Vũ Đài Sau Dây Thép Gai

Vũ Đài Sau Dây Thép Gai

Tác giả:
Thể Loại: Thể Thao - Nghệ Thuật
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Ghê-oóc-ghi I-va-nô-vit Xvi-ri-đốp (Georgi Sviridovsinh năm 1927 tại thành phố Ma-ri-pôn, tỉnh Đô-nhết-xcai-a, Liên Xô. Ông đã làm nhà báo quân đội trong mội thời gian dài. Độc giả Liên Xô đã biết nhiều về tác giả qua một số bài thơ dài, ba tập thơ và hai truyện dài: “Vũ đài sau dây thép gai” (1960và “Giếch-xơn ở lại nước Nga” (1963. “Vũ đài sau dây thép gai” là một cuốn tiểu thuyết viết theo tư liệu người thực, việc thực về cuộc đấu tranh của những người giam ở Bu-khen-van, một trong những trại tập trung khủng khiếp nhất của phát xít Hít-le. Những người bị giam đã chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang thành công trong những điều kiện khó khăn vượt sức chịu đựng của con người. Nhân vật chính là An-đơ-rây, một võ sĩ quyền Anh Liên Xô. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức cách mạng bí mật, An-đơ-rây đã hoàn thành nhiệm vụ được tổ chức giao cho, đã bảo vệ được danh dự của nhà thể thao, cũng như của người công dân Liên Xô, góp phần quan trọng đánh bại âm mưu lớn của địch: dùng tù hình sự tiêu diệt tù chính trị và dựa vào thắng lợi của những võ sĩ cũ người Đức trong những trận đấu quyền Anh với những tù binh Nga ốm yếu, kiệt quệ để chứng minh tính hơn hẳn của “chủng tộc siêu đẳng A-ri-ăng”. Ngoài ra, An-đơ-rây còn có nhiều cống hiến trong cuộc đấu tranh chung và trong cuộc khởi nghĩa vũ trang của toàn trại giam. Có lẽ thành công lớn nhất của tác giả là đã xây dựng rất đạt hình tượng của một nhà thể thao xã hội chủ nghĩa dược Đảng lãnh đạo chặt chẽ, biết kết hợp tinh thần thể thao với lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Thể thao đã tôi luyện cho An-đơ-rây một sức chịu đựng sắt thép, một ý chí chiến thắng không gì lay chuyển nổi, một sự tỉnh táo rất cao và khả năng phản ứng hết sức nhanh nhạy. Nhưng yếu tố quyết định giúp anh vượt bản thân mình, chiến thắng trong những trận đấu đẹp nhất đổi anh lại chính là lòng yêu nước không bờ bến, chí căm thù địch sâu sắc; cộng với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, gắn bó anh với đời sống của hàng chục vạn người tù đủ các dân tộc cùng cảnh ngộ. Tổ chức cách mạng trong trại giam không những đã cứu An-đơ-rây thoát cái chết khủng khiếp, mà còn giúp anh gìn giữ và nâng cao phẩm chất cao quí cũng như tài nghệ điêu luyện của mình. Ngược trở lại, An-đơ-rây gắn bó chặt chẽ với tổ chức cách mạng, tuyệt đối phục tùng tổ chức cách mạng. Tác giả cũng đã thành công trong việc nêu hình tượng An-đơ-rây trong mối quan hệ máu thịt với hình lượng của những nhà cách mạng chống phát xít ở Bu-khen-van, nhất là những người lãnh đạo trung tâm quân sự chính trị bí mật Nga, Xmiếc-nốp, Lép-sen-cốp… Câu chuyện về An-đơ-rây đã được thể hiện trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của nhưng người tù trước sự tàn bạo, man rợ của những tên phát xít mất hết tính người. Hình tượng nhà thể thao chân chính giữa hình tượng tuyệt đẹp của những người cộng sản đấu tranh kiên cường trong một hoàn cảnh rùng rợn, đầy kịch tính, chủ đề thể thao và lòng yêu nước, thể thao và tinh thần quốc tế, được lồng trong chủ đề bao quát: sự đấu tranh của những con người chân chính chống lại những kẻ thù của loài người; các hình tượng ấy và chủ đề ấy làm cho cuốn sách viết trước đây gần hai chục năm về những sự kiện đã qua hơn một phân ba thế kỷ mà vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Nhà xuất bản Thể dục thể thao cho xuất bản cuốn “Vũ đài sau dây thép gai” trong lúc này chính là vì hiện nay các lực lượng đế quốc cùng các lực lượng phản động quốc tế đang có những âm mưu bá quyền, không những đe dọa nền an ninh của thế giới, mà còn lăm le trực tiếp xâm phạm Tổ quốc thần thánh của chúng ta. Những bằng chứng nhỡn tiền cho thấy vẫn còn những kẻ muốn theo gót Hit-le, vẫn còn những Bu-khen-van. Cuộc đấu tranh của loài người trong nửa đầu những năm bốn mươi thế kỷ này vẫn còn tiếp diễn. Và đối với giới thể thao Việt Nam, An-đơ-rây vẫn là một tấm gương sáng, nhắc chúng ta gắn chặt mình với Tổ quốc, với nhân dân, với ba dòng thác cách mạng trên thế giới; nhắc chúng ta luôn luôn nhớ tới sứ mệnh chính trị của mình. NHÀ XUẤT BẢN *** ù nhằm phá vỡ kế hoạch di tản đại qui mô lên đến điểm cao nhất. Ban chỉ huy khởi nghĩa do trung tá Xmiếc-nốp phụ trách họp suốt đêm trong một phòng của khối bệnh lý. Van-te Bác-ten cũng có mặt trong cuộc họp, ngoài ra còn có những người lãnh đạo quân sự và chính trị của các nhóm dân tộc. Các đồng chí hoạt động bí mật được biết rằng 5 giờ ngày 11 tháng tư, quân địch sẽ bắt đầu tiêu diệt những người tù sống sót. Có thêm những đơn vị được điều từ mặt trận đến. Hỏa lực của địch được tăng gấp nhiều lần. Những người tù trong trại chết chóc này chỉ còn hai con đường: cam phận để chúng bắn chết hay là chết trong chiến đấu! Những người chỉ huy các lữ đoàn bí mật báo cáo tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Trưởng ban chính trị Cô-tốp sửa lại lần cuối văn bản lời kêu gọi những người tù. Mọi người phân phối vũ khí, xác định các khu vực chiến đấu. Lúc bình minh, khi những người tham gia cuộc họp bắt đầu vội vã giải tản trở về khối của mình, An-đơ-rây giữ đồng chí Xmiếc-nốp lại: – Bao giờ thế? Hôm nay phải không đồng chí? Trung tá đặt tay lên vai An-đơ-rây, gật đầu. An-đơ-rây sung sướng ôm lấy đồng chí. – An-đơ-rây, đừng ngớ ngẩn! Rồi đồng chí mời chàng võ sĩ vào trong khối, An-đơ-rây vội đi theo trung tá. Xmiếc-nốp đứng lại trong hành lang tranh tối tranh sáng, rồi đưa cho An-đơ-rây một khẩu súng ngắn kiểu Đức còn mới. – Thay mặt toàn thể tổ chức, cám ơn cậu. Đây cũng là quà tặng của riêng mình. Cậu nhận lấy này. An-đơ-rây vồ lấy khẩu súng. – Cám ơn đồng chí Xmiếc-nốp, cảm ơn!