đầu cầu bên nào đàn em bên phe đó đứng dàn trận. Không còn xe cộ nào lưu thông giờ này nên hai nhóm chận hai đầu là cây cầu biến thành võ đài. Chú Bảy con khoan thai bước tới giữa cầu trước. Bên kia Thạch Xum cũng hăm hở bước lên.
Cầu sắt Ngã Tư có dốc cao ở giữa như cầu mống để ghe chài lớn chui qua dễ dàng khi nước lớn, bề ngang chỉ 4 thước, hai xe đò không được qua mặt trên cầu, khoảng cách đầu cầu đến giữa cầu khoảng 50 thước. Thạch Xum đi chậm chậm, hai tay khuỳnh khuỳnh, ở trần trùi trụi, bắp thịt bóng lưỡng dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Hắn bận quần kaki cụt ở trần, chắc muốn để lộ những hình bùa ngoằn ngoèo xâm đầy trước ngực và lưng. Tướng tá hắn vạm vỡ ăn trùm chú Bảy con nhỏ nhắn như học trò. Phe mình lo quá, nhứt là tao.
Hai người còn cách xa hai thước, tao thấy chú Bảy nói gì với Thạch Xum mà hắn gật đầu lia. Hai người chào nhau trước rồi mới mạnh ai nấy bái tổ đi quyền.
Thằng Thạch Xum múa ào ào, còn chú Bảy con trụ bộ đi bài xà quyền. Ảnh tràn qua né lại điệu bộ thật gọn, mà vì đi bộ thấp nên ở xa không thấy ảnh rõ, chỉ thấy Thạch Xum múa, đá ảnh ảnh.
Tụi tao lo quá. Ai đánh trúng ai, đâu thấy, chỉ thấy sợi giây lưng đỏ của chú Bảy con bay lượn và nghe Thạch Xum lâu lâu hầm hù om sòm. Hai đối thủ có lúc xáp lá cà, đòn bay ra, đòn đỡ lại nghe vù vù, cũng có lúc dừng lại trụ bộ ra thế bắt nhãn đối thủ rồi mới phóng tới.
Đàn em hai bên nín thở theo dõi trận đấu không ai dám bước lên cầu. Lâu lâu có tiếng cho nước: “Ráng lên anh Bảy! hay: “Thạch Xum dớ... bẻ cẳng nó dớ” Khoảng tàn một điếu thuốc bỗng thấy Thạch Xum loạng choạng
32 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
chúi nhủi. Nó bị cú đá của chú Bảy con. Nó quy xuống, tụi tao khoái quá chưa kịp la lên thì thấy hắn đứng dậy, trong tay có một cây côn dài. Thì ra có thằng đàn em nào của nó lén dấu sẵn cây côn dọc theo thành cầu mà phe mình tin tưởng quá nên không xét chỗ giao đấu trước.
Tao nóng ruột dợm đứng lên nhưng nghe chú Bảy con la lớn: “À, mầy có dấu cây hả? Hồng sao... Anh em ta, đừng lo, đừng chộn rộn nghe..” Ảnh cẩn thận tràn qua hụp xuống né tránh cây côn quơ vù vù. Ảnh lùi dần đến chỗ dành cho bộ hành tránh xe trên cầu, kêu là “chuồng heo” đó. Chỗ đó vuông vức chỉ độ một thước rưỡi, nên khi ảnh đứng lọt trong đó, Thạch Xum quơ côn không dễ như ngoài trống, hắn chỉ có cách đâm hoặc đập xuống thôi. Lừa thế cho hắn đập côn trúng lan can cầu, tay hắn còn sượng run, chú Bảy con phóng sát vô mình hắn, tay trái xỉa hai ngón tay vô nách hắn, tay mặt chặt phạt từ trong trở ra trúng vô ba sườn Thạch Xum, gọi là thế “cương đao phạt mộc”. Chỉ nghe hắn hạ một tiếng, cây côn rớt xuống. Thừa lúc hắn ôm bụng, ảnh phóng ngọn cước “bình sa lạc nhạn”, Thạch Xum chúi nhủi. Chú Bảy con lượm côn chĩa một đầu xuống hông hắn nhưng không đánh. Ảnh nói: “Anh xài côn, còn tui, tui chấp.” Nói xong, ảnh liệng cây côn xuống sông rồi thủ bộ chờ. Hai ngón trỏ và giữa của tay mặt chĩa lên trời, cùi chỏ che ba sườn, bàn tay trái thủ thành thể trảo. Bác Ba Giác nói nhỏ với tao: “Nó đi bài song xỉ...” Thạch Xum dợm đứng lên nhưng bỗng ôm bụng khoát tay nói: “Thôi thôi, chú mầy thắng ta rồi.” Chú Bảy còn dè dặt bỏ tay xuống, cũng nói: “Anh cũng đánh hay quá, nhưng tụi mình xử huề làm anh em nghen.” Thạch Xum bước lại cười rồi hai người nắm tay cập kè đi về đầu cầu phía Trà Vinh. Tại tao ngơ ngác không biết ất giáp gì ráo nạo, thấy ảnh đi về
PHẠM THẮNG 33
33
.
phía bển với Thạch Xum tưởng ảnh bị cái gì. Bỗng nghe Thạch Xum nói lớn: “Đàng ta đâu... anh Bảy quánh hay lắm dở... tao chịu thua, làm anh em với ảnh... dở... Hoan hộ cái coi...” Có tiếng vỗ tay, có tiếng “ra vô” anh Bảy (bravo, tiếng khen). Lúc đó tụi tao mới kéo lên cầu bương bả qua bên đó. Đám đàn em Thạch Xum “bổ xua” (bonjour) kết bạn.
Tôi chận chú Tám:
— Sao chú kể rành quá, làm như là chủ đánh võ bữa đó vậy?
Cái thằng... thì sau đó anh em nhập bọn kéo nhau đi “hoắc cần câu” một trận ba xi để với xíu mại, rồi Thạch Xum kể lại, chú Bảy con cũng khen hắn, ai ai cũng nhớ mà... Nhưng Thạch Xum có nói câu này: “Tui ngán anh Bảy thì ít ít, nhưng tui sợ ông Tổ của anh thì nhiều.” Sau đó tao có hỏi ảnh: Ông Tổ của ảnh ở núi Tà Lơn hay do ông Lục Cụ nào cho, ảnh chỉ cười cười không nói.
Từ đó đám đàn em Thạch Xum hết làm trời ở đây. Quán tiệm buôn bán suốt đêm khỏi sợ, hành khách ở bến xe cũng không lo bị hà hiếp giựt đồ. Chú Bảy con đương nhiên được coi là tay “anh chị số 1” đất Ngã Tư, Vĩnh Long, Trà Vinh. Ảnh đi đâu cũng có chỗ ăn, chỗ uống đàng hoàng, đi xe khỏi trả tiền, nhưng ảnh không bao giờ kéo bè đi như vậy. Bất đắc dĩ đi đâu ảnh cũng trả tiền xe đàng hoàng mặc dù chủ xe, tài xế năn nỉ hoàn lại.
Bây giờ ảnh nghe lời ông nội tu tỉnh làm ăn, đâu ai dè anh chèo đò dọc là tay tổ vùng này.
Tôi nghe chủ Tám kể xong, phục lăn chú Bảy tôi. Từ nhỏ tới giờ, chú ôm ẵm, cõng tôi hoài mà tôi đâu biết chú có võ. Chú chưa bao giờ khoe khoang, rồi bây giờ ngày ngày chú cúi mình trên hai chèo để đưa đò, kiếm từ xu từ cắc với mồ hôi sức lực, mặt lúc nào cũng tươi tỉnh nhã
34 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
nhặn với mọi người.
Tôi trông mau sáng đi học để được gặp chú.
Chiều hôm đó ở trường xuống xuồng, tôi ngồi sau lái nhìn chú nhẹ nhàng dẻo dai chèo. Tôi phục chú lắm, nhìn chăm chăm thân hình cân đối của chú đang in rõ lên cảnh vật. Chú ngạc nhiên hỏi tôi:
Ủa, làm gì mà thằng này dòm chủ lom lom vậy? Sẵn dịp tôi nói luôn:
— Hôm qua chú Tám kể chuyện chú đấu võ với Thạch Xum nè. Cháu khoái lắm, sao hồi đó tới giờ chú hổng kể cho cháu nghe?
Ở.. ờ.. chuyện cũ rồi mà, chừng nào cháu lớn chú kể cho nghe.
Không, bây giờ cháu lớn rồi, đi học “trường tỉnh” rồi chớ bộ. Chú kể tại sao Thạch Xum bị chú đá ngã đi.
Chú cười rồi vừa chèo vừa thủ thỉ đủ cho tôi nghe:
Hồi đó chú biết Thạch Xum có võ nhưng rất tin ở bùa ông Lục. Chú chỉ cần hạ được Thạch Xum thì đám kia phục phe mình nên thách một đấu một. Trước khi đánh nhau người có võ phải múa thế bái tổ trước mới nhập trận. Chú đâu có bùa nhưng trước khi nhập trận chú biểu hắn: “Anh có tổ của anh, tui có tổ của tui. Tụi mình phải chào tổ của nhau trước khi bái tổ mình.” Thạch Xum chịu liền, chú chỉ chờ có vậy để cướp tinh thần hắn. Khi hắn cúi đầu chào Tổ chú, chú đọc lớn thần chú: “Nanh thô phá dắc, nô chịch tị, chịch tăng... A-la- hẫng... hú ú...” Nghe tiếng hú hắn nhìn chú run run rồi nhìn lom lom sợi dây lưng đỏ của chú. Vậy là hắn tin Tổ của chú quá lớn, hắn khớp. Nghề của Thạch Xum cũng giỏi nhưng cương hơn, chú xài bài “Ngọc Trản” với “Xà quyền” là hắn đánh hụt hoài.
