Susan Boyle – Thiên Thần Xấu Xí – John Mcshane full prc pdf epub azw3 [Phóng Sự]

Susan Boyle – Thiên Thần Xấu Xí – John Mcshane full prc pdf epub azw3 [Phóng Sự]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Với tuổi 48, thân hình béo ú, đầu tóc bù xù, bận một chiếc váy rơm quê mùa bước lên sân khấu chương trình Britain’s Got Talent, Susan Boyle đã nhận những cái nhìn diễu cợt, coi thường từ phía khán giả và cả chính những vị giám khảo nổi tiếng đang cầm chịch chương trình. Thế nhưng, khi ca khúc Tôi mơ một giấc mơ (I dreamed a dream) cất lên cùng với một giọng hát trời phú lảnh lót, cả khán phòng đã vỡ òa xúc cảm: Susan Boyle vô danh vụt sáng trở thành thần tượng âm nhạc chỉ sau một đêm, được hàng trăm triệu người biết tới. Cô trở thành ca sĩ chuyên nghiệp với hai album I dreamed a dream (album bán chạy nhất thế giới năm 2009, lập được kỷ lục Guiness cho album đầu tay bán chạy nhất với một nữ ca sĩ) và The gift. Năm 2011, cô còn được đề cử giải Grammy…

 

Cuốn sách Susan Boyle thiên thần xấu xí tập trung vào giai đoạn từ khi Susan quyết định rời khỏi ngôi làng nhỏ của mình cho tới khi đạt được thành công cả về danh tiếng và tài chính, được cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ. Tác giả John McShane đã tổng kết lại từ hàng nghìn bài báo, website, xem cả trăm chương trình truyền hình để dựng nên một chân dung chuẩn xác nhất về Susan Boyle. Gần như chẳng còn một thông tin nào về người phụ nữ này bị bỏ sót trong cuốn sách, từ những câu chuyện thời niên thiếu, cuộc sống gia đình và cả khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp… Ngoài ra, tác giả còn mô tả lại cách giới truyền thông đã phản ứng như thế nào trước hiện tượng Susan Boyle – khi họ chợt giật mình nhận ra, một tài năng tuyệt vời không buộc phải đi cùng một ngoại hình đẹp. Chính vì vậy, Susan Boyle thiên thần xấu xí là một cuốn sách cổ vũ cho những giấc mơ, dẫu biết rằng cô chỉ là một tài năng hiếm hoi trong hàng triệu người.

***

Người phụ nữ trung tuổi bước khoảng chục bước