Tâm Lý Tội Phạm

Tâm Lý Tội Phạm

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Tin Vào Chính Mình (Louise L. HayHầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự đều không xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, anh là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở, giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Lôi Mễ vào làng văn trinh thám hình sự hơi muộn so với nguyện vọng của mình. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã tập tành viết sách nhưng phải đến năm 2006, anh mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên Độc giả thứ 7 và ngay sau đó là liên tiếp 3 tác phẩm: Đề thi đẫm máu, Cuồng vọng phi nhân tính và Sông ngầm. Dù số lượng chưa nhiều, chỉ với những tác phẩm trên, Lôi Mễ đã được xếp hạng trong số những nhà văn trinh thám hình sự nổi tiếng của Trung Quốc. Nếu như phần lớn tác giả trinh thám trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều là dân ngoại đạo, không phải là người trong ngành an ninh thì Lôi Mễ là một trong những trường hợp hiếm hoi ngược lại. Anh chẳng những có thâm niên trong công tác điều tra hình sự mà còn tham gia giảng dạy chuyên ngành này trong một trường cảnh sát. Chính vì thế, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Lôi Mễ đã chứng tỏ khả năng vượt trội so với những tác giả viết truyện trinh thám hình sự khác. Đọc Lôi Mễ, người ta không tìm thấy sự rùng rợn, ly kỳ mang bóng dáng của ma quỷ nhưng lại bắt gặp hình ảnh của những tội phạm còn ghê tởm rùng rợn hơn. Với sức hấp dẫn của hơn 1 vạn bản được bán chóng vánh sau khi phát hành tại Việt Nam của cuốn “Đề thi đẫm máu”, nhà văn viết truyện trinh thám hình sự nổi tiếng Lôi Mễ tiếp tục trình làng phần hai trong seri tâm lý tội phạm “Cuồng Vọng Phi Nhân Tính”. Lôi Mễ là giảng viên một trường Đại học Cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của anh rất chuyên nghiệp, cẩn mật, rất đáng để tìm đọc. Seri Tâm lý tội phạm khiến anh nổi danh như cồn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các fan đều gọi anh là “thầy”. Các tác phẩm trong Series Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: – Độc Giả Thứ 7 – Đề thi đẫm máu – Cuồng vọng phi nhân tính – Sông ngầm – Ánh sáng thành phố Lưu Hà xin phép được đăng bài Tạp đàm của Lôi Mễ, bài này được đăng sau khi tác giả viết xong cuốn “Giáo hóa trường” bài viết nói lên suy tư sâu sắc của tác giả về hệ tư tưởng cũng như đường hướng cho tác phẩm của mình, những nội dung này có ảnh hưởng rất lớn tới các tác phẩm về sau này của Lôi Mễ. Sau khi viết xong cuốn “Chân dung” (Đề thi đẫm máu, tôi bị lâm vào một cuộc khủng hoảng sáng tác không lớn cũng không nhỏ. Vấn đề đau đầu nhất với tôi là: Tiếp theo tôi sẽ viết cái gì đây. Cố sự của Phương Mộc vẫn chưa đến hồi kết, cậu ta vẫn phải tiếp tục đi. Nhưng cậu ta đã không còn là nhân vật mà tôi vô tình sáng tạo ra nữa. Trên một phương diện nào đó Phương Mộc đã hoàn toàn muốn bứt ra khỏi tôi. Hay nói cách khác tôi đã không thể tự do an bài vận mệnh của cậu ta nữa. Cậu ta giống như đang đứng dậy từ trong trang sách, bước qua cánh cửa hòa vào dòng ngựa xe tấp nập bên ngoài thành phố. Thỉnh thoảng cậu ta sẽ vô tình ghé lại, chỉ bảo tôi: Lôi Mễ ông phải thế nào, viết ra sao. Vì thế, tôi chợt nghĩ tới một câu của Lưu Ngọc Phổ tiên sinh “Khi tác giả đạt đến một trình độ nhất định, thì tác giả không cần phải dẫn dắt tình tiết mà tình tiết sẽ tự dẫn dắt trước tác đi”. Đứng trên góc độ này mà xem xét, tôi hẳn là phải cảm thấy thỏa mãn vì tôi đã đạt đến “Trình độ nhất định” kia của một tác giả. Nhưng có điều Phương Mộc, cậu