Tôi khoái quá:
PHẠM THẮNG 35
Chú dạy cháu bài “Ngọc Trản” đi...
Chú tôi chỉ cười, rạp mình chèo cho ghe phóng mau hơn.
Tới bây giờ tôi vẫn chưa học được bài quyền nào của chú, vì trong những năm khói lửa, chú đã bị bọn Pháp xâm lược ruồng bố bắt đem về cầu sắt Ngã Tư bắn xô xuống sông với mấy người dân quê vô tội của vùng tôi. Chú tôi đã chết trên cây cầu mà đã một thời chú nêu danh anh hùng.
Giờ đây chỉ còn cây cầu sắt nối liền trục lộ Vĩnh Long—Trà Vinh là di tích cũ của khu chợ Ngã Tư Long Hồ ngày xưa.. Cây cầu đã tróc sơn rỉ sét vì quá già... Ngày nào nó được sửa chữa lại bằng bê-tông cốt sắt, ngày đó khách thương hồ xuôi ngược trên bốn ngả sông nầy, mấy ai còn nhớ đến hình bóng khu chợ nhỏ nhưng phồn thịnh của vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi có những người làm việc nghĩa âm thầm?
36 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
B.R., September 8, 2017
đầy vườn sau nhà, việc gói bánh tét dễ như... nấu cơm. Nếu không tiền để mua tí thịt heo ngoài chợ, thì cứ gói bánh với nhưn đậu xanh hoặc nhưn chuối.
Nếp được lựa kỹ không sót hột gạo để dễ dẻo, ngâm vài giờ với nước trong. Đậu xanh ngâm suốt đêm đem ra đãi sạch vỏ, lá chuối vườn nhà được chặt xuống, rọc dọc từng miếng lành nguyên phô màu xanh biếc và lau sạch. Thế là bà nội, má hoặc chị trải lá chuối trên ván gõ, đo đều chén nếp lên bằng phẳng, múc vài muỗng đậu xanh vàng ngà để dài vào giữa, thêm tí mỡ heo xắt dài cỡ ngón tay rồi nhẹ nhàng gói ghém hai đầu và cuốn quanh cái bánh từng vòng dây chuối tước nhỏ cho chặt tròn như ống tre, cỡ bắp tay người lớn, dài khoảng hai tấc. Khéo hay vụng là do người gói ghém tròn trịa và cột từng khoang giây đều đặn, chặt chịa... chớ bánh tét không đòi hỏi khó khăn. Vì vậy các cô em gái có thể bắt chước bà, dì để gói thử vài cái là quen ngay. Đó là bánh nhưn đậu mặn, nếu là bánh nhưn chuối, chỉ cần để hai trái chuối chín dọc theo nếp, thay vì đậu và mỡ.
Bánh tét dễ gói hơn bánh chưng vì bánh này không quen tay khéo léo để gói vuông vắn, (bánh chưng mà gói méo mó xộc xệch thì còn gì là bánh chưng, tượng trưng cho “đất vuông”) vừa nấu dễ chín hơn mà khỏi cần dằn nén cho ráo nước. Lá chuối để gói bánh có nhiều khắp nơi, vườn nhà nào cũng có, khỏi phải tìm mua như lá dong. Bánh tét cột chung hai đòn thành một xâu, nấu xong cứ treo tòn ten trên cây sào tre nơi gác bếp là xong, không sợ hư hoặc mèo chuột phá.
Có bánh tét bánh ếch, buổi cúng giỗ như tươm tất mà không cầu kỳ tốn kém, thì nói gì đến ba ngày Tết là những ngày vui trọng đại của “năm cũ bước qua, năm mới bước lại” ai ai cũng nghỉ làm việc đồng áng, quây
38 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
quần bên bàn thờ gia tiên, nhắc chuyện xưa tích cũ của thời Nam tiến, ông bà đến đây khẩn hoang cho con cháu nghe. Vả lại với tinh thần hiếu khách của dân Nam, trong ba ngày Tết, nhà nào cũng có họ hàng thân tộc để biểu xén, để trả ơn trả nghĩa bà con lối xóm giúp đỡ nhau quanh năm, nên phải có món quà gì ngoài cặp gà, cặp vịt. Món bánh tét, bánh ếch là dễ làm và làm được nhiều là món quà không thể thiếu trong ngày Tết. Có bạn thắc mắc: ai ai cũng gói bánh này, thì biếu nhau sẽ giống nhau sao?
Không đâu, mặc dù nhà mình đã có, nhưng tình nghĩa bà con mang đến vẫn quí, đậm tình hơn, vả lại biếu xén nhau bằng hai hoặc bốn đòn bánh tét có ý nghĩa chúc mừng nhân dịp đầu năm mang nếp dẻo, chuối mềm đến nhà, gói trong chiếc bánh chặt chịa tượng trưng sự no ấm đều đặn quanh năm. Ai ai cũng vui mừng đón nhận, và các cô gái quê có dịp ăn cái bánh của láng diềng để so sánh xem mình đã gói bánh khéo léo hơn chưa.
Miền Nam đất rộng, người miền quê xa chợ, có khi cả mười ngày, nửa tháng mới đến chợ xa nhà năm, mười cây số, thế nên ở vùng quê thanh bình, yên tĩnh lại xa chợ đó, đám trẻ nhỏ không có bánh quà ăn mỗi ngày, ngoại trừ đón chờ chị bán mía, cốm bơi xuồng dọc theo rạch để mua một vài xu khoai lang, hoặc đổi cau tầm vung, vỏ sò vỏ hến lấy vài vắt cốm, cho nên ngày giỗ Tết dân quê phải làm bánh tét, bánh ếch, bánh phồng chuối khô thật nhiều cho đám trẻ ăn phủ phê.
Như đã kể, dù nhà nghèo xác xơ họ cũng vay mượn nếp đậu để gói bánh, cũng phải có ít nhứt mười đòn bánh treo tòn ten, nói gì đến những nhà khá giả, vừa được mùa lúa, nấu mấy nồi to không biết, chỉ thấy khi nấu xong, một cây sào dài gác ngang tầm ngực ở nhà sau treo đầy
PHẠM THĂNG 39
bánh. Cứ hai đòn dính lại treo san sát suốt cây sào ba, bốn thước là cả một trời hấp dẫn đám trẻ. Ưu điểm của bánh tét hơn bánh chưng là bảo quản dễ dàng, khi ăn ít, đứa bé không cần lấy hết nguyên đòn, mà chỉ cầm dao đến sào tre, cắt một khoanh vừa đủ ăn của một đòn bên nầy, lần sau cắt một khoanh ở đòn bên kia, không sợ hư hao, trừ phi nếu ăn nguyên cái thì lấy cả hai... Các bạn ở vùng châu thổ sông Cửu Long nhắc đến Tết là nhớ đến “cây sào bánh tét” này. Cạnh đấy còn có một chiếc lu lớn chứa đầy mấy mươi nải chuối xiêm, chuối già hương chờ chín. Đó là “dụ” chuối.
Các văn gia thi sĩ thường viết lại quang cảnh nấu bánh chưng trong đêm trừ tịch ngoài Bắc, diễn tả tâm tình người trai xa nhà vừa về đoàn tụ với gia đình, ngồi quanh bếp lửa hồng, bên ngoài trời lạnh căm căm, chờ bánh chín. Ở miền Nam, đêm 30 tháng chạp không lạnh lắm nhưng cũng có sương khuya trên những tàu lá chuối sau hè rơi lộp độp, cũng có gió thổi vi vu trong lá dừa lá cau, bóng đêm như mực phủ đen cảnh vật tạo những hình thù ma quái làm đám trẻ con ngồi sát bên người lớn, táy máy đút củi vào bếp cho rực lửa hơn, trông nồi bánh mau chín, mà trong đó bà mẹ, người chị thân yêu có gói đặc biệt cho chúng mấy đòn bánh nhỏ xíu bằng nếp đậu sót lại. Trong khi đó, mấy bà lợi dụng thức đêm dài canh bánh, giã thêm mấy cối gạo. Tiếng cười nói râm ran, tiếng chày nhịp đều đặn các cụm, làm các ông không ngủ được. Các ông ngồi trên ghế trường kỷ nhìn mấy hàng liễn giấy hồng điều, đầy chữ nho mực đen ánh, miệng lẩm nhầm... gật gù đắc ý. Những đôi liễn này các ông phải bỏ cả ngày chèo xuồng ra tận chợ Tết Vĩnh Long nhờ ông đồ già mỗi năm mới có mặt một lần trước đình thần Long Châu viết dùm. Tấm tiền bàn treo trước bàn thờ ông bà
40 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
thêu hình bát tiên rực rỡ, những chậu vạn thọ nở hoa tròn trên mấy đôn sứ ở chân cột nói lên sự sung túc ấm no như mấy câu chúc tụng viết trên liễn đỏ. Chút nữa đây, vào đúng 12 giờ đêm, giờ giao thừa, giờ trọng đại của năm mới, bánh tét đã chín nồi đầu tiên, bà vớt bánh ra khéo léo sắp lên dĩa bàn to bằng sứ để ông lúc đó quần áo tươm tất trang trọng đại diện cả nhà dâng lên tổ tiên cái bánh của năm mới, cái bánh bằng sản phẩm do con cháu đem mồ hôi sức lực làm lụng, bằng cây nhà lá vườn, cái bánh tượng trưng ấm no...
