LỜI GIỚI THIỆU. 5 TÌNH YÊU THƯƠNG, BẢN THÂN NÓ ĐÃ CHÍNH LÀ GIÁO DỤC… 7 CHƯƠNG 1. CHA MẸ TỐT MỚI NUÔI DẠY CON CÁI TỐT. 12 Thắng thua thực sự được quyết định ở những khúc cua… 16 Ý thức công cộng của con phản chiếu ý thức công cộng của cha mẹ.20 Trẻ sẽ rất vui nếu thấy cha mẹ mình cũng không ngừng học tập…23 Dẫn con đi làm tình nguyện..28 Mỗi người chọn một quả lê có vấn đề..33 Cho con không gian riêng.36 Ý nghĩa của công việc rửa xe…39 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐỨA TRẺ NGOAN ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TRONG NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ QUY TẮC.43 Người Do Thái đã lập ra quy tắc trong gia đình như thế.43 Nhưng nhắc nhở cũng cần phải có mẹo.46 Ăn bánh gato không phải chuyện dễ…46 Làm thế nào để giúp con vượt qua cám dỗ?.50 Dùng tính mạng để uy hiếp con không được đụng đến ma túy… 53 Uy tín của người Do Thái… 56 Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương (tập 2Sáu tiếng sau mới được ăn kem.59 Khí chất là món đồ trang sức đẹp nhất…62 Sự kính sợ không được mất, lòng tri ân không được thiếu…65 Bao dung là sức mạnh.68 Lòng hiếu thuận.70 CHƯƠNG 3. NGHỊCH CẢNH TẠO RA NỀN NẾP ĐỂ CON NẾM TRẢI KHỔ CỰC.. 74 Nuôi dưỡng khả năng đối diện với thử thách cho con. 77 Chế độ có làm có hưởng khác với việc dùng tiền để khuyến khích con…80 Hãy coi trẻ là một cá thể riêng biệt…82 Kịp thời “cai sữa” cho con.85 Có nên giao con cái cho ông bà nuôi?..90 Tôn trọng nhưng không buông thả…93 Tàn nhẫn cũng cần đưa tay giúp đỡ đúng lúc..96 CHƯƠNG 4. MƯỜI KỸ NĂNG ĐỂ TẠO RA GIA PHONG TỐT. 103 Dạy con cũng giống như nấu nướng.. 103 Dùng điểm sáng của trẻ để đối phó lại sự ngỗ nghịch của chúng. 106 Để con hiểu và hòa nhập với gia đình.110 Phụ huynh Israel “phú dưỡng” con gái như thế nào?.114 Cha mẹ là người thầy về giao tiếp của con…118 Bí quyết hạnh phúc của gia đình đơn thân. 122 Sai lầm 1: Đừng tiêm nhiễm suy nghĩ lệch lạc vào đầu con… 123 Sai lầm 2: Bài trừ đối phương một cách tuyệt đối.. 124 Tình thân quan trọng hơn giáo dục… 126 Phát hiện ra hứng thú của con.. 128 Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương (tập 2Những lời vàng ngọc của cha mẹ mới là món quà ý nghĩa nhất dành cho con.. 133 PHỤ LỤC. CHA MẸ CẦN CÓ HAI TRÁI TIM.137 CHA MẸ CẦN CÓ HAI TRÁI TIM.137 CÙNG VƯỢT QUA GIÔNG BÃO. 138 Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương (tập 2LỜI GIỚI THIỆU Vì trái tim có hình ngọn lửa, nên dù yêu con đến mấy, cha mẹ cũng cần phải biết “tàn nhẫn”, cần phải đẩy con ra khỏi vòng tay ấm áp của mình, dằn lòng tập cho con quen với nghịch cảnh và cố giữ một ánh nhìn lạnh nhạt để con tự chống chọi với khó khăn. Cha mẹ chỉ nên đứng từ xa, dùng tình yêu thương của mình để thắp lên ngọn lửa nghị lực, giúp con trưởng thành với một trái tim quả cảm, nhiệt thành và mạnh mẽ. Và như vậy, “tàn nhẫn” cũng là “yêu thương”, một dạng thức yêu thương có trách nhiệm để đem lại cho gia đình một đứa con ngoan, và trao cho xã hội một công dân tốt. Sara Imas là một bà mẹ Trung Quốc mang trong mình dòng máu Do Thái. Sau khi quan hệ Trung Quốc – Israel được thiết lập, trước tiếng gọi trở về cố hương, Sara đã từ bỏ cuộc sống an yên ở Thượng Hải, mang theo ba đứa con thơ để trở về Israel, nơi đồng bào của bà đang phải ngày ngày chịu đựng khói lửa chiến tranh, bắt đầu một trải nghiệm giáo dục đặc biệt của mình. Khác với tập 1, Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương 2 đã đối chiếu một cách biệt lập giữa phương thức nuôi dạy con của người Trung Quốc và người Israel. Tác giả không ngần ngại phơi bày những bất cập vốn tồn tại đã lâu trong cách nuôi dạy con của người Trung Quốc, đồng thời nêu bật những quan điểm về tình mẫu tử, những giá trị thiết thực trong nền giáo dục gia đình của người Do Thái. Với những trải nghiệm trong môi trường sống mới này, Sara đã quyết tâm rũ bỏ hình tượng của một “bà mẹ trực thăng” luôn nuông chiều, quán xuyến mọi việc cho con để trở thành một bà mẹ lý trí, biết gửi gắm tình yêu con cái của mình dưới một vỏ bọc sắt đá, kiên trì và đầy tính cương quyết. Hình ảnh của “bà mẹ Do Thái” này khiến không ít người cho rằng đó là một phương thức quá lạnh lùng, thế nhưng những gì mà bà mang lại cho ba đứa con của mình đã thực sự khiến chúng ta vỡ ra nhiều điều về tình mẫu tử, như chính lời Sara đã đúc kết: “Giấu đi một nửa tình yêu không có nghĩa là mất đi tình yêu đó, mà chỉ là yêu một cách sâu sắc hơn, khoa học hơn và nghệ thuật hơn; giữ khoảng cách 20% không có nghĩa là bỏ mặc con, mà ngược lại, dù cách chúng trăm núi vạn đèo tôi vẫn luôn chia sẻ tâm sự cùng chúng… Tôi không bao giờ tạo ra những thử thách khi các con chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khả năng chịu áp lực của con phải được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ. Nếu thường ngày tôi không tạo ra một chút ‘mưa’, thì sau này làm sao chúng có thể vượt qua được bão tố phong ba?” Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đôi khi chúng ta phải mất cả đời để tìm ra con đường trở thành một người mẹ tốt. Mẹ không chỉ là một thiên chức, mà đó còn là một tấm gương về cách ứng xử. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ đem đến những phút giây trải nghiệm thú vị, những bài học quý giá và một góc nhìn khác về tình yêu thương cho các bậc cha mẹ Việt Nam trong quá trình nuôi dưỡng những mầm xanh của mình. Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương (tập 2Sài Gòn 4/9/2015 Nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh