🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trẻ Càng Chơi Càng Thông Minh
Ebooks
Nhóm Zalo
Trẻ càng chơi càng thông minh
Mục lục
Lời nói đầu
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 0 - 6 THÁNG TUỔI
Từ 0 – 3 tháng
Từ 4 – 6 tháng
TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ CHO TRẺ TỪ 7 THÁNG - 1 TUỔI
Từ 7 – 9 tháng
Từ 10 - 12 tháng
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 1 - 1,5 TUỔI
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 1,5 - 2 TUỔI
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 2 - 2,5 TUỔI
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 2,5 - 3 TUỔI
Tìm đọc bộ sách Bách khoa thai giáo
1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi trẻ biết lẫy, biết bò cho đến trước khi trẻ đi mẫu giáo, tình yêu và sự chăm sóc của bạn được thể hiện chủ yếu ở những phương diện nào? Theo cách giáo dục truyền thống, bạn chỉ chăm sóc trẻ về mặt sinh hoạt? Hay bạn biết được vai trò quan trọng của việc giáo dục trẻ sớm nhưng không biết cụ thể phải làm thế nào và bắt đầu từ đâu?
Nếu đúng như thế bạn nên đọc kỹ cuốn sách này.
Trẻ sinh ra đã có thể trở thành một thiên tài, chỉ có điều chưa được hướng dẫn đúng đắn
Những thông tin mà trẻ thu nhận được trong những năm đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành sau này của trẻ. Nói cách khác, sự phát triển của trẻ về mặt trí tuệ và thể chất khi trưởng thành được quyết định chủ yếu bởi nhân tố môi trường và khả năng kích thích giác quan trong những năm đầu đời.
Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi rất tốt. Cho dù mức độ thông tin thế nào thì trẻ cũng có thể hiểu hoặc tiếp thu những kích thích mang tính giáo dục đó ở những mức độ khác nhau. Những nghiên cứu khoa học tâm lý cho thấy: Những kĩ năng cơ bản của sự sống loài người, như việc học ngôn ngữ, nhận thức về môi trường tự nhiên, nắm bắt quy tắc giao tiếp đều được hoàn thành ngay trong thời gian từ lúc sơ sinh đến trước khi đi học lớp 1.
Nếu trong giai đoạn này, bố mẹ có thể cho trẻ trải nghiệm môi trường và hoàn cảnh sống phong phú, dạy dỗ và nuôi nấng trẻ bằng những phương pháp khoa học, thì trẻ có thể có được sự phát triển vượt trội. Cùng chơi các trò chơi với trẻ chính là cách tốt nhất để bố mẹ kích thích giác quan cho trẻ.
“Chơi mà học” chính là trọng tâm phát triển trí tuệ của giai đoạn này
Bạn muốn con mình thật thông minh và khỏe mạnh, vậy thì trong giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi hãy bắt đầu giáo dục trẻ nắm bắt 8 kỹ năng thiết yếu của con người, đó là:
- Kỹ năng ngữ văn (khả năng nắm bắt ngôn ngữ, chữ viết);
- Kỹ năng lôgic toán học (khả năng về toán học, lôgic và khoa học);
- Kỹ năng âm nhạc (khả năng hiểu, sáng tạo và vận dụng âm nhạc, bao gồm thưởng thức, hát theo, sáng tác,…);
- Khả năng vận động cơ thể;
2
- Khả năng tưởng tượng về không gian (có thể hình thành trong đầu những mô hình hoặc hình ảnh về các sự vật trước mặt);
- Kỹ năng giao tiếp (có khả năng hiểu và giao tiếp với người khác);
- Kỹ năng vốn có của cá nhân (khả năng tự nhận biết và tự xử lý của cá nhân, có thể thống nhất điều chỉnh thế giới nội tâm của mình, đặc biệt là sự phân biệt và điều chỉnh tình cảm, cảm xúc);
- Kỹ năng quan sát tự nhiên (khả năng quan sát và phân biệt động vật, thực vật, khoáng vật, và khả năng phân tích chỉnh thể các hoạt động của con người bao gồm văn hóa, hành vi, môi trường).
Nếu bạn cảm thấy 8 kỹ năng này khá trừu tượng và không biết phải làm thế nào để truyền đạt cho trẻ thì bạn có thể bắt đầu bằng những trò chơi. Bởi vì trẻ ham chơi, mà trong giai đoạn này, việc “chơi mà học” chính là phương pháp học tập duy nhất của trẻ, cũng là phương pháp dạy dỗ tốt nhất mà bố mẹ nên triển khai.
Những trò chơi đơn giản, khoa học, trí tuệ
Việc chơi cùng với trẻ thực ra rất đơn giản! Trong cuốn sách này, mỗi giai đoạn, mỗi trò chơi đều có 6 khâu là hướng giáo dục kỹ năng, công việc chuẩn bị trò chơi, độ tuổi phù hợp của trò chơi, các bước thực hiện trò chơi, lời khuyên cho từng trò chơi và phát triển trí tuệ. Đảm bảo các phụ huynh có thể đọc hiểu, dạy tốt, chơi vui mà kiến thức trẻ thu được không hề ít.
Chỉ cần bạn theo sát sự phát triển trí tuệ của trẻ ở từng giai đoạn, dựa vào những trò chơi khoa học của chúng tôi, mỗi ngày bỏ ra 5 đến 10 phút chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ, vận động cùng trẻ, là con bạn có thể có cơ hội tiếp thu lượng lớn thông tin và được trang bị đầy đủ 8 kỹ năng cần thiết cho sự phát triển một cách hiệu quả!
Chúc bạn càng chơi càng vui, chúc trẻ càng chơi càng thông minh! 3
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 0 - 6 THÁNG TUỔI
4
TỪ 0 – 3 THÁNG
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở GIAI ĐOẠN NÀY Phát triển khả năng vận động: Khi nằm sấp, trẻ có thể làm được động tác bò; khi nhìn thấy mặt người khác, giảm hoạt động; khi được bế, trẻ sẽ biểu hiện tư thế mang tính đặc trưng đó là cuộn chặt giống một chú mèo con.
Đặc điểm phát triển trí tuệ: Trẻ có phản ứng với độ sáng tối, với kích thích nóng lạnh; khi nghe thấy âm thanh sẽ có động tác nhỏ, còn biết nhìn chăm chú, lâu nhưng không hài hòa; còn tồn tại một số phản xạ có điều kiện như ôm, mút, ngáp…
Đặc điểm khả năng ngôn ngữ: Đặc trưng khóc sẽ thay đổi theo hoàn cảnh, có thể phát ra một số âm thanh như “i a”. Khi người lớn nói chuyện hoặc ôm trẻ, trẻ sẽ tỏ ra rất chăm chú không phát ra âm thanh gì.
Đặc điểm phát triển tình cảm: Khi không hài lòng trẻ sẽ khóc, nhưng không có nước mắt; khi nhu cầu được đáp ứng trẻ sẽ tỏ ra hài lòng.
Thói quen sinh hoạt và khả năng tự chăm sóc: Thời gian ngủ tương đối dài, một ngày ngủ khoảng 20 tiếng, dần dần học được “xin đi tè”. Các điểm quan trọng rèn luyện trò chơi thông minh cho trẻ ở giai đoạn này: Khi chào đời, cơ thể của trẻ sẽ bắt đầu khả năng phát triển nhanh chóng, khả năng nhận biết, khả năng tư duy, phát triển và kiểm soát cơ thể cũng như khả năng biểu đạt tình cảm và giao tiếp xã hội đều phát triển với tốc độ cao. Những thay đổi này của trẻ sẽ dựa vào sự hỗ trợ và hướng dẫn của bố mẹ trong sinh hoạt thường ngày. Do đó, điểm quan trọng cần chú ý để bố mẹ hướng dẫn trẻ chơi trò chơi trong giai đoạn này chính là khả năng nhận thức, khả năng tư duy, khả năng phát triển và kiểm soát cơ thể.
NHÌN ĐỒ CHƠI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này có thể giúp trẻ cảm nhận được thế giới hoàn toàn mới nếu ở vị trí cơ thể thích hợp. Hơn nữa, trò chơi sẽ làm cho trẻ cố gắng vươn đầu hoặc chuyển động đầu để nhìn, từ đó làm cho vùng cổ của trẻ được tập luyện, dần dần sẽ giữ được trọng lượng của phần đầu.
Độ tuổi thích hợp:
Trẻ mới sinh.
Chuẩn bị trò chơi:
5
Đồ chơi nhỏ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng rõ ràng.
Phương pháp, các bước thực hiện:
Trẻ nằm ngửa trên giường, mẹ ngồi đối diện và cười với trẻ, cách trẻ khoảng chừng 20 đến 30 cm, cho trẻ nhìn đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có hình dạng rõ ràng (ví dụ như màu đỏ, màu vàng).
Trò chơi này nên thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần kéo dài liên tục khoảng 15 giây.
Lời khuyên
1. Với bất kỳ đồ chơi nào, bố mẹ đều phải gây sự chú ý cho trẻ bằng cách liên tục thay đổi. Bởi vì nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng thời gian trẻ nhìn vào hình mới sẽ lâu hơn hình cũ, quá trình này chứng tỏ trẻ có ký ức về hình đã từng nhìn.
2. Khi bố mẹ cầm đồ chơi lắc qua lắc lại thì đừng lắc quá mạnh, cần phải hướng dẫn tầm nhìn của trẻ dịch chuyển từ từ, tạo sự chú ý cho trẻ một cách từ từ.
Phát triển trí tuệ
Đợi đến khi trẻ dần dần quen với đồ chơi này, bố mẹ có thể lắc đồ chơi từ từ sang trái, sang phải, nhằm bồi dưỡng khả năng theo dõi thị giác của trẻ. Bố mẹ có thể đứng bế trẻ, dùng tay phải đỡ lấy phần đầu trẻ, để trẻ không ngoái ra đằng sau. Thử để trẻ quan sát tranh và đồ chơi treo xung quanh tường trong phòng ở đằng sau từ bên vai trái của bạn.
TAY XINH NẮM NẮM
Bồi dưỡng kỹ năng:
Hướng dẫn trẻ luyện tập vận động vùng tay, học được cách duỗi và nắm chặt ngón tay, biết cách khép và sử dụng đồng thời hai tay, tiếp tục luyện tập sử dụng cả tay và mắt, tập thay đổi động tác của tay.
Độ tuổi thích hợp:
Nửa tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị trò chơi:
Bộ quần áo, chăn hoặc đồ chơi nhỏ, vừa vặn.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trẻ đưa tay ra, mẹ phải vuốt ve bàn tay trẻ, đặt ngón tay mình lên trên 6
lòng bàn tay của trẻ giúp trẻ luyện tập cách cầm bằng cách thử để cho tay của trẻ nắm chặt ngón tay mẹ.
2. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, hãy cho trẻ thử cầm nắm đồ chơi, sờ vào quần áo của mẹ hoặc các đồ vật chất liệu khác nhau để tăng cường xúc giác cho trẻ.
3. Trẻ 3 tháng tuổi rất hay nhìn bàn tay của mình, đồng thời biết cách sờ vào các mép quần áo nhỏ, giường nhỏ, chăn nhỏ mà trẻ tiếp xúc.
Lời khuyên
1. Đồ vật mà trẻ cầm nắm phải mềm, tốt nhất là không được có nút, cúc để tránh làm cho trẻ bị thương.
2. Thời gian cầm nắm đồ chơi và chơi của trẻ không nên kéo dài, thời gian lâu nhất không được quá 5 phút.
Phát triển trí tuệ
Quá trình luyện tập tay không chỉ giúp trẻ phát triển cơ thịt và khả năng vận động, mà còn có thể thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ toàn diện của trẻ.
Do đó, mẹ có thể thử vừa hát vừa vỗ tay cho trẻ nghe và xem, như vậy trẻ sẽ tự học được cách quơ quơ đôi tay nhỏ xíu của mình, từ đó phát triển khả năng cảm nhận tiết tấu của âm nhạc.
NGHE ÂM THANH
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này giúp trẻ tiếp xúc với âm thanh, quen với âm thanh, từ đó nâng cao khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ, xây dựng liên kết ngôn ngữ quan trọng, bồi dưỡng khả năng trí tuệ không gian thị giác, kích thích và thúc đẩy sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
Trẻ mới sinh.
Chuẩn bị trò chơi:
Thanh xúc xắc hoặc là hộp nhạc.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Thực hiện trò chơi khi trẻ vui. Lúc đó bạn hãy ôm trẻ hoặc để trẻ nằm trong nôi.
2. Dùng thanh xúc xắc có âm thanh nhẹ nhàng (hoặc hộp nhạc) để chơi đùa với trẻ, thanh xúc xắc (hoặc hộp nhạc) có thể quay liên tục, thu hút sự chú ý
7
của trẻ, đồng thời khiến trẻ nghe được tiếng nhạc du dương. Lời khuyên
1. Âm nhạc của thanh xúc xắc (hoặc hộp âm nhạc) tốt nhất là nhạc của hai bài khác nhau trở lên.
2. Mẹ còn có thể cho trẻ nghe âm nhạc nhẹ nhàng du dương hoặc âm nhạc thai giáo. Mẹ có thể thay đổi âm điệu, dùng âm cao, âm thấp, âm trầm, nhưng nhất định phải nhẹ nhàng, dịu dàng, thể hiện được tình yêu thương.
3. Khi trẻ nghe nhạc, bố mẹ có thể đặt thanh xúc xắc (hoặc hộp nhạc) ở cạnh tay của trẻ, rèn luyện khả năng cầm nắm của trẻ. Lúc mới đầu, có thể trẻ không quen nên bố mẹ hãy nắm tay trẻ để hướng dẫn.
Phát triển trí tuệ
Bố mẹ có thể tìm băng nhạc thai giáo cho trẻ nghe lúc mang thai để bật cho trẻ nghe theo giờ định sẵn, để trẻ nhớ lại nhạc đã từng nghe. Bố mẹ hãy bật các bài hát ru cho trẻ nghe trước khi ngủ, còn nhạc thiếu nhi và hành khúc có thể bật nghe vào ban ngày khi trẻ thức giấc. Bài hát mẹ đã từng cho thai nhi nghe trong thời gian mang bầu cũng có thể bật lại cho trẻ nghe khi trẻ thức giấc.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ được nghe lại nhạc thai giáo sẽ củng cố trí nhớ âm nhạc, có thể khơi dậy khả năng cảm hứng với cái đẹp của não phải. Nếu trẻ không luyện tập nghe âm nhạc từ hồi thai giáo, thì ảnh hưởng của thai giáo sẽ bị mất đi trong nửa năm.
Ú ÒA
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này giúp rèn luyện trí nhớ ban đầu và nâng cao khả năng chú ý của trẻ. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và khả năng tư duy cho trẻ, giúp trẻ trải nghiệm được sự tồn tại lâu bền và thường trực của sự vật.
Độ tuổi thích hợp:
Trẻ mới sinh.
Chuẩn bị trò chơi:
Khăn tay, khăn bông tắm (hoặc miếng vải nhỏ).
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trẻ nằm ngửa hoặc nằm sấp, tốt nhất để trẻ nằm ngửa, mẹ áp sát mặt lại gần trẻ, cách trẻ khoảng 30 cm.
8
2. Đợi đến khi trẻ chú ý, mẹ hãy dùng khăn tay (khăn bông) để che mặt lại và nói với trẻ: “Mẹ đi mất rồi, mẹ đâu rồi nhỉ?”
3. Khi trẻ suy nghĩ, thì mẹ hãy nhấc khăn tay (khăn bông) ra và thò mặt ra cho trẻ nhìn thấy.
4. Làm lại nhiều lần, khi trẻ chú ý đến khuôn mặt của bạn thì bạn hãy nói với trẻ rằng: “Mẹ ở đây.”
Lời khuyên
1. Các mẹ chú ý không được che mặt quá lâu nhé.
2. Nếu trẻ khóc vì khuôn mặt của mẹ biến mất đột ngột quá thì các lần sau, mẹ hãy thực hiện động tác chậm lại một chút, để cho trẻ biết bạn đang làm gì.
3. Trước khi trẻ hiểu được quy tắc khá cơ bản của trò chơi này, các mẹ không nên đổi trò chơi khác, tránh gây ra cảm giác khó khăn cho trẻ.
Phát triển trí tuệ
Trò chơi trên đây cũng có thể chơi như sau:
Cách thứ nhất: Mẹ có thể lấy khăn che khuôn mặt của trẻ, sau vài giây thì dịch chuyển khăn và nói với trẻ: “Mẹ ở đây cơ mà!”
Cách thứ hai: Đợi đến khi trẻ học được cách chơi hai trò chơi trên, mẹ có thể dùng khăn để che khuôn mặt của búp bê, để mình và trẻ cùng chơi trò này.
CƯỜI ĐÙA
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trẻ học cười đùa càng sớm thì càng thông minh. Trò chơi này có thể giúp trẻ hình thành tính cách lạc quan và thúc đẩy trí não phát triển.
Độ tuổi thích hợp:
1 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Không.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ bế trẻ, xoa nhẹ cơ thể trẻ, vuốt nhẹ khuôn mặt trẻ, dùng giọng nói và động tác vui vẻ để truyền cảm hứng cho trẻ.
2. Bố mẹ thường xuyên chơi đùa cùng trẻ, làm mặt xấu để trẻ cười thành tiếng.
9
3. Các bà mẹ cũng có thể cười phát ra tiếng, như vậy sẽ bắt chước và cười tiếng giống người lớn
Lời khuyên
1. Kể từ ngày đầu tiên khi trẻ chào đời, các bà mẹ đã có thể trêu đùa trẻ. Có trẻ sau khi chào đời khoảng 20 ngày đã có thể chơi trò chơi này, thường sau khi đầy tháng trẻ đã có thể phát ra tiếng, có trẻ cá biệt thì chậm hơn một chút.
2. Trẻ thường xuyên có người trêu đùa và được sống trong không khí vui vẻ sẽ biết cười sớm hơn. Trẻ hay cười sẽ dễ kết bạn và được mọi người yêu quý, trẻ sẽ hạnh phúc hơn trong cuộc sống sau này.
3. Không nên trêu đùa trẻ quá mức, vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bởi vì lúc này trẻ thiếu ý thức tự kiểm soát bản thân, nếu trẻ bị trêu đùa cười không dứt rất có thể sẽ bị ngạt thở, thiếu khí, gây ra xuất huyết não tạm thời, tổn hại đến chức năng não, có thể sẽ gây ra chứng nói lắp. Đồng thời, khi trẻ há miệng quá to để cười sẽ dễ bị sái khớp hàm dưới. Ngoài ra, không nên trêu trẻ cười trước khi đi ngủ vì sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Phát triển trí tuệ
Khi chơi đùa cùng trẻ, bố mẹ phải chú ý quan sát xem trẻ thuộc đối tượng nào, là trẻ kiểu thị giác, kiểu xúc giác hay là kiểu thính giác, từ đó tìm ra phương thức chơi đùa thích hợp, có hiệu quả cao đối với trẻ. Ví dụ, có một số trẻ là “trẻ thuộc loại thị giác”, thích nhất là trò chơi trốn mèo con, hoặc là rất thích mẹ làm trò mặt xấu; trẻ thuộc loại “trẻ xúc giác” sẽ cười lớn nếu mẹ thổi vào da bụng hoặc cù nhẹ vào nách trẻ; còn có trẻ là “trẻ thuộc loại thính giác” thì rất mẫn cảm với tiếng hát hoặc một vài âm thanh đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày.
PHÁT ÂM VÀ BẮT CHƯỚC
Bồi dưỡng kỹ năng:
Khuyến khích trẻ phát âm và học được cách dùng âm thanh để hưởng ứng với người khác, tạo nền tảng cho việc tập nói sau này. Đồng thời có thể thúc đẩy trẻ hiểu được ngôn ngữ, gia tăng giao lưu tình cảm. Thêm vào đó bố mẹ phải kịp thời trả lời trẻ, để trẻ có cảm giác tin tưởng bố mẹ, sau này trẻ mới có thể tin tưởng được người khác.
Độ tuổi thích hợp:
1 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Không.
10
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trẻ khóc, các bà mẹ cũng nên dùng âm thanh tương tự để phản hồi lại, trẻ sẽ nhanh chóng nín khóc. Trẻ sẽ lắng nghe xem rốt cục là mình khóc hay người khác đang khóc.
2. Một lát sau, trẻ sẽ lại khóc lên vài tiếng để chứng thực xem có phải tiếng của mình không, lúc này sẽ xuất hiện phát âm ngoài tiếng khóc.
3. Lúc này bố mẹ phải kịp thời nói chuyện với trẻ, đặc biệt là khi thay tã lót, tắm, cho bú sữa, để khơi dậy cảm hứng và khả năng bắt chước của trẻ. Thông thường lúc này trẻ sẽ khóc quấy, mẹ có thể vừa xoa nhẹ bụng trẻ, vừa nói chuyện an ủi trẻ, như vậy trẻ sẽ nhanh chóng yên lặng trở lại.
Lời khuyên
1. Có khi trẻ không bằng lòng cũng sẽ khóc, nếu không lấy được đồ chơi, chân bị quần áo gây cản trở cũng sẽ kêu lớn để có người đến giúp đỡ, lúc này các mẹ nhất định phải kịp thời phản hồi lại trẻ.
2. Bố mẹ phải thường xuyên trò chuyện với trẻ, hướng dẫn trẻ biết kêu gọi, khiến cho trẻ phát ra các âm thanh khác nhau để thể hiện các yêu cầu khác nhau. Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ há miệng để bắt chước phản hồi, sau đó sẽ phát ra tiếng “u, ươ” nho nhỏ, đôi khi cao hứng lại phát ra âm thanh “à, ơ” hoặc “a không”, các bà mẹ cũng có thể bắt chước, để trẻ phát ra âm thanh hưởng ứng cao hơn, to hơn.
Phát triển trí tuệ
Khi trẻ phát âm hoặc khóc quấy, bố mẹ phải kịp thời phản hồi lại. Bởi vì tiếng gọi của trẻ (phát âm) cũng giống như ngôn ngữ, nếu được bố mẹ lý giải và phản ứng lại thì trẻ sẽ muốn gọi hơn và biểu đạt của trẻ sẽ ngày càng rõ ràng, chính xác hơn.
Các bà mẹ phải hướng dẫn trẻ phát ra các âm thanh khác nhau, biểu đạt các yêu cầu khác nhau, để trẻ có thể dùng âm thanh, tư thế và ngôn ngữ giao lưu với mọi người.
HÁT CÙNG TRẺ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này có thể giúp trẻ phát triển thính giác đồng thời bồi dưỡng cảm giác vui vẻ của trẻ, giúp trẻ xác định được vị trí nguồn âm thanh.
Độ tuổi thích hợp:
Trên 1 tháng tuổi.
11
Chuẩn bị trò chơi:
Các bài hát dành cho trẻ nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Các mẹ phải định giờ hát cho trẻ nghe (chủ yếu là các bài hát thiếu nhi, vừa đơn giản, vừa dễ nghe để sau này trẻ có thể học được dễ dàng).
2. Mẹ có thể vừa khe khẽ hát, vừa lắc nhẹ theo nhịp. Nếu mẹ bế chặt trẻ rồi lắc khẽ hoặc bước vòng tròn, thì thay đổi cảm giác khi chuyển động này có thể khiến cho trẻ được rèn luyện cân bằng các cơ quan, rất tốt cho việc ngồi, đứng, đi lại của trẻ sau này.
3. Khi dừng hát, các bà mẹ có thể quan sát nét mặt trẻ, thái độ khoa trương một chút, để trẻ chú ý đến biểu đạt của mẹ, đây chính là khởi nguồn cho tiền đình của trẻ.
Lời khuyên
1. Âm thanh quá lớn, động tác quá mạnh của mẹ sẽ khiến trẻ sợ hãi, do đó mẹ phải chú ý mức độ trò chơi khi chơi đùa với trẻ.
2. Nếu bố và mẹ có thể hát cùng trẻ thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. Ngoài ra, các ông bố cũng có thể dùng tiếng hát trầm thấp để giúp trẻ cảm nhận được một cung bậc khác.
Phát triển trí tuệ
Có thể phát triển trò chơi này bằng cách dùng một cái khăn tắm dài, bố và mẹ lần lượt nắm chắc hai góc trái phải ở mỗi đầu của khăn tắm, để trẻ ngủ trên khăn tắm đó, đầu kê cao, chân để thấp, để trẻ được lắc lư theo khăn. Khăn cách đệm dưới đất khoảng 10-15 cm, phải nắm chắc, lắc nhẹ, cung độ phải nhỏ.
Gợi ý các bài hát thiếu nhi hoặc đồng dao: Bà còng đi chợ trời mưa, Con cò bé bé, Một con vịt[1]…
[1] BTV đã Việt hóa ví dụ để phù hợp với các bậc cha mẹ ở Việt Nam. NẰM SẤP NGẨNG ĐẦU
Bồi dưỡng kỹ năng:
Tập luyện cơ thịt vùng cổ của trẻ, để bộ phận này có thể nâng đỡ được trọng lượng phần đầu. Nếu thường xuyên tập luyện, trò chơi này có thể giúp mở rộng tầm nhìn của trẻ, rèn luyện sức mạnh nâng đỡ vùng khuỷu tay, chuẩn bị cho trẻ lẫy và bò sau này.
12
Độ tuổi thích hợp:
1 – 2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Giường hoặc đệm, đồ chơi nhỏ có phát ra tiếng.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Khi vùng đầu của trẻ có thể chuyển động sang trái hoặc sang phải tự do, mẹ đặt trẻ nằm sấp trên giường, dùng một tay nâng trán của trẻ, một tay khác lắc đồ chơi phát ra tiếng ở cạnh đầu của trẻ, thu hút trẻ ngước mắt nhìn.
Sau 1 đến 2 tuần luyện tập, khi các bà mẹ lắc đồ chơi, trẻ không cần mẹ dùng tay nâng trán nữa mà chủ động ngước mắt lên nhìn, có khi cằm còn cất khỏi mặt giường một lát.
Lời khuyên
1. Khi trẻ được 30 ngày, cằm của trẻ có thể tựa mặt giường để nhìn lên trên, 60 ngày cằm có thể cách giường 3-5 cm để ngẩng đầu lên nhìn. Các bà mẹ không nên lo lắng khi trẻ nằm sấp sẽ bị ngạt, bởi vì trẻ đã có thể tự quay đầu để nâng mũi lên.
2. Một điểm đáng chú ý là khi trẻ ngủ thì không nên để trẻ nằm sấp. Phát triển trí tuệ
Trò chơi này còn có hai cách chơi như sau:
Cách thứ nhất: Mẹ nằm trên giường, để trẻ nằm trên bụng, hai tay xoa đỡ đầu trẻ và nói chuyện với trẻ, chọc cười trẻ. Trẻ thích ngẩng đầu nhìn mặt mẹ. Rất nhanh trẻ sẽ học được cách ngóc đầu lên.
Cách thứ hai: Mẹ và trẻ nằm quay mặt vào nhau, hai tay mẹ đặt vào cạnh đầu trẻ. Mẹ gọi tên trẻ và giúp trẻ ngẩng đầu lên nhìn khuôn mặt của mẹ, từ đó rèn luyện cơ thịt vùng cổ cho trẻ.
VẬN ĐỘNG MÌNH VÀ CƠ THỂ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi vận động cơ thể có thể giúp trẻ phát triển nhanh chóng. Trong khi vận động, da của trẻ được vuốt ve, sẽ kích thích phản ứng đa biến linh hoạt của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
Trên 1 tháng tuổi.
13
Chuẩn bị trò chơi:
Trước khi tắm, chơi trên giường hoặc đệm sạch.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Các bà mẹ nắm lấy hai tay của trẻ để làm động tác “lên, xuống, trong, ngoài, giơ ra, thụt vào”.
2. Sau đó, các bà mẹ nắm lấy hai chân của trẻ và tiếp tục động tác “lên, xuống, trong, ngoài, giơ ra, thụt vào”.
Lời khuyên
1. Trò chơi này có thể lựa chọn thực hiện trước khi trẻ tắm hoặc vào lúc thời tiết dễ chịu.
2. Bố mẹ tốt nhất là vừa gọi vừa dẫn dắt trẻ chơi trò chơi này.
3. Bố mẹ phải nhẫn nại, có thể sẽ phải chơi đi chơi lại nhiều lần trẻ mới nắm được.
Phát triển trí tuệ
Trò chơi kể trên có thể mở rộng như sau:
1. Hai tay đan chéo trước ngực: Nắm lấy hai tay của trẻ, để hai bả vai thẳng, đan chéo hai tay trước ngực.
2. Co gập khớp vai: Nắm tay của trẻ kéo ra, gập vào.
3. Vận động co duỗi hai chi trên: Nắm tay của trẻ giơ lên trên vai.
4. Co duỗi khớp đầu gối: Tiến hành lần lượt hai bên trái phải. 5. Duỗi thẳng chân ra, giơ lên cao: Nắm lấy hai khớp gối của trẻ để hai chi dưới giơ lên trên.
6. Quay lật người: Trẻ nằm sấp, giúp cho trẻ lật sang trái, sang phải. NHẬN RA MẸ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ cảm nhận được sự ấm áp của gia đình, đồng thời bồi dưỡng cho trẻ học cách phân biệt và ghi nhớ đặc trưng của từng người.
Độ tuổi thích hợp:
2 – 3 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
14
Mũ, khẩu trang, kính.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bố bế trẻ, cho trẻ đứng trước mặt ông nội, bà nội, mẹ, bà ngoại, ông ngoại, và cô hàng xóm, trẻ sẽ nhanh chóng tìm ra mẹ, sau đó nhoài người vào lòng mẹ.
2. Mẹ có thể thay bộ quần áo khác, đội mũ hoặc đeo khẩu trang, sau đó lại đứng trước mặt trẻ, thử cho trẻ nhận dạng lại một lần nữa.
3. Mẹ có thể đeo thêm một chiếc kính, lúc mới bắt đầu trẻ có thể hơi khó khăn và phân vân một chút, nhưng chỉ cần mẹ cất tiếng nói, trẻ sẽ lập tức nhận ra và nhanh chóng lao vào lòng mẹ.
Lời khuyên
1. Mỗi khi bố mẹ đến cạnh trẻ, chỉ cần trẻ thức, sẽ nhìn bố mẹ. Do đó, bố mẹ cần phải cố gắng cùng chơi với trẻ, để trẻ sớm nhận ra mình.
2. Trẻ sẽ luôn nhận ra mẹ trước, sau đó nhận ra bố, nhưng có một điểm cần phải nhắc nhở các bậc bố mẹ là: Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ nhận ra mẹ sớm hơn là trẻ bú bình. Trẻ không được bú sữa mẹ có thể sẽ nhận ra người chăm sóc mình trước rồi mới nhận ra mẹ.
Phát triển trí tuệ
1. Khi chưa được 3 tháng, trẻ cũng có thể nhận ra bố, đương nhiên các ông bố phải chủ động chơi với trẻ. Nhưng nếu các ông bố không ở cùng con thì việc nhận biết sẽ khó khăn. Có rất nhiều mẹ trong tháng ở cữ quay về ở nhà mẹ đẻ, sau khi trẻ đầy tháng mới về nhà, trước khi được đầy tháng, trẻ rất ít khi gặp bố, vì vậy việc trẻ nhận ra bố sẽ muộn hơn một chút.
2. Đối với việc nhận biết bố và mẹ, trẻ có cách của riêng mình.
Trẻ nhận người thân là một loại ấn tượng tổng hợp, những ấn tượng này chủ yếu bắt nguồn từ cảm giác hình ảnh, âm thanh, mùi vị, tiếp xúc và tư thế bế. Sức tay của bố mạnh hơn, cách ông bố bế trẻ cũng khác. Cách bố thơm trẻ cũng khác các bà mẹ, trên mặt bố có râu; mùi vị của bố cũng khác của mẹ; giọng nói của bố tương đối thấp trầm; bố thích huýt sáo…
CHỌN TRANH
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi chọn tranh giúp bồi dưỡng khả năng nhìn và phân tích của trẻ. Độ tuổi thích hợp:
15
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Tranh treo tường có màu sắc tươi sáng.
Phương pháp và các bước chuẩn bị:
1. Treo các bức tranh vẽ có màu sắc sặc sỡ xung quanh bốn bức tường nhà. Ví dụ như tranh động vật, hoa quả, phương tiện giao thông, hoa lá cây cỏ… Tranh phải đơn giản, có trọng điểm nổi bật.
2. Các bà mẹ đứng bế trẻ xem tranh. Giới thiệu cho trẻ: “Con nhìn này, đây là quả táo to màu đỏ”, “Cậu bé đang đá bóng”, “xe ô tô đang hú còi” hoặc “con khỉ trèo cây”…
3. Trẻ vừa nghe vừa nhìn, bạn sẽ phát hiện ra sự thay đổi sắc thái biểu cảm trên mặt trẻ. Sau này, mỗi lần bạn bế trẻ đến trước bức tranh nào mà trẻ thích, trẻ sẽ nhướn mày, đạp chân đạp tay. Thậm chí là nếu bạn muốn rời khỏi bức tranh thì trẻ sẽ “bảo bạn” để bạn dừng lại.
Lời khuyên
Có một số gia đình thích bày một số đồ chơi lớn mềm, trẻ cũng tỏ ra đặc biệt thích thú một trong những thứ đó.
Phát triển trí tuệ
Trẻ sẽ có ấn tượng và có ký ức đối với tranh ảnh đã từng xem qua khi nhìn bức ảnh quen thuộc, khuôn mặt trẻ sẽ lộ ra sắc thái vui mừng, đồng thời thông qua dây thần kinh hiển ngoài gây ra phản ứng quơ chân múa tay.
Mỗi lần nhìn thấy bức tranh này hoặc món đồ chơi này, trẻ đều có phản ứng tương tự bởi lúc này các đường dây thần kinh đã hình thành. Đối với các tranh ảnh khác hoặc đồ chơi khác không thể xảy ra phản ứng tương tự, chứng tỏ trẻ đã có khả năng phân biệt nhìn, hoặc đã hình thành kiểm soát cưỡng chế mang tính điều kiện, mắt nhìn thấy là tránh đi.
1. Việc hình thành phản xạ điều kiện chính diện và phản diện này chứng tỏ trẻ đã có khả năng nhìn lựa chọn. Trên cơ sở này trẻ sẽ tạo ra khả năng tránh mang tính lựa chọn và sở thích mang tính lựa chọn đối với người và vật, tạo nền tảng cho trẻ nhận biết mẹ.
BẮT CHƯỚC CÁC NHẠC CỤ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Thông qua trao đổi tình cảm với người thân, bồi dưỡng cho trẻ khả năng phản ứng và thính giác.
16
Độ tuổi thích hợp:
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đệm mềm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ bế trẻ đặt trẻ lên đùi, đối diện với mẹ, để trẻ có thể nhìn thấy rõ khuôn mặt mẹ.
2. Mẹ dùng miệng phát ra các loại âm thanh, ví dụ như tiếng nước chảy, tiếng các loại động vật kêu…
3. Bố có thể cũng tham gia trò chơi, bố dùng miệng bắt chước các loại âm thanh, trêu đùa với trẻ.
Lời khuyên
Khi bố hoặc mẹ dùng miệng bắt chước không nên phát ra âm thanh quá to, nếu không có thể gây hại đến thính giác của trẻ. Nếu có một loại âm thanh khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu thì không nên tiếp tục phát ra âm thanh đó nữa.
Phát triển trí tuệ
Mẹ có thể sử dụng một vài đạo cụ đơn giản như sáo, kèn harmonica, kèn phát lệnh trò chơi, hoặc là kẹp lá vào giữa hai ngón tay cái của bạn rồi cho lên môi làm thành kèn để thổi.
SOI GƯƠNG
Bồi dưỡng kỹ năng:
Soi gương giúp rèn luyện khả năng tự ý thức bản thân của trẻ, cho trẻ nhận thức được hình ảnh của mình trong gương, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú. Trò chơi này cũng giúp trẻ tăng khả năng cảm nhận, tạo ra cho trẻ hứng thú khám phá, tìm tòi thế giới bên ngoài.
Độ tuổi thích hợp:
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Gương nhỏ hoặc gương soi, khăn tay hoặc đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đặt gương sát vào tường.
17
2. Mẹ bế trẻ và đặt lên trên đùi, để cho trẻ soi gương một lát, sau đó cất gương đi.
3. Cho trẻ soi thêm một lát rồi lại cất đi, làm như vậy nhiều lần, mỗi khi trẻ soi gương đều nói với trẻ rằng: “Nhìn đi con! Người trong gương là ai thế? A, hóa ra là bé con của mẹ đang ở trong gương đấy.”
4. Cho trẻ sờ vào gương, hoặc là để trẻ vẫy tay, cười, làm mặt xấu, lắc đầu trước gương…
5. Có thể đội mũ cho trẻ, hoặc dùng một chiếc khăn nhỏ chụp lên đầu trẻ, hoặc lấy một con búp bê nhỏ soi vào trong gương, thu hút sự chú ý của trẻ. 6. Hóa trang cho trẻ trước gương, ví dụ, đứng trước gương đội mũ cho trẻ, kéo tay trẻ cho sờ vào mũ, sờ vào mắt, mũi, tai của trẻ, hướng dẫn trẻ, chỉ ra cho trẻ thấy các bộ phận của cơ thể trong gương.
Lời khuyên
Cha mẹ chú ý rằng gương phải được treo chắc chắn trên tường để tránh không xảy ra tình trạng gương đổ vào người trẻ. Không nên sử dụng gương sứt vỡ, để tránh gây tổn thương cho trẻ.
Phát triển trí tuệ
Trải một miếng thảm mềm trên sàn, đặt một cái gương an toàn không dễ vỡ lên trên thảm, để trẻ bò lên trên gương, quan sát hình ảnh ngẩng đầu, tay và chân của trẻ. Mẹ có thể từ từ nhìn vào trong gương để cho trẻ có thể nhìn thấy mẹ.
Ngoài ra, mẹ còn có thể bế trẻ đứng trước gương soi lớn, chơi trò chơi “ú òa”, bế trẻ soi gương một lát, để trẻ nhìn thấy mình trong gương, sau đó bế trẻ dịch chuyển đi chỗ khác và nói: “Không thấy bé con đâu nữa rồi”, sau đó lại soi gương, và nói: “Bé con lại xuất hiện rồi”. Như vậy, trẻ sẽ có hứng thú với hình ảnh của bản thân mình trong gương.
NHẢY TÊNH TÊNH
Bồi dưỡng kỹ năng:
Rèn luyện cho trẻ ngồi, nhảy tênh tênh, rèn luyện cho trẻ khả năng thăng bằng; thêm vào đó là âm nhạc tiết tấu mạnh, tăng thêm cảm giác thích thú cho trẻ, giúp cơ thể và trí não của trẻ phát triển hài hòa.
Độ tuổi thích hợp:
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
18
Điệu nhảy valse có tiết tấu nhanh, rõ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đỡ nách của trẻ, cho trẻ đứng trên đùi mẹ hoặc trên giường hơi cứng một chút.
2. Mẹ có thể nới lỏng tay một chút, để trẻ vừa ngồi xổm vừa nhảy. 3. Bật khúc nhạc có sức biểu hiện mạnh, tiết tấu nhanh, rõ ràng, ngắn gọn, giúp trẻ cố gắng phối hợp cùng với tiết tấu nhạc.
Lời khuyên
1. Do lực chống của chân trẻ vẫn còn yếu, nên mẹ phải chú ý kiểm soát thời gian của trò chơi, cứ cách 2 đến 3 phút là phải cho trẻ nghỉ.
2. Sau khi trẻ ăn no, không nên cho trẻ chơi ngay trò chơi này. Phát triển trí tuệ
Mỗi trẻ đều có khả năng thiên bẩm để cảm thụ âm nhạc, do đó bố mẹ phải ý thức và phát triển khả năng này của trẻ. Một chuyên gia giáo dục trẻ 0 tuổi của Nhật Bản đã từng nói rằng: “Giáo dục âm nhạc cho trẻ nhỏ có hai chức năng quan trọng, một là tạo nên khí chất, hai là nâng cao trí tuệ.” Do đó, trẻ thường xuyên được nghe nhạc, cảm thụ tiết tấu và giai điệu phong phú của âm nhạc sẽ có khả năng cảm nhận và phát triển trí tuệ tốt hơn so với những đứa trẻ bình thường.
XIN ĐI TÈ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Rèn luyện phản xạ có điều kiện “xin đi tè”; bồi dưỡng khả năng chủ động thể hiện cho trẻ; sớm biết “xin đi tè” có thể tạo cho trẻ có cảm nhận về sự đầy căng trong người, kích thích hệ thống thần kinh điều khiển, chi phối bài tiết từ nội tạng đến đại não.
Độ tuổi thích hợp:
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Chậu có màu sắc sặc sỡ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trước tiên quan sát quy luật đại tiểu tiện của trẻ, tuần thứ 2 sau khi sinh là có thể phát hiện được, trẻ thường đi vệ sinh trước khi bú lần thứ hai của buổi
19
sáng.
2. Trước khi luyện đại tiểu tiện cho trẻ, mẹ có thể dùng một số đồ chơi thú vị, ví dụ như các chậu tiểu tiện có vẻ ngoài bắt mắt, có nhiều chức năng dành cho trẻ, làm tăng hứng thú cho trẻ, để giúp trẻ có thể lý giải được về mặt tư tưởng, thích và chấp thuận về mặt hành động, từ đó dần dần tự giác học cách đại tiểu tiện.
3. Trước khi đại tiểu tiện, mẹ bế trẻ lên, cho trẻ tựa vào ngực mình, đặt chậu vệ sinh của trẻ lên trên ghế, sau đó dùng hai tay đỡ lấy hai chân trẻ, cuối cùng si trẻ để ra hiệu cho trẻ thực hiện.
4. Sau khi trẻ tiểu tiện xong, mẹ nhẹ nhàng nói với trẻ “Con ngoan lắm, cừ lắm”. Biểu dương trẻ như vậy sẽ tạo cho trẻ ý thức “làm như vậy sẽ khiến cho mẹ vui lòng”.
Lời khuyên
1. Nếu trẻ ngủ hoặc cơ thể duỗi về phía sau thì đó là dấu hiệu trẻ không có ý muốn đại tiểu tiện nữa.
2. Bố mẹ phải nhẫn nại, đại đa số trẻ được rèn luyện trước khi tròn 1 tháng đều có thể “xin đi tè”.
Phát triển trí tuệ
Nhắc đến trò chơi này, hiện nay có rất nhiều các mẹ trẻ đều cho rằng: có quần tã giấy và miếng tã chống thấm, nên không cần lãng phí thời gian và tâm sức để cho trẻ đi tè và đi đại tiện. Nhưng nghiên cứu phát hiện ra rằng: Cho trẻ đại tiểu tiện đúng giờ sẽ rất có lợi cho sự phát triển sức khỏe của trẻ.