Cái bánh tét đối với miền Nam cao quí là vậy, nên khi còn nhỏ lúc tôi học lớp nhì tại trường Ngã Tư Long Hồ xa nhà, sáng đi chiều về bằng chiếc đò dọc của chú Bảy tôi, tôi đã có lần tranh cãi với mấy đứa bạn cùng lớp về đòn bánh tét. Hôm đó thầy giáo giảng bài sử, đoạn vua Hùng Vương thứ tám phong cho con là Tiết Liêu làm thái tử nối ngôi, vì ông đã biết trọng dụng sản phẩm của quê nhà là nếp, đậu để làm ra bánh dầy, bánh chưng, thành hình vuông tròn tượng trưng Trời Đất. Tôi đã hãnh diện với bạn bè: nhứt định bánh tét của mình mới là bánh do ông Tiết Liêu làm ra, vì chữ Tiết do dân Nam nói không đúng giọng thành ra là tét. Bạn tôi có đứa cứ theo sách mà cãi: Bánh chưng, bánh dầy hình vuông tròn tượng trưng trời đất... Đứa thì bắt bẻ lại: tại sao không tên là bánh Tiết hay bánh Trời, bánh Đất mà lại là bánh chưng, bánh dầy?... Thôi thì om lên.
Chiều hôm đó, trên chuyến đò về nhà, tôi đem chuyện thắc mắc đó kể cho chú tôi nghe. Nghe xong chú cười vang trên mặt sông đục ngầu phù sa rồi nói với tôi:
Đứa nào cũng có lý, nhưng con ạ, bánh dầy bánh chưng với hình vuông tròn được công nhận tượng trưng đất trời từ ngàn xưa, cũng như hoàng tử Tiết Liêu là
PHẠM THẮNG 41
người nghiên cứu làm ra loại bánh này đã được ghi lại để con cháu Việt đời đời ghi nhớ mà quí trọng nếp, lúa, đậu, chuối là sản phẩm căn bản của quê hương. Có chịu khó chăm sóc cần mẫn, chúng ta sẽ gặp hái nhiều và dân ta sẽ no ấm mãi mãi như trời đất đang dung dưỡng chúng ta. Các con không cần tranh giành cái bánh nào do Tiết Liêu làm mà nên hãnh diện là cái bánh nào cũng có ích cho người đời cả. Con nhớ kỹ, bánh tét lợi ích rất thiết thực. Khi người dân quê cần có thức ăn dự trữ để lâu dài thì bánh tét đáp ứng được ngay. Ngày xưa khi chúa Nguyễn Gia Long bị Tây Sơn đuổi chạy, phải bôn ba vào Nam trốn lánh, Chúa đã được dân chúng vùng châu thổ sông Cửu Long nấu bánh tét đem dâng, quân sĩ Chúa nhờ đó mà no lòng.
Ngày trước quân lính đâu có thực phẩm lương khô như bây giờ, đòn bánh tét là thức ăn gọn, nhẹ nhàng dễ mang theo khi hành quân. Con học sử có nhớ lúc Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ làm lễ tế cáo trời đất tại núi Bân Sơn (Thuận Hoá) lên ngôi hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, rồi thống lĩnh thủy bộ đại binh bắc tiến đuổi giặc Thanh đang dày xéo dân ta tại Thăng Long. Đoàn quân chinh phạt của ngài gồm 100,000 quân, và ngài truyền lịnh đi gấp từ ngày 20 tháng chạp, hẹn đến ngày mùng 7 Tết Kỷ Dậu thì vào Thăng Long ăn Tết lại. Vì đại quân cần di chuyển gấp, ngài đã cho lập từng tổ ba người lính, cứ hai người võng một người. Khi hai người này đi thì người nằm võng được ngủ và cứ thay phiên. Đoàn quân tiến nhanh không ngừng nghỉ, thì con cứ tưởng tượng với đại quân 100,000 người này, ai nấu cơm cho kịp ăn, và không dừng lại để nghỉ thì ăn lúc nào? Sử sách không nêu chi tiết, nhưng chắc là ngài cho quân tiền trạm chạy ngựa trước đại quân nấu cơm vắt và gói bánh tét. Dân
42 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
chúng từ Nghệ An ra Bắc hân hoan ủng hộ đạo quân chính nghĩa nên làng xã tự động nấu bánh tét, cột hai đòn làm một để gởi cho đoàn quân quảy theo, vừa đi vừa ăn. Như vậy trong cuộc hành quân thần tốc nầy, chắc chắn chiếc bánh tét đã có dự phần...
Chú tôi vừa chèo nhịp nhàng vừa trầm ngâm nhìn mặt sông, miệng kể đều đều:
Sau đó trên đường Nam tiến, ông cha ta đã mang cách thức gói bánh này vào vùng hai huyện, vùng đất mới miền Nam, nơi cây rau ngọn lúa sinh sống dễ dàng nhờ thời tiết ôn hoà... để rồi có ngày nay. Con có biết ngày quân Pháp bố ráp quê mình, chính bà con dân quê đã nấu bánh tét dự trữ sẵn để khi thấy tàu “lồng cư” (tàu binh Pháp) ló dạng ngoài sông Cửu Long sửa soạn đổ bộ, vào xóm ruồng bắt gà, heo, bắn bừa bãi... thì quảy vội mấy đòn bánh tét chạy miết vô trong ngọn rạch, vô trong đồng xa để núp chờ chúng rút về. Có khi phải ngồi núp hai, ba ngày thì bánh tét này dùng đỡ dạ cho ông già, trẻ con lắm nghe.
Chú tôi buồn buồn hạ thấp giọng:
—
Tụi nó ác lắm, nếu mình nổi lửa nấu cơm, thấy khói, biết có người núp, nó bắn đại vô thì chết, nên ăn bánh tét đem theo là gọn hơn.
Tôi nghe chú nói bỗng thấy đòn bánh tét là thức ăn quan trọng để cứu đói lúc ngặt nghèo chớ không phải là món quà ăn chơi như tôi tưởng, nhưng chợt nhớ ra tôi lại hỏi:
Nếu bánh này không phải do ông Tiết Liêu sáng chế ra sao lại kêu là bánh tét?
―
À, con hỏi cũng phải. Con có nhớ mỗi lần má con cắt bánh tét sắp lên dĩa để cúng hay đãi khách thì cắt từng khoanh tròn bằng cái gì không? Má con chỉ cần mở giây
PHẠM THẮNG 43
cột và lột lớp vỏ chuối bên ngoài phân nửa đòn bánh, phân nửa kia chưa lột vội để cầm nếp khỏi dính tay, sau đó với sợi giây cột đòn bánh, má con cắn một đầu giây, hai ngón tay cầm đầu giây kia để quấn vòng đòn bánh, kéo mạnh tay, khoanh bánh sẽ theo sợi giây mà rời ra bén ngót. Cứ tét bánh bằng giây từng khoanh, từng khoanh cho đến hết đòn bánh. Người dân quê nào cũng biết cách tét đòn bánh từng khoanh như thế, họ khỏi cần xài dao vì dao sẽ dính nếp dẻo nhẹo. Chú tôi cười: Bánh tét có tên là vậy đó.
Mấy bà ngồi đò dọc của chú tôi cũng cười theo.
Sau này khi lớn lên, tôi đi khắp miền Hậu giang, từ vùng Châu Đốc, Hà Tiên có Thất Sơn huyền bí đến tận Cà Mau, Bạc Liêu tôm cá nhiều, muỗi vắt cũng lắm đến miệt Gò Công, Tân An rồi lên Sài gòn, đi đến đâu tôi cũng thấy những đòn bánh tét thân thương. Ngày thường thấy chúng được bày bán ở hàng quán, chợ búa; ngày Tết thấy chúng được bày biện trang trọng trên bàn thờ mỗi nhà miền Nam, nhưng độc đáo của loại bánh này là dù hình dáng có to nhỏ, dài hay ngắn theo từng vùng vẫn mang một tên gọi: bánh tét.
Bánh tét ở vùng Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh to bằng bắp chuối người lớn và ngắn đòn, dài chỉ độ hai tấc, nhưng gói giây chặt chẽ đều đặn. Nếu bánh nhưn mặn thì ngoài đậu xanh, mỡ, thịt ba rọi làm căn bản, người dân vùng này còn thêm mấy miếng lạp xưởng, một vài miếng trứng gà, ngon béo không kém bánh chưng. Nếu là nhưn đậu xanh ngọt hoặc nhưn chuối chín mùi, đòn bánh vẫn gọn đẹp, chặt chịa, và khi lột vỏ chuối, nếp dẻo có màu xanh biếc của lá chuối thấm vào như ngọc thạch mà nếp không dính lá, nhờ người gói có thoa một lớp dầu dừa vào lá chuối trước khi gói. Cái bánh nhưn mặn đậm đà,
44 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
và cái bánh nhưn ngọt đậu xanh nhuyễn như màu nghệ nằm giữa nếp dẻo để cúng Phật cũng như cái bánh nhưn chuối chín mùi tươm mật đã giúp các cô gái Nha Mân, Sa Đéc, Cao Lãnh nổi tiếng một vùng.
cái
Tại Cai Lậy, Bắc Mỹ Thuận có loại bánh tét nhỏ và ngắn, xinh xắn hơn để bán cho khách đi xe đò lục tỉnh. Hành khách đi xe về miền Tây khi ngang qua đây thế nào cũng phải mua mỗi người năm, ba cái để ăn trên xe. Các cô má phấn môi hồng yên chí khi ăn loại bánh tét nầy vì nó nhỏ nhắn vừa miệng cắn, không sợ hư môi son và lột vỏ tróc lóc không sợ dính móng tay. Loại bánh này chỉ đáp ứng cho khách đi đường, chớ dân vùng này vẫn gói những cái bánh to lớn tượng trưng sự đầy đủ vào dịp Tết.
