Từ khi trẻ biết lẫy, biết bò cho đến trước khi trẻ đi mẫu giáo, tình yêu và sự chăm sóc của bạn được thể hiện chủ yếu ở những phương diện nào? Theo cách giáo dục truyền thống, bạn chỉ chăm sóc trẻ về mặt sinh hoạt? Hay bạn biết được vai trò quan trọng của việc giáo dục trẻ sớm nhưng không biết cụ thể phải làm thế nào và bắt đầu từ đâu? Nếu đúng như thế bạn nên đọc kỹ cuốn sách này. Trẻ sinh ra đã có thể trở thành một thiên tài, chỉ có điều chưa được hướng dẫn đúng đắn Những thông tin mà trẻ thu nhận được trong những năm đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành sau này của trẻ. Nói cách khác, sự phát triển của trẻ về mặt trí tuệ và thể chất khi trưởng thành được quyết định chủ yếu bởi nhân tố môi trường và khả năng kích thích giác quan trong những năm đầu đời. Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi rất tốt. Cho dù mức độ thông tin thế nào thì trẻ cũng có thể hiểu hoặc tiếp thu những kích thích mang tính giáo dục đó ở những mức độ khác nhau. Những nghiên cứu khoa học tâm lý cho thấy: Những kĩ năng cơ bản của sự sống loài người, như việc học ngôn ngữ, nhận thức về môi trường tự nhiên, nắm bắt quy tắc giao tiếp đều được hoàn thành ngay trong thời gian từ lúc sơ sinh đến trước khi đi học lớp 1. Nếu trong giai đoạn này, bố mẹ có thể cho trẻ trải nghiệm môi trường và hoàn cảnh sống phong phú, dạy dỗ và nuôi nấng trẻ bằng những phương pháp khoa học, thì trẻ có thể có được sự phát triển vượt trội. Cùng chơi các trò chơi với trẻ chính là cách tốt nhất để bố mẹ kích thích giác quan cho trẻ. “Chơi mà học” chính là trọng tâm phát triển trí tuệ của giai đoạn này Bạn muốn con mình thật thông minh và khỏe mạnh, vậy thì trong giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi hãy bắt đầu giáo dục trẻ nắm bắt 8 kỹ năng thiết yếu của con người, đó là: – Kỹ năng ngữ văn (khả năng nắm bắt ngôn ngữ, chữ viết; – Kỹ năng lôgic toán học (khả năng về toán học, lôgic và khoa học; – Kỹ năng âm nhạc (khả năng hiểu, sáng tạo và vận dụng âm nhạc, bao gồm thưởng thức, hát theo, sáng tác,…; – Khả năng vận động cơ thể; – Khả năng tưởng tượng về không gian (có thể hình thành trong đầu những mô hình hoặc hình ảnh về các sự vật trước mặt; – Kỹ năng giao tiếp (có khả năng hiểu và giao tiếp với người khác; – Kỹ năng vốn có của cá nhân (khả năng tự nhận biết và tự xử lý của cá nhân, có thể thống nhất điều chỉnh thế giới nội tâm của mình, đặc biệt là sự phân biệt và điều chỉnh tình cảm, cảm xúc; – Kỹ năng quan sát tự nhiên (khả năng quan sát và phân biệt động vật, thực vật, khoáng vật, và khả năng phân tích chỉnh thể các hoạt động của con người bao gồm văn hóa, hành vi, môi trường. Nếu bạn cảm thấy 8 kỹ năng này khá trừu tượng và không biết phải làm thế nào để truyền đạt cho trẻ thì bạn có thể bắt đầu bằng những trò chơi. Bởi vì trẻ ham chơi, mà trong giai đoạn này, việc “chơi mà học” chính là phương pháp học tập duy nhất của trẻ, cũng là phương pháp dạy dỗ tốt nhất mà bố mẹ nên triển khai. Những trò chơi đơn giản, khoa học, trí tuệ Việc chơi cùng với trẻ thực ra rất đơn giản! Trong cuốn sách này, mỗi giai đoạn, mỗi trò chơi đều có 6 khâu là hướng giáo dục kỹ năng, công việc chuẩn bị trò chơi, độ tuổi phù hợp của trò chơi, các bước thực hiện trò chơi, lời khuyên cho từng trò chơi và phát triển trí tuệ. Đảm bảo các phụ huynh có thể đọc hiểu, dạy tốt, chơi vui mà kiến thức trẻ thu được không hề ít. Chỉ cần bạn theo sát sự phát triển trí tuệ của trẻ ở từng giai đoạn, dựa vào những trò chơi khoa học của chúng tôi, mỗi ngày bỏ ra 5 đến 10 phút chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ, vận động cùng trẻ, là con bạn có thể có cơ hội tiếp thu lượng lớn thông tin và được trang bị đầy đủ 8 kỹ năng cần thiết cho sự phát triển một cách hiệu quả! Chúc bạn càng chơi càng vui, chúc trẻ càng chơi càng thông minh