Về cái tinh thần trong nghệ thuật là cuốn sách lý thuyết đầu tiên và quan trọng nhất của Kandinsky, và cũng là một trong số ít cuốn sách lý thuyết quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật thế giới, mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Kandinsky đã vẽ những bức tranh trừu tượng “thuần túy” đầu tiên trên trái đất vào năm 1910, thì sau đó một năm, cuốn sách này của ông cũng đã được xuất bản, sau nhiều lần bị từ chối. Đọc bản thảo cuốn sách, ngày 12/11/1909, một người bạn của Kandinsky, Kubin*, đã viết: “Những tư tưởng ở đây là hoàn toàn độc đáo, thường được rút ra từ những nơi sâu thẳm nhất. Nó nói với chúng ta rằng, màu sắc là vô cùng hấp dẫn”. Mặc dầu “đát” của bản in lần đầu tiên ghi năm 1912, nhưng trên thực tế, 1000 cuốn trong lần xuất bản đầu tiên dã xong vào Giảng sinh 1911. Ngày 27/12 (1911, Anton von Webern**, đã vồ vập báo cho tác giả: “Tôi đang đọc cuốn sách của ông, ‘Về cái tinh thần trong nghệ thuật’, và tôi cảm thấy rất hào hứng. Hãy lượng thứ cho tôi vì đã mạn phép bày tỏ ý kiến về chủ đề này, nhưng [quả thực là] tôi đã mất bình tĩnh”. Hai lần xuất bản khác bằng tiếng Đức đã dược tiếp tục vào cùng năm ấy (1912, và cuốn sách cũng đã đạt thành công lớn. Trước hết, theo quan điểm của giới nghệ sĩ trẻ, với Kandinsky; người ta đã có thể từ bỏ chủ nghĩa ấn tượng và hướng nghệ thuật tới những mục tiêu mới trong lĩnh vực tư tưởng. “Khái niệm – chìa khóa” mà Kandinsky đã sử dụng và thường xuyên được ông dẫn ra trong cuốn sách – đó chính là “sự thiết yếu bên trong”… Bản rút gọn của cuốn sách dưới dạng tiểu luận bằng tiếng Nga, nhờ tài dịch thuật của Koulbine (1868 – 1917, đã tỏa sáng tại Saint – Pétersbourg trong khoảng thời gian từ tháng 12/1911 đến tháng 1/1912, trước Hiệp hội Nghệ thuật toàn Nga. “Sau cái buổi họp ấy – Kandinsky viết cho Franz Marc*** ngày 17/1/1912 – một đám đồng đã lừng lững kéo dến trụ sở [Hội Nghệ thuật] dể khẩn nài Koulbine với mong muốn được cho lại bản luận thuyết… Koulbine đã viết ngay lập tức cho tôi, chữ của ông ấy còn lộ rõ vẻ hưng phấn”… Ở các nước sử dụng tiếng Anh, những lần xuất bản đầu tiên dưới dạng sách đều dựa vào bản dịch thực hiện vào năm 1914 của M.T.H. Sadler. Trường hợp bản dịch tiếng Pháp là cả câu chuyện dài về những toan tính bị thui chột, một câu chuyện không hề đi tới thành công nào cho đến tận năm 1949. Và điều này, dù sao cũng đã gây ra những tiến triển phức tạp về mặt cảm xúc của tác giả. “Tôi đồng ý- Kandinskỵ viết cho Walden ngày 11/5/1913 – rằng phái Orphisme**** đã đi tới chỗ nảy sinh sự giống nhau lạ lùng so với những ý tưởng riêng biệt của tôi. Tôi hoàn toàn tránh thăm dò về vụ này. Nhưng tôi mong muốn có được một cái nhìn thiện cảm về việc xuất bản cuốn ‘Về cái tinh thần…’ của tôi bằng tiếng Pháp”. Cũng trong bức thư này, Kandinsky đã gợi ý trao gửi việc xuất bản cuốn sách cho nhà sách Figuière, cơ sở nhận thầu mà Walden là đại diện độc quyền ở Đức. Các nhà dịch thuật được Kandinsky giới thiệu với Walden là Apollinaire***** hoặc Mercereau. Một năm sau, Walden xác nhận chắc chắn rằng Figuière sẽ cho ra sách vào đầu năm 1915. Trở về Đức năm 1922 và tiếp tục cuộc đi vòng quanh nước Đức với trường Bauhaus, Kandinsky đã thử làm một cách vô ích việc bổ khuyết cho bản thuyết trình bằng tiếng Pháp về cuốn sách quan trọng và chủ yếu nhất của ông “Về cải tinh thần…”, thay vì bổ cứu cho tác phẩm lý luận thứ hai (“Điểm- Đường-Diện”, xuất bản tại Đức, 1926mà ông đang chuẩn bị (cho dù nó chỉ được tạo ra như là một sự phát triển và đào sâu những tư tưởng trước đó đã được vạch ra trong cuốn “Về cái tinh thần…”. A.F. del Marle, cộng tác với Gallien, đã chuẩn bị bản dịch tiếng Pháp cho tác phẩm “Về cái tinh thần…” vào năm 1926. Ngày 16/2/1926, del Marle vẫn một mực thổ lộ và tin rằng việc xuất bản cuốn sách đang ở tương lai gần, tuy nhiên “những khó khăn kinh tế là trở ngại trên hết hiện nay ở nước Pháp”, và điều đó đã làm chậm thêm một chút nữa tiến