Riêng vùng Thất Sơn, Kiên Lương, Hà Tiên, bánh tét trông ngộ nghĩnh hơn. Dù là bánh làm trong ngày thường hay ngày xuân, đòn bánh tét vùng này ốm cỡ cổ tay và dài độ bốn tấc. Vì cái bánh ốm mà dài nên trông như một trái ô môi màu xanh. Loại này tốn công cột giây như bó giò, nhưng vì được cột kỹ lưỡng nên khi chín nếp rất dẻo, nhứt là loại nếp Nàng É nhỏ hột, thơm phức. Cái bánh biến thể vì người Việt gốc Miên bắt chước loại “khao lảm” của dân Lào. Khao lâm là loại nếp và đậu để trong ống tre lồ ồ với lượng nước vừa đủ rồi đem nướng trong lửa. Khi chín, người ta bóc lớp vỏ tre cháy bên ngoài để lộ một ống nếp thơm dẻo mịn trong lớp phấn tre. Họ ăn nếp này với gà nướng ngon vô cùng. Bánh tét vùng Hà Tiên chỉ giống khao lảm về hình thức ốm và dài, nhưng cách gói bánh và nấu vẫn là cách cổ truyền của dân ta.
Sau ba ngày Tết, bà con có dịp đi qua Bắc Mỹ Thuận chợt thấy vài bà già mặt mày chất phác, tay xách giỏ bước vội theo xe vừa rời phà... không cần nhìn lên xe ghi
PHẠM THẮNG 45
có tên tỉnh nào, chỉ cần nhìn vào giỏ xách có đựng mấy đòn bánh tét ốm và dài ngoằng thì biết ngay các bà là dân miền tây nước Việt, sát biên giới Miên rồi.
Chiếc bánh thân thương đã qua bao nhiêu lần xuân đi đông tới, từ thế hệ này đến thế hệ khác, đã đi sâu vào gia đình dân Nam, từ ông bá hội giàu có, điền chủ có ruộng cò bay thẳng cảnh đến anh nông dân nghèo chỉ có miếng vườn nhỏ với gian nhà lá, bánh tét vẫn không bao giờ thiếu mặt trong ngày giỗ và ngày Tết. Chiếc bánh làm bằng thổ sản dễ kiếm nơi nào cũng có, chiếc bánh khi cắt không cần xài dao, chiếc bánh đã giúp quân lính ngày xưa vừa hành quân vừa ăn, chiếc bánh đã từng theo những người di tản bỏ nước ra đi tìm tự do.
Năm 1980, một vài đám cưới tổ chức ở Vũng Liêm (Trà Vinh) đi rước dâu bằng ghe máy kết hoa rực rỡ, chạy dọc theo sông Hàm Luông hướng ra Nam Hải. Trên ghe từ cậu rể, cô dâu, đến ông xuôi trai, bà xuôi gái, những bạn trẻ phù dâu... đều là dân từ Sài gòn xuống, áo quần màu mè ngồi cạnh những mâm sính lễ. Trong tám mâm to phủ vải hồng điều, ngoài trầu cau, rượu trà còn bốn mâm chất vun những đòn bánh tét lớn. Mọi người đóng vở kịch đám cưới rước dâu với mâm bánh trái tượng trưng giàu sang no ấm, nếu rủi gặp công an đón hỏi. Và đoàn đám cưới giả cũng như bao nhiêu người di tản đã nhờ những đòn bánh tét mà tạm no lòng trên đường vượt biên.
Nhưng vùng đồng bằng sông Cửu không phải chỉ có loại bánh tét là món tiêu biểu của ngày Tết mà còn món quà không thể thiếu nữa là bánh phồng.
Cũng giống như bánh phồng có bán tại các chợ nhưng bánh phồng ở nhà quê do dân làng làm lấy để ăn trong
46 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
dịp đầu xuân.
Khoảng hai mươi tháng chạp, vụ lúa ngoài đồng xong xuôi, cây rơm đã được chất cao nghệu sau vườn chứng tỏ trong nhà lúa nếp đầy bồ, người dân khoan khoái nhìn kết quả của mùa ruộng một nắng hai sương của mình để tính toán kế hoạch “ăn một cái Tết”. Món bánh tét và bánh phồng là đầu kế hoạch. Nhà có trẻ con mà không có đủ bánh cho chúng ăn trong ngày Tết thì tủi thân chúng quá.
Nếp có sẵn, mấy bà xay, giã cho sạch. Nếp phải rặt ròng. Loại nếp trắng, không được lẫn hột gạo nào vì gạo sẽ làm sượng bánh, không nở phồng được. Đám trẻ hăng hái trong vụ lựa gạo này lắm. Lựa xong nấu bằng nồi đồng ba mươi hoặc nồi lớn nào cũng được, nhiều ít tùy theo nhà. Nhà tôi mỗi năm nấu mười lít nếp, đổ ra khoảng bốn cối giã gạo.
Giai đoạn giã nhuyễn nếp trong cối thành một loại bột dẻo là nặng nề đây, nên đòi hỏi thanh thiếu nữ khoẻ mạnh. Các cô 17, 18 tuổi rất giỏi. Mười bảy bẻ gẫy sửng trâu mà.
Giã nếp cho nhuyễn gọi là “quết bánh phồng”. Cối và chày giã gạo ngày thường được lau rửa sạch, để nếp đã nấu chín vào cho anh trai đứng quết. Giã gạo thì có thể từ hai đến bốn người cầm chày đứng quanh cối cùng giã. Tiếng chày nện vào cối gạo và tiếng các cụm đều nhịp cho gạo xóc đều và đủ thời gian cho người kia giã xuống nghe rất vui tai, nhưng quết bánh phồng chỉ cần một người và một người ngồi cạnh phụ tay vuốt nếp dẻo dính vào chày.
Lúc ban đầu nếp dẻo nhựa dính nên tiếng chày còn chậm và nghe phòm phọp, nhưng lúc sau tiếng chày nện vào cối bột đã nghe bình binh đều đặn, người vuốt bột dính chày cũng nhẹ hơn. Tiếng chày trong đêm vắng tạo
PHẠM THẮNG 47
nên một âm thanh quen thuộc mà năm nào vào độ giáp Tết cũng vang đó đây ở miệt vườn. Không phải có một nhà mà ba bốn nhà cùng quết bánh phồng trong một đêm, đầu trên xóm dưới tiếng bình binh rộn ràng làm các ông già thức khuya mìm cười nói vu vơ:
— Chà, tiếng chày ở miệt nầy... chắc nhà thằng Tư Thẹo rồi đa... Năm nay vợ chồng nó trúng mùa nên quết bánh phồng ăn Tết lớn đây...
Tiếng chày đều đều vang mãi đến khuya, bọn trẻ nhỏ không sao ngủ được. Chúng nôn nao chờ sáng để tiếp mẹ, chị phơi bánh. Tôi cũng cùng tâm trạng đó.
Mấy ngày trước chú tôi đã chặt tre đan nhiều tấm phên để có chỗ phơi bánh.
Tôi và em tôi đứng chực bên ván gỗ dành nhau đem bánh đi phơi trước sân. Bột giã xong từ khuya để ủ đến sáng chờ dậy men, được chị tôi vắt ra từng viên tròn cỡ cổ tay. Mẹ và dì đón lấy cục bột dẻo để lên thớt cây có thoa dầu dừa. Mỗi bà cầm một ống tre nhỏ cỡ gang tay cán đều cục bột cho dẹp dần xuống. Vừa cán vừa xoay ra các cạnh cho tròn bánh. Cán năm, bảy lượt, bánh đã mỏng dẹp và tròn như cái dĩa bàn. Ống cán có thoa dầu dừa nên không bị dính, mặt bánh có chất dầu xem bóng bẩy ngon lành. Thấy vừa đủ dẹp, bà bóc cái bánh lên, tôi nhanh tay đón nhẹ đem ra sắp lên tấm phên tre dựng nghiêng đón ánh nắng chan hoà. Những cái bánh tròn đều nhau nằm ngay hàng thẳng lối hấp dẫn lạ thường. Chỉ cần phơi một nắng (một ngày) bánh đã khô ỉu ỉu, nhưng phải phơi kỹ hai, ba nắng bánh mới khô, khi nướng trên lửa sẽ nở to và phòng ra (vì vậy mới có tên bánh phồng).
Bọn tôi chạy tới chạy lui lăng xăng không biết mệt, và cả ngày hôm đó chịu khó đứng canh bầy gà làm hỗn. Mùi
48 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
thơm của bánh bay trong gió, chúng tôi cũng lén bóc một cái vừa khô nhai sống ngon lành. Tôi thích ăn bánh ở độ khô này cuốn với chuối khô ngào đường, nên má tôi vẫn làm riêng một loại không cần nướng lửa. Bánh này pha thêm đường cát vào bột cho hơi ngọt, phơiłuíu, đem vào nhà thoa bột nếp khô lên hai mặt cho khỏi mốc, sắp vào hộp, khi nào ăn lấy ra cuốn tròn với mứt chuối, mứt gừng dẻo, không khác gì ăn trái hồng khô của Tàu.
Khi nhà làm xong bánh phồng, bọn trẻ quê thấy đời thêm hương vị. Chúng tha hồ khoe với nhau, tha hồ thêu dêt...
Buổi sáng tinh mơ, sương mù còn phủ mờ cỏ ướt, mặc cho chú Tám tôi từng tiu ôm con gà nòi đi quần sương mà mỗi bữa tôi thường dành với chú, tôi và các em tôi quây quần bên đống lửa rơm do má tôi vừa nhen cháy bốc ngọn. Khói quyện lên cao xua bớt cái lạnh ban mai. Đống lửa này là thế giới của chúng tôi bữa đó, vì má tôi với hai tay dẻo nhẹo xoay qua lật lại cái bánh bằng hai kẹp tre trên ngọn lửa reo vui. Cái bánh từ từ nở phồng ra, lớn dần, lớn dần như những cặp mắt đen láy mở to của chúng tôi. Má tôi như người làm ảo thuật, lâu lâu kẹp bánh vào giữa hai kẹp tre rảy rảy vài lần cho bánh phồng to thêm, và sau khi bánh lớn nở đều, bà để sang rổ bên cạnh đó. Lại một cái khác được để lên kẹp tre.
y
Buổi sáng bọn tôi bu quanh đống lửa, nuốt nước miếng, háo hức chờ món quà quê mùa ngon lành đó, y như bầy gà đang tựu quanh chân chị tôi, miệng kêu chíp chíp chờ nắm lúa ở tay chị ném ra.
