* Từ điển hội họa thế giới đã thu tóm những tinh hoa cảnh quan trong nhân loại qua các giai đoạn phát triển lịch sử của văn hóa nhân loại, hình thành nên một nền mỹ thuật phát triển rực rỡ nhất. Ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc, nền văn hóa mỹ thuật đều phát triển mong theo sắc thái riêng biệt và một phương thức độc đáo riêng, để lại cho người đời một kho tàng mỹ thuật bất hủ.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỹ thuật thế giới đã hình thành và phát triển với nhiều trường phái đa dạng và phong phú, phản ánh tính thời đại, tính dân tộc, tính hiện thực, tính lãng mạn và tinh nhân văn một cách sâu sắc.
1. Mỹ thuật Boloko (dịch âm) và Lokok (dịch âm). Mỹ thuật Boloko bắt nguồn từ nước Ý thế kỷ 17, theo kiểu dáng mỹ thuật thực thụ, nó chạy theo sắc thái hoa lệ, bút pháp phóng khoáng, đối sánh mạnh mẽ, biến hóa trong phác vẽ, biểu đạt trong sự vận động chứa đựng tình cảm mãnh liệt. Còn mỹ thuật của Lokok là phong cách mỹ thuật Pháp thế kỷ 18, nguyên ý của từ Lokok có nghĩa là “vỏ ốc” dùng để hình dung trong nghệ thuật tạo hình đường nét uốn khúc và phong cách trong sự bề bộn phức tạp. Nếu mỹ thuật Balokó cường tráng, kịch liệt, thì mỹ thuật Lokok có khuynh hướng mềm mại êm dịu và phù hoa hơn.
2. Mỹ thuật chủ nghĩa cổ điển – đề cao hình thức, nội dung là thứ yếu, coi trọng thiết kế và phác họa đồng thời mang đặc trưng mối quan hệ và tỷ lệ phù hợp với lý tưởng. Mỹ thuật chủ nghĩa cổ điển coi trọng tính nghiêm khắc, tinh giản đơn, rõ ràng; tính thuần khiết; tính cân bằng, tính nguyên tắc và có khống chế.
3. Mỹ thuật chủ nghĩa lãng mạn: nói chung họ coi chủ nghĩa lãng mạn là sự phản động của chủ nghĩa cổ điển. Các nhà mỹ thuật chủ nghĩa lãng mạn không hạn chế biểu hiện sự hứng thú, tình cảm, mộng ảo ăn cắp, tinh điệu của nước ngoài với truyền thuyết và tưởng tượng. Nó mang đặc trưng cá tính hóa và tự do cao độ cũng như động cảm mạnh mẽ.
4. Mỹ thuật chủ nghĩa hiện thực: khi các nhà mỹ thuật sáng tác, họ tự thân nỗ lực miêu tả khách quan hóa hình tượng và tiếp cận với sự vật hiện thực trên cơ sở nhận thức bản chất của sự vật một cách sâu sắc, biểu hiện điển hình cuộc sống chân thật.
5. Mỹ thuật chủ nghĩa ấn tượng: các mỹ thuật gia họ dùng màu sắc, ánh sáng mặt trời, so sánh độ sáng phản xạ, bóng đen làm mục tiêu hoạt động nghệ thuật của minh. Đứng trên gốc đã khuynh hướng, họ miêu tả chỉ là ấn tượng ngắn ngủi của vật thể, và họ coi nhẹ bản chất của sự vật và ý nghĩa xã hội.
6. Mỹ thuật chủ nghĩa hiện thực biểu hiện các nhà mỹ thuật đi tìm cái cảm hứng để bày tỏ, thường là mang mục đích tìm tòi sự biến đổi của không gian hình thức, đường nét, màu sắc nhằm tạo ra tính biểu hiện thông qua thực giác của mình để trần thuật,
7. Mỹ thuật siêu hiện thực. Trong trường phái mỹ thuật này, các nhà nghệ thuật có mộng ảo thích thử nghiệm sáng tạo một thế giới có sức hấp dẫn kỳ lạ. Ảo mộng, tưởng tượng, tiềm thức đã trở thành đối tượng chủ yếu để thể hiện. Vật thể, không gian, nét chấm phá, kích cỡ lớn nhỏ. Lối biểu hiện không gian lập thể và hình trọng có thể tùy ý thay đổi, nhằm phục tùng yêu cầu sáng tạo một thế giới ảo mộng quái đản.
8. Nghệ thuật PopArt hoặc còn gọi là nghệ thuật lưu hành. Nói chung các nhà nghệ thuật thường chọn những đề tài quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày biểu hiện tác phẩm của mình như: đồ hộp, thức uống được đóng gói, bức ảnh những minh tinh màn bạc, tranh châm biếm hay hình ảnh phim hoạt họa hoặc các sản phẩm mẫu đưa vào nghệ thuật quảng cáo… họ chọn những thứ nhìn quen mắt trong đời sống thường nhất, dùng chúng biến thành sản phẩm nghệ thuật.
9. Mỹ thuật chủ nghĩa lập thể: các nhà mỹ thuật tương lai của trưởng phải này, họ sử dụng hình học phân giải và phương pháp tổ hợp làm đối tượng biểu hiện, cố gắng để người xem có thể trên một điểm, hoặc có thể nhìn thấy thực thể, điều quan trọng của sự biểu hiện ấy người ta có nhận biết mà không nhìn thấy được.
10. Mỹ thuật chủ nghĩa tương lai, các nhà nghệ thuật của trường phải này, họ lấy vận động và tốc độ làm đối tượng cơ bản cho biểu hiện nghệ thuật của mình, nhằm cố gắng thông qua hình về trùng lặp hoặc đường nét trừu tượng. Hình trạng và màu sắc nhằm đạt được mục đích cho ý niệm khuynh hướng của mình.
Thông qua hàng ngàn tác phẩm cụ thể sinh động, sẽ giúp độc giả, nhìn được một cách khái quát của 10 trường phải nghệ thuật trên các châu lục, với những nét độc đáo riêng biệt, trong đó có những nét vay mượn, mô phỏng hoặc pha trộn giữa nền mỹ thuật các khu vực, tạo thành một bức tranh với nhiều màu sắc sinh động và độc đáo, đứng trên một góc độ nào cũng có thể biểu hiện sinh động mang tính liệu biểu của thời đại phát triển theo chiều dài của lịch sử mài cho đến hôm nay vẫn chưa dứt.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com