Đối với nước ta, trong thời kỳ kháng chiến và kiến quốc nói chung. Đảng ta đã sớm có quan niệm toàn diện và đúng đắn về văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển văn hóa dân tộc bắt nhịp cùng thời đại; nhưng không phải không có lúc còn chưa đủ tầm, còn coi nhẹ, và nhận thức có mặt còn lệch lạc, nhất là trong chủ trương và tổ chức thực hiện. Trên bước đường đổi mới, hội nhập và hiện đại hóa, Đảng ta đã nhận thức lại và nâng cao tầm hiểu biết về văn hóa, nhất là văn hóa tư duy, văn hóa đạo đức nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việc nhận thức và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ vừa trước mắt, cấp bách vừa lâu dài.
Ngày nay, văn hóa được nhìn nhận với tư cách là một chuyên ngành khoa học lớn. Văn hóa học, lý luận về văn hóa và các bộ phận chuyên ngành cụ thể khác đang phát triển. Đồng thời, quan điểm về văn hóa và phát triển cũng đang có nhiều nhận thức mới. Trong thực tế khách quan, tầm quan trọng, vai trò, tác dụng của văn hóa ngày càng tăng.
Trong khi đó sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học, công nghệ hiện đại đang đặt ra nhiều vấn đề văn hóa gây gắt từ thực tiễn. Có thể nói kinh tế tăng trưởng, khoa học công nghệ đang có bước phát triển như vũ bão nhưng văn hóa, nhất là văn hóa nhân văn, văn hóa đạo đức, văn hóa lối sống đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là ở nhiều nước phương Tây. Nhưng đó cũng là những vấn đề có tính toàn cầu.
Những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học và đề tài nghiên cứu về văn hóa có hệ thống, đa diện hơn, nhưng vấn đề còn đang tiếp tục, khi văn hóa nước nhà vừa có cơ hội phát triển và lại có cả thử thách lớn, ở bước ngoặt, cần vượt qua. Ở đây phải có một tư duy biện chứng và nhân văn mới có thể phân tích và hiểu cặn kẽ được vấn đề. Những nhận thức bước đầu của chúng tôi là một cách nhìn nhận cần thiết.
Điều đó rất có ý nghĩa khi chúng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong bối cảnh nới của thời cuộc. Mà nền văn hóa ấy, về cơ bản, không chỉ là mục tiêu, hệ điều chỉnh mà còn là động lực của sự phát triển đất nước bền vững theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Qua gần 15 năm nghiên cứu, chúng tôi đã tập hợp, hệ thống hóa các bài nghiên cứu của mình thành các chuyên đề. Từ đó, chúng tôi cho xuất bản chuyên luận với nhan đề là VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC trong bối cảnh hiện nay từ cái nhìn từ truyền thống đến hiện đại với cách tiếp cận triết học nhân văn và văn hóa học là chính”.
Trong thời kỳ từ năm 1997 – 20W)2, chuyên luận này có 3 phần chính: Nội dung phần một, tập trung làm rõ quan niệm chung về bản chất, đặc trưng, vai trò của văn hóm, bản sắc văn luôn dâu lộc; phần hai và thử thách của nó trong thời kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, hiện đại hóa, phần ba, nghiên cứu một số khía cạnh bản sắc văn hóa của tư duy triết học Việt Nam (uổi hơn 220 trang, do Nxh Văn lúa – Thông tin ấn hành năm 2003).
Từ đó đến nay cũng gần 10 năm, biết bao thay đổi cả trong đời sống văn hóa và nhận thức về văn hóa. Trong thời gian qua, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu thêm một số chuyên đề liên quan tới bản sắc văn hóa dân tộc. Vì lần tái bản này, chúng tôi bổ sung 2 phần lớn và trong mỗi phần in lần trước cũng đều có bổ sung thêm, với một số nội dung mới (nghiên cứu sâu hơn bản sắc văn hóa, các vấn đề về minh triết Việt, về chủ nghĩa nhân văn Việt Nam – Hồ Chí Minh, minh triết Việt, tư duy sáng tạo của người Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế). Ở đây có một số vấn đề mới, nhất là khía cạnh triết học, hầu như ít có công trình trình bày như thế.
Vấn đề đặt ra ở đây là cả mặt thực tiễn và cả mặt lý luận, tác giả cố gắng trình bày khái quát các vấn đề lý luận về văn hóa và tổng kết thực tiễn việc bảo vệ và và xây dựng nền văn hóa dân tộc ngày nay.
Cuốn sách được nâng cao từ các bài viết, chuyên đề nghiên cứu (mà phần nhiều được đăng tải và công bố), mỗi phần có tính độc lập của nó, tuy nhìn chung được sắp xếp theo một trật tự để chúng có thể làm tiền đề, hoặc bổ sung cho nhau theo lô góc và chủ đề của cuốn sách.
Cuốn sách có năm phần lớn như sau:
1- Về vấn đề văn hóa, bản sắc văn hóa trong tiến trình phát triển,
2- Vấn đề chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trong truyền thống và hiện đại;
3 – Vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn có tính bước ngoặt mới của lịch sử văn hóa dân tộc: nền kinh tế thị trường, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
4- Vấn đề minh triết Việt, minh triết Hồ Chí Minh với sự phát triển hiện nay và hương lai dân tộc
5- Vấn đề hiện đại hóa tư duy truyền thống từ các góc nhìn khác nhau.
Cuốn sách có thể làm tài liệu nghiên cứu bổ ích các môn học, lĩnh vực: triết học văn hóa, văn hóa học, văn hóa xã hội chủ nghĩa và đường lối, chính sách bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa dân tộc, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Sự nghiên cứu và trình bày này chắc là khó tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc thứ lỗi và góp ý xây dựng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011
TS. HỒ BÁ THÂM