Lớn lên đi khắp chỗ, thưởng xuân và ăn nhiều món ngon ngày Tết, tôi không bao giờ quên những cái bánh quê mùa ở vùng quê tôi. Làm sao quên được những ngày Tết vui nhộn của tuổi thơ, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở
PHẠM THẮNG 49
sân đình coi đá gà và đánh bầu cua.... khi đồng xu cuối cùng trong túi cũng bị thua luôn mới chịu chạy về nhà và chạy tuốt vô buồng sau nơi có cây sào dài treo một dọc bánh tét. Lúc này mới thấy đói bụng, chỉ cần lấy dao cắt một khoanh, hoặc ghé đại vào nhà người bà con nào cũng được, ai ai cũng niềm nở thân mật. Sau khi rửa mặt và tay ngoài lu nước mưa ngoài hè, một dĩa lớn bánh tét cạnh tô thịt kho nước dừa để sẵn trên ván gõ. Bà cô, ông cậu tôi sung sướng nhìn thằng bé ăn ngon lành. Nếp dẻo trắng, đậu xanh bùi chấm với thịt kho nước dừa lại kèm thêm dưa giá cải chua cho đỡ ngán... còn món gì ngon hơn? Vừa ăn xong bốn, năm khoanh bánh, dĩa mứt chuối khô xên với gừng và bánh phồng dẻo đã được mang tới. Tôi cuốn chuối mứt với bánh phồng một cái bằng cườm tay rồi bước lại chiếc võng treo tòn ten ở đầu hè, nằm ngửa đong đưa, miệng nhai nhóc nhách tận hưởng cái ngọt bùi của món ăn mộc mạc. Ngọn gió ngoài đồng thổi vào mơn man. Ngoài sân mấy con ong bầu xanh biếc bay u u quanh cây mai nở rộ hoa vàng. Vài cánh mai rụng ong hút nhụy, hương mai thoang thoảng trong không khí mát lành của mùa xuân miền quê... Tiếng trống chầu ở đình Bình Phước vắng lại làm tôi nhớ đám bầu cua cá cọp và tiếng quăng bắt ăn thua của đám người lớn say mê đá gà. Túi tôi nhẹ hửng hết tiền, nhưng lo gì... chiều nay hoặc sáng mai tôi lại có tiền lì xì nữa... lo gì lo gì... mắt tôi híp lại... tôi đã ngủ ngon lành...
vì
50 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Âm-vang trên dòng Ciru-long
Những năm trước đây, có ai trong một buổi bình minh nào đó, qua chơi vùng Hậu giang, đứng trên cầu bắc Vàm Cống để chờ đò (phà) nhìn vầng thái dương đang từ từ lên ở chân trời... Ánh hồng cam rực rỡ buổi sáng chiếu trên dòng sông mênh mông? Hay ngồi trên mui ghe chài do một chiếc tàu kéo một dãy ghe dài, chậm chạp ngược dòng hướng về miệt Nam Vang? Bình minh rực-rỡ hay hoàng hôn sắc tím, sông Cửu Long đều có những sắc thái hùng tráng, mà từ hơn 50 năm trước, nhà văn lão thành Phạm Quỳnh đã say mê viết về nó đăng trên tạp chí Nam Phong, cũng như nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã nhân cách hoá nó với đầy cảm xúc trong cuốn Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười. Còn nhiều nữa, những văn nhân thi sĩ ca tụng sông Cửu Long, nói đến số lượng phù sa màu mỡ do nó mang đến từ thượng nguồn xứ Lào, Thái, Cao Mên... từng chút, từng chút hàng năm, qua bao nhiêu
PHẠM THẮNG 51
vạn năm rồi để hình thành miền Nam nước Việt ngày nay; nhắc đến cá tôm tươi béo do nó mang về cung cấp cho người dân chất phác bên ruộng lúa, nương khoai... bao nhiêu là lợi ích, nhưng tôi vẫn thấy chưa đủ. Hôm nay thương nhớ về miền Tây, tôi mong vẽ lại một phần của Hậu giang và Tiền giang với những âm thanh đã và đang âm vang trên nó. Tôi cố gắng để đừng phụ lòng dòng Cửu Long thân yêu, dòng sông mà riêng tôi đã có duyên nợ với nó từ thuở thiếu niên đến lúc trưởng thành.
Năm 1940, ba tôi làm họa viên kinh lý miền Tây nên phải xê dịch luôn tử tỉnh Châu Đốc qua Hà Tiên, Rạch Giá. Tôi không theo ông vì cần phải ở một chỗ để học, nên đến Hồng Ngự với người chị thứ hai vừa có chồng tại đây.
Hồng Ngự là một quận của tỉnh Châu Đốc (hiện nay thuộc Đồng Tháp), nằm sát biên giới Cao Miên. Chợ Hồng Ngự cũng như bao nhiêu chợ quận, tỉnh khác nằm trên bờ Tiền giang, nơi ngã ba giáp nước của con sông nhỏ tên Sở Hạ. Chợ coi nghèo nàn, nhà lồng chợ tuy được xây dựng cao ráo nhưng không to lớn, con đường chánh chạy dọc theo bờ sông trước chợ ban ngày còn bụi mù, ban đêm được rọi sáng do một dãy đèn lồng mờ mờ rất thuận lợi cho đám người buôn lậu từ biên giới Miên vượt qua. Những ngọn đèn đường lúc đó là đèn đốt bằng dầu lửa, để trong lồng kiếng cho khỏi tắt. Cứ mỗi chiều chạng vạng, một công nhân của sở Kiều Lộ vác thang tre, tay xách cái đèn bão, đi từ cột đèn này đến cột đèn kia để châm dầu và đốt cháy tim đèn. Cả chợ chỉ có một hàng cột đèn theo bờ sông, mà tôi còn nhớ rõ là chỉ có 16 ngọn, đêm đêm cũng tạo sinh khí cho ngôi chợ nhỏ. Vả lại dù chúng soi ánh sáng khiêm nhường yếu ớt cho con đường và in bóng xuống dòng sông thì cũng có ích cho những
52 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
người đi ghe tàu trên sông biết đây là chợ Hồng Ngự để ghé vào, và đám người buôn lậu, mua bán những sản phẩm từ Miên chở qua tránh trạm kiểm soát quan thuế của hai nước nơi biên giới, biết điểm nào tối tăm mà ghé vào xuống hàng.
Tôi học trường nam tiểu học, ngôi trường bé xinh xắn chỉ có năm lớp, mặt hướng ra con sông cuộn sóng, phía sau là cánh đồng bao la, thật nên thơ như bài học thuộc lòng mà tôi quên tên tác giả:
Trường học làng tôi ở cạnh đình
Một trường ba lớp vẻ xinh xinh
Trước trường có một vài cây lớn
Thường quyển lòng tôi những cảm tình.
Trường tôi mặt trước ngỏ ra sông Còn mặt đằng sau ngỏ quãng đồng, Nơi ấy thầy tôi thường hỏi hướng? Tôi vòng tay đáp: Dạ, Phương đông.
Trước kia từ trường ra bờ sông phải qua một sân chơi rộng và con đường đá đỏ. Nhưng dòng Tiền giang đã xoi mòn phía bờ sông trước trường nên đất bị lở dần. Mỗi năm vào tháng mưa, sông Cửu Long từ thượng nguồn bên Tây Tạng mang lưu lượng dũng mãnh chảy qua Luang Prabang, Vạn Tượng, Paksé về đến Nam Vang, thủ đô Cao Miên. Đến đây gặp sông Tonlé Sáp, lưu lượng nó bị phân tán, chảy vào Biển Hồ xứ Chùa Tháp, giúp cho xử này vừa có chỗ để tôm cá sanh sản, vừa có nơi chứa lượng nước khỏi bị tràn vào đồng ruộng. Đến tháng bảy, tháng tám, sau khi chứa đầy Biển Hồ, nước sông Cửu Long lại dồn trở ra đề xuôi xuống miền Nam, đổ ra biển cả.
Dòng nước lúc này thật đáng sợ. Vừa thoát khỏi sự lưu giữ của hồ, và sau khi được các vua xứ Chùa Tháp tổ
PHẠM THẮNG 53
chức buổi lễ “Tăng Tóc” (lễ đưa nước), sông Cửu Long hùng hổ chảy về Việt Nam như... nước đổ. Người dân miền này đã gọi thành tên từ bao thế kỷ: mùa nước đổ.
Sông Tiền giang bình thường đã rộng hơn 1000 đến 1200 thước, giờ đây mặt nước tràn đầy càng mênh mông thêm. Có nơi như vùng Thường Phước, phía trên Hồng Ngự, đứng bờ bên này trông sang bờ bên kia chỉ thấy mờ mờ rặng cây. Dòng nước trong mùa nước đổ hung hãn cuốn phăng những gốc củi mục từ thác Khône về. Ghe thuyền của dân ở ven sông phải đề phòng bị bứt trôi đi mất. Người dân mùa này ít dám bơi xuồng ghe qua sông.
Nếu chỉ chảy xuôi như thế cũng không sao, nhưng dòng sông có nhiều nơi uốn éo vì địa thể tạo thành cản trở nên nó đã tức giận xoi xói những vùng có mũi đất de ra. Nhứt là vùng Hồng Ngự thường bị nạn này. Lớn lên có học và biết suy luận, nhìn vào bản đồ để thấy sông Cửu Long khi hình thành chảy đến Tân Châu gặp chướng ngại cản trở, phù sa bị chận lại và từ từ lắng đọng để thành cồn... lớn dần thành cù lao An Thành. Dòng nước vì thế phải chuyển mình uốn lượn về hướng đông. Một khoảng sau nó gặp của sông Sở Hạ, con sông nhỏ từ bên Miên chảy sang (phía Miên gọi là Tonlé Trabek). Từ đây dòng Cửu Long ngoặt xuống hướng nam để ra biển. Dòng nước lũ đang đổ mạnh đến góc độ này càng xoi thẳng vào đất nên Hồng Ngự hứng chịu đất bị xoi mòn.