ta sẽ đi như thế nào đây?. Vì thế cần phải quay trở lại căn nguyên của vấn đề: Anh, rốt cuộc muốn biểu đạt cái gì? Một ngàn người Trung Quốc thì có một ngàn William Shakespeare (nhà văn nổi tiếng người Anh. Cũng vì thế tác phẩm của tôi ở trong mắt những người khác nhau, về loại hình cũng trở thành hoàn toàn khác nhau: Tiểu thuyết huyền nghi, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kinh dị hay là loại khác. Nói thật, đối mặt với vấn đề này ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy có chút mơ hồ. Thậm chí có thể nói, ngay từ đầu tôi đã hoàn toàn không đặt ra vấn đề này. Chỉ có điều đối với một người viết nghiệp dư như tôi mà nói, cái gọi là kỹ xảo, kết cấu, bày ra rồi đan chéo các manh mối, tất cả tôi cũng chưa từng nghĩ qua. Ý nghĩ của tôi rất đơn giản: Viết cho xong, cố gắng hết sức viết cho thật hay. Nếu có thể cho phép tôi tự lựa chọn thể loại tiểu thuyết cho tác phẩm của mình, tôi xin phép gọi nó là: “Tiểu thuyết phạm tội” “Phạm tội”, vô cùng hấp dẫn lại vô cùng tà ác Xác định có tội hay không có tội và tội danh cụ thể là công việc hàng ngày của tôi, cho nên từ cổ chí kim, hiện tượng xã hội này đối với tôi mà nói cũng không xa lạ gì. Chỉ có điều tôi muốn dùng văn chương bắt nó phải hiển hiện ra bên ngoài, không đơn giản chỉ vì muốn đem nó ra triển lãm, mà thực lòng cũng muốn qua nó để biểu đạt một cái gì đó. Nhưng “là cái gì”, rốt cuộc là cái gì, tôi cũng không biết. Loại cảm giác này nếu nói theo nghĩa rộng thì là sứ mệnh của tác giả với xã hôi, nói theo nghĩa hẹp thì là cái hồn của tác phẩm. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn thực sự chưa bắt được loại cảm giác này, mà chính bản thân tôi lại đang bị nó bắt. Tỉnh tỉnh, mê mê tiến lên phía trước, đắp nặn bao nhiêu nhân vật, giảng giải bao nhiêu chuyện xưa, sau đó chỉ vào bọn họ nói “Này, được rồi, đây là tiểu thuyết phạm tội” Vì thế tôi cũng thấp thỏm lo âu đôi chút, tôi bắt đầu hoài nghi những điều tôi viết, tôi thử theo chân bọn họ thăm dò: “Các người đến đây, rốt cuộc là vì cái gì?” Sau khi “Chân dung” ra mắt, nhiều độc giả đã rất nhiệt tình và tâm huyết đưa ra các bình luận tại trang mà Ban biên tập đã ưu ái lập cho tôi. Xin chân thành cảm tạ các bạn đã không quản ngại công việc bận rộn, bớt chút thời gian phát biểu cảm tưởng với bộ tiểu thuyết thô thiển này. Những cảm tưởng đó đã mang lại cho tôi niềm vui thật lớn, đọc chúng, tôi vô cùng vui sướng, tự đắc, niềm vui đó cứ bám theo tôi mãi. Có một đoạn như thế này đã thực sự khiến tôi rung động: Lôi Mễ muốn kiến giải về cuộc sống đô thị, đem cốt truyện huyền nghi xa xưa xâm nhập vào đô thị. Dùng cái tốt và xấu, thiện và ác, thật và giả để giải thích về xã hội hiện đại. Có điều vấn đề lớn nhất là: Người chiến đấu cùng quái thú cũng cần đề phòng một ngày chính mình lại biến thành quái thú. Nếu suốt một thời gian dài bạn luôn luôn nhìn xuống vực sâu, và như vậy vực sâu cũng nhìn lên bạn. Thần thám cũng không thể đi sắm vai thượng đế, và rồi hắn cũng sẽ bị đô thị này, quái thú được thả ra từ chiếc hộp Pandora * (Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà các vị thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora – người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các vị thần dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò cua mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “ hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.hấp dẫn. Cho nên Phương Mộc và Tôn Phổ đôi khi giống nhau như huynh đệ, lại cũng có khi lại giống như một người bắc cực, một người nam cực. Vì người biên tập đã cắt đi một