Nếu bố mẹ sợ mất thời gian mà cho trẻ đóng tã quần cả ngày, trẻ sẽ không tự ý thức được việc đi tiểu tiện. Như vậy khi lớn, trẻ sẽ không nhận biết được chậu tiểu, cũng không nhận biết được nhà vệ sinh, trẻ lúc nào cũng phải mang quần tã giấy nặng nề, gây cản trở khi đi lại, thậm chí có trẻ đến khi đi học mẫu giáo cũng không biết đi nhà vệ sinh thế nào, mất khả năng tự đại tiểu tiện.
Đồng thời, thực nghiệm liên quan còn chứng minh: Trẻ “xin đi tè” sẽ biết nịnh mẹ hơn trẻ chỉ chuyên mặc tã quần, khi “xin đi tè” cho dù không muốn tè cũng rặn ra vài giọt, đồng thời còn có ý thức phối hợp với động tác và ngôn ngữ của bố mẹ.
TẮM TÁP SẢNG KHOÁI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Nâng cao khả năng điều chỉnh phối hợp vận động của cơ thịt. 20
Độ tuổi thích hợp:
Sau khi sinh (sau khi rụng rốn là có thể thực hiện).
Chuẩn bị trò chơi:
Đồ chơi, chậu nước.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trước tiên để trẻ nằm ngửa, mẹ dùng tay trái đỡ lấy phần gáy của trẻ, ngón cái và ngón giữa ấn vào hai tai trẻ hướng về phía trước, bám lên trên phần trán trước tai, để tránh nước rửa mặt chui vào trong lỗ tai trẻ.
2. Phần eo lưng của trẻ được kẹp ở nách của mẹ, phần lưng nằm lên cánh tay trái, sau khi cố định, tay phải cầm lấy khăn nhúng vào nước ấm.
3. Dùng khăn ấm lau sạch dử mắt ở hai mắt của trẻ trước (lau từ góc mắt bên trong ra góc mắt phía ngoài), tai sau, cổ, ngực, lưng, hai nách, và hai tay (nhớ là khi lau vùng bụng không được làm ướt rốn).
4. Lật ngược trẻ lại, để đầu trẻ áp vào trước ngực trái của mẹ, dùng tay trái nắm chặt đùi trái của trẻ, tay phải lấy khăn ướt rửa hội âm, háng của trẻ (nếu là bé gái thì nhất định phải rửa từ phía trước ra phía sau).
5. Cuối cùng mới rửa đùi và hai bàn chân.
Lời khuyên
1. Khi tắm cho trẻ, động tác thực hiện phải nhẹ, nhanh và dứt khoát, mẹ phải kiểm tra nhiệt độ phòng tắm và nhiệt độ nước tắm trước, tuyệt đối không được để trẻ bị lạnh hoặc bị bỏng.
2. Sau khi trẻ vận động nhiều, mẹ không nên tắm ngay cho trẻ; Không được tắm cho trẻ ngay sau khi ăn, bởi vì sau khi trẻ ăn no, tắm dễ bị nôn, sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ.
3. Khi bắt đầu tắm cho trẻ, nếu mẹ chưa được thuần thục lắm thì có thể kết hợp cùng với bố nhé.
Phát triển trí tuệ
Một vài bà mẹ lo lắng trẻ vừa mới sinh không được tắm, trò chơi này có thể mở rộng như sau:
Đeo vòng bảo vệ cổ khi bơi cho trẻ, sau đó đặt trẻ vào trong chậu nước, bạn sẽ phát hiện thấy trẻ có thể hoạt động tự do.
Bồi dưỡng kỹ năng:
21
Trò chơi này giúp trẻ bồi dưỡng thính giác, luyện tập phát âm nguyên âm và khả năng đối đáp.
Độ tuổi thích hợp:
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Không.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ hướng dẫn và cùng nói chuyện với trẻ, luyện cho trẻ phát ra các nguyên âm “a”, “o”.
2. Mẹ dùng khẩu hình mở rộng để nói chuyện với trẻ, sẽ làm cho trẻ cũng phát ra âm thanh để nói chuyện với mình.
Lời khuyên
Mẹ luyện tập cho trẻ phát âm nguyên âm hoặc luyện tập phát âm, có thể sử dụng các phương pháp hướng dẫn sau:
1. Tốc độ nói chuyện phải chậm, lặp đi lặp lại nhiều lần.
2. Dùng các câu ngắn (3 đến 5 chữ) để trò chuyện với trẻ.
3. Bố mẹ dùng ngữ điệu mạnh, khẩu hình lớn hoặc giọng trẻ em để thu hút sự chú ý và nói chuyện với trẻ.
4. Cùng trẻ chơi một số trò chơi có thể luyện tập nghe âm và phát âm.
Phát triển trí tuệ Nghiên cứu cho thấy, trẻ bẩm sinh đã có khả năng học tập và sử dụng bất kỳ một loại ngôn ngữ nào. Thông thường trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-3 tháng tuổi là phát âm đơn giản.
- 1 tháng: Khi mẹ trò chuyện với trẻ, trẻ có thể phát ra âm họng yếu; Khi đói nghe thấy tiếng bước chân hoặc tiếng bình sữa, trẻ có thể ngừng khóc để chờ đợi.
- 2 tháng: Khi vui mừng trẻ sẽ phát ra các nguyên âm “a, e, ao, i, u”, v.v…
- 3 tháng: Trẻ biết nguyên âm dài hoặc ba nguyên âm đôi, khi mẹ trò chuyện, trẻ có thể lớn tiếng gọi. Đồng thời, do vận động của trẻ trong giai đoạn này chưa phát triển, nên khi phát âm hơi sẽ thay đổi liên tục cùng mức độ mở miệng, ví dụ nói: “a” lớn dài, “u” nhỏ.
TRÒ CHƠI SÁNG TỐI
Bồi dưỡng kỹ năng:
22
Kích thích thị giác của trẻ phát triển, luyện tập năng lực thích ứng của trẻ đối với độ sáng tối, giúp trẻ tăng sức chú ý và thích ứng với thay đổi của môi trường.
Độ tuổi thích hợp:
2 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Rèm cửa, đèn pin.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Ban ngày khi cho trẻ bú sữa, mẹ ở cạnh trẻ, kéo rèm cửa sổ xuống để phòng tối dần.
2. Khi cho trẻ bú sữa vào ban đêm, mẹ có thể không bật đèn và dùng vải có màu sắc khác nhau bọc lấy đèn pin. Cho trẻ bú dưới các tia sáng tối nhiều màu khác nhau, hoặc thay tã cho trẻ dưới ánh đèn tối.
3. Nếu luyện cho trẻ thành thục âm thanh và đường nét thì dù trong môi trường có hơi tối một chút, trẻ cũng không cảm thấy sợ hãi. Đồng thời, các tia sáng khác nhau có thể khiến cho trẻ trải qua các thử nghiệm khác nhau, dần dần trẻ sẽ thích ứng với thay đổi của môi trường.
Lời khuyên
Giống như việc cho trẻ bú trong môi trường tối, các mẹ có thể thay tã lót cho trẻ trong không gian hơi tối hoặc dỗ trẻ ngủ trong không gian hơi tối đen, đây cũng là phương thức giúp trẻ thích ứng với môi trường mới.
Phát triển trí tuệ
Thị giác của trẻ phát triển chậm hơn một chút so với thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Trong giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi, khoảng cách trẻ có thể nhìn rõ vật thể là 20 cm, do đó tốt nhất mẹ nên theo sát trẻ ở vị trí cách trẻ không xa, như vậy dù trẻ có ở trong môi trường tối cũng không cảm thấy sợ hãi.
ĐÁ BÓNG
Bồi dưỡng kỹ năng:
Đá bóng giúp trẻ luyện tập chi dưới, gia tăng hoạt động chi dưới; Vận động chi dưới có thể mở rộng phát triển vận động bốn chi và vận động toàn thân, thúc đẩy cơ bắp trẻ phát triển và thúc đẩy trao đổi chất ở trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
23
3 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Một quả bóng bay.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Cho trẻ nằm ngửa, để trẻ đá quả bóng màu hoặc túi nhựa lớn được thổi đầy khí, có chuông treo.
2. Trẻ rất thích hoạt động hai chân, khi trẻ đá được vào quả bóng màu và nhìn thấy quả bóng chuyển động, hoặc đá vào túi nhựa được thổi đầy khí và nghe thấy tiếng chuông kêu trẻ sẽ rất hưng phấn, trẻ sẽ càng ra sức đá. Khi trẻ đá bóng, đầu gối sẽ phải co duỗi, đưa lên trên hoặc vận động theo quả bóng, việc này khiến trẻ rất thích thú và hưng phấn.
Lời khuyên
Mẹ có thể giúp trẻ mặc quần, sau đó dắt trẻ đá bóng hoặc đẩy bóng. Phát triển trí tuệ
Trò chơi này còn có thể thực hiện như sau: Mẹ ngồi trên đệm, cho trẻ ngồi trên hai chân và đối diện với mình, mẹ tận dụng sự co duỗi của khớp gối để cho trẻ cảm nhận được sự lên xuống, khi duỗi đầu gối còn có thể lắc vừa phải, để trẻ có cảm giác nhảy ngồi.
Mẹ còn có thể vừa làm động tác theo trẻ, phối hợp với biểu cảm của trẻ, vừa hát câu có tiết tấu: “Ngồi ngồi nhảy nhảy bé con cười, ngồi ngồi nhảy nhảy bé con cười.” Hoạt động có thể dựa theo cảm xúc của trẻ, đồng thời còn giúp làm gắn kết tình cảm mẹ con.
SỬ DỤNG THÌA
Bồi dưỡng kỹ năng:
Bồi dưỡng trẻ thay đổi cách hít thở, học được cách thấy thìa thì há miệng. Độ tuổi thích hợp:
3 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thìa silicon mềm, trơn, nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Dùng thìa nhỏ cho trẻ uống nước, để trẻ học cách dùng thìa để ăn. Khi bắt đầu dùng thìa nhỏ, đổ chất lỏng vào thìa, nên đổ từ 1/3 đến 1/2 thìa, đưa thìa
24
vào phần giữa lưỡi của trẻ, hơi nghiêng thìa để chất lỏng từ từ đổ vào trong khoang miệng trẻ, thìa nhỏ vẫn để trong phần giữa lưỡi trẻ, đợi đến khi trẻ nuốt thì đón lấy chất lỏng chảy ngược ra từ phần họng trẻ.
2. Thông thường khi mới bắt đầu luyện tập sử dụng thìa, trẻ phải nuốt liên tục từ hai đến ba lần mới có thể nuốt toàn bộ chất lỏng trong khoang miệng, lúc này tiếp tục lấy thìa ra cho trẻ ăn thìa thứ hai.
3. Trẻ có thói quen hút, khi hút trẻ thường cong môi lên, khó có thể đưa thìa vào giữa lưỡi trẻ, cần chờ một lúc đợi đến khi bé há miệng ra. Lúc này phương pháp tốt nhất là nói chuyện với bé, mẹ có thể nói những câu như “há miệng ra nào con yêu”, đồng thời làm động tác há miệng cho trẻ bắt chước, đợi khi trẻ há miệng thì đưa thìa vào miệng trẻ.
4. Mẹ phải nhẫn nại thực hiện cho trẻ nhiều lần động tác này, khoảng 3 tháng sau khi chào đời, trẻ đã hình thành thói quen nhìn thấy thìa là há miệng, lúc này, chất lỏng cho trẻ ăn cũng ít khi trào ngược ra ngoài khi trẻ nuốt.
Lời khuyên
1. Thìa và sữa khác nhau, khi dùng thìa tốt nhất là cho trẻ ăn chất lỏng đặc hơn sữa một chút.
2. Tập cho trẻ dùng thìa phải cần có một quá trình thích ứng, có thể tập luyện dần dần sau khi trẻ đầy tháng.
3. Phải sử dụng thìa nhỏ vừa vặn, vật liệu không dễ vỡ hỏng, nếu không rất dễ gây tổn thương trẻ.
4. Thìa dùng cho trẻ không được để bừa bãi, phải giữ vệ sinh sạch sẽ, cất đúng nơi quy định.
LẬT 90 ĐỘ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này giúp trẻ cảm nhận rõ phương hướng và khả năng dịch chuyển. Độ tuổi thích hợp:
3 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thảm hoặc khăn mềm, thảm nền, đồ chơi.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trải một miếng thảm mềm hoặc khăn lên trên thảm nền mềm. 25
2. Để trẻ nằm ngửa trên thảm, mẹ cầm trong tay một món đồ chơi hoặc là một chiếc gương.
3. Mẹ đứng bên trái trẻ, dùng đồ chơi âm thanh hoặc gương để thu hút trẻ quay lại, nếu cơ thể trẻ không quay sang cạnh được, mẹ có thể giúp trẻ đặt chân phải lên trên chân trái.
4. Đặt một tay của trẻ lên trên ngực, một tay khác giơ lên trên. Một tay mẹ đỡ lấy tay ở phần ngực của trẻ, một tay khác đặt sau lưng trẻ, giúp trẻ chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng một bên, rồi chuyển sang nằm sấp. 5. Đưa tay trẻ ở phần ngực hướng về phía trước, để hai vai của trẻ duỗi ra, lòng bàn tay hướng xuống dưới, khoảng cách hai cánh tay rộng so với vai, đỡ lấy cơ thể, dùng đồ chơi để thu hút trẻ ngẩng đầu lên.
6. Khi trẻ lật người, phải cổ vũ trẻ, cho thấy mẹ vui mừng thế nào. 7. Lặp lại động tác kể trên cho đến khi trẻ cảm thấy mệt.
Lời khuyên
1. Mẹ nhất định phải thực hiện động tác lật trẻ một cách chậm rãi và từ tốn, nhẹ nhàng, một tay đỡ lên người trẻ để tránh trẻ lật người quá nhanh, bị đau.
2. Khi chơi trò chơi này, có thể cởi bỏ hết quần áo và tã quần của trẻ, nhưng phải nhớ để tã bên cạnh, phòng khi trẻ tiểu tiện bất ngờ.
3. Khi trẻ nằm sấp, mẹ có thể đỡ hai cạnh sườn trẻ từ phía sau, vuốt ve trẻ nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, luyện tập cơ vùng cổ và phần lưng cho trẻ.
Phát triển trí tuệ
Trẻ phải mất thời gian vài tháng mới hoàn toàn học được cách điều khiển động tác cơ thể mình. Do đó, trong vài tuần khi trẻ mới sinh, bố mẹ có thể dùng trò chơi này để hỗ trợ trẻ học cách điều khiển cơ thể.
Sau khi trẻ nằm nghiêng được, trẻ sẽ từ nằm nghiêng lật sang sấp hoặc nằm ngửa. Ban đầu, kiểu lật người này của trẻ dường như là vô ý, là do lệch trọng tâm cơ thể quyết định chứ không phải do trẻ chủ động. Cho đến khi trẻ được 4 - 6 tháng, trẻ đã có thể lật người rất thành thục.
XOA NẮN
Bồi dưỡng kỹ năng:
Khi mát xa cho trẻ sẽ có thể tiếp xúc thân mật với trẻ, làm gia tăng tình cảm; Tăng cường thể chất của trẻ sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
Độ tuổi thích hợp:
26
3 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Kể chuyện để làm khúc dạo đầu của trò chơi.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Mẹ có thể lựa chọn trước khi đi ngủ mỗi tối để vừa nói chuyện hoặc kể chuyện cho trẻ nghe, vừa thực hiện các động tác mềm mại, nhẹ nhàng để mát xa cho trẻ.
Hoặc mẹ cũng có thể lựa chọn lúc trước khi trẻ tắm, dùng tay đỡ hai cạnh sườn của trẻ, rồi nhẹ nhàng mát xa từ trên xuống dưới, cho trẻ nằm sấp, mát xa ở vùng lưng trẻ.
Lời khuyên
Khi bắt đầu có thể thử mát xa cho trẻ từ 3 đến 5 phút, đợi đến khi trẻ quen dần với cách bày tỏ sự yêu thương này của mẹ thì gia tăng thời gian, kiên trì thực hiện trong thời gian dài có thể thu được hiệu quả tốt.
Đối tượng trẻ mát xa thường là dưới 6 tuổi, mát xa cho trẻ trong vòng 3 tuổi có hiệu quả tương đối tốt và tốt nhất là trẻ trong vòng 3 tháng tuổi.
Phát triển trí tuệ
Có rất nhiều ông bố, bà mẹ có một nỗi lo lắng chung đó là: Trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt. Bố mẹ cho trẻ uống rất nhiều men tiêu hóa, thuốc bổ nhưng tình hình không được cải thiện.
Mát xa là một phương pháp rất lý tưởng để giải quyết vấn đề trên. Từ xưa, đông y đã có câu “nhược yếu tiểu nhi an, tam lý thường bất can”, cũng có nghĩa là hàng ngày bố mẹ nên bấm huyệt túc tam lý ở chân cho trẻ một lần, nghe nói mát xa như vậy có hiệu quả như mỗi ngày bồi bổ một con gà mái.
TẬP TRƯỜN
Bồi dưỡng kỹ năng:
Bồi dưỡng khả năng điều khiển cơ và khả năng tự chăm sóc của trẻ. Độ tuổi thích hợp:
Trong vòng 3 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Bày đồ chơi màu sắc, sàn nhà có trải thảm mềm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
27
1. Cho trẻ bò trên thảm mềm.
2. Đặt một món đồ chơi màu sắc ở vị trí cách đầu trẻ khoảng 10 cm để thu hút sự chú ý của trẻ.
3. Mẹ ngồi phía sau trẻ, dùng tay hoặc chân của bạn để tựa vào chân của trẻ, trẻ sẽ dùng chân để đạp, từ đó cơ thể trẻ sẽ tiến về phía trước gần đồ chơi.
4. Dịch chuyển đồ chơi, rồi liên tục để lòng bàn tay chạm vào chân trẻ, để trẻ tiến lên về phía đồ chơi.
Lời khuyên
Dùng một tấm ván hoặc vật cứng khác để tựa vào lòng bàn chân trẻ.
Khi thực hiện trò chơi này, không được để trẻ dịch chuyển quá nhanh, cũng không nên để đồ chơi quá gần.
Phát triển trí tuệ
Khi chân trẻ đạp vào bề mặt của vật cứng, trẻ sẽ làm động tác đạp nhảy, cái này gọi là “phản xạ bước đạp”, bạn có thể lợi dụng động tác phản xạ này giúp trẻ tập bò.
28
TỪ 4 – 6 THÁNG
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở GIAI ĐOẠN NÀY Phát triển khả năng vận động: Có thể lật người, có thể tự quay đầu 180 độ; Biết dùng một tay để cầm nắm đồ chơi, còn biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác và vỗ tay; Khi nằm còn có thể lật người bằng các cách khác nhau; Nếu được nâng đỡ trẻ có thể đứng và ngồi được một lúc.
Đặc điểm phát triển trí tuệ: Thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác đều phát triển, có thể phân biệt rõ bố, mẹ với người lạ; thực hiện các giao tiếp đơn giản với người khác.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Hiểu các âm thanh khác nhau, còn biết tự ê a; biết tự bắt chước các âm thanh khác nhau; Thử các âm thanh khác nhau và âm lượng khác nhau để gây sự chú ý, biết căn cứ vào âm thanh và ngôn ngữ hình thể để biểu đạt tình cảm; Khi gọi tên trẻ sẽ quay đầu lại.
Đặc điểm phát triển tình cảm: Thích cùng chơi trò trốn tìm với người nhà, sẽ cười thân thiện với người quen, có phản ứng tình cảm tương đối phức tạp, ví dụ như vui, buồn, yêu, ghét…
Thói quen sinh hoạt và khả năng tự chăm sóc: Thích mẹ cho ăn, thời gian ngủ tương đối cố định.
Điểm cần chú ý khi rèn luyện trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ trong giai đoạn này:
1. Phát triển kỹ năng động tác cảm giác của trẻ, ví dụ như rèn luyện khả năng thị giác, thính giác, xúc giác…
2. Chú trọng rèn luyện cảm quan, cho trẻ hoạt động ngoài trời và thích nghi với cái lạnh của thời tiết, dần dần thích ứng được với thay đổi nhiệt độ tương đối lớn, gia tăng khả năng đề kháng của hệ hô hấp.
3. Đưa cho trẻ các món đồ chơi có tính thao tác và tính thưởng thức có thể phát ra âm thanh, thường xuyên bế trẻ đi chơi, nói chuyện nhiều với trẻ, để trẻ tiếp xúc nhiều với người lạ.
KÍCH THÍCH THỊ GIÁC
Bồi dưỡng kỹ năng:
Bồi dưỡng khả năng nhìn liên tục cho trẻ, phát triển tri giác hình dạng và sức chú ý của trẻ.
29
Độ tuổi thích hợp:
4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Khăn ăn, kẹo màu hoặc bánh quy tập nhai của trẻ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đặt một viên kẹo màu đỏ hoặc bánh quy ở giữa khăn ăn hoặc khăn giấy sạch.
2. Trẻ sẽ chú ý và nhìn viên kẹo màu đỏ hoặc bánh quy, tiếp đó sẽ giơ tay ra sờ thử, rồi định cầm lấy cho vào miệng.
3. Đợi đến khi trẻ chú ý thấy viên kẹo, mẹ cũng có thể dịch chuyển kẹo, để trẻ với tay theo.