Vì Hậu giang mới được thành hình sau này, sông Tiền giang trước đó phải mang lưu lượng quá lớn trong mùa nước đổ nên nó đã từng tràn bờ để tạo những con đường nước mới. Từ đất liền biến thành dòng sông, từ lòng sông được bồi đắp thành cồn, cù lao mới, nền sông Cửu Long khi vào Nam Việt có hình dáng con rồng uốn éo rồi chảy ra biển Nam Hải bằng nhiều cửa.
54 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Trong trường hợp đó, Hậu giang được phát sanh như đứa em cùng mẹ đã tiếp tay với sông anh: Tiền giang, mang bớt lưu lượng nước chảy ra biển để dân khỏi bị lụt. Nhờ vậy, dân miền Tây lúc nào cũng mang ơn hai dòng sông có chín cửa này.
Ở vùng Thường Phước, Hồng Ngự, sau một vài mùa nước đổ, đất bị xoi mòn phía dưới. Đi trên mặt đường không thấy gì khác lạ, nhưng bỗng nhiên có đêm một vạt đất lớn bị lở ụp xuống nước... Mới hôm qua còn thấy bãi cỏ với hàng me nước xanh tươi, sáng lại đã không thấy nữa, cả khu đất dọc theo bờ bị lở sâu vào trong cả bảy, tám thước. Dân kỳ cựu ở đây đã từng biết qua đất lở nên khuyến cáo nhau không nên cất nhà gần bờ sông.
Dù lo xa như thế, nhưng có nhiều nhà đã cất lâu đời trên đất sâu phía trong cũng bị nước xoi dần, lấn vào gần
sát.
Năm 1939, trong đêm khuya bỗng vang dội tiếng trống hồi một, người dân chợ Hồng Ngự hoảng hốt choàng dậy. Sau đó mới biết đất lở một vùng lớn, dài phía trên Thường Phước, cuốn theo bảy căn nhà. Đèn đuốc đốt sáng choang, ghe thuyền bơi ra tìm vớt nạn nhân. Hôm sau cả chợ lo sợ nghe tin nạn đất lở đã làm chết và mất tích mười người, đa số là ông bà già và trẻ em vì ngủ say nên không bơi lội kịp khi nhà bị sụp, nước cuốn đi.
Sau buổi đó, những căn nhà còn sót lại vội vã di tản vào sâu trên đất liền. Vì đất đã sụp rồi, sẽ còn sụp nữa, giọt nước cứ xoi vào mãi. Nhưng ngôi miễu bằng gạch và mái trường tiểu học chưa dời. Làng xã đang có kế hoạch xây cái khác hay nghĩ rằng vùng đất này là đất giồng lâu đời không lẽ nó bở rẹt?
Chúng tôi đến lớp học bằng đường phía sau trường. Phía trước nhìn ra sông bây giờ chỉ là sân cát nắng chói
PHẠM THẮNG 55
chang, leo heo mấy bụi me nước nhỏ xíu. Hàng cây keo đã bị nước sông cuốn đi, chúng tôi không còn bóng mát nữa. Mặc dù thầy giáo cấm không cho chơi gần bờ sông, nhưng những buổi chiều về, chúng tôi cũng thả rểu gần bờ để nhìn từ mặt đất xuống nước cao hơn ba thước mà dọa nhau: tao xô mày xuống sông...
Dọa vậy thôi chớ đứa nào cũng len lét nhìn dòng nước đục ngầu phù sa mà xanh mắt. Như đã nói, khi lớn lên tôi mới biết sức mạnh của nước, chớ lúc đó bọn trẻ ở Hồng Ngự như chúng tôi đã được dồn vào trí óc ngây thơ nhiều huyền thoại về đặt lở nầy. Nào là khúc sông nầy có con vích (một loại rua, ba ba khổng lồ) đang đào hang để ở. Hang quá lớn và sâu vào đất nên đất bị sụp, nào là ở đây có con cù (một loại nửa rồng nửa lân ở dưới nước) đang tu hành, khi nào nó trở mình uốn éo, đất bị rung rinh nên... sụp. Bao nhiêu chuyện được thêu dệt trong đêm khuya đó in vào tâm trí non nớt của chúng tôi nhưng cũng không ghê sợ bằng chuyện “cặp sóng thần ở Hồng Ngự”. Người lớn thường xì xào cung kính nói về cặp sóng thần này: “Nếu nhằm tháng có nhiều sương khuya phủ mờ mặt sông, người dân hai bên bờ có thể thấy một cặp ngỗng trắng to lớn khác thường, bơi sóng đôi trên mặt nước sóng vỗ lao xao. Đừng tưởng mặt sóng lao xao này yên tĩnh. Không đâu, dưới sâu, dưới đôi ngỗng trắng toát này là hai luồng sóng thần, một đực một cái (âm dương) đang cuồn cuộn quẫy mình. Bất cứ vật gì gặp luồng sóng này đều bị cuốn đi. Cặp ngỗng trắng là đôi chim hạc đang đứng trên hai con qui lội trước sóng thần để báo tin cho mọi người đi ghe xuồng tránh xa.” Có ai được thấy không? Không ai xác định, nhưng chắc chắn là câu chuyện được truyền tụng từ đời này qua đời kia với sự tin tưởng thành kính. Vào những đêm trăng sáng,
56 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
không ai dám nhìn vào mặt sông bao la cũng như dùng thuyền ghe đi trong đêm ở khoảng sân này. Các ghe thương hồ nếu đi qua Hồng Ngự lúc hoàng hôn, cũng tìm cách ghé chợ nghỉ qua đêm, sáng mai mới tiếp tục.
Ai cũng tin, không tin sao được khi hay tin ông Bác vật L.V.Lang (kỹ sư công chánh lúc bấy giờ) đã lấy súng bắn vào hai luồng sóng thần trong một đêm trăng sáng vào năm 1938. Nghe nhiều lời đồn đãi, ông đã ra sông giữa khuya, nổ súng vào dòng nước cuộn chảy. Không biết có trúng vào sóng thần hay không, mà sau đó người dân lại rỉ tai rằng: Sóng cái bị bắn máu chảy loang mặt nước, chỉ còn sóng đực thôi.
Dù một hay không còn gì, vùng đất ở Hồng Ngự cũng vài năm bị lở một lần...
Không phải dòng Tiền giang chỉ hung hãn mang tai hoạ đến cho vùng này mà nó còn mang ấm no đến cho dân, nên dù có sợ sóng thần hay đất lở, người dân vẫn bám chặt nơi đây.
Theo nước sông Cửu Long, cá tôm do biển hồ Tonlé Sap nuôi dưỡng đã tràn về đồng ruộng miền Tây, đi sâu vào ngọn kinh rạch để sanh sôi. Không ai phủ nhận vùng miền Tây, giáp ranh Cao Miên là vùng có nhiều tôm cá
nhứt.
Một địa danh mà giới buôn cá từ miền Tây lên Sài gòn mà ai cũng biết là rạch Cá Cái. Không biết danh xưng này là do rạch có nhiều cá, ông bà ta mới đặt tên, hay phiên âm của tên Miền? Chỉ biết nơi đây là trung tâm xuất phát những ghe cá chở về Sài gòn tiêu thụ.
Sông Cửu Long ưu đãi vùng này, nên vào mùa nước đổ, cá sông như cá lóc, cá bông, cá vồ, cá bông lau... tràn vào cánh đồng lúa sạ ở đây, để đến tháng chạp, giêng, hai... nước rút cạn dần, cây lúa trổ bông chín vàng ngã
PHẠM THẮNG 57
rạp xuống, cá tôm theo luật sinh tồn tìm những nơi còn nước để ở. Người dân bèn đào ao cạn, vùng này gọi là đìa, cho cá xuống ở. Một số lớn lội ra rạch, sông. Dân chúng chỉ cần tát cạn đìa, cũng như chung nhau đắp đập chặn ngang rạch để bắt cá. Cá đồng nhứt là cá lóc, cá bông lớn cỡ bắp chân người lớn nhiều vô kể. Tát một địa thu hoạch hơn 1000 ký lô, chở được nửa khoang nghe lườn. Người dân làm nghề cá từ các vùng khác đến đây mua cá để chở về thủ đô Sài gòn. Họ không cần tranh dành nhau mua, vì cá tôm nhiều quá. Dân địa phương chỉ lựa bán những loại cá lớn có giá trị như cá lóc, cá trê, cá vồ đém, cá bông lau... những loại khác như cá he, cá sặt rằn, họ vừa bán vừa cho. Loại cá nhỏ như cá linh, cá chốt, họ đong bằng thùng thiếc để bán cho dân trồng rẫy nấu làm phân, lấy dầu. Dầu cá đốt đèn cũng tạm xài được. Người dân đổ dầu trong chén có một cọng vải làm tim, cũng tạo ánh sáng cho căn nhà lá ở xa thành thị. Chỉ tiếc là đèn rất nhiều khói. Phân cá bón cây thuốc lá hoặc dưa gang, dưa hấu rất tốt. Cá bán không hết họ xẻ cá phơi khô hoặc làm mắm. Các thôn nữ vùng này rất giỏi. Từ lúc chín, mười tuổi họ đã biết giúp cha mẹ làm cá, làm mám.
Vào độ tháng hai có dịp đến rạch Cá Cái để thấy ghe thương hồ chở cá mang nhiều bảng hiệu của các tỉnh khác nhau đậu san sát phía ngoài rạch. Rạch đã được ngăn từng đập. Trên cánh đồng lúa đã gặt xong, còn trơ những gốc rạ cao, dân chúng nhộn nhịp, quần áo sậm màu mang máy bơm nước từ Sài gòn đến. Họ mua mão ao đìa của dân địa phương để tự tát cạn. Họ mua với giá rẻ, dĩ nhiên, vì họ ra công sức và máy móc, nhưng dân ở đây dễ dãi chịu liền. Họ có mất gì đâu. Cá tôm là “của” trời cho hằng năm mà. Họ có nhớ ơn sông Cửu Long
58 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
B.R., September 8, 2017
nhiêu cũng được. Cá sặt rằn thì quá nhiều, không có thì giờ để đánh vảy, chặt đầu, họ khoán cho đám trẻ nhỏ mổ ruột để làm khô. Loại cá sặt phơi khô ở đây vào mùa nầy không quí, nhưng khi mang đến địa phương khác, nó là món ăn hấp dẫn với cơm nguội, hoặc xé nhỏ trộn chung với giấm, dưa leo, vài lát xoài sống... Chao ơi, món ăn rẻ tiền hấp dẫn của các tầng lớn dân, nhứt là giới nhậu rượu đế. Ăn miếng khô cá sặt với me hoặc xoài sống, ực ly rượu đế cái “trót”, khà một tiếng... còn gì ngon hơn? Giới rượu để kêu đồ nhậu là “bồi”, nên cá sặt rằn này được kêu là cá sặt bổi đó chăng?
Dòng Cửu Long nuôi sống dân ở đây no ấm, nhưng giới được nhiều tiền là giới bán cá. Giới này có loại ghe lớn, không lớn bằng ghe chài chở lúa, nhưng là loại ghe thương hồ, ăn ngủ, đi đứng trong khoang dễ dàng, mũi và lái ghe đóng bít, trét dầu chai thật kỹ để chứa không khí làm phao cho ghe nổi trên mặt nước, vì dưới lườn ghe họ chỉ đóng lưới bao quanh để chở cá. Cá sống lội đầy nghẹt dưới khoang ghe, nước sông chảy ra vô dễ dàng, nên dù đi xa cả nửa tháng cá vẫn sống như trong sông rạch.
Giới thương hồ mua bán cá chỉ vất vả trong những ngày tát đìa, bắt cá. Sau đó, khi ghe đã đầy, họ chèo ghe đến ngã ba Tiền giang chờ đón tàu kéo, mướn kéo ghe về thủ đô. Lúc này các bạn ghe, chủ ghe rảnh rỗi không lo gì nữa. Chiếc ghe được cột một sợi dây dài nối với chiếc ghe trước, và sau họ, một chiếc ghe khác được nối vào. Có chiếc là ghe chở cá, có chiếc là ghe lúa, ghe nồi, cà ràng bằng đất nung, cũng có nhiều chiếc ghe nhỏ cặp vào nhau tạo thành một dãy ghe dài. Trẻ nhỏ trên bờ đứng trông theo đoàn ghe, la ơi ới: “Tàu dòng ghe kìa tụi bây ơi...
Sông Cửu Long rõ ràng là huyết mạch của miền Tây.
60 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Người dân sống trên đôi bờ no ấm, và người dân thương hồ sống thoải mái trên thân của nó.
Có sống trên ghe đang rẽ nước sau chiếc tàu máy xi xịt, mới thấy đời sống bập bềnh trên sông nước Cửu Long là thú vị. Tử Hồng Ngự đến Sài gòn, tùy theo mùa nước đổ và tùy theo tàu kéo ghe nhiều hay ít, phải đi mất từ bốn đến bảy ngày. Nhưng nếu tàu chạy ngược dòng từ Mỹ Tho đến biên giới Việt Miên phải mất hơn mười đến mười hai ngày.
Sống lẩn quẩn trên chiếc ghe mấy thước vuông trong khoang và trên mui, nhưng họ không thấy chán. Họ nhìn ngắm bình minh, ánh nắng hồng loang loáng trên sông, hai bên bờ nhiều mái nhà tranh ẩn hiện dưới tàn cây vương vài tia khói nấu cơm buổi sớm. Những tàu lá dừa lả ngọn in bóng rập rờn trên sông đang bị sóng chiếc tàu xô từng đợt, từng đợt vào bờ. Vài bà mẹ già, và thôn nữ đang giặt giũ bên sông hốt hoảng nắm chặt chiếc xuồng đang nhảy sóng nhấp nhô. Nhìn khói lam, dân trên ghe nhớ đến buổi cơm sáng. Và như nhắc nhở nhau, một dãy ghe dài đều nấu cơm sau lái ghe. Khói quyện toả lan trên sông. Nếu đứng trên bờ nhìn xuống, đoàn ghe như con rắn dài màu xám bốc khói đang trườn trên nước.
Chủ ghe, bạn ghe dư dả thì giờ bèn bày cuộc ăn thua cờ bạc. Các bà với sòng tử sắc, các ông binh xập xám. Ngọn gió mơn man, sóng vỗ róc rách mạn thuyền, đàn cá lội cọ xát trong khoang không biết mình đang là “cá chậu”, cũng như mấy bạn làm mướn trên ghe đang quên vợ con chờ đợi đồng tiền mồ hôi mình đem về. Có bạn thua trút túi, phải mượn chủ, rồi suốt tháng đi cực khổ không tiền dư mà còn mang nợ.
Không phải ai cũng thích cờ bạc trên ghe. Cũng có người mê sách truyện. Họ mang theo cả chồng sách
PHẠM THẮNG 61
truyện Phong Thần, Tây Du, kiếm hiệp... Không có gì sung sướng và yên tĩnh cho bằng nằm dài trên mui ghe có che thêm mái lá, gió sông mát rượi. Họ say mê theo dõi những cảnh đánh chưởng, đánh phép của người xưa, lâu lâu nhìn lên bờ để xác định vị trí tàu kéo ghe đến đâu. Đã theo ghe mấy mùa rồi, dân thương hồ biết nơi nào Tiền giang có doi, có vịnh linh thiêng, chỗ nào có thờ bà Cô, ông Cậu mà khi ghe thương hồ hoặc tàu chạy ngang phải đốt hương, đốt pháo, súp lê kéo còi (ngày trước cho đốt pháo, sau này vì an ninh nên cấm) để tỏ lòng thành kính người khuất mặt.
Tiếng xình xịch của tàu với tốc lực đều đều, lâu lâu phá tan không gian yên tĩnh bằng tiếng súp lê (siffler: kéo còi) tạo sinh khí cho dòng sông. Từng đám chim le le đang thả lều bều một vùng sông nghe động bay lên. Giới thương hồ quen thấy cảnh này trên sông Cửu Long, chớ họ không bao giờ được chứng kiến cảnh hàng ngàn chim bay ở ven đô.
Tôi sống ở Hồng Ngự gần ba năm của tuổi thơ, đã nhìn dòng sông với lòng trìu mến, đã nghe âm thanh quen thuộc của ghe xuồng khua lụp cụp mỗi buổi sáng khi nhóm chợ, nhìn ghe xuồng mang sản phẩm quê mùa như xoài chuối, bầu mướp ra chợ bán, nhưng hình ảnh và âm thanh tôi nhớ mãi là tiếng còi súp-lê chiếc tàu chở khách của Cao Miên.
Dòng Cửu Long dù chảy trên đất Việt, nhưng theo hiệp ước, Cao Miên được quyền sử dụng nó làm đường thông thương ra biển (lúc bấy giờ Cao Miên chưa có hải cảng Kompong Som) nên chánh phủ và tư bản xứ này (cũng là người Hoa kiều) lập công ty tàu thủy chở khách và hàng hoá đến Sài gòn hoặc xuất cảng.
Chiếc tàu rất lớn, mang tên vị quốc vương xưa:
62 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Norodom Ier. So với những tàu thủy Việt Nam chạy tuyến đường Châu Đốc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sài gòn.v.v.. thì chiếc tàu nầy rất bề thế, xứng đáng là chiếc tàu của dòng Tiền giang hùng tráng. Tàu này có phần hùn của công ty Messagerie Maritime nên được đóng rất... Tây. Tàu hai tầng sơn trắng, dài hơn 70 thước. Tầng trên phía trước, sau chỗ ngồi lái của tài công là một dãy buồng cửa sơn vẹc-ni. Lan can tàu sơn trắng có nhiều tay vịn cầu thang bằng đồng sáng chói, trên mui có lồng cu, dây đèn chằng chịt. Đặc biệt là phía sau tầng trên, nơi gọi là bồng lái, là một sàn gỗ lớn, có lan can gỗ dựa êm ái, trải chiếu bông. Nơi đây chỉ dành riêng cho quí vị sư sãi đi tàu. Không ai được lên ngồi trên sàn này dù là quan quyền. Họ có buồng lái dành riêng cho khách hạng nhứt ở phía trước. Áo vàng của sư sãi nổi bật phía trên bồng lái cho thấy người Miên rất sùng kính các tăng.
Khách du lịch hoặc dân buôn bán có chỗ ngồi trên boong trên (tầng trên) hoặc tầng dưới. Có ghế bố xếp hoặc võng cho khách mướn. Phần đông ai cũng mướn ghế bố để ngồi hoặc nằm ngủ suốt tuyến đường. Vài cặp thanh niên thiếu nữ ngồi bên nhau tâm sự. Họ có thả trôi tâm sự theo dòng nước? Không ai biết, nhưng chắc chắn họ là thương gia hoặc con ông hoàng bà chúa nào đó có tiền nên đi du lịch.
Dân buôn thường thích mướn võng mắc tòn ten đong đưa ở tầng dưới. Tầng này ồn ào đông người buôn bán nhưng tiện lợi, vì họ nằm võng phía trên những giỏ cần xé gà vịt, trái cây của họ.