trình xuất bản cuốn “đại thư”. Người Pháp đã không làm hỏng cái việc tốt đẹp liên quan tới cuốn sách vào năm 1949, khi cuối cùng sách đã ra được tại Galerie Drouin. Sự muộn màng ấy cũng đã xảy ra với cuốn Almanach “Kỵ sĩ Xanh” (bản tiếng Pháp in năm 1981 tại Nhà xuất bản Klincksieck, cũng như với cuốn sách cực kỳ quan trọng của w. VVorringer, “Trừu tượng và Hồi tưởng”, dịch in năm 1978, 71 năm sau khi được xuất bản ở cố quốc Đức. Bài phê bình đầu tiên viết bằng tiếng Pháp về cuốn “Về cái tinh thần…” do M. Herbert soạn vào năm 1914, đã nguyên vẹn xuất hiện trở lại như một định mệnh. Người ta có thể đọc thấy trong đó câu mở đầu: “Cuốn sách của Kandinsky đóng góp mọi thứ khuyết điểm cho những cuốn sách nghệ thuật được viết ra bởi các nghệ sĩ: vô duyên, vụng về và đầy rẫy tính khoa học nửa vời”. Hoặc: “làm lạc lối trong mê đạo bằng một công trình lý luận đầu não”. Ngược lại, một số người khác lại ca tụng nền tảng triết học hết sức đặc biệt của nghệ thuật ồng. Vậy mục đích thực sự của nhà họa sĩ – nhà lý luận Kandinsky trong cuốn “Về cái tinh thần…” là gì? Phải chăng cuốn sách của ông đơn giản chỉ là một phép gợi hỏi “kiểu Socrate” – nhằm dẫn tìm ra những chân lý còn đang được thai nghén? Trong cuốn tiểu sử tự thuật “Nhìn về phía sau”, sự thực là chính bản thân Kandinsky đã xác định ra điều ấy. “Thức tỉnh, bằng những cái không còn nữa, năng lực ấy tạo ra sự trải nghiệm của tinh thần về những sự vật cụ thể và những sự vật trừu tượng, [một] năng lực [làm cho] hoan hỉ và [mang tính] nhất thiết dành cho tương lai”. Kandinskỵ là người Nga. Đối với “phương Tây”, về thực chất, ông là người “phương Đông”. Theo các nhà sử học, đặc biệt sử học nghệ thuật, theo định kỳ, từ phương Đông, vẫn có những luồng gió tư tưởng và trí tuệ mới thổi sang. Cuốn sách “Về cái tinh thần trong nghệ thuật” có thể là một trong những trường hợp như vậy. Cuốn sách này của Kandinsky đã từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, riêng bản tiếng Trung chỉ mới có gần đây. Các bản dịch tiếng Anh, cho đến nay, vẫn là nhiều nhất, và điều đáng nói là chúng rất khác nhau. Sự thật, để truyền đạt được hết những tư tưởng và văn phong (“vụng về”của Kandinsky (người được mệnh danh là nhà triết học của nghệ thuậtcó trong nguyên bản tiếng Đức, người ta đã phải dùng đến thủ pháp “dịch diễn giải”, thậm chí phải lược di hoặc thêm vào một số nội dung, một số câu, một số chữ mà trong nguyên bản tiếng Đức có hoặc không hề có (đặc biệt trong các bản tiếng Anh, thậm chí đôi chỗ chúng đã làm biến dạng nguyên bản tiếng Đức, bởi vì sự thật là, ngay cả với người có thể đọc được nguyên bản tiếng Đức thì cũng khó có ai dám chắc rằng đã hiểu thấu đáo những gì Kandinsky viết ra. Bản dịch tiếng Việt này, về căn bản, dựa trên nguyên bản tiếng Đức, đồng thời là sự tổng hợp của bản dịch từ tiếng Đức với cắc bản dịch từ tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, nỗ lực nào cũng có giới hạn, khó có thể tránh được tính chủ quan và sơ suất. Tiếp cận gần nhất và chính xác nhất với nguyên bản tiếng Đức là mục tiêu hàng đầu của bản tiếng Việt này, cho dù nó có thể rất “khó” đọc đối với một số độc giả nào đó. (Riêng bản tiếng Anh do Solomon R.Guggenheim Foundation xuất bản lần đầu tiên đã có sự tham gia dịch và hiệu đính của các học giả Mỹ; Anh, Nga và Đức. Vì tôn trọng “tính toàn vẹn nguyên bản”, và mặt khác, vì tôn trọng độc giả, với mong muốn độc giả đọc sâu và tự tìm hiểu thêm một số kiến thức nào đó “nằm ngoài” văn bản, những người dịch không đưa thêm vào cuốn sách này bất kỷ một chú giải nào khác ngoài các chú giải của chính tác giả Kandinsky. Xin trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt đầu tiên của cuốn sách “Về cải tinh thần trong nghệ thuật” của Kandinsky với đông đảo bạn đọc. Rất mong cuốn sách được bạn đọc đón nhận và có ý kiến dóng góp để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Thay mặt nhóm biên dịch QUANG VIỆT
Nguồn: https://thuviensach.vn