Trên Bờ Sông Hoang Vắng

Trên Bờ Sông Hoang Vắng

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Từ “chặng đường đã qua”, ông đã rút ra những nguyên mẫu và những sự kiện cả cho tiểu thuyết “Trên bờ sông hoang vắng”, cuốn sách viết về những người công nhân xây dựng một nhà máy thủy điện có công suất lớn ở Xi-bê-ri. Hàng nghìn con người từ khắp mọi miền của đất nước đã đổ đến đây, đến bên bờ của con sông lớn, nơi thâm sơn cùng cốc của vùng rừng tai-ga này. Và mỗi người đều tìm ra “mảnh đất dụng võ” của mình. Nơi đây đã diễn ra một cuộc khảo sát cả về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mọi người, và những khát vọng đạo đức và nhu cầu cá nhân của họ…*** Tác giả cuốn sách này – Bô-rít Pô-lê-vôi (1908 – 1981- là một nhà văn Nga nổi tiếng, Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa, đã được tặng Giải thưởng Quốc gia Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Ông đã viết gần ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn “Truyện một người chân chính” mà cả thế giới đều biết. Bô-rít Pô-lê-vôi không hề hư cấu các nhân vật chính, các sự kiện chủ chốt trong các tác phẩm của mình. Ông đã tìm chọn các nhân vật và các sự kiện như vậy từ thực tế cuộc sống. Chính ông, chứ, có lẽ không ai khác, có toàn quyền tuyên bố: “Tôi đã sống trọn cả cuộc đời văn học giữa các nhân vật của mình”. Luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn đắm mình trong thực tế, Pô-lê-vôi đã tiếp xúc với rất nhiều con người tuyệt vời của thời đại chúng ta, ông đã viết về họ một cách đầy cảm phục và tự hào về tình bạn đối với họ. “Thật vui sướng biết bao nhiêu được sống giữa các nhân vật của mình, được trao đổi thư từ với họ, được theo dõi xem cuộc sống sẽ tiếp tục và phát triển một cách chính xác đến mức nào, hướng đi của các tính cách được miêu tả trong các cuốn sách, và phần kết của chúng, bạn, với tư cách là tác giả, đã đánh dấu chấm hết từ lâu”, – ông đã viết như vậy trong tập bút ký “Nhìn lại chặng đường đã qua”. *** -… Mãi tối hôm đó, em mới làm cho cô ta tỉnh lại. Bọn em đã kiệt sức. Em không còn hy vọng nữa. Sau cùng, cô ấy lắc đầu và hé mở con mắt còn nguyên vẹn, – vài hôm sau, Đi-na kể cho Đi-u-giép. Họ ngồi trên đỉnh lèn Kỳ diệu, trên một chiếc ghế dưới gốc cây thông rậm lá. Một đêm màu lam, thơm ngát mùi hương, vi vo tiếng muỗi, trùm lên trên dòng sông bị chinh phục. Một đêm thanh khiết, đêm mùa hè ấy, ở giữa rừng tai-ga, mà những ánh sáng ở công trường và những ngọn lửa hàn lập lòe hầu như không thay đổi được màu sắc thiên nhiên của nó. Trước đây, lúc mới khởi công, những bàn tay thân thiết của những người nào đó đã làm nên chiếc ghế này trên cao nguyên thu nhỏ lại. Từ đó nó là nơi ẩn náu của những cặp tình nhân và những người mơ mộng. – Toàn thân cô ấy đều bị thương, ruột đứt, xương gãy. Tuy vậy, cô ấy vẫn cố nói điều gì đó, – Đi-na nói tiếp, mắt thẫn thờ. – Em cúi xuống và đoán ra hơn là nghe thấy những lời cô ấy thều thào: “Cháu bé, cháu bé…” Cô ấy lo cho con. Anh Pa-ven, thật là sung sướng biết bao được nói với cô ấy: “Cháu còn sống!” Em cho đem đến máu sinh mệnh bé tí bọc trong tã bông lấy trong lồng ấp trẻ sơ sinh ra. Pa-ven, anh sẽ không tin em, vì phải là phụ nữ mới tin được điều đó. Này nhé, con mắt nguyên vẹn trên bộ mặt sưng phù, đẫm máu ấy biểu lộ một niềm vui, vâng, một niềm vui. Một ảo ảnh, anh sẽ nói với em thế chứ gì? Ổ, không, không phải đâu anh ạ!.. Em vô cùng xúc động. Đi-na cắn môi. Chị nhìn mỏm Đầu bò ở bên kia sông, giống như vẽ bằng mực tẩu lên nền đêm màu xanh nhạt – Anh có biết Va-xi-li-xa ví Ma-ri-a với con gì không? Con tu hú. Lần này thì cô bé đã nhầm, phải không anh? Có thật người ta quyết định chôn cô ấy ở công viên Anh Hùng, bên cạnh những người du kích đưa từ rừng tai-ga về không? – Ông cụ bảo thế. – Có thật Ông cụ cử anh đến U-xchi-Tséc-na-va để chỉ huy chi nhánh của công trường không?