Lời khuyên
1. Mẹ phải chú ý động tác của trẻ, nếu là kẹo viên thì không để trẻ nắm viên kẹo, tránh trường hợp trẻ nuốt vào họng.
2. Dịch chuyển viên kẹo với tốc độ vừa phải, tránh dịch chuyển quá nhanh, để không làm thị giác của trẻ bị mỏi.
Phát triển trí tuệ
Mặc dù rất nhiều ông bố, bà mẹ đều biết rằng kích thích thị giác có thể kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, nhưng trọng điểm kích thích thị giác trẻ ở các tháng tuổi khác nhau thì khác nhau, ví dụ:
1. Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: Với trẻ vừa mới sinh, do tế bào thần kinh lớp vỏ thị giác của thông tin thị giác tiếp nhận bằng mắt vẫn chưa phát triển đầy đủ, nên thứ mà trẻ nhìn thấy chỉ là ánh sáng và bóng dáng, tiêu cự tốt nhất của trẻ là khoảng từ
20 đến 28 cm, đây cũng là khoảng cách mà trẻ có thể nhìn thấy mặt mẹ khi trẻ bú sữa. Vào lúc này, tốt nhất là nên đặt một vài món đồ chơi có hai màu sắc trắng đen đối lập trước mắt trẻ để kích thích mắt trẻ dịch chuyển, đồng thời cũng có thể mượn màu đỏ để kích thích thị giác trẻ, để chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn màu sắc.
2. Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: Giai đoạn này là giai đoạn màu sắc của trẻ, cũng là giai đoạn mấu chốt cho phát triển độ nhạy thị giác của trẻ. Nên dùng các hình vẽ phong phú đa dạng, màu sắc sặc sỡ để kích thích trẻ, thúc đẩy khu thị giác vùng não của trẻ phát triển trưởng thành, để trẻ tăng cường khả năng cơ bản của thị giác là quan sát xung quanh, so sánh, khơi nguồn cho nhận thức ở
30
tầng cao hơn.
LẬT NGƯỜI TRÁI, PHẢI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Nâng cao khả năng điều tiết vận động cơ thịt của trẻ; Rèn luyện cơ cổ, chi trên và nhóm cơ vùng lưng eo, chuẩn bị tốt cho việc bò và trườn của trẻ sau này.
Độ tuổi thích hợp:
4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thảm hoặc đệm, đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trải thảm trên sàn, đặt trẻ nằm ngửa trên thảm.
2. Mẹ ngồi ở phía sau đầu của trẻ, cầm một món đồ chơi và lắc ở phía trên đầu trẻ, từ món đồ chơi đi q trẻ phải quay đầu thấy đồ chơi.
3. Mẹ vừa dịch chu chơi từ từ, vừa nói với trẻ: “Đồ chơi của con đây, đồ chơi chuyển sang chỗ này rồi mà.”
4. Nếu trẻ cong lưng, quay đầu, muốn lật người thì đợi đến lúc trẻ lật người lại, mẹ có thể cho trẻ chơi đồ chơi một lát, quá trình này tốt nhất nên để trẻ tự thực hiện một mình.
5. Nếu trẻ thực hiện thuận lợi thì lại lặp lại ở một bên khác.
6. Sau khi chơi trò này vài lần, nửa thân trên của trẻ đã có thể quay lại, nhưng chi dưới vẫn không thể dịch chuyển theo, lúc này mẹ có thể dùng tay đỡ chân trẻ, nhẹ nhàng đẩy trẻ, giúp cho trẻ có thể lật được cả người.
Lời khuyên
1. Nhiệt độ trong phòng phải thích hợp.
2. Khuyến khích trẻ bằng lời nói hoặc vật chất.
3. Nếu trẻ không đồng ý chơi thử, trước tiên có thể cho trẻ chơi trò chơi khác mà trẻ thích, rồi mới quay lại trò chơi lật người. Nếu trẻ học được rồi thì thưởng cho trẻ một món đồ chơi.
4. Khi trẻ vui vẻ, cố gắng không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo. Lật qua lật lại là cách để vận động toàn thân tốt nhất cho trẻ.
Phát triển trí tuệ
31
Trẻ 4 tháng tuổi bình thường có thể nằm ngửa, rồi chuyển sang nằm nghiêng nếu được rèn luyện. Khi lật người, phải có ý thức thay đổi thói quen chỉ lật về một phía của trẻ. Trước tiên trẻ phải học cách lật người, rồi mới từng bước học trườn, dịch chuyển thân mình, để cơ thể trẻ được thoải mái hơn. Trẻ phải có ý thức chỉnh thể về các bộ phận của cơ thể mình thì mới có thể hướng dẫn trẻ học bò có mục đích, lúc này, trẻ bắt đầu khám phá, tìm tòi thế giới bên ngoài.
CẦM, NẮM
Bồi dưỡng kỹ năng
Trò chơi này rèn năng cầm nắm cho trẻ, giúp trẻ khám phá và nhận biết môi trường xung quanh.
Độ tuổi thích hợp:
4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đồ chơi nhỏ, màu sắc sặc sỡ, ví dụ như chuông lắc, thú nhồi bông, miếng silicon gặm chống ngứa lợi, gỗ xếp hình, bàn hoặc ghế cao chân của trẻ con.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Lấy một món đồ chơi nhỏ cho trẻ nhìn, đặt món đồ chơi đó vào lòng bàn tay trẻ, giúp trẻ gập đầu ngón tay lại để nắm chắc lấy đồ chơi, sau đó bỏ tay ra, trẻ tự cầm lấy.
2. Nếu trẻ đánh rơi đồ chơi, thì giúp trẻ làm lại lần nữa. Cho trẻ nghỉ ngơi một lát. Lúc này có thể nói cho trẻ biết nên cầm thế nào, luyện tập lại từ 3 đến 4 lần nữa.
3. Đợi đến khi trẻ thuần thục trò chơi này thì cho trẻ chơi một món đồ chơi mới khác, để cho trẻ tự nguyện cầm món đồ chơi đó trong tay lâu hơn, rồi cho trẻ luyện tập lần lượt hai tay.
Lời khuyên
1. Nếu trẻ nắm chắc được đồ vật, mẹ đặt tay đó của trẻ vào trong tay mình, hãy tỏ ra rất vui mừng khi trẻ làm được như vậy.
2. Cho đến khi trẻ có thể điều khiển linh hoạt ngón tay, trẻ còn có thể buông được đồ chơi ra khỏi tay, đây là bởi vì trẻ không chỉ học cách “cầm”, mà còn học cách “buông”, lúc này phải thường xuyên giúp trẻ nhặt đồ chơi.
3. Trẻ ở giai đoạn này thích cho đồ vật vào trong miệng, do đó đồ chơi của trẻ nhất định phải được giữ vệ sinh sạch sẽ và trơn nhẵn.
32
Phát triển trí tuệ
Trò chơi này còn có thể thực hiện như sau:
Chuẩn bị ba món đồ chơi có dạng que nhỏ, đặt trước mặt trẻ, cho trẻ chọn một món nắm trong lòng bàn tay.
1. Khi trẻ nắm món đồ chơi trong tay, thì dùng món đồ chơi thứ hai thu hút sự chú ý của trẻ, hướng dẫn trẻ đặt món đồ chơi thứ nhất xuống, nắm lấy món đồ chơi thứ hai.
2. Khi trẻ nắm món đồ chơi thứ hai, hướng dẫn trẻ vươn tay nắm món đồ chơi thứ ba, bỏ món đồ chơi thứ hai xuống.
3. Đồng thời có thể luyện tập các kỹ năng như nắm, cầm và đặt… NHẬN BIẾT MÀU ĐỎ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ nhận biết màu sắc, phát triển khả năng tư duy hình ảnh của não phải. Độ tuổi thích hợp:
4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đồ chơi màu sắc.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đặt một món đồ chơi màu sắc mà trẻ yêu thích, ví dụ như miếng gỗ màu đỏ, rồi liên tục nhắc nhở trẻ: “Miếng gỗ này màu đỏ”. Sau đó bố mẹ kéo tay trẻ lấy miếng gỗ màu đỏ từ trong vài món đồ chơi khác nhau.
2. Tiếp tục lấy ra một món đồ chơi màu đỏ khác, ví dụ như nắp chai màu đỏ, và nói với trẻ: “Đây cũng là màu đỏ”. Khi trẻ tỏ ra nghi ngờ, bố mẹ lại lấy một cái khăn màu đỏ, miếng gỗ màu đỏ và nắp chai màu đỏ đặt cạnh nhau, nói với trẻ: “Ở đây tất cả đều màu đỏ, ở kia không phải là màu đỏ.” Nhưng không được nói ở kia là màu trắng, màu vàng để chỉ thu hút sự chú ý của trẻ tập trung vào một loại màu.
3. Đặt những đồ vật trên ở cạnh nhau, nói với trẻ: “Đây đều là màu đỏ.” Lời khuyên
1. Một lần chỉ dạy cho trẻ một màu, sau khi dạy xong phải củng cố một thời gian rồi mới dạy tiếp cho trẻ màu thứ hai.
2. Nếu trẻ không thể nhận biết món đồ chơi màu đỏ thứ nhất, thì qua vài ngày 33
sau sẽ lấy một món đồ chơi mà trẻ thích rồi thực hiện lại trò chơi trên.
3. Do màu sắc là khái niệm tương đối trừu tượng, nên mẹ phải cho trẻ đủ thời gian để trẻ từ từ lý giải được, thông thường học được một màu thứ nhất ước chừng mất khoảng 3 đến 4 tháng.
Phát triển trí tuệ
Sau khi chơi trò chơi này, trẻ sẽ nhận biết được màu đỏ rất nhanh. Đợi sau khi trẻ nhận biết được màu đỏ, mẹ có thể chỉ cho trẻ nhận biết màu xanh da trời hoặc màu vàng, dần dần trẻ có thể nhận ra màu đỏ, thậm chí là phân biệt được màu đỏ, màu xanh da trời và màu vàng.
Nhưng nếu mẹ đưa bốn loại màu cho trẻ lựa chọn, trẻ thích màu đỏ hơn hoặc màu xanh da trời hơn, thì không nên ngạc nhiên, bởi trẻ sẽ thích một màu nhất định trong giai đoạn này.
HẾCH MŨI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ nhận thức các cơ quan trên cơ thể, tăng tình cảm thân thiết giữa trẻ và người nhà.
Độ tuổi thích hợp:
4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Không gian hoạt động thích hợp.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ bế trẻ, ánh mắt mẹ nhìn thẳng vào ánh mắt trẻ và hỏi: “Mũi của con đâu nhỉ?”
2. Mẹ dùng ngón tay vuốt nhẹ mũi tí hon của trẻ và nói: “À, mũi tí hon của con ở đây này!”
3. Đợi sau khi trẻ cảm nhận được sự vuốt ve của mẹ, mẹ liền hỏi: “Thế mũi của mẹ đâu nhỉ?”
4. Nhấc tay nhỏ xíu của trẻ lên, cho tay của trẻ chạm vào mũi của mẹ, đồng thời nói với trẻ: “Mũi của mẹ ở đây này!”
5. Tựa sát vào trẻ, khẽ cọ vào mũi trẻ, đồng thời nói khẽ vào tai trẻ: “A ha ha, hếch mũi”.
Lời khuyên
34
Trẻ rất thích trò chơi có động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Trò chơi này xem ra có vẻ rất trẻ con, rất đơn giản nhưng nó lại có thể thúc đẩy thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển nhanh chóng, vì vậy các mẹ tuyệt đối không nên xem thường.
Căn cứ vào tình trạng thực tế của trẻ, mẹ có thể mở rộng trò chơi một cách thích hợp, ví dụ “hếch mũi” có thể biến thành trò chơi khác ví dụ như “trò chơi tìm tai”…
Phát triển trí tuệ
Bố có thể cùng chơi với trẻ trò chơi này. Phương thức biến điệu và giọng nói trầm thấp của bố có thể mang lại cảm giác thân thiết cho trẻ. Đó là do thính lực của trẻ chưa được phát triển lắm, nên không thể nào nghe được âm cao của giọng nữ (ví dụ như giọng của mẹ).
ĐUNG ĐƯA KHĂN TẮM
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ phát triển khả năng cân bằng.
Độ tuổi thích hợp:
4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Khăn tắm lớn.
Phương pháp và các bước chuẩn bị:
1. Cho trẻ nằm ngửa trong khăn tắm lớn, bố và mẹ kéo mỗi người một đầu, rồi nâng khăn lên.
2. Mẹ sẽ làm theo khẩu lệnh “sang trái”, “sang phải” để dịch chuyển khăn tắm, trẻ sẽ rất vui mừng, thích thú.
3. Khi mới bắt đầu, biên độ lắc phải nhỏ một chút, rồi sau đó mới tăng lên dần dần.
4. Nếu thay khẩu lệnh bằng bài hát dân ca, rồi đung đưa khăn tắm theo nhịp thì trò chơi sẽ còn hấp dẫn và thú vị với trẻ hơn nữa.
Lời khuyên
1. Trò chơi này rất thích hợp với trẻ 4 tháng tuổi. Trẻ 5 tháng tuổi đã học cách lật người, nên rất hiếu kỳ, nên trẻ sẽ lật người sang mép khăn để nhìn và tìm hiểu sự vật, cho nên chỉ cần lơ là một chút là trẻ sẽ bị rơi ra ngoài, rất nguy hiểm.
35
2. Trẻ đã biết lật người 180 độ thì không nên chơi trò chơi này. Phát triển trí tuệ
1. Cho trẻ nằm ngửa trong lòng mẹ, một tay mẹ đỡ lấy phần thân trên của trẻ, một tay đỡ lấy chi dưới của trẻ.
2. Bế trẻ rồi lắc lư, đung đưa sang trái, sang phải, đồng thời phải học hát bài hát trẻ con “lắc à lắc, lắc sang đông, lắc sang tây, rồi lắc lên trời”.
3. Khi hát đến chỗ “rồi lắc lên trời” thì cứ một chữ lại lắc một cái, tốc độ lắc chậm, biên độ động tác lớn. Khi hát đến chữ cuối cùng, nhấc trẻ thẳng đứng lên trên để cho trẻ cảm thấy thích thú.
NHẬN BIẾT ĐỒ VẬT ĐẦU TIÊN
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ liên hệ âm thanh với một đồ vật nào đó, khi trẻ nghe thấy âm thanh sẽ hướng ánh mắt nhìn về phía đồ vật đó.
Độ tuổi thích hợp:
Trên 4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đèn bàn (bình sữa, chuối…).
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bế trẻ đến trước đèn bàn, dùng tay từ từ bật đèn lên, khoảng 10 phút sau lại từ từ tắt đèn đi.
2. Ban đầu, khi bắt đầu thực hiện trò chơi này, trẻ chỉ biết nhìn chằm chằm vào mặt mẹ, sau đó thì nhìn vào tay mẹ.
3. Đợi đến khi trẻ chú ý đến mẹ thì mới tiến hành động tác bật đèn hoặc tắt đèn, để cho trẻ dần ý thức được rằng: khi tay cử động thì đèn sẽ sáng, hoặc khi tay cử động thì đèn sẽ tắt. Lúc này, sự chú ý của trẻ đã bị đèn lúc sáng lúc tối thu hút.
4. Trong quá trình bật đèn hoặc tắt đèn, mẹ phải nói cho trẻ biết đây là “đèn”, đồng thời phải phát âm từ này rõ ràng, âm thanh phải kéo dài.
5. Khi bế trẻ rời khỏi đèn, mẹ hỏi trẻ: “Đèn đâu rồi?” và hướng dẫn trẻ hướng ánh mắt nhìn về phía đèn. Nếu bế trẻ đến vị trí khác, ánh mắt trẻ vẫn hướng về phía có đèn, thì chứng tỏ trẻ đã nhận biết được.
Lời khuyên
36
Lặp lại trò chơi này vài ngày, mỗi ngày luyện từ 2 đến 3 lần, đồng thời phải nhớ nói với trẻ rằng: “Đây là đèn”. Sau khi luyện tập vài lần mới có thể xác nhận trẻ đã thực sự ghi nhớ được hay chưa.
Phát triển trí tuệ
Liên quan đến trò chơi nhận biết đèn, nếu mẹ muốn dạy tiếng Anh cho trẻ, thì mẹ hãy dùng tiếng Anh trong trò chơi này:
1. Mẹ bế trẻ ngồi bên cạnh đèn, chỉ vào đèn và nói: “Lamp, lamp, đèn, đèn.” Lấy tay bật đèn và nói: “The lamp lights! Đèn sáng rồi.”
2. Mẹ lấy tay tắt đèn và nói: “The lamp off, dark! Đèn tắt rồi, tối quá!”
3. Mẹ bế trẻ đi đến một đầu phòng và hỏi: “Where is the lamp? Đèn ở đâu?” Trẻ sẽ quay đầu lại nhìn.
4. Lại bế trẻ đi đến chỗ khác của phòng, và hỏi: “Where is the lamp? Đèn ở đâu?” Trẻ sẽ quay đầu lại, nhìn về hướng có đèn.
GỌI TÊN, QUAY ĐẦU
Bồi dưỡng kỹ năng:
Luyện cho trẻ khả năng kết hợp thống nhất thính giác và thị giác, phát triển sức chú ý và khả năng quan sát. Đồng thời khơi dậy sự hiếu kỳ và thúc đẩy khả năng phân biệt thính giác của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
Trên 4 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Món đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bạn ngồi đối diện và gọi tên trẻ, trẻ sẽ cười với bạn, trẻ còn biết phát ra âm “a, ơ” để trả lời.
2. Khi trẻ nằm sấp, dùng tay nâng thân trên của trẻ, mẹ có thể thử gọi tên của trẻ từ phía sau, để trẻ quay đầu đi tìm. Khi trẻ quay đầu lại, mẹ sẽ lập tức bế trẻ lên, thơm trẻ và nói: “Con của mẹ giỏi lắm.”
3. Nếu ở phòng khác có người gọi tên trẻ, trẻ cũng sẽ quay đầu đi tìm, xem là ai đang gọi tên mình.
4. Trẻ có thể cảm biết âm thanh, tuy chưa nhìn thấy người, trẻ cũng biết là mẹ đang gọi mình ở phía xa, và trẻ sẽ lập tức quay lại, lúc này giọng nói của mẹ
37
giống như tín hiệu an toàn, trẻ sẽ kiên nhẫn chờ đợi.
Lời khuyên
Trong quá trình thực hiện trò chơi, mẹ phải nói thật truyền cảm, phối hợp phát ra một vài âm thanh, tạo nền tảng cho trẻ có khả năng học tập ngôn ngữ sau này.
Giọng nói phát ra trong phạm vi thị lực của trẻ sẽ giúp mở rộng khu vực khám phá cho trẻ.
Phát triển trí tuệ Trọng điểm bồi dưỡng thính giác của trẻ ở mỗi một giai đoạn khác nhau.
• Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi nghe nhạc: Mẹ bật một khúc nhạc có giai điệu hay, chậm rãi hoặc nói chuyện, lắc chuông để có thể giúp trẻ phát triển thính giác.
• Hát bài hát thiếu nhi cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi: Trong bài hát thiếu nhi mà trẻ thích có những âm có vần điệu và tiết tấu vui nhộn, mỗi ngày hát ít nhất từ 1 đến 2 bài, mỗi bài hát ít nhất từ 3 đến 4 lần.
• Gọi tên lúc trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi: Mẹ dùng các ngữ điệu khác nhau để gọi tên trẻ và tên người khác, bồi dưỡng thính lực và khả năng giao tiếp tiết tấu âm nhạc cho trẻ.
• Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi: Mỗi ngày, mẹ hát cho trẻ nghe một bài hát thiếu nhi đơn giản, nhanh, nhẹ nhàng, và kể cho trẻ nghe một câu chuyện màu sắc có kèm theo hình vẽ.
HIỂU ĐƯỢC CÁC NÉT MẶT
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ biết phân biệt sắc thái biểu cảm của mẹ, biết là mẹ đang tán thưởng, cho phép hay là phê bình, từ đó học cách hiểu được ý nghĩ của người khác, biết phối hợp với người khác.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Sắc thái biểu cảm của mẹ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Thông thường khi mẹ và trẻ thì thầm nói chuyện, mẹ phải biểu lộ sắc thái biểu dương và phê bình vào thời điểm thích hợp.
38
2. Khi trẻ làm đúng hoặc cần phải khen trẻ, mẹ có thể mỉm cười với trẻ, thơm trẻ hoặc giơ ngón tay cái lên và nói với trẻ: “Con mẹ giỏi lắm!” 3. Khi trẻ làm sai, tốt nhất là mẹ phải nhanh chóng ngưng cười, tỏ thái độ nghiêm khắc hoặc tức giận, trẻ sẽ từ từ dừng động tác lại và chú ý tới mẹ, hoặc sợ hãi và khóc.
4. Mẹ còn có thể lặp lại sắc thái biểu cảm và thanh điệu của ngôn ngữ, sao cho trẻ học được cách sử dụng động tác hoặc âm thanh để biểu thị, phối hợp dần dần với mẹ.
Lời khuyên
1. Khi trẻ phạm sai lầm, mẹ có thể nghiêm khắc, nhưng tuyệt đối không trách cứ trẻ, phải luôn luôn cùng hỗ trợ trẻ trong trò chơi, nguyên tắc đối với trẻ chính là: Khen nhiều, chê ít, không trách móc.
2. Khi trẻ biết cách nhìn sắc mặt, thấy người khác cười trẻ sẽ cười theo; khi thấy mẹ tức giận hoặc im lặng không nói, trẻ sẽ ngừng chơi thậm chí là không dám mút tay; khi mẹ khóc trẻ sẽ im lặng bò đến cạnh mẹ, tỏ ý muốn chia sẻ với mẹ.
