Từ Xác Định Đến Bất Định – Những Câu Chuyện Về Khoa Học Và Tư Tưởng Của Thế Kỷ 20 – Francis David Peat full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Từ Xác Định Đến Bất Định – Những Câu Chuyện Về Khoa Học Và Tư Tưởng Của Thế Kỷ 20 – Francis David Peat full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Trong Từ xác định đến bất định, David Peat đã kiểm tra sự khác biệt cơ bản về triết học giữa tất định, yếu tố tiêu biểu cho suy nghĩ của nhân loại suốt thế kỉ 19 và sự sụp đổ của nó trong thế kỉ 20. Thế kỉ 19 đã được đánh dấu bởi sự lạc quan vô bờ bến và sự tự tin vào sức mạnh của công nghệ. Những nhà vật lí thời đó tin rằng vũ trụ là một cơ chế đồng hồ khổng lồ có chức năng hoạt động tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc mà hoàn toàn có thể dự đoán được. Năm 1900, Chủ tịch Hiệp hội Hoàng gia Anh đã tuyên bố rằng tất cả mọi thứ quan trọng đều đã được khoa học phát hiện. Tuy nhiên, điều này đã không tồn tại quá lâu trước khi những hạt giống của một cuộc cách mạng khoa học mới bắt đầu bén rễ. Thuyết lượng tử và thuyết tương đối đã chứng minh một nghi ngờ rằng kiến thức của chúng ta hoàn toàn không đầy đủ và sự giới hạn vốn có của con người trong việc dự đoán và kiểm soát thế giới xung quanh.

***

Về tác giả:

David Peat là nhà vật lí nghiên cứu về chất rắn và lí thuyết lượng tử. Hiện, ông là giáo sư tại Viện Nghiên cứu tích hợp California, ủy viên Viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học. Ông là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách, tiêu biểu như cuốn Những lối mòn của sự thay đổi (Pari Books, 2006), Từ tất định tới bất định (Joseph Herry Press, 2006).

***

Lời nhà xuất bản

Có thể bạn thích sách  Schopenhauer Nhà Giáo Dục - Friedrich Nietzsche full mobi pdf epub azw3 [Triết Học]

Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu cuốn Từ xác định đến bất định – Những câu chuyện về khoa học và tư tưởng của thế kỷ 20 của tác giả F. David Peat. Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ đến bạn đọc.

Chúng tôi tôn trọng, nhưng không nhất thiết đồng tình với quan điểm, cách tiếp cận và lí giải riêng của tác giả về các vấn đề được đề cập đến trong cuốn sách.

Chúng tôi mong độc giả đọc cuốn sách này như một tài liệu tham khảo với tinh thần phê phán và khai phóng.

Xin chân thành cảm ơn!

***

Lời nói đầu

Tôi biết gì? (Que sais-je?)

Montaigne

 

Năm đầu tiên của một thế kỉ luôn luôn xuất hiện những điều tốt lành. Năm 1900 không phải là một ngoại lệ. Người Mỹ chào đón năm này với ba chữ “P”: Peace (Hoà bình), Prosperity (Thinh vượng), và Progress (Tiến bộ). Đó là một cực điểm hội tụ nhiều thành tựu nổi bật, và với niềm tin mạnh mẽ hướng tới một thế kỉ của những tiến bộ nối tiếp. Thế kỉ 20 sẽ là thế kỉ của sự hiểu biết chắc chắn và xác định. Nhưng trớ trêu thay, nó lại kết thúc trong bất định, mơ hồ và hoài nghi. Cuốn sách này gồm những câu chuyện nói lên sự thay đổi đó, đồng thời nói lên sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của nhân loại. Cuốn sách này cũng cho rằng mặc dù thiên niên kỉ mới có thể không còn chắc chắn và xác định nữa, nhưng nó vẫn sẽ tạo ra một tiềm năng mới của sự tăng trưởng, thay đổi, khám phá và sáng tạo trên mọi nẻo đường của cuộc sống.

Có thể bạn thích sách  Thần Mèo - Dojin Kun full prc pdf epub azw3 [Light Novel]

Ngày 27 tháng 4 năm 1900, Lord Kelvin, nhà vật lí xuất sắc và là Chủ tịch Hội Hoàng gia Anh, trong khi diễn thuyết tại Học viện Hoàng gia, đã dõng dạc trình bày về “vẻ đẹp và tính trong sáng của lí thuyết động lực học”. Cuối cùng thì những lí thuyết vật lí của Newton đã được mở rộng để thâu tóm lấy toàn bộ vật lí, bao gồm cả nhiệt học và quang học. Về mặt bản chất thì tất cả những gì có thể biết cũng đã được biết, ít nhất là trên nguyên tắc. Ngài chủ tịch có thể hướng tới thế kỉ mới với một niềm tin hoàn toàn chắc chắn. Lí thuyết của Newton về chuyển động đã được nhiều thế hệ các nhà khoa học thừa nhận. Nó giải thích mọi thứ từ quỹ đạo của các hành tinh cho tới những đợt thuỷ triều, sự rơi của quả táo, đường đạn đạo… Hơn nữa, trong vài thập kỉ trước, James Clerk Maxwell đã thiết lập một lí thuyết xác định về ánh sáng. Kết hợp lí thuyết của Newton với lí thuyết của Maxwell, dường như người ta có thể giải thích được mọi hiện tượng trong toàn bộ vũ trụ vật lí.

Tuy nhiên, năm mở đầu thế kỉ 20 cũng thể hiện cho chúng ta thấy sự trớ trêu. Năm 1900 là một năm ổn định và vô cùng tự tin. Nó chứng kiến sự củng cố và tổng kết của nhiều thắng lợi trong khoa học, công nghệ, kĩ thuật, kinh tế và ngoại giao. Như Thượng nghị sĩ Chauncey Depew tại New York đã nói: “Không một ai ở đây là không cảm thấy những gì mình đạt được trong năm 1900 đều lớn gấp 400% so với năm 1896, lớn hơn về tri thức, về niềm tin, và về tinh thần yêu nước”. Đức Giám mục Newell Dwight Hillis cũng nói: “Luật pháp đang trở nên công bằng hơn, các điều khoản mang tính nhân văn hơn, âm nhạc đang trở nên ngọt ngào hơn và sách vở cùng thông thái hơn”. Nhưng đúng vào lúc đó thì những nhà tư tưởng, nhà phát minh, nhà khoa học, nghệ sĩ, và những người mơ mộng, bao gồm Max Planck, Henri Poincaré, Thomas Edison, Guglielmo Marconi, Nikola Tesla, anh em nhà Wright, Bertrand Russell, Paul Cézanne, Pablo Picasso, Marcel Proust, Sigmund Freud, Henry Ford, và Herman Hollerith lại nhận thức rằng tư tưởng và các phát minh sẽ biến đổi toàn bộ thế giới.