Dân Việt ở dọc theo tuyến đường đều có thể đón tàu thuỷ này để đi Sài gòn. Nhưng chỉ trừ vài thị trấn lớn như Vĩnh Long, Mỹ Tho, tàu có ghé lại để xuống hàng và đưa đón khách, những thị trấn nhỏ như Hồng Ngự, Tân
PHẠM THẮNG 63
Châu, Cao Lãnh... tàu chỉ bớt tốc lực, chạy chậm lại để cho ghe đò chở khách từ trong bờ kịp chèo ra, cặp vào hông tàu cho hành khách lên xuống.
Cứ hai ngày, chiếc Norodom chạy ngang qua Hồng Ngự khoảng 5 giờ chiều, và hôm sau có chiếc thứ hai từ Sài gòn trở về. Gần đến thị xã nào, chiếc tàu kéo còi để báo tin cho thiên hạ biết. Tiếng súp-lê vang từ xa nhắc nhở khách biết tàu sắp đến, và nó đã ăn sâu vào hồn tôi từ thuở nhỏ. Có lẽ âm vang của còi tàu cũng như bóng dáng nó nhẹ nhàng lướt sóng Cửu Long về hướng xa xa... (lúc đó tôi biết Sài gòn là đâu!) đã gieo vào lòng tôi mầm thích phiêu lưu. Chiều nào cũng vậy, ăn cơm xong tôi thường ra đứng dựa lan can chiếc cầu tàu bằng gỗ trước chợ. Gọi là cầu tàu vì nó là loại cầu phao, vuông mỗi cạnh ba thước, nổi trên mặt nước để ghe máy, xuồng đến đậu cho khách dễ dàng lên xuống. Từ bờ xuống phao nổi là một cây cầu có lan can sắt.
Tôi đứng dựa lan can mà nhớ đến ba ở Hà Tiên, nhớ đến má tôi và các chị em ở tận Vĩnh Long diệu vợi. Tiếng súp-lê văng vắng từ xa: Tút, tút, tú.. u.. u.. uu.. Tôi quặn đau tủi thân mình bé bỏng ở xa gia đình, dù là đang ở với chi.
Có bữa quá buồn, nước mắt tôi chảy ướt gò má hồi nào không hay. Tôi chợt nhớ câu hát đưa em mà má tôi thường hát:
Tàu súp lê một còn trông còn đợi,
Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ,
Tàu súp lê ba, tàu ra biển bắc...
Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng Miệng kêu bờ chú tài công... khoan khoan, chậm chậm..
Vợ chồng tôi xa ngàn dậm cách phân...
64 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
Tôi đâu phải người vợ đang tiễn chồng, hay người chồng bị quân Pháp bắt đi đánh Đức, đang nắm chặt lan can tàu mà kêu gọi ông tài công... Tôi chỉ đứng ở đây trông về hướng Vĩnh Long thương nhớ, nơi đó cũng có cái cầu tàu trước dinh tỉnh trưởng Pháp. Nơi cây cầu đó tôi đã đôi lần theo má tôi ngồi chờ tiếng súp lê, chờ tàu để đi Châu Đốc thăm ba tôi trước đây.
Má tôi bồng em bé, tôi đứng xẩn bẩn bên cạnh. Má con tôi cũng như các bà nhà quê khác đang chờ tàu từ hướng Mỹ Tho. Các bà trải manh chiếu nhỏ hoặc tờ báo để ngồi tạm chờ giờ tàu đến. Còn lâu mới tới giờ, các bà ôm con thơ, mắt trông chừng va ly, giỏ xách đựng chuối khô, bánh tét cho chồng, mắt lại phải coi đứa con trai bảy tuổi đang ngủ gà ngủ gật dưới trời sương.
Chao ơi, thương biết bao nhiêu những bà vợ quê đi thăm chồng làm việc xa nhà. Vài tháng đi thăm một lần, mà từ quê xa phải tay xách nách mang xuống đò dọc ra chợ Vãng từ sớm, rồi ngồi chờ ở cầu tàu dưới tàn cây dầu râm mát (may mà có vài cây dầu ở đây) lây lất ăn qua loa đòn bánh tét đem theo, trong khi cẩn thận mở hai ba lần kim băng cái túi áo đựng số tiền dành dụm chắt chiu để mua cho thằng con trai cái bánh mì khô cứng. Các bà chịu đựng cả ngày đến khuya mới tới giờ tàu đến.
Thành phố đã ngủ yên mới thấy chiếu tàu lù lù phía xa với hai bóng đèn xanh đỏ trên mui. Má con tôi vội vàng thu dọn và chờ đến... nửa giờ sau tàu mới cặp bến. Đây là loại tàu thủy chạy tuyến quốc nội nên nhỏ bé so với chiếc Norodom. Cũng hai tầng nhưng không lớn và dài, cũng lan can sơn xám xịt có treo nhiều phao nhôm tròn, cũng cái ống khói đen đang phun phì phì những tàn lửa nhỏ bay như đom đóm. Cái gì cũng nhỏ và luộm thuộm, nhưng nó là phương tiện duy nhứt của mẹ con tôi, từ
PHẠM THẮNG 65
Vĩnh Long lên Châu Đốc. Thời bấy giờ cũng có xe đò nhưng ít lắm, và dễ gì một bà với hai trẻ cộng thêm túi xách quần áo, mấy buồng chuối già, vài xâu dừa tươi... mà tụi lơ xe đò cho lên ngồi thoải mái. Dù có chỗ thì số tiền của ba mẹ con sẽ tốn kém. Thôi thì đi tàu thủy có lâu, có chờ mệt vẫn thoải mái cho mẹ con hơn.
Tiếng huyên náo của người khuân vác, tiếng la ơi ới của các con buôn, tiếng rao hàng, tiếng khóc của trẻ con sợ lạc cha mẹ... ồn ào. Ánh sáng của ngọn đèn cầu tàu không đủ soi, các bà mẹ quê lại phải khéo léo dìu dắt con nhỏ, vừa hấp tấp đem đồ đạc xuống tàu, sợ trễ vì tàu đã súp lê lần một. Xuống được xong còn phải kiếm chỗ ngồi cho yên. Lại trải manh chiếu nhỏ chớ đâu cần mướn ghế bố xếp như khách trẻ phong lưu. Các bà không một tiếng than, an phận với nỗi cực của mình để tiết kiệm tiền.
Sau khi hành khách xuống hết, tàu súp lê lần hai, rồi mở dây từ từ tách bến với tiếng súp lê ba giã từ.
Tôi còn nhỏ, đeo riết theo má tôi, không dám rời chỗ ngồi, mắt nhìn mặt sông tối thui đang đón nhận những tàn lửa bay tơi tả. Tôi muốn ra lan can đứng nhìn về cầu tàu có cây dầu râm mát che nắng chúng tôi cả ngày nay, nhưng không dám. Tôi muốn nói với cầu tàu là chỉ tạm giã từ thôi, tháng sau tôi lại trở về, nhưng nhìn thấy sóng nước bắt đầu xao động, tôi sợ bị té xuống... Chiếc tàu hướng về phía trước, vài chiếc xuồng bán thức ăn đêm vẫn còn cột dây đeo theo tàu để cố bán thêm chè, cháo. Trên bờ sống, đèn điện của chợ Vĩnh Long sáng vui như ngày hội cũng dần dần cách xa...
Tôi rời xa Vĩnh Long mà không buồn vì có má bên cạnh, và đang đi thăm ba... Nhưng giờ đây đứng dựa lan can cầu tàu Hồng Ngự nhìn theo bóng chiếc tàu trắng phăng phăng rẽ nước hướng về Vĩnh Long, tôi nhớ quá,
66 XUÔI DÒNG CỬU-LONG
nhớ từng ánh đèn vàng vọt của cầu tàu, nhớ bốn trụ sắt tròn để tàu cột dây, nhớ cái bánh mì bột gạo cứng ngắc, nhớ cây dầu lá reo trong gió, có trái như chong chóng bay xoè trên đầu anh em tôi. Tôi thèm được lên chiếc tàu to lớn kia mở hết tốc lực để về chợ Vãng. Tôi thương mến chiếc tàu, thương mến dòng sông trong mùa nước đổ. Tôi đứng đó cho đến khi bác công nhân thắp sáng các ngọn đèn mới trở về nhà.
Có bữa chị tôi ra kêu về, rầy rà. Thâm tâm chị cũng biết tôi nhớ nhà nên cũng để tôi mỗi ngày đến cầu tàu nhìn dòng nước.
Nhưng một hôm, vừa đi học về, chị tôi nói:
Em mau thu xếp quần áo đi với chị.
Tôi ngơ ngác hỏi:
- Đi đâu?
Thì về Vĩnh Long với má chớ đi đâu?
Nghe vậy tôi mừng quýnh. Chị trả lời trong khi gương mặt còn giận hờn. Tôi nhìn anh rể cũng đang có bản mặt chầm dầm. Không biết chuyện gì, nhưng lòng tôi rộn rã vui. Tôi sẽ được lên chiếc tàu chạy mau kia về với má, với
em.
Tôi soạn vội vã mấy cuốn sách nhà trường cho mượn như: Luân Lý Giáo Khoa Thư, Sử Địa, Cách Trí... chạy ù tới nhà thằng bạn nhờ nó chiều nay đem trả lại trường dùm tôi.
Trống ngực tôi đập liên hồi, nôn nao hồi hộp, vừa soạn quần áo bỏ vô giỏ xách, vừa liếc nhìn anh chị tôi. Anh vẫn im lặng hút thuốc, còn chị tôi sụt sịt tức tưởi, lẩm bẩm gì đó.
Đến giờ học buổi chiều, tôi không đến trường nữa. Thôi, giã từ ngôi trường quận bên bờ sông, không biết lúc nào bị sụp lở, giã từ ông già bán chè xi-mè-phủ
PHẠM THẮNG 67
B.R., September 8, 2017