Phát triển trí tuệ
Thông thường, trẻ 4 tháng tuổi đã có thể cảm biết được thế nào là không khí hòa hợp, thế nào là không khí cãi vã căng thẳng. Nếu gia đình không thể tránh khỏi cảnh cãi vã, thì phải cố gắng tránh tranh cãi trước mặt trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bố mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc chiến tranh lạnh trước mặt trẻ, trẻ sẽ không dễ dàng cười đùa, đi chơi cũng không cười. Đôi khi bố mẹ đánh nhau hoặc quát tháo ầm ĩ và tranh cãi, có thể làm cho trẻ khóc lóc không ngớt, nếu thường xuyên chứng kiến cảnh này trẻ lớn lên sẽ hình thành tính cách tự ti, cô độc.
LUYỆN TẬP PHỤ ÂM
Bồi dưỡng kỹ năng:
Tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ, luyện tập cho trẻ phát âm phụ âm. Trẻ học cách phát âm phụ âm sẽ giúp trẻ gọi mẹ, gọi tên đồ vật và tên động tác sau này.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Không cần phải chuẩn bị hoặc chuẩn bị một món đồ chơi nhỏ. 39
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ dùng tay chỉ vào bố hoặc vào ảnh của bố, phát âm “bố”, cố gắng sao cho âm thanh liên hệ được với người.
2. Khi làm bất cứ chuyện gì với trẻ, mẹ đều phải nói “mẹ đến đây”, “mẹ bón cho nào”, “mẹ thay cho nào”, “mẹ tắm cho nào”…
3. Khi trẻ vươn tay ra lấy đồ chơi, mẹ phải kịp nói với trẻ “cầm đi con”, khi trẻ cầm được đồ chơi lên đập đập, mẹ nói “đập đập”.
4. Cố gắng nói chuyện nhiều với trẻ, cố gắng bắt chước trẻ phát ra phụ âm kép.
5. Khi trẻ vô tình nói “a bừ” hoặc “a u”, mẹ phải đồng thời nói phụ họa cùng trẻ “a không”, để cho trẻ luyện tập nhiều.
Lời khuyên
1. Khuyến khích trẻ phát ra phụ âm, cố gắng liên hệ âm thanh với người và động tác.
2. Phải cho trẻ luyện tập trong vòng 120 ngày sau khi trẻ chào đời, nếu không khả năng hiểu lời nói của trẻ sẽ bị chậm lại.
Phát triển trí tuệ
Khi dạy trẻ thử phát ra phụ âm, phải thường xuyên lặp lại các bước của trò chơi kể trên, việc này sẽ làm cho trẻ dần hiểu được “bố, mẹ” là chỉ người. Cho đến 150 ngày sau khi sinh, trẻ mới dần dần phân biệt được các thành viên trong gia đình; trẻ sẽ hiểu được khi nói đến bố tức là bố mình, nói mẹ tức là mẹ mình.
CẦM NẮM, GÕ VÀ CHUYỀN TAY
Bồi dưỡng kỹ năng:
Phát triển kỹ năng của tay, rèn luyện cho trẻ khả năng vỗ tay, nắm, truyền tay, tạo nền tảng cho động tác tinh xảo ở vùng tay của trẻ sau này.
Độ tuổi thích hợp:
5 - 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Món đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Sau khi biết nắm lấy các đồ vật, trẻ sẽ nắm được vật tương đối chắc chắn 40
bằng ngón tay cái và bốn ngón tay khác phương pháp cầm nắm này gọi là “nắm đồ đạc bằng các ngón”.
2. Sau khi học được “nắm đồ đạc bằng các ngón”, hai tay trẻ, mỗi tay có thể cầm nắm một món đồ chơi, và rung lắc, trẻ sẽ rất hứng thú khi nghe âm thanh phát ra, trẻ sẽ cầm đồ chơi và gõ.
3. Nếu mẹ lại đưa cho trẻ một món đồ chơi nữa, trẻ sẽ vứt đồ chơi trong tay đi để cầm đồ chơi mới.
4. Mẹ nhặt món đồ chơi mà trẻ vừa vứt và cầm đi chỗ khác để cho trẻ không dám vứt đồ chơi đi nữa, trẻ sẽ ôm món đồ chơi đang có trong tay, rồi lại đi lấy tiếp.
5. Tay của trẻ không nắm chắc được đồ chơi, trẻ sẽ dùng tay để thử bằng nhiều cách, cuối cùng sẽ học được cách đặt món đồ chơi mà tay trái cầm xuống, chuyển món đồ chơi trong tay phải sang tay trái, rồi lại vươn tay phải ra lấy món đồ chơi thứ ba.
Có một số trẻ khi vòng hai tay ôm thứ gì đó rồi nhấc lên, đồng thời sẽ dùng hai bàn tay cầm một món đồ chơi khác nữa. Trong quá trình chơi, trẻ sẽ bỏ một tay, một tay còn lại cầm lấy đồ chơi. Một lát sau trẻ lại dùng cả hai tay chơi, chơi một lúc lại bỏ một tay, chuyển đồ chơi sang tay khác.
Lời khuyên
Kiểu chuyền tay này xảy ra khoảng tầm từ ngày 140 đến 150 sau khi trẻ ra đời, đây là kiểu chuyền tay vô thức. Chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác một cách có ý thức xảy ra khi trẻ được khoảng 170 ngày đến 180 ngày hoặc muộn hơn một chút. Chuyền tay là dấu hiệu tiến bộ kỹ năng tay, phối hợp hai tay.
Phát triển trí tuệ
Rất nhiều kỹ năng của con người đều phải dùng đến hai tay. Tế bào thần kinh não điều khiển tay có khoảng hơn hai mươi vạn tế bào. Mà tế bào thần kinh trung khu vận động chỉ có hơn năm vạn, vì vậy mọi người đều nói “sáng dạ khéo tay”.
Trẻ được 5 đến 6 tháng bắt đầu phát triển khả năng của ngón cái; khi trẻ được 8 đến 9 tháng sẽ phát triển khả năng của ngón trỏ. Kết hợp mắt và tay có thể phát triển kỹ xảo của tay, kết hợp tay và chân có thể duy trì cân bằng cơ thể và phát âm động tác, rất quan trọng đối với phát triển cơ thể và tâm hồn trẻ.
NHẬN BIẾT BẢN THÂN
Bồi dưỡng kỹ năng:
41
Về mặt cảm giác, trẻ sẽ phân biệt được mình với thế giới bên ngoài, thêm vào đó, thông qua việc nhìn mình trong gương và nghe thấy âm thanh giọng nói của mình, trẻ sẽ dần dần tự nhận thức được bản thân.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thanh xúc xắc.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Thông thường, trẻ sẽ dần dần nhận thức được bản thân mình khác với thế giới bên ngoài, trẻ sẽ phân biệt bản thân với thế giới thông qua cảm giác cầm nắm, ví dụ:
1. Khi trẻ dùng sức một tay để nắm tay còn lại, một tay trẻ sẽ cảm thấy bị chèn ép; khi trẻ cầm thanh xúc xắc, trẻ chỉ cảm nhận được sức dùng để cầm nắm nhưng không cảm thấy bị chèn ép.
2. Trẻ sẽ cầm tay mình nhiều lần, rồi lại đi cầm nắm đồ chơi; sờ vào ngón tay của mình, rồi lại đi sờ vào đồ chơi, trẻ sẽ phát hiện ra các cảm giác khác nhau.
3. Có khi trẻ vỗ tay mình, vỗ vào mặt mình sẽ cảm thấy bị đau, nhưng khi vỗ lên đồ chơi thì không đau.
Lời khuyên
Trẻ thường xuyên cắn đầu ti mẹ làm cho mẹ cảm thấy đau, nhưng khi trẻ mút ngón tay, rất ít khi trẻ tự làm đau mình, bởi vì khi ngón tay cảm thấy bị đau, trẻ sẽ tự buông lỏng, trẻ không cố dùng sức để nghiến, cắn.
Khắp cơ thể trẻ đều có các dây thần kinh cảm giác, điều này sẽ khiến trẻ dần nhận thức được khác biệt giữa cơ thể mình với thế giới bên ngoài.
Phát triển trí tuệ
Thực tiễn chứng minh: Tìm tòi, khám phá là nền tảng cơ sở phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu từ việc phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài để nhận biết bản thân. Bởi vì khi trẻ được 6 tuổi, thị lực mới gần phát triển hoàn thiện, trước lúc đó trẻ chủ yếu nhờ vào cảm giác và tìm tòi để phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài. Ví dụ: Trẻ cắn ngón tay mình, trẻ sẽ cảm thấy đau, đối tượng cảm thấy “đau” là “mình”; trẻ cắn quần áo của mình thì không cảm thấy đau. Trẻ thích cắn đồ vật, cắn mình, bởi vì thông qua cách đó trẻ sẽ xác nhận được “bản thân”.
Do đó, để sinh tồn tốt hơn, đối phó với môi trường xung quanh tốt hơn, trẻ sẽ 42
thông qua việc khám phá, tìm tòi tự phát, dần phong phú và hoàn thiện kết cấu nhận thức của bản thân. Trẻ tiếp xúc với các sự vật, cảm nhận được các kích thích khác nhau, đồng thời trong quá trình trùng lặp, động tác không ngừng mạnh lên, trẻ sẽ thiết lập nên các phản xạ có điều kiện.
VỚI ĐỒ VẬT TREO TRÊN CAO
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi với đồ vật có thể thúc đẩy khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay, đồng thời làm cho trẻ có cảm nhận bước đầu về vị trí của vật thể.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Món đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước chuẩn bị:
1. Treo một món đồ chơi nhỏ phía trước giường của trẻ, hướng dẫn trẻ dùng hai tay để ôm nắm lấy đồ chơi.
2. Khi hai tay trẻ đan ôm nhau, một tay sờ được đồ vật sẽ chuyển sang tay còn lại, hai tay cùng phối hợp là có thể ôm chặt được đồ chơi.
3. Khi bắt nắm được đồ chơi, việc đầu tiên trẻ làm là cho món đồ chơi đó vào trong miệng cắn, nếm xem nó có vị gì, có ăn được không.
4. Khi hai tay trẻ cầm đồ chơi có vẻ mỏi, có lúc trẻ sẽ tự nới lỏng một tay, để món đồ chơi đó rơi vào một tay còn lại.
Lời khuyên
Phải vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, cố gắng tránh để trẻ cắn vào đồ chơi làm bằng gỗ sơn có chứa chì.
Phát triển trí tuệ
Nếu trẻ nhà bạn đã từng học qua cách đập vào đồ chơi từ lúc trẻ được 60 đến 90 ngày, thì khi trẻ được tầm 120 ngày là đã có thể nhấc được đồ vật. Những trẻ chưa luyện tập qua cách đập vào đồ vật thì phải khi trẻ được 150 đến 170 ngày tuổi mới có thể học được.
HỌC GIƠ TAY KÉO ĐỒ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Rèn luyện cơ vùng tay cho trẻ và giúp trẻ có khả năng tự chủ hoạt động đối 43
với đồ vật.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Dây nhựa, túi giấy có màu sắc sặc sỡ hoặc món đồ chơi nhỏ. Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Cho trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó buộc một túi giấy to màu sắc sặc sỡ lên một đầu dây nhựa hoặc dây sợi, một đầu còn lại buộc nhẹ trên cổ tay trẻ, vắt túi giấy qua đầu trên thành giường, rồi lại nhét vào trong giường, sao cho trẻ nhìn thấy thật rõ.
2. Khi trẻ đung đưa tay, cái túi cũng sẽ dịch chuyển lên xuống. Nếu như túi không chuyển động, có thể đặt một món đồ chơi nhỏ vào trong túi để gia tăng trọng lượng của túi.
3. Khi trẻ kéo túi chuyển động, mẹ nên lập tức tươi cười vỗ tay và cổ vũ trẻ.
4. Cách vài ngày, mẹ lại thực hiện lại trò chơi này, buộc dây vào cổ tay khác của trẻ, hoặc là thay đổi túi, đổi sang thành một món đồ chơi có phát ra âm thanh.
Lời khuyên
Không được buộc dây tùy tiện vào cơ thể trẻ, trừ khi có mẹ bên cạnh để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Phát triển trí tuệ
Khi mới bắt đầu chơi trò chơi này, trẻ chỉ biết dịch chuyển ánh mắt nhìn, nhìn túi bằng khóe mắt, sau khi chơi được vài ngày trẻ mới biết quay đầu lại nhìn. Khi trẻ đạp chân, hươ tay làm cho cái túi chuyển động thì trẻ mới bắt đầu chú ý đến mối liên hệ giữa hai sự vật, từ đó dần dần mới phân hóa được động tác, không khua chân múa tay loạn xạ, cuối cùng trẻ chỉ chuyển động cánh tay để kéo túi chuyển động.
CƯỠI NGỰA
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trẻ có thể nắm được khả năng cân bằng, khả năng điều khiển cơ thịt và sức mạnh điều khiển vùng đầu. Đồng thời âm nhạc có thể giúp trẻ hiểu được nhịp điệu của bài hát.
Độ tuổi thích hợp:
44
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Ghế và khăn tay.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ ngồi trên một ghế tựa và bỏ giày dép.
2. Hai chân khép vào nhau và đặt một chiếc khăn bông lên.
3. Đặt trẻ ngồi trên chiếc khăn và đối diện với mặt mẹ, hai cánh tay vươn ra phía trước.
4. Tay của mẹ đỡ lấy hai tay của trẻ. Mẹ từ từ dịch chuyển hai chân lên xuống, cho trẻ cưỡi lên trên hai chân mẹ. Vừa chuyển động hai chân theo nhịp vừa hát một bài hát thiếu nhi, cho trẻ có cảm giác cưỡi trên mình ngựa.
Cưỡi con ngựa, cưỡi con ngựa,
Lên núi cao, vượt qua sông,
Lọc cọc, lọc cọc. Vượt qua sông!
Khi mẹ đọc đến từ “lọc cọc, lọc cọc” thì đọc đến “vượt qua sông” thì giơ trẻ lên cao, cho trẻ cảm nhận được cảm giác vượt sông.
Lời khuyên
Mẹ không nên lắc chân quá mạnh, động tác lắc phải chậm, nhẹ nhàng, chú ý bảo vệ xương cổ còn non nớt của trẻ.
Phát triển trí tuệ
Khi trẻ cùng chơi với mẹ, người mà trẻ tin tưởng, trẻ thường rất thích phối hợp với các hoạt động có nhịp điệu khác. Khi chơi trò chơi này, trẻ nghe mẹ hát “chạy cho nhanh”, “bay”, trẻ sẽ mong đợi được nhấc và lắc lên cao hơn, bởi vì trẻ đã liên hệ được chữ này với động tác cơ thể của mình. Chỉ cần không chơi quá mạnh, trẻ sẽ rất vui vẻ, thích thú và không cảm thấy sợ hãi, thậm chí trẻ còn cười rất sảng khoái.
VẬN ĐỘNG QUAY LẬT
Bồi dưỡng kỹ năng:
Nâng cao khả năng kiểm soát và hoạt động cơ thể của trẻ, giúp nắm được cách cân bằng cơ thể, và học được cách điều khiển hai tay.
Độ tuổi thích hợp:
6 tháng tuổi.
45
Chuẩn bị trò chơi:
Thảm hoặc trên giường đệm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Cùng với trẻ nằm ngửa trên giường hoặc nệm, mẹ đối diện với trẻ, thử làm mẫu động tác lật quay người cho trẻ xem, để trẻ học một cách từ từ. 2. Đợi đến lúc trẻ cảm thấy thích thú thì mẹ hướng dẫn trẻ và mẹ cùng trẻ quay lật một lúc, mẹ có thể vừa lật người vừa hát: “Lóc cóc, lóc cóc, lật một cái, lật một cái, bắt đầu lật nào.”
3. Mỗi lần hát, mẹ giúp trẻ lật một lần. Mẹ cũng có thể vừa lật người vừa cho trẻ làm theo mình.
Lời khuyên
Trước khi trẻ bò được, đại đa số trẻ sẽ dùng các biện pháp dịch chuyển thân mình khác như lật, lăn… Lúc này mẹ phải khuyến khích và giúp đỡ trẻ. Đây là một mong muốn của trẻ, mong muốn này rất đáng được khuyến khích và trợ giúp.
Phát triển trí tuệ
Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi, trò chơi này giúp cho trẻ học các động tác vận động cơ bản như lật, bò…, cuối cùng là học đi. Những khả năng vận động này là cơ sở cho sự phát triển thể chất bình thường của trẻ, mà phát triển bình thường của khả năng động tác, khả năng điều phối nhịp nhàng của trẻ lại là nền tảng cho sự mong muốn khám phá và hứng thú học hỏi không ngừng của trẻ. Do đó, mẹ nhất định phải coi trọng khả năng vận động cơ bản của trẻ.
LÀM QUEN VỚI NGƯỜI LẠ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này giúp trẻ phân biệt người lạ và người quen, bồi dưỡng cho trẻ khả năng quan sát, khám phá thế giới bên ngoài.
Độ tuổi thích hợp:
6 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Một người lạ, đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trong nhà có khách tới chơi, mẹ có thể bế trẻ ra đón khách, tạm thời 46
không nên để khách tiến lại gần trẻ, mà nên cho trẻ có cơ hội quan sát lời nói và cử chỉ của khách.
2. Đợi đến khi trẻ quan sát và thích ứng, hãy thử bế trẻ lại gần khách, lúc này người khách thỉnh thoảng mỉm cười với trẻ, nhưng không tiếp xúc và lại gần trẻ, để trẻ từ từ xóa bỏ tâm lý cảnh giác, phòng bị.
3. Khi khách chào ra về, mẹ chỉ yêu cầu trẻ “chào tạm biệt” là được, người khách cũng không tiếp xúc lại gần trẻ.
4. Lần thứ hai hoặc lần thứ ba khi chào tạm biệt khách, khách có thể lấy một món đồ chơi nhỏ đưa cho trẻ. Nếu trẻ thích thú, khách có thể thử đưa đồ chơi cho trẻ chơi, sau khi trẻ chơi được một lúc thì quan sát xem trẻ có đồng ý cho mình bế hay không rồi mới thực hiện các động tác tiếp xúc với trẻ.
Lời khuyên
Mẹ phải hiểu và lý giải được ý thức bảo vệ bản thân của trẻ, phải cho trẻ học cách từng bước tiếp xúc với người lạ.
Khi khách bế trẻ, mẹ nhất định phải theo sát bên cạnh, tốt nhất là nói chuyện và chơi đùa cùng trẻ, để cho trẻ biết rằng mẹ lúc nào cũng luôn ở bên cạnh đón nhận trẻ.
Phát triển trí tuệ
Trẻ trong giai đoạn này bám quấn lấy bố mẹ là hiện tượng bình thường, muốn cho trẻ tiếp nhận người khác phải cẩn trọng và có một quá trình. Do đó, mẹ phải thường xuyên cho trẻ ra ngoài tham gia các hoạt động, cho trẻ tiếp xúc với các trẻ xung quanh và người lạ. Như vậy có thể làm giảm cảm giác trốn tránh tiếp xúc với người lạ của trẻ, cho trẻ học cách giao lưu với mọi người một cách thuận lợi hơn.
TỰ CẦM BÁNH VÀ NHAI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Học nhai, rèn luyện chân răng, giúp cho răng sữa mọc thuận lợi hơn. Độ tuổi thích hợp:
5 đến 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Bánh quy dạng que.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đưa cho trẻ một bánh quy dạng que, mẹ cũng lấy một cái. 47
2. Trước tiên mẹ đưa bánh vào miệng và cắn một miếng, rồi nhai từ từ.
3. Mẹ phải thực hiện động tác nhai từ từ và rõ ràng để hướng dẫn cho trẻ bắt chước theo, như vậy trẻ sẽ biết nhai miếng nhỏ, học cách dùng chân răng nhai bánh quy dạng que. Mẹ phải thực hiện làm mẫu nhiều lần cho trẻ xem, và dùng lời nói cũng như động tác để hướng dẫn cho trẻ, từ đó dần dần giúp trẻ học cách nhai.
Lời khuyên
Khi trẻ nuốt bánh quy, mẹ có thể cho trẻ uống chút nước hoặc chút sữa, để tránh khi trẻ nuốt bánh quy chưa được mềm gây sặc, nghẹn.
Phát triển trí tuệ
Mẹ không cần phải lo lắng trẻ không có khả năng nhai trong giai đoạn này. Tuy giai đoạn này trẻ chưa mọc răng sữa, hoặc chỉ có hai răng cửa ở hàm dưới, nhưng hàm của trẻ đã có khả năng nhai, có thể nghiền và nuốt bánh quy.
NGỬI “MÙI HƯƠNG HOA”
Bồi dưỡng kỹ năng:
Cho trẻ tiếp xúc nhiều với hoa cỏ sẽ giúp trẻ phát triển thị giác và khứu giác. Độ tuổi thích hợp:
6 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Mang theo một chai nhỏ hoặc một vài cốc nhựa, bên trong đựng một số loài hoa.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bố mẹ bế trẻ ngồi trên nền đất, lấy một lọ nhỏ bên trong có chứa hương liệu, đặt lọ nhỏ phía dưới mũi trẻ, đưa qua đưa lại vài lần.
2. Quan sát biểu cảm của trẻ sau khi ngửi mùi thơm, sau đó nói với trẻ: “Đây là mùi hương hoa quế”, “thơm quá”.
3. Vài phút sau, đổi lọ hương khác và cho trẻ ngửi, mỗi một loại hương thơm cho trẻ ngửi 2 đến 3 lần.
4. Mỗi lần luyện ngửi mùi hương, không nên cho trẻ ngửi quá hai loại hương liệu một lần.
Lời khuyên
Vật liệu dùng để luyện tập khứu giác phải thay đổi thường xuyên. 48
Mẹ không được lựa chọn vật liệu có mùi hương quá nồng và đậm. 49
TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ CHO TRẺ TỪ 7 THÁNG - 1 TUỔI
50
TỪ 7 – 9 THÁNG
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở GIAI ĐOẠN NÀY Sự phát triển của khả năng vận động: Tăng cường sự phối hợp hài hòa giữa ngón tay trỏ và ngón cái, còn biết lắc tay, giơ tay, biết bò thành thạo, đã ngồi vững, với sự giúp đỡ của người lớn đã biết đứng thậm chí còn định bước đi.
Đặc điểm phát triển trí tuệ: Thị giác đã có thể phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa nhiều người, nhiều đồ vật, trí nhớ tăng cao rõ rệt, hiểu được cách chia sẻ với người khác, có tính chiếm hữu mạnh, hiểu được tính vĩnh cửu của sự vật.
Đặc điểm khả năng ngôn ngữ: Bé 7 tháng tuổi vẫn ở vào giai đoạn bắt chước phát âm đơn thuần; khi được 8 tháng tuổi có thể nghe hiểu một số từ, có thể liên hệ ngôn ngữ và động tác. Bé tròn 9 tháng tuổi có khả năng nghe âm thanh rất tốt, có thể hiểu được mệnh lệnh của bố mẹ; khả năng phát âm khá tốt, có thể vô tình phát ra những âm gần như “bà”, “má”; khả năng ngôn ngữ, động tác tốt, bé có thể dùng hành động “vỗ tay” để bày tỏ sự “hoan nghênh”, dùng “vẫy tay” để biểu thị “tạm biệt”.
Đặc điểm phát triển tình cảm: Tình cảm của bé ở giai đoạn này có nhiều thay đổi, đã biết thể hiện yêu, ghét, buồn, vui, biết bắt chước biểu cảm của người lớn, có tình cảm và dựa dẫm vào người thường xuyên chăm sóc mình; bắt đầu biết nhận thức, biết xấu hổ, vui vẻ, tò mò, buồn rầu, sợ sệt,…
Trẻ rất thích các bạn cùng độ tuổi, khi đã gặp được bé có cùng độ tuổi liền biểu hiện dáng vẻ vui mừng. Có thể nhận biết tình cảm và bộ mặt của người lớn, đồng thời biểu hiện những phản ứng khác nhau.
Thói quen sinh hoạt và khả năng tự xử lý: Biết tự mình dùng tay cầm lấy bình sữa mút sữa hoặc nước hoa quả, có thể tự mình ngồi ở bàn ăn để mẹ đút cho ăn, có thể luyện tập cách ngồi bô. Về phương diện khả năng sinh hoạt, đã cơ bản hình thành một số quy luật. Việc khóc quấy vào ban đêm đã giảm nhiều, ban ngày thường chỉ ngủ hai lần, mỗi lần khoảng 1,5 đến 2 tiếng.
Những điểm quan trọng của các trò chơi luyện tập trí tuệ cho bé ở giai đoạn này:
1. Các trò chơi luyện tập cơ phần đùi cho bé, bồi dưỡng khả năng vận động như ngồi vững, bò, giơ chân,…
2. Các trò chơi luyện tập cơ tay cho trẻ cũng như các động tác tỉ mỉ chính xác, như vận chuyển, cầm cốc, gõ trống, lấy lên đặt xuống…
51
3. Các trò chơi luyện tập nhận thức tình cảm và phát triển trí tuệ như nói “cảm ơn”, các trò chơi liên quan đến phát âm, nhận biết giày dép, nghe chỉ lệnh thực hiện thao tác,…
4. Các trò chơi luyện tập khả năng tự xử lý cuộc sống, như cầm thìa, cầm cốc uống nước,…
KHẢ NĂNG TÌM KIẾM
Bồi dưỡng kỹ năng:
Học tập cách tìm kiếm những đồ vật, điều khiển mắt trong tầm nhìn, bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ, nâng cao khả năng tìm tòi, hiểu được sự tồn tại của vật thể.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Bánh quy, các đồ chơi bằng vải nhung hoặc quả bóng da.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đưa cho trẻ xem một đồ chơi mà trẻ thích, ví dụ như quả bóng da, sau đó liền giấu quả bóng đi.
2. Khuyến khích trẻ đi tìm đồ chơi, hỏi các câu hỏi như: “Quả bóng da chạy đi đâu rồi nhỉ?”
3. Khoảng 30 giây sau, khi trẻ không tìm được quả bóng, liền lấy quả bóng ra đặt lên trên tay và nói: “Quả bóng ở trên tay mẹ này.”
4. Đợi sau khi trẻ phát hiện và tìm thấy quả bóng, mẹ đưa quả bóng cho bé chơi một lúc, để trẻ dùng tay đẩy quả bóng.
5. Lặp lại các động tác trên, quan sát biểu hiện và thị giác của trẻ. Mẹ sẽ phát hiện thấy rằng: Nếu đồ chơi được đem giấu đi không phải là thứ mà trẻ thích nhất, thì trẻ sẽ không quan tâm đi tìm lại; nếu là đồ chơi mà trẻ thích nhất, trẻ có thể sẽ bực tức hoặc khóc to lên.
Lời khuyên
Thời gian giấu đồ chơi không nên quá lâu, tránh để trẻ mất hứng. Trước đó, phải tìm hiểu xem trẻ yêu thích thứ gì, dùng đồ chơi mà trẻ thích thử thì mới có thể chứng minh trẻ có khả năng quan sát nhạy bén hay không.
Phát triển trí tuệ
52
Để kích thích trí tuệ của trẻ, bồi dưỡng khả năng quan sát, mẹ nhất định phải cho trẻ chơi trò chơi trên nhiều lần. Đồng thời, để cho trẻ khỏi thấy nhàm chán, mẹ phải dùng các phương pháp khác nhau để chơi cùng với trẻ, để trẻ tích lũy kinh nghiệm, như có thể lấy các nắp hộp, bát, gối, chăn giấu đi, rồi cùng tìm ra.
CÓ ĐIỆN THOẠI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi gọi điện thoại vừa có thể điều chỉnh được cảm hứng ngôn ngữ của trẻ, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ, lại có thể giúp trẻ nhận biết một hình thức giao lưu với người khác, nâng cao khả năng giao tiếp.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Điện thoại đồ chơi, hai chiếc ống nghe.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Để trẻ ngồi trên giường, mẹ ngồi đối diện với trẻ.
2. Mẹ cầm điện thoại đồ chơi lên, nói vào điện thoại: “A lô, bé con có nhà không?”
3. Giúp bé cầm điện thoại lên, nói: “Con à, có điện thoại đấy, con mau nghe đi.”
Mẹ đóng liền hai vai, diễn cả mẹ và cả giọng trẻ “đáp lời”, có thể nói chuyện xem mẹ hôm nay làm gì và bé đã làm gì.
Lời khuyên
Phải khơi dậy sự nhiệt tình nói chuyện ở trẻ, cố gắng lặp lại lời của bé “i, i, a,a”, đồng thời thêm các “chú thích” tương ứng.
Trong “điện thoại”, mẹ phải cố gắng thông qua việc nhấn mạnh vào từ ngữ nào đó, tăng thêm sự lý giải và nhận biết các từ ngữ thường dùng hàng ngày, như “đi tè”, “đói rồi”, “vui”, “xinh đẹp”,…
Phát triển trí tuệ
Mẹ phải tạo thói quen hay nói chuyện với bé, sau khi bé tỉnh ngủ, mẹ có thể nói với trẻ bằng ngữ điệu chậm rãi, âu yếm để nói cho trẻ biết bạn đang làm gì, thời tiết hôm nay ra sao, trong người mình thấy thế nào, ví dụ như:
53
“Con à, mẹ đang thay tã cho con đấy, con ngủ có mơ thấy mẹ không? Mẹ yêu con lắm”, … Có thể trò chuyện với trẻ 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2-3 phút.
HIỂU NGHĨA CỦA TỪ “KHÔNG”
Bồi dưỡng kỹ năng:
Để trẻ biết cách tự bảo vệ mình, biết tiết chế các hành động, đồng thời phối hợp chỉ lệnh để có các động tác tương ứng.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Các thực phẩm ăn được, những thứ đồ chơi không ăn được. Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trẻ đưa những thứ không thể ăn được (như pin, phích cắm, que diêm, …) lên miệng, mẹ phải lắc tay thật mạnh hoặc biểu thị thái độ kèm theo từ “không” một cách nghiêm khắc biểu thị ý là trẻ không được cho vào miệng.
2. Nếu trẻ vẫn cầm đồ chơi đó cho vào miệng, mẹ phải giằng thứ đó ra khỏi tay trẻ, và nói cho trẻ biết là “không ăn được”, khi đó có trẻ nghe lời, cũng có trẻ sẽ khóc to lên biểu thị phản đối.
3. Cho dù là trẻ khóc như thế nào đi nữa, mẹ cũng nhất định phải có thái độ kiên quyết, không được nhượng bộ, tốt nhất là thay một thứ nào đó có thể ăn được đưa cho trẻ. Chỉ cần mẹ kiên trì, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của từ “không”, và sẽ từ từ nghe lời.
Lời khuyên
1. Đối với những thứ mà trẻ không được đụng đến, thái độ của người thân phải nhất quán. Những thứ không thể làm trước mặt mẹ, thì trước mặt bố và ông bà cũng không được làm, có như vậy trẻ mới biết giữ quy tắc.
2. Dạy trẻ biết tiết chế các hành động, mong muốn của mình, biết lắng nghe ý kiến của mẹ, tất cả những điều này đều có ý nghĩa, tác dụng đối với trẻ, cần nắm bắt thời cơ dạy trẻ lúc trẻ vừa mới hiểu được ý nghĩa của từ “không”. Đợi khi trẻ đã biết cái gì cũng là “của con”, thì muốn dạy cũng đã muộn.
Phát triển trí tuệ
Có rất nhiều trò chơi có thể dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của từ “không”, như: khi mẹ cho trẻ ăn, nếu bát hơi nóng, có thể nắm lấy tay trẻ, để trẻ sờ vào bên ngoài bát, nói “bát nóng, không được chạm vào”. Như thế, trẻ sẽ biết được
54
nóng là như thế nào, và cũng biết được bát nào nóng không thể sờ vào, tránh bị bỏng.
Ô LÀ LA, TRỜI MƯA RỒI!
Bồi dưỡng kỹ năng:
Luyện cho các cơ tay và ngón tay của trẻ thêm linh hoạt, khả năng phối hợp giữa hai tay, nâng cao hơn nữa khả năng nhận biết màu sắc của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Các giấy màu đã qua sử dụng.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mở hết những tờ giấy ra trước mặt trẻ, trước tiên mẹ làm mẫu cho trẻ xem xé giấy như thế nào, vừa xé vừa vui vẻ nói với trẻ “xé nào, xé nào”.
2. Nắm lấy hai tay của trẻ, giúp trẻ hoàn thành động tác xé giấy. Chú ý đến sự phối hợp giữa hai tay của trẻ, sau khi trẻ đã có ý thức về việc xé giấy, có thể buông tay ra để trẻ tự xé.
3. Mẹ nắm lấy tay bé, giơ cao hai cánh tay lên, lòng bàn tay úp xuống dưới, sau đó từ từ nới lỏng tay ra, để những miếng giấy vụn vừa xé xong rơi tự do xuống đất, đồng thời kết hợp nói: “Ố là la, trời mưa rồi! Trời mưa to rào rào, trời mưa nhỏ lất phát, cả mưa to lẫn mưa nhỏ, bé nhìn thấy cười ha ha.”
4. Khuyến khích trẻ xé giấy giống như mẹ, giơ hai tay lên, lòng bàn tay úp xuống, sau đó xòe tay ra, để mẩu giấy rơi xuống.
Lời khuyên
1. Trông giữ trẻ chu đáo, tránh để trẻ cho giấy vào mồm.
2. Phải chọn loại giấy màu mềm, không dùng loại giấy cứng, giòn để tránh làm trẻ bị thương.
3. Không để trẻ tự do xé giấy để trẻ biết một số quy định.
Phát triển trí tuệ
Nghiên cứu cho thấy, xé giấy có thể giúp trẻ luyện tập được các cơ ở tay, và khả năng phối hợp giữa hai tay, bên cạnh đó, âm thanh khi xé giấy đem lại cho trẻ cảm giác thích thú, nhưng cũng không được để trẻ tùy tiện xé mọi loại giấy tờ. Bởi vì trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên phải biết nhìn hình để nhận biết sự
55
vật, nếu trẻ hình thành ấn tượng coi rằng giấy là có thể xé, thì sau này rất khó thay đổi.
Trên cơ sở đó, để tránh việc trẻ cứ thấy giấy là xé, có thể mua hoặc tự chế ra những quyển sách cho trẻ mà không sợ bị xé rách. Như mua một số túi ni lon trong suốt lồng vào các trang, rồi khâu chặt lại. Trẻ thích các hình ảnh trong sách, sẽ lấy tay túm lại, tờ giấy sẽ bị nhàu nhưng không rách, và cũng không sợ trẻ ăn phải giấy.
VẬN CHUYỂN
Bồi dưỡng kỹ năng:
Rèn luyện khả năng vận động cơ thể của trẻ; luyện tập tính liên quan trong các động tác và khả năng phối hợp và chuyển đổi, tăng cường tính tự nhiên của động tác; bồi dưỡng khả năng tập trung chú ý, khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, kích thích tính tò mò và tính chủ động, thúc đẩy tư duy động tác cho trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Bánh quy, hai đĩa nhựa sạch.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ để 10 chiếc bánh vào đĩa, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ cầm một chiếc bánh lên để sang đĩa thứ hai.
2. Hướng dẫn các động tác như trên cho trẻ, lần lượt đưa từng chiếc bánh sang đĩa thứ hai.
3. Mỗi khi trẻ hoàn tất việc vận chuyển mẹ phải khích lệ trẻ hoặc tặng cho trẻ một chiếc bánh.
4. Lặp lại các động tác trên, mẹ có thể ngồi bên cạnh đếm số lần trẻ chuyển hết bánh sang đĩa, để trẻ cảm nhận được mối quan hệ logic giữa vật và số lượng.
Lời khuyên
Trò chơi trên chủ yếu là để rèn luyện khả năng vận động cơ thể cho trẻ, cũng như tính liên quan, tính phối hợp của động tác, chứ không phải là để dạy trẻ biết đếm.
Phát triển trí tuệ
56
Giữa não bộ và việc rèn luyện khả năng vận động ngón tay có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Bởi vì giữa ngón tay và não bộ có mối quan hệ rất rộng, nếu ngón tay của trẻ linh hoạt, thì xúc giác của trẻ rất tốt, sau này sẽ rất thông minh, có tính sáng tạo cao, tư duy của trẻ do đó cũng tốt hơn. Tức là: sự phát triển của khả năng động tác tại các cơ thịt của tay trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng tư duy cho trẻ.
CẦM CỐC UỐNG NƯỚC
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ có thể tự uống nước bằng cốc, từ đó nâng cao khả năng tự xử lý, tạo nền móng cho việc uống sữa bằng cốc.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Cốc có bộ phận tay cầm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Dùng cốc có hai tay cầm hoặc cốc có bộ phận tay cầm, cho khoảng 5 ml nước đun sôi để nguội vào. Mẹ đỡ đáy cốc, sau đó để trẻ cầm vào hai bên của cốc và tự uống nước.
Lời khuyên
Phải chú ý đến lượng nước trong cốc, phải từ ít đến nhiều.
Phát triển trí tuệ
Các chuyên gia cho biết, tốt nhất là trẻ 6 tháng tuổi nên bắt đầu thử để trẻ dùng cốc uống nước. Trẻ ở giai đoạn này đã có khả năng cầm nắm nhất định, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn mút, vẫn chưa biết “uống”, phải để trẻ chuyển dần từ mút sang uống, trước tiên phải dạy trẻ biết đưa cốc lên miệng một cách chính xác. Tuy 6 tháng tuổi được công nhận là thời gian tốt nhất để cho trẻ chuyển từ bú bình sang dùng cốc, nhưng trẻ cũng cần phải có quá trình học tập thích ứng, vì thế bố mẹ không nên quá nôn nóng muốn đạt kết quả ngay. Khi mới bắt đầu, để trẻ cầm cốc bằng hai tay, mẹ giúp trẻ đưa cốc lên miệng. Đợi khi trẻ đã cầm vững cốc rồi, mẹ có thể không cần giúp nữa, để trẻ tự đưa cốc lên miệng.
NHẬN BIẾT BỘ PHẬN CƠ THỂ
Bồi dưỡng kỹ năng:
57
Để trẻ nhận biết bộ phận cơ thể, nhớ hiểu ngôn ngữ.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Hình ảnh về các bộ phận cơ thể.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Nếu trẻ biết bắt tay người khác, hãy nói với trẻ “đưa tay ra”, trẻ sẽ biết đưa tay ra bắt tay người khác, trẻ học được cách đưa tay ra khi mẹ nói “tay”, và biết được bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình.
Nhưng sau lần đầu tiên học được đó mẹ phải nhớ là luyện tập lại nhiều lần nữa, như vậy trẻ mới nhớ lâu.
Mẹ không cần phải theo trình tự, nếu trẻ thích vỗ tay, thì có thể bắt đầu từ việc vỗ tay.
Lời khuyên
Khi bắt đầu, mẹ phải tiến hành từ bộ phận mà trẻ quen nhất. Phát triển trí tuệ
Trò chơi “Nhận biết bộ phận cơ thể” chủ yếu giúp trẻ nhận biết vật trẻ chưa có khả năng khái quát. Tức là: trẻ chỉ nhận biết được một vật nào đó học trong lần đầu tiên, không thể mở rộng đến các vật khác có trong nghĩa của một từ nào đó.
TỪ TRƯỜN ĐẾN BÒ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Bò kích thích chí tiến thủ của trẻ, rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và sức chịu đựng cho trẻ, kích thích sự phát triển của tiền đình và tiểu não.
Độ tuổi thích hợp:
Từ 7 - 8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đệm lót, đồ chơi nhạc cụ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ nằm trên đệm, trẻ ở một bên, đồ chơi nhạc cụ ở một bên còn lại. 2. Người mẹ hướng dẫn cho trẻ leo qua người mình để sang bên kia tìm đồ
58
chơi.
3. Khi trẻ rất khó khăn để leo qua người mẹ lúc này mẹ có thể âu yếm gọi tên con.
4. Mẹ cũng có thể ngồi quỳ chống tay tạo thành vòm cổng, để trẻ có thể chui qua dưới bụng. Mẹ cũng có thể nằm sấp để trẻ leo lên lưng, sau đó quỳ lên cõng trẻ trên lưng.
Sau khi thực hiện vài lần trò chơi như vậy, trẻ có thể biết nâng bụng lên khỏi đệm, dùng tay và đầu gối để bò.
Lời khuyên
1. Nếu trẻ sợ thì để trẻ xuống, làm lại nhiều lần thì trẻ sẽ không sợ nữa.
2. Có thể bắt đầu cho trẻ học bò từ tháng thứ 7, khi đã biết đi rồi cũng vẫn có thể thường xuyên luyện tập, đến trước khi đi học cũng phải thường xuyên bò qua các chướng ngại vật, để cho việc bò được thành thục.
Phát triển trí tuệ
Trẻ được bò nhiều và bò nhanh sẽ dễ dàng biết cách đứng lên. Qua việc luyện bò có thể nâng cao khả năng ngẩng đầu, ưỡn ngực, nâng eo, chống đỡ bằng tứ chi. Trẻ thường xuyên luyện tập bò sẽ hình thành mạng lưới các sợi dây thần kinh khá sớm, sự phối hợp động tác nhìn và nghe nhanh nhạy, khả năng phân biệt tốt, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập sau này. Khả năng phân biệt thị giác tốt có lợi cho việc đọc sách, thính giác tốt có lợi cho việc nghe hiểu, sự hài hòa trong động tác có lợi cho sự nhận biết không gian, biết rõ trên dưới, trái-phải, trước - sau; khả năng giữ thăng bằng tốt có lợi cho việc luyện tập vận động cơ thể.
THAO TÁC THEO CHỈ LỆNH
Bồi dưỡng kỹ năng:
Dạy trẻ học cách hiểu ngôn ngữ, tăng cường sức mạnh cho phần đùi của trẻ, tập cho trẻ khả năng điều khiển cơ thể.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị trò chơi:
Không cần có đạo cụ, bất kể lúc nào, ở đâu cũng có thể cùng chơi. Phương pháp và các bước thực hiện:
Cha mẹ ngồi đối diện với trẻ, đưa ra chỉ lệnh đơn giản, như bảo trẻ vỗ tay, lắc 59
đầu, hoặc làm xấu,…, vừa nói vừa tự mình làm mẫu cho trẻ thấy. Nếu tuổi của trẻ đủ để hiểu được nội dung lời nói, bố mẹ có thể chỉ cần nói không cần làm mẫu.
Lời khuyên
Cha mẹ có thể đưa ra chỉ lệnh từ chậm đến nhanh, từ một chỉ lệnh đến nhiều chỉ lệnh, độ khó tăng dần, như: ngồi xuống, đứng lên, uốn hông về phía trước, nhảy lên, lượn như chim, quay một vòng vỗ tay,…, hoặc dặn trẻ lấy báo cho bố, khi đi ra ngoài phải tự lấy áo khoác, khẩu trang, mũ, kính…
Phát triển trí tuệ
Khi bố mẹ đưa ra chỉ lệnh, sau khi trẻ đã thành thạo với các chỉ lệnh, bố mẹ có thể thử cho trẻ làm người đưa ra chỉ lệnh, tất nhiên là áp dụng khi trẻ có thể phát ra được chỉ lệnh.
NGỒI ẾCH, NGỒI VỮNG
Bồi dưỡng kỹ năng:
Tập cho trẻ ngồi như ếch là chuẩn bị cho trẻ tự ngồi một mình. Trẻ rất thích ngồi, bởi vì khi ngồi có thể nhìn được nhiều, được xa hơn khi nằm.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Gối tựa, đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Để trẻ ngồi dựa vào gối tựa, phía trước mặt để một số đồ chơi để trẻ có thể cầm lên chơi được.
2. Khi trẻ có trẻ có thể lấy đồ chơi chơi thì sẽ không cần dựa vào gối tựa, do đầu của trẻ hơi nặng nên người của trẻ sẽ nghiêng về phía trước giống như con ếch, có khi phải dùng tay để đỡ.
3. Nếu mẹ đỡ trẻ đến ngồi tựa lên đệm, không lâu sau thì trẻ sẽ lại tiếp tục nghiêng người về phía trước, trạng thái này ít nhất cũng phải diễn ta mất từ một đến hai tuần.
4. Đợi khi phần cổ của trẻ đã hoàn toàn đỡ được trọng lượng của đầu, thì có thể không cần gối tựa mà vẫn ngồi vững.
Lời khuyên
60
1. Khi trẻ ngồi nghiêng nghiêng được, thì vẫn có thể đưa một tay ra để lấy đồ chơi, cũng có thể vừa ngồi vừa thay đổi phương hướng, vì thế mẹ phải ngồi bên cạnh theo dõi, tránh để trẻ bị ngã ngửa hoặc bị dúi về phía trước.
2. Thời gian tốt nhất để chơi trò ngồi ếch ở trẻ là từ 5 đến 8 phút, thời gian quá lâu dễ khiến trẻ bị ngã hoặc bị mệt.
Phát triển trí tuệ
Có thể tập cho trẻ ngồi được sớm, chỉ cần mẹ tuân thủ đúng theo phương thức dưới đây:
Khi mới bắt đầu, mẹ để trẻ tập ngồi thì trước tiên nên để trẻ nằm ngửa, sau đó kéo nhẹ tay trẻ để trẻ ngồi dậy, tiếp đó lại nhẹ nhàng đặt trẻ về chỗ cũ. Mẹ có thể thử cho trẻ ngồi tựa trên ghế sofa hoặc ghế tựa và tập ngồi. Sau mỗi lần tập xong, phải dùng tay xoa xoa nhẹ nhàng vào lưng trẻ, để phần cơ thịt của lưng trẻ được thả lỏng, đồng thời để trẻ cảm nhận được sự yêu thương của mẹ.
BIẾT NÓI “CẢM ƠN”
Bồi dưỡng kỹ năng:
Luyện tập cho trẻ khả năng hiểu và bắt chước, bồi dưỡng khả năng giao tiếp với người khác.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đồ chơi.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bố đưa cho trẻ một đồ chơi mà trẻ yêu thích, khi trẻ đưa tay ra cầm, mẹ ngồi bên cạnh nói: “Cảm ơn”, đồng thời gật đầu hoặc làm động tác cúi cong người.
2. Hướng dẫn cho trẻ bắt chước lại động tác của mẹ, nếu như trẻ làm được như yêu cầu, thì phải ôm, thơm vào má để khích lệ trẻ.
3. Bố làm bộ như sắp đi ra chỗ khác, mẹ vừa nói “tạm biệt”, vừa giơ cánh tay nhỏ của trẻ lên, dạy trẻ làm động tác chào “tạm biệt”.
4. Có khách quen đến chơi nhà, dạy trẻ giơ tay chào bày tỏ sự hoan nghênh và nói “cháu chào bác”.
61
Lời khuyên
1. Trong cuộc sống, cần tạo dựng cho trẻ nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể khác nhau, để trẻ có thể có nhiều cơ hội hiểu được hàm nghĩa của các từ như “cảm ơn”, “tạm biệt”…. để giúp trẻ biết nói sớm.
2. Khi trẻ biết nói “cảm ơn”, ông bà, bố mẹ có thể thông qua động tác để dạy trẻ biết khoát tay cung kính, thực hiện các hoạt động để biểu thị sự cảm ơn hoặc chúc tết người khác. Như vậy có thể khiến trẻ học được các động tác kết hợp chính xác với lời nói, khiến trẻ tăng thêm mong muốn giao tiếp với người khác.
Phát triển trí tuệ
Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ phải luôn luôn nắm lấy cơ hội để bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp với người khác cho trẻ. Trong quá trình này, mẹ phải đưa ra yêu cầu đối với hành vi của bản thân trẻ, đưa ra những hướng dẫn và làm mẫu cụ thể cho lời nói, đồng thời phải làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Bởi vì, thường ngày, ngữ điệu và tình cảm của người lớn trong nhà có quan hệ rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ và biểu hiện tình cảm ở trẻ.
Bồi dưỡng kỹ năng:
Làm tăng độ nhạy cảm trong động tác của trẻ, chuẩn bị cho trẻ biết trườn và biết bò; luyện tập cho trẻ vận động toàn thân, luyện tập khả năng phối hợp giữa các động tác; rèn luyện sự thống nhất cảm giác ở trẻ, thúc đẩy sự phát triển của đại não và tiền đình.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thảm, đồ chơi (xe ô tô nhỏ, quả bóng nhỏ).
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trước tiên để trẻ nằm ngửa trên thảm bằng phẳng, dùng một đồ chơi dễ thương (như xe ô tô nhỏ) để thu hút sự chú ý của trẻ, thu hút ánh mắt của trẻ.
2. Mẹ đẩy chiếc xê ô tô đồ chơi ra cách trẻ một đoạn nhỏ, để trẻ với lấy. Trẻ rất muốn quay người sang phải để với tay lấy, nhưng không được. 3. Trẻ lăn hẳn người sang nhưng vẫn chưa được, lúc này mẹ nói “lăn thêm một vòng nữa đi con”, chỉ vào chiếc xe ô tô để trẻ lăn thêm một vòng 360 độ nữa với lấy chiếc xe.
4. Sau khi luyện tập một vài lần, mẹ có thể thay đồ chơi khác (bóng nhỏ). Khi 62
đó, trẻ có thể lăn người qua một cách thành thạo để với tay cầm lấy quả bóng. 5. Luyện tập thường xuyên khiến trẻ có thể lăn liên tục một cách nhanh nhẹn. Lời khuyên
Mẹ phải thay đổi hướng chuyển động và tuyến đường của chiếc ô tô đồ chơi, hướng dẫn trẻ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, rồi lại từ nằm sấp sang nằm nghiêng, nằm ngửa; có như vậy trẻ mới có thể nhanh biết lăn lông lốc liên tục.
Phát triển trí tuệ
Đối với trẻ từ 0-1 tuổi, việc bồi dưỡng các kỹ năng vận động cho trẻ chủ yếu là học tập và nắm được các kỹ năng vận động cơ bản, học các động tác cơ bản như lăn, bò, và cuối cùng là biết đi. Nâng cao khả năng điều khiển cơ thể, biết cách giữ thăng bằng, và học được cách khống chế, điều khiển hai tay của mình. Những kỹ năng cơ bản này là nền tảng cho sự phát triển bình thường ở trẻ.
CẦM ĐỒ CHƠI ĐỨNG LÊN VÀ ĐI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trẻ có thể cầm được đồ chơi đứng lên, tập cho trẻ những bước đi đầu tiên. Thông qua việc luyện tập, trẻ có thể chống đỡ cơ thể bằng một chân, và học cách đứng thăng bằng, tạo cơ sở để trẻ tự đi một mình.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Nôi hoặc thảm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Hạ thấp giát giường c nôi xuống để từ thà nôi đến giát cao khoảng 50 cm.
2. Sau khi trẻ ngủ dậy, giúp trẻ bám vào thành đứng lên, hai tay trẻ bám vào thành nôi đi men theo thành nôi.
3. Nếu như trong nhà không có nôi để hạ xuống, mẹ có thể để trẻ chơi ở trên thảm hoặc bám vào ghế, trẻ sẽ bám vào thành ghế để đứng lên. Hai tay bám vào ghế hoặc thành nôi bước rộng chân tập đi.
4. Cũng có thể xếp ghế thành hàng, khoảng cách giữa các ghế là 30 cm. Trẻ sẽ bám vào ghế đi men theo hàng ghế. Giơ tay ra bám vào từng cái ghế để đi từ từ.
63
Lời khuyên
Rất nhiều gia đình thích dùng xe tập đi để cho trẻ học đi. Nhưng xe tập đi có một vòng nhỏ xung quanh người trẻ, tuy có thể luyện tập bước đi, nhưng ở trong xe, trẻ không cần tự mình giữ thăng bằng, vì thế không ít trẻ đứng không vững hoặc khó mà tự đi một mình được, khiến việc học đi bị kéo dài hơn.
Phát triển trí tuệ
Trẻ cũng có thể biết bám tay vào tay vịn của ghế, của sofa hoặc thành của nôi để tự mình tìm cách ngồi dậy, đứng lên. Những chiếc xe bằng tre trúc ngày xưa cũng thuận tiện cho trẻ học cách tự ngồi dậy, trẻ nằm trên xe rất dễ nắm lấy hai thành hai bên để ngồi dậy.
NHẢY CÓC
Bồi dưỡng kỹ năng:
Để trẻ làm động tác nhảy cóc một cách bị động, rèn luyện các cơ ở đùi của trẻ và sự co giãn của khớp gối, chuẩn bị cho trẻ tập đi sau này. Đồng thời, người của trẻ cũng lắc lư theo tiết tấu điệu nhạc, còn có thể bồi dưỡng tính cách hoạt bát vui vẻ cho trẻ, giúp trẻ biết cảm thụ âm nhạc.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Giường hoặc thảm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Để trẻ đứng thẳng, lưng đối diện với mẹ đang ngồi, mẹ đỡ lấy lưng trẻ từ phía sau, để trẻ nhảy theo giai điệu của bài hát.
2. Trong quá trình nhảy, mẹ có thể dạy trẻ tập hát: “Kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn…”
3. Khi hát đến đoạn nào có chữ “nhảy, tung tăng” thì người mẹ lại bế trẻ lên nhún nhảy, để hai đùi của trẻ được nhảy tự do.
Lời khuyên
Cũng có thể đứng phía sau lưng trẻ, đỡ trẻ trực tiếp nhảy về phía trước. Vừa nhảy, vừa hát “kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn”.
Phát triển trí tuệ
64
Người mẹ có thể vừa hướng dẫn trẻ vận động nhảy, vừa dạy trẻ hát bài chú ếch con: kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn… Thậm chí người mẹ còn có thể dựa vào hình ảnh trong bài hát để làm các động tác mô phỏng chú ếch để vui đùa cùng trẻ.
NHẬN BIẾT GIÀY MỚI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Dạy trẻ biết phân biệt giày mới - giày cũ, giày to - giày nhỏ, dạy trẻ động tác “đưa chân ra”.
Độ tuổi thích hợp:
8 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thảm, một đôi giày mới (cho trẻ), hai đôi giày cũ (cả giày của mẹ và giày của trẻ).
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Để một đôi giày mới của trẻ, hai đôi giày cũ của trẻ và của mẹ ra trước mặt trẻ.
2. Khi mẹ hỏi trẻ: “Con yêu, giày mới của con ở đâu nhỉ?” lúc đó trẻ sẽ tiến đến phía trước chỉ vào đôi giày mới của mình.
3. Mẹ lại tiếp tục chỉ vào đôi giày cũ, hỏi trẻ: “Con à, thế đôi giày này là của ai nhỉ?” Thông thường lúc đó trẻ đều cúi xuống nhìn đôi chân xinh xinh của mình, thậm chí là cười tủm tỉm. Điều đó chứng tỏ trẻ biết rõ đôi giày đó là của mình.
4. Khi đó mẹ nên nói: “Thế con thích đôi giày nào nhất?”, trẻ sẽ quan sát một lúc rồi chọn đôi giày mới.
5. Khi giày bị rơi, mẹ lại hỏi: “Giày đâu rồi nhỉ?”, trẻ sẽ quay lại tìm, vì thường giày là thứ mà trẻ yêu thích.
Lời khuyên
Một số trẻ còn thích đi giày cũ của bố mẹ để nghịch, mẹ không nên ngăn cản hành động thích khám phá này, nhưng phải cẩn thận tránh để trẻ xỏ vào đi rồi bị ngã.
Phát triển trí tuệ
Khi trẻ được khoảng 8 tháng tuổi thì trẻ đã biết được tác dụng của giày dép. Nghiên cứu cho thấy, lúc này trẻ rất thích chơi với giày dép, đặc biệt là thích
65
nghịch giày dép của mẹ, và còn biết xỏ thử vào để đi. Đó là vì trẻ rất hiếu kì, thích khám phá. Ở giai đoạn này, mẹ càng không cho trẻ chạm vào thứ gì thì trẻ càng thích chạm vào, cho nên mẹ không nên có ý ngăn cản, đợi khi trẻ chơi chán rồi sẽ không chơi nữa.
NHẬN BIẾT CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Học cách nhận biết tên gọi, vị trí và tác dụng của các bộ phận cơ thể; để trẻ nhận biết chính xác các bộ phận, phát triển nhận thức của bản thân trẻ; bồi dưỡng khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng biểu đạt và trí nhớ cho trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Hình vẽ các bộ phận cơ thể, ba hình về bộ mặt và các thẻ về các bộ phận trên khuôn mặt, một chiếc gương.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Mẹ ngồi đối diện với trẻ, vừa hát[1] vừa chỉ vào các vị trí bộ phận của mình tương ứng theo lời bài hát, sau đó đọc lại một lượt. Đồng thời nắm lấy tay trẻ chỉ vào vị trí các bộ phận tương ứng của trẻ. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi trẻ biết tự mình chỉ vào các bộ phận cơ thể thì thôi.
[1] Có thể mẹ tự sáng tác lời làm sao có các từ chỉ bộ phận trên khuôn mặt là được.
1. Mẹ và trẻ vừa vỗ tay vừa nói: “Đôi mắt, đôi mắt ở đâu nào?” 2. Trẻ vừa vỗ tay vừa nói: “Đôi mắt, đôi mắt ở đây này”. (đến phần vỗ tay cuối cùng, tự tay chỉ vào đôi mắt của mình).
3. Chỉ vào mũi, vào miệng, v.v…, cách làm cũng tương tự như vậy. Lời khuyên
Thứ tự để trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể: đầu tiên là mắt, tai, miệng, mũi, tay, chân, sau đó mới biết bụng, mông, và cuối cùng là vai, đầu gối, v.v…
Phát triển trí tuệ
Trẻ không chỉ nhận biết được các giác quan, mà còn có thể nhận biết được các bộ phận trên cơ thể như rốn, lỗ tai, móng tay, v.v…, cho nên khi dạy trẻ,
66
người mẹ có thể hỏi ở phạm vi rộng hơn. Mẹ hãy để trẻ tự chỉ vào các bộ phận đã biết hoặc muốn biết, giúp trẻ nhớ được lâu hơn.
NHẬN BIẾT HÌNH VẼ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Dạy trẻ biết xem hình và nhận biết các đồ vật trong hình, chuẩn bị cho trẻ sớm nhận biết các đồ vật.
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Hình vẽ về hoa quả (chuối, táo, nho, dưa hấu, cam,…).
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Treo lên tường một số hình vẽ về hoa quả.
2. Mẹ đứng bế trẻ, đi gần đến chỗ hình vẽ để trẻ quan sát hình, mẹ chỉ vào một loại hoa quả nào đó rồi nói tên của loại quả đó, sau đó để trẻ học cách chỉ vào.
3. Đợi khi trẻ đã dần nhận biết được các hình vẽ treo trên tường, mẹ có thể dùng hoa quả thật để trẻ nhận biết. Khi chỉ hoa quả cho trẻ, tốt nhất người mẹ kết hợp miêu tả màu sắc, mùi vị, kích cỡ của hoa quả, lặp lại nhiều lần như vậy giúp trẻ có được nhận thức về hoa quả.
Lời khuyên
Phải thường xuyên cho trẻ học cách lựa chọn và chỉ chính xác hình vẽ, nếu sau vài ngày mà không luyện tập lại, sự liên hệ này của trẻ sẽ bị mất đi.
Tốt nhất dùng các hình vẽ gần với vật thật, không chọn các loại thẻ hình ảnh trò chơi.
Phát triển trí tuệ
Các trò chơi trên có thể thực hiện như sau:
1. Mẹ ôm lấy trẻ ngồi ở trên giường, lấy ảnh của mọi người trong nhà (mẹ, bố, ông nội, bà nội, trẻ, v.v…) xếp trước mặt trẻ.
2. Trước tiên để trẻ nhìn kỹ một lượt các ảnh đó.
3. Mẹ thử lấy các ảnh của bà nội ra, lần lượt cho trẻ xem và nói: “Đây là bà nội”.
4. Theo các thao tác kể trên, mẹ giúp trẻ nhận biết ảnh của bố, ông nội, của 67
mẹ và của trẻ.
5. Lặp lại nhiều lần như vậy, trẻ sẽ nhanh chóng có được cảm nhận, khi gặp người trong nhà sẽ nghĩ ngay tới người thân ở trong ảnh.
TAY TRỐNG CỪ KHÔI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trước tiên luyện tập thính giác cho trẻ, sau đó thông qua việc học cách dùng dùi trống nhỏ để đánh trống theo điệu nhạc, bồi dưỡng cảm nhận về tiết tấu và khả năng phối hợp.
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thìa gỗ nhỏ, hộp sữa bột, nhạc.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Bịt kín nắp hộp sữa để làm thành một chiếc trống, rồi đưa thìa gỗ cho trẻ làm dùi trống.
2. Mẹ gõ gõ vào làm, để nó phát ra âm thanh, dạy trẻ biết cách dùng tay hoặc thìa gỗ để gõ trống.
3. Đợi khi trẻ đã thành thục việc “gõ trống”, tiếp tục chơi trò chơi này. Khi đó phải có thêm nhạc để tăng khả năng cảm nhận tiết tấu, có như vậy mới có thể khiến trẻ gõ cùng nhịp với mẹ được.
Lời khuyên
Cẩn thận không để trẻ dùng “dùi trống” gõ vào mình hoặc người khác. Phát triển trí tuệ
Trẻ học cách gõ trống giúp phát triển sự linh hoạt cho tay. Đó là vì trẻ dùng tay hoặc que nhỏ gõ vào mặt trống mới phát ra được âm thanh. Qua việc nghe âm thanh, trẻ có thể điều chỉnh kỹ năng gõ trống của mình khiến tay, mắt và tai có thể phối hợp. Mỗi nhạc cụ lại đòi hỏi các kỹ năng khác nhau, trẻ có thể luyện tập tay khéo léo khi chơi với các đồ chơi, và có thể thông qua mắt và tai để nâng cao kỹ năng cho tay.
DÙNG THÌA XÚC ĂN
Bồi dưỡng kỹ năng:
Tập tự xúc cơm.
68
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thìa, thức ăn dạng hạt nhỏ, quả táo nhỏ, đồ chơi.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Trước khi dạy trẻ biết cách dùng thìa, bình thường mẹ có thể lấy thìa cho trẻ chơi, cũng có thể để trẻ cầm thìa xúc cơm, hoa quả thái nhỏ hoặc các thức ăn đồ chơi khác, để trẻ dần học được cách cầm thìa chính xác và biết sử dụng thìa.
2. Mẹ luôn khích lệ trẻ tự mình ăn thức ăn. Việc tự mình cầm thức ăn ăn có thể giúp tay cầm chắc các thức ăn, chuẩn bị cho việc trẻ tự cầm thìa ăn sau này.
3. Khi mới bắt đầu, mẹ có thể chuẩn bị hai chiếc thìa, một chiếc để trẻ cầm học cách ăn, một chiếc khác để mẹ cho trẻ ăn thức ăn, như vậy thì không sợ trẻ bị đói, lại cũng tạo cơ sở để trẻ tự ăn sau này.
Lời khuyên
1. Khi mới bắt đầu, trẻ cầm thìa cả bằng tay trái và tay phải, khi đó mẹ không nên bắt trẻ phải sửa, sử dụng thành thạo cả hai tay cũng có ích cho sự phát triển đại não bên trái và bên phải của trẻ.
2. Muốn dạy được trẻ biết cách tự ăn bằng thìa thì phải có đủ thời gian và sự kiên nhẫn. Ở bàn ăn, trẻ có thể có các hành vi như cầm thìa gõ hoặc thả thứ gì đó vào bát canh, v.v… mẹ không nên mắng trẻ.
Phát triển trí tuệ
Làm thế nào để biết được trẻ muốn tự mình cầm thìa ăn cơm? Khi xuất hiện các hành động sau, mẹ có thể dạy trẻ học cách ăn cơm:
1. Khi ăn, trẻ thích dùng tay nắm lấy cơm, cháo.
2. Đã biết cầm cốc uống nước.
3. Khi cơm trong thìa sắp rơi xuống, trẻ biết chủ động đưa thìa lên miệng. BẮT CHƯỚC GỌI BỐ GỌI MẸ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Để trẻ học cách phát âm và tập nói, qua việc phát âm “ma ma”, tập cho trẻ gọi mẹ.
69
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Quả chuối tiêu.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi cha đi làm về mẹ hãy bế trẻ ra đón và nói “bố”, có ý để trẻ gọi “bố”.
2. Trẻ cũng chú ý và học cách gọi “bố”, cha cần bế ngay trẻ lên, sau đó dần dần trẻ biết gọi “bố” mỗi khi cha về nhà.
3. Khi mẹ chuẩn bị cho trẻ bú sữa, dạy trẻ gọi “mẹ”, hoặc mẹ cầm quả chuối tiêu bảo trẻ gọi “mẹ”, trẻ muốn ăn chuối thì sẽ gọi “mẹ”.
4. Trò chơi trên chỉ cần để trẻ gọi hai, ba lần, dần dần trẻ sẽ biết cách chào hỏi khi gặp người khác.
Lời khuyên
1. Trẻ vốn thích bắt chước mọi thứ, khi trẻ học nói sớm thì sự phối hợp giữa các cơ của họng càng tốt, có ích cho việc phát âm và nói.
2. Khi mới bắt đầu, có thể trẻ ngẫu nhiên nói được một lần, lần sau không nói được như vậy, phải qua vài ngày mới lại gọi, nên mẹ phải kiên trì.
Phát triển trí tuệ
Trẻ học được cách gọi bố gọi mẹ là một việc hết sức vui mừng, nhưng việc biết gọi bố gọi mẹ sớm không liên quan gì đến trí tuệ của trẻ. Có trẻ biết nói sớm, có trẻ nói muộn; bé trai thường nói muộn hơn bé gái, vì miệng và các cơ của cơ quan phát âm ở bé trai phát triển muộn hơn. Quan trọng hơn cả là trẻ hiểu được lời nói, còn việc biết nói chỉ là thứ yếu, chỉ cần trẻ nhận biết được người khác và đồ vật, hiểu ý của mẹ nói ra là được.
LÊN LÊN - XUỐNG XUỐNG
Bồi dưỡng kỹ năng:
Rèn luyện cho đầu gối của trẻ co duỗi tự nhiên, luyện khả năng điều khiển giữ cân bằng khi đứng lên cao, đồng thời bồi dưỡng khả năng tìm tòi và khả năng xử lý vấn đề.
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
70
Ghế nhỏ, đồ chơi yêu thích.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Đặt chiếc ghế nhỏ cao khoảng 10 cm phía trước trẻ, đặt những đồ chơi mà trẻ yêu thích ở phía bên kia của chiếc ghế.
2. Mẹ dắt tay trẻ, để trẻ nhấc cao chân bước lên, giúp trẻ đứng trên ghế, sau đó để trẻ bước xuống.
3. Sự hấp dẫn của các đồ chơi ở phía trước khiến trẻ muốn đi qua ghế để lấy chúng.
4. Mẹ nắm hai tay trẻ, để một chân của trẻ bước xuống trước, rồi mới đến chân còn lại.
5. Cũng có thể đặt một số ghế thành hàng với khoảng cách nhất định, để trẻ tập bước lên xuống.
Lời khuyên
Khi luyện tập bước cầu thang, phải hết sức chú ý để tránh làm tổn thương trẻ. Thông thường, trẻ học đi lên cầu thang trước, rồi mới học cách bước xuống. Sau khi trẻ bước lên bậc cao nhất, lại dạy trẻ các bước xuống. Do trẻ vẫn chưa biết cách quay người lại, nên bạn phải dạy trẻ biết cách đưa chân ra, và dạy trẻ biết cách nghỉ ngơi mỗi khi bước xuống được một bậc thang.
Phát triển trí tuệ
Dắt tay trẻ cho trẻ bước lên bậc thang, nếu có lan can tay vịn thì để trẻ tự bám tay đi lên. Khi mới học, trước tiên trẻ bước lên một bậc, hai chân đứng dừng lại ở bậc đó rồi mới bước tiếp bậc thứ hai. Những gia đình ở nhà có nhiều tầng thì ngày nào trẻ cũng có cơ hội luyện tập. Người mẹ không nên quên việc đếm số bậc khi trẻ bước lên, một bậc, hai bậc, ba bậc, v.v…, cho đến bậc cuối cùng, rồi lại đếm từ đầu.
LẤY LÊN VÀ BỎ XUỐNG
Bồi dưỡng kỹ năng:
Qua việc luyện tập miết các vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ, tập cho trẻ khả năng phối hợp giữa tay và mắt cùng sự vận động giữa các cơ.
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Bát ăn cơm nhỏ, cốc, một chút nho khô.
71
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Cho một ít nho khô vào bát, chuẩn bị một chiếc cốc để không.
2. Trước tiên, mẹ nhặt một hạt nho khô cho vào miệng nhai, nói “ngọt quá”, trẻ sẽ với tay cầm lên.
3. Mới đầu trẻ có thể không cầm được viên nho khô nào, lúc đó mẹ phải làm mẫu lại cho trẻ một lần nữa, khuyến khích trẻ dùng ngón tay cái và ngón trỏ để cầm, trẻ sẽ học theo mẹ, dùng ngón cái và ngón trỏ cầm nho khô lên và lại đặt vào trong cốc.
4. Khi mới bắt đầu, có thể trẻ sẽ nắm cả vốc luôn, khi đó, mẹ phải làm mẫu lại thật tỉ mỉ, khi trẻ có thể tự cầm nắm được rồi, mẹ hãy khuyến khích cổ vũ trẻ.
Lời khuyên
1. Theo sát trẻ, cẩn thận đề phòng trẻ cho nho khô vào miệng.
2. Để trẻ học các lấy nho khô là vì nho khô mềm lại nhỏ, không dễ gì lăn đi, trẻ cầm lên không quá khó khăn.
Phát triển trí tuệ
Thông thường, khi được 3 tháng tuổi, trẻ có thể tập cách cầm nắm. Đến lúc 5 tháng tuổi mới học được, và phải đến tháng thứ 8 trở đi mới có thể luyện tập cầm nắm một cách nhẹ nhàng thoải mái, và đến tháng thứ 10 mới có thể học thành thạo.
Điều đó cho thấy, tuy trẻ có thể biết cầm nắm sớm, hoặc biết co nắm năm ngón tay, nhưng trẻ vẫn chưa thể nhẹ nhàng cầm nắm chính xác mục tiêu, mắt và tay vẫn chưa thể phối hợp nhịp nhàng, do đó việc luyện tập cầm nắm, bốc nho khô lúc này có thể rèn luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt cho trẻ.
TRÒ CHƠI VỚI HỘP GIẤY
Bồi dưỡng kỹ năng:
Qua việc bám vào các vật để đứng lên, bước đi, dạy trẻ nhận biết các hình ảnh khác nhau, đồng thời nhận biết và ghi nhớ thứ tự sắp xếp của các hình.
Độ tuổi thích hợp:
9 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Hộp giấy lớn, keo, hình ảnh (các con vật, cây cối, hoa quả, xe ô tô, mỗi thứ một hình).
72
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ chuẩn bị cho trẻ một chiếc hộp giấy lớn 45-50 cm, dán các hình ảnh về cây cối, con vật, hoa quả, xe ô tô vào bốn phía xung quanh thành hộp.
2. Mẹ hướng dẫn trẻ bò đến gần hộp giấy, để trẻ dùng tay bám vịn vào hộp giấy đứng lên, bước đi. Mẹ có thể chỉ vào một hình ảnh nào đó, rồi nói với trẻ: “Đây là ô tô, nó bấm còi bim bim”, để cho trẻ nhận ra chiếc xe ô tô trong hình.
3. Khi trẻ đã nhận biết được hình có ô tô, mẹ lại dắt trẻ đi vòng quanh hộp giấy, đi đến phía không có hình ô tô, mẹ bèn hỏi: “Xe ô tô đâu rồi?”, để xem trẻ có thể lần theo hộp giấy tìm được hình có ô tô hay không.
4. Đợi khi trẻ nhận biết được các hình vẽ, mẹ hỏi đến bức hình nào, trẻ đều bước nhanh về hình đó và chỉ ra hình mà mẹ hỏi.
Lời khuyên
Tốt nhất các nội dung trong hình phải khác nhau và không cùng chủng loại, vì nếu nội dung có sự khác biệt lớn thì mới khiến trẻ dễ phân biệt, như các bức hình có nội dung khác nhau, có mèo, có ô tô, có hoa, có quả táo hoặc có một cô gái.
Phát triển trí tuệ
Đây là trò chơi kết hợp vận động và nhận biết sự vật. Sau khi chơi vài lần trò chơi này, trẻ có thể nhớ được thứ tự sắp xếp của các hình ảnh, như biết được phía sau hình chú mèo con là hình chiếc ô tô, trẻ sẽ tìm hình chú mèo trước rồi lật lại là tìm được hình có ô tô.
73
TỪ 10 - 12 THÁNG
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở GIAI ĐOẠN NÀY Khả năng vận động: Kỹ năng vận động tỉ mỉ ở trẻ được tăng cường, việc đứng, ngồi xổm và đi có tác dụng tốt cho việc rèn luyện các cơ và các chi. Đặc điểm phát triển trí tuệ: Vận động các cơ quan cảm nhận tri giác là phướng thức chủ yếu nâng cao trí tuệ cho trẻ ở giai đoạn này. Giai đoạn này phải để trẻ nhìn nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều với các sự vật, thông qua sự tìm tòi vận động chủ động của mình để nhận biết sự kì diệu của thế giới và bản thân mình. Tính hiếu kì của trẻ cũng cần được bảo vệ, đây là động lực cho trẻ phát triển nhận thức.
Đặc điểm ngôn ngữ: Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ nhất định, có thể bắt chước nhiều câu mẹ nói; có thể nghe hiểu được nhiều từ, có phản ứng rõ ràng đối với những yêu cầu đơn giản.
Đặc điểm tình cảm: Trẻ có nhận thức về bản thân khá rõ ràng, biết được cái gì là tốt, cái gì là xấu, biết phải phản ứng thế nào đối với một số cử chỉ của bố mẹ.
Thói quen sinh hoạt và khả năng tự xử lý: Trẻ rất nhớ người thân, trẻ cần có sự yêu thương che chở của người thân. Trẻ cũng biết đưa ra đòi hỏi để bố mẹ phải làm theo ý mình.
Các loại hình trò chơi thích hợp cho trẻ trong giai đoạn này: 1. Trò chơi vận động như đẩy xe, v.v…
2. Trò chơi nhận biết, như hình ảnh các con vật, đồ chơi, v.v…
3. Trò chơi về cảm quan, giác quan như các quả bóng có màu sắc, kích cỡ, chất liệu khác nhau, v.v…
4. Trò chơi về ngôn ngữ như các bài hát thiếu nhi, kể chuyện, xem tranh, v.v…
ÚP CỐC
Bồi dưỡng kỹ năng:
Luyện tập khả năng cho tay cầm đồ vật và sự phối hợp giữa tay và mắt, thúc đẩy sự phát triển của đại não, đồng thời giúp trẻ bước đầu nhận biết to và nhỏ.
Độ tuổi thích hợp:
74
10 tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị trò chơi:
4 chiếc cốc có kích thước to nhỏ khác nhau.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ xếp các cốc thành một hàng ngang trước mặt trẻ, theo thứ tự, lấy chiếc cốc đầu tiên úp lên chiếc cốc thứ hai, cứ như vậy úp bốn chiếc cốc vào nhau, làm mẫu cho trẻ xem.
2. Sau đó, lại để cốc trở lại như cũ đúng theo thứ tự. Để trẻ cầm chiếc cốc đầu tiên úp lên một chiếc cốc khác, tập như vậy trẻ sẽ biết úp các cốc nước vào nhau.
3. Lại lấy thêm một số chiếc cốc khác, để trẻ tập úp cốc theo đúng trình tự các bước như vừa làm, cho trẻ tự tìm tòi một lúc, bạn sẽ thấy trẻ biết úp cốc đúng theo thứ tự lớn nhỏ và đúng theo kiểu dáng của cốc.
4. Trong khi chơi, người mẹ có thể dạy trẻ vừa úp cốc vừa đếm, tăng cường sự nhận biết con số.
Lời khuyên
1. Chọn cốc không cao lắm, tiện cho trẻ úp cốc.
2. Chọn các cốc có màu sắc đa dạng, để kích thích thị giác của trẻ. Phát triển trí tuệ
Nếu trẻ đã thành thạo trò chơi úp cốc, bố mẹ còn có thể đổi thành như sau: Để trẻ úp các cốc có hoa văn như nhau lại, như vậy trẻ sẽ chơi thích hơn. TÔI TRỐN RỒI, TÌM TÔI ĐI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này thuộc loại trò chơi kỹ năng tâm lý, khuyến khích trẻ mạnh dạn đi tìm, luyện tập khả năng đi, đồng thời bồi dưỡng tính hiếu kì và ham hiểu biết ở trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
10 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Một chiếc khăn lớn, đồ chơi hoặc thức ăn được đóng gói riêng. Phương pháp và các bước thực hiện:
75
1. Bế trẻ đến chiếc thảm trải gần ghế sofa, đặt một thứ đồ chơi bên cạnh, để trẻ tự mình chơi.
2. Người mẹ nhẹ nhàng rời đi, trốn ở sau chiếc ghế.
3. Mẹ khẽ gọi tên trẻ, thu hút sự chú ý khiến trẻ đứng lên đi tìm mẹ. 4. Người mẹ không ngừng thay đổi chỗ trốn, để trẻ tự mình bám ghế đứng lên, men theo ghế đi tìm.
Lời khuyên
1. Phải chọn các vật mà trẻ thường gặp trong cuộc sống, số lượng không quá nhiều.
2. Trước khi chơi, mẹ phải chú ý loại bỏ hết các vật cản, tránh để trẻ bị ngã hoặc bị đau.
3. Trong khi chơi, không nên để trẻ tìm mãi không thấy, mẹ phải trốn sao cho trẻ có thể dễ dàng “phát hiện”, sau đó lại trốn lại.
Phát triển trí tuệ Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi là đã phát triển trí tuệ cho trẻ. Điều quan trọng nhất cho trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này là được hướng dẫn. Bố mẹ phải dùng phương pháp hướng dẫn chứ không phải cứ làm mẫu xong là thôi. Vì phương pháp hướng dẫn có thể phát huy được tính chủ động của trẻ, khiến trẻ thực sự nâng cao được trí tuệ, còn nếu làm mẫu xong là thôi thì chỉ là đưa ra một vài vật liệu mà thôi.
ĐẬP NƯỚC KÊU ỌP ỌP
Bồi dưỡng kỹ năng:
Thông qua việc bắt chước, tự mình học được cách tạo ra âm thanh, tăng cường ấn tượng của trẻ đối với âm thanh đặc biệt, từ đó nâng cao khả năng ghi nhớ âm thanh của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
10 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Chậu tắm.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Mẹ đập đập nước trong chậu tắm một lúc, khiến trẻ nghe thấy âm “ọp ọp”.
2. Sau đó, nhẹ nhàng cầm tay trẻ, lại đập nước trong chậu tắm, khuyến khích trẻ tự mình đập tay vào nước.
76
3. Tăng dần nhịp độ đập nước.
Lời khuyên
Cùng với việc đập nước mà phát ra âm thanh, phải nhớ không để trẻ bị lạnh. Ngoài ra, khi ăn cơm, cũng có thể để trẻ nghe được “tiếng leng keng khi gõ đũa vào bát”, khi giặt quần áo, để trẻ nghe được tiếng “sột soạt”.
Phát triển trí tuệ
Trẻ giai đoạn này đã có thể thực hiện được các chỉ lệnh đơn giản do mẹ đưa ra, biết dùng mặt để biểu lộ tình cảm, biết sử dụng những ngôn từ và động tác đơn giản để trò chuyện với mẹ. Trẻ lúc này có thể biết đưa đồ chơi cho người khác, thích cùng mẹ chuyện trò và bắt chước các cử chỉ của mẹ. Trẻ sẽ có cảm giác vui sướng khi thành công, khi gặp trở ngại (đặc biệt là khi mẹ nói “không được”), khi gặp phải khó khăn, trẻ thể hiện sự đau buồn và bực bội bằng cách tức giận, khóc, v.v…
HỌC NGÔN NGỮ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Bồi dưỡng khả năng học tập từ vựng và ngôn ngữ của trẻ, đồng thời luyện tập khả năng nghe và phát âm của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
10 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Đài và băng đĩa, ghế của trẻ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Tham gia nhiều hoạt động cùng trẻ. Khi cho trẻ ăn, nên nói: “Con ơi, mẹ đây, con đói rồi phải không, hãy ăn nhé!”
2. Khi trò chuyện cùng trẻ phải chú ý đến phản ứng của trẻ, cần để trẻ có thời gian trả lời lại bạn.
3. Khi trò chuyện với trẻ, phải chú ý đến khẩu hình của mình, cố gắng thu hút trẻ, lặp lại lời nói của mình.
4. Hướng dẫn trẻ nói chuyện, nếu trẻ muốn uống nước, mẹ đưa bình nước cho trẻ, khi đó trẻ nhìn thấy bình nước sẽ nghĩ ngay đến nước, hướng dẫn trẻ tập nói từ “nước”. Đợi khi trẻ đã nói được từ “nước”, mẹ phải cổ vũ khích lệ trẻ.
Mẹ phải nói rõ lời, nói chậm và lặp lại liên tục. Luyện tập nhiều lần phương pháp và các bước trên, đồng thời hướng dẫn trẻ vài lần, trẻ sẽ dần dần biết
77
cách nói chuyện.
Lời khuyên
Khi hướng dẫn cho trẻ tập nói, bố mẹ phải chú ý những điểm sau:
1. Không nên yêu cầu trẻ phải ngay lập tức trả lời, cũng không cần yêu cầu phải trả lời.
2. Không nên thường xuyên dùng ngôn ngữ của trẻ nhỏ để nói chuyện với trẻ. 3. Không nên lặp lại những phát âm sai của trẻ.
4. Không nên đặt trẻ vào môi trường ngôn ngữ phức tạp, để trẻ nói năng tự nhiên.
Phát triển trí tuệ
Dạy trẻ những bài hát đồng dao với những câu ngắn có thể giúp trẻ mau biết nói. Sau đây là một số bài hát với câu ngắn để tham khảo:
“Bài ngủ dậy”: Bé con ơi, dậy đi thôi, trời sáng rồi, mở mắt ra, cười ha ha, đưa tay lên, có người bế.
“Bài mặc áo”: Cánh tay xinh, xỏ vào đây, mặc áo ngay, cài khuy nhé, bàn chân bé, luồn vào quần, đi thêm tất, xỏ giầy xinh.
“Vỗ tay vui”: Vui vỗ tay, gật đầu nhé, để lễ phép, bắt bắt tay, vỗ tay vui, gật gật đầu, cười vui vẻ, là bạn tốt.
“Ném bóng”: Quả bóng nhỏ, giơ lên cao, ném đi nào, bóng sẽ nảy, nảy sang đông, nảy sang tây, nảy vào chú mèo ngủ trong giày.
“Đôi giày lớn”: Đôi giày lớn, như chiếc thuyền, để ba đi, em cũng xỏ, mốt hai mốt, ta đi lên.
MẸ NÓI, EM CŨNG NÓI
Học cách lắng nghe. Việc kể chuyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc nâng cao khả năng thính giác cho trẻ, hình thành thói quen lắng nghe cũng như khả năng nhận biết thanh điệu. Luyện tập mở sách còn có thể kích thích sự phát triển khả năng vận động chính xác các ngón tay của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
10 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Một quyển tranh vẽ, môi trường trong nhà hoặc ngoài trời thích hợp. Phương pháp và các bước thực hiện:
78
1. Mẹ lấy sách tranh vẽ ra nói với trẻ: “Con nhìn xem, mẹ có quyển sách rất hay này, trong sách có cả bạn thỏ này, có cỏ, có cây lớn, con mau xem đi”. 2. Trước hết, đưa sách cho trẻ để trẻ tự xem, quan sát thái độ của trẻ với quyển sách, nếu trẻ đẩy sách ra hoặc chỉ lật vài trang rồi ném đi, thì người mẹ có thể cầm sách đến, lật từng trang cho trẻ xem.
3. Cho trẻ xem trang bìa của cuốn sách, nói tên cuốn sách cho trẻ biết. 4. Người mẹ ôm lấy trẻ, vừa đọc sách vừa kể lại cho trẻ nghe nội dung của nó.
Lời khuyên
Khi lựa chọn sách tranh vẽ, phải chú ý chọn loại giấy không phản quang, cũng không nên chọn loại có bìa quá dày.
Góc bìa của sách nên là góc tròn, sách thường không quá 16 trang. Hình trong sách phải đủ lớn, tốt nhất là không có chữ hoặc ít chữ. Phát triển trí tuệ
Bồi dưỡng khả năng đọc hiểu cho trẻ, cần bắt đầu từ việc đọc cho trẻ nghe.
Cha mẹ cần đọc cho trẻ nghe, đây là phương thức hiệu quả để trò chuyện với trẻ. Các thông tin ngôn ngữ được cung cấp khi đọc là những ngôn ngữ viết đã được chọn lọc, quy phạm. Khi đọc, bạn hãy đọc truyền cảm, có ngắt nghỉ thì mới có thể khiến trẻ chú ý đến sự ngừng nghỉ có lô gic, phát triển ngữ điệu. Điều này có ích cho trẻ lý giải câu chuyện. Ngoài ra còn phải chú ý đến các điểm sau đây:
1. Bắt đầu đọc. Nên đọc sách cho trẻ nghe từ sớm, có thể đọc ngay từ khi trẻ mới được sinh ra.
2. Quy luật đọc. Tốt nhất là đọc trước khi đi ngủ để tạo thành thói quen. 3. Lựa chọn tác phẩm. Chọn những cuốn sách hay, sách hay không chỉ là những bài hát hay câu chuyện, cũng có thể đọc cả những tác phẩm hay, những truyện nổi tiếng.
4. Phương pháp đọc. Phải đọc truyền cảm, rõ ràng, có ngừng nghỉ. CẦU TRƯỢT
Bồi dưỡng kỹ năng:
Luyện khả năng trèo và bước cho trẻ, điều khiển khả năng phối hợp và lấy cân bằng cho cơ thể.
Độ tuổi thích hợp:
79