số trang của Cố sự này nên đã vô cùng ảnh hưởng (nguyên gốc là: đặc biệt tổn hạitới khả năng nắm bắt tâm lý Tôn Phổ của độc giả. Điều này đối với các độc giả có tâm chắc có thể bù đắp bằng sách báo. Thế nhưng đối với Phương Mộc từ bản gốc “Độc giả thứ bảy” tới huyền nghi cố sự “Chân dung” đã hoàn toàn trở thành con người mới, từng trải và kinh nghiệm hơn. Đó chính là con người mà chúng tôi cần, Holmes của chúng tôi, người có thể cởi những nút thắt của xã hội, mở những nút thắt trong lòng chúng ta. Sau đó dùng trí tuệ cao minh của mình cho chúng ta nhìn rõ con quái thú mang tên “Đô thị”. Nhìn rõ rồi mới có bình an, mới có dũng khí và trí tuệ, mở cửa chống trộm ra, đi qua vô số camera theo dõi ở các tiểu khu, đi thẳng tới những khu huyên náo, ồn ã tại ngã tư đường. Tôi đọc đoạn văy này trong máy tính cá nhân hết lần này đến lần khác, không khoa trương một chút nào- lúc đó tôi đã “Lệ nóng lưng tròng”. Tôi nghĩ đến một số việc kỳ quái ở văn phòng, rất nhiều buổi chiều, tôi thường núp đằng sau cửa sổ đọc sách. Bên này cửa kính là căn phòng kính màu trà trong suốt. Qua cánh cửa kính nhìn ra ngoài, thành phố buổi chiều bày ra một màu xám. Tôi thường ngóng nhìn lên ngọn pháp cao phía xa xa, cây cối và dòng người đi lại tấp nập, đoán thử xem thành phố có phải giống như tôi đã nhìn thấy hay không? Đúng vậy, thành phố, trong mắt tôi thành phố, màu xám. Rốt cục tôi cũng hiểu vì sao tôi thường ngồi trong xe taxi nhìn những gương mặt người lướt qua cửa kính. Xem trên mặt họ là sự bình tĩnh, vui sướng, kích động hay phẫn nộ. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi thường dừng chân trên đường quan sát bọn trẻ con đuổi nhau dưới tán cây, chú ý lắng nghe từng tiếng hét chói tai của bọn chúng. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể cảm thụ được tỷ mỷ cảm giác mưa xối vào tóc, cảm thụ gió luồn qua tay áo thổi khô làn da, cmar thụ băng tuyết chậm rãi hòa tan trong tay. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể bình tĩnh đối diện với những điều không bình thường của nhân loại, lật giở và phân loại từng tội ác. Có thể cò kè mặc cả với tiểu thương ở chợ, có thể ngồi buôn chuyện với vợ bình phẩm một người nào đó từ đầu đến chân, có thể dưa lê với bất kỳ ai về bóng đá hay thời tiết, có thể cho phép mình thoải mái chìm vào giấc ngủ về đêm. Bởi vì tao đã sớm quen thuộc mày, thậm chí muốn dung nhập mày thật sâu. Bây giờ tao thực lòng muốn nói với mày: “Thành phố của ta” Tôi nghĩ, chúng ta còn sống lâu trên cuộc đời này, đôi khi có lẽ chính là để chờ đợi một lần gặp nhau, một câu nói, một ánh mắt cũng giống như khi nàng gặp một thanh kẹo, nàng nói “tao thích mày”. Như khi tôi gặp được Lưu Ngọc Phổ tiên sinh, ông ta nghiêm túc nhìn tôi nói: Cậu, rất có thiên phú. Hay như khi tôi gặp Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta nói với tôi: Rémi, (Lôi Mễthành phố này sẽ là của cậu. Vì thế tôi phải cám ơn Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta đã nhìn rõ hết thảy để khiến tôi phải hạ quyết tâm thay đổi kế hoạch sáng tác của mình, quyết định viết bộ “Sông ngầm” là bộ thứ tư của Phương Mộc hệ liệt. Giúp cho tôi có thêm nhiệt huyết để hoàn thành bộ tiểu thuyết về thành thị “Giáo hóa trường”. Xét trên một góc độ nào đó mà nói thì không có Trịnh Bảo Khiết tiên sinh sẽ không có “Giáo hóa trường”. Có một buổi chiều câu đầu tiên tôi nghe được từ miệng của Trịnh Bảo Khiết tiên sinh là cậu ta cho tôi biết cậu ta đang sắp chết cóng trong bồn tắm đọc xong cuốn “Giáo hóa trường”. Nhắc đến đoạn này tôi lại Ha ha.. Chẳng nói được gì nữa.

Nguồn: https://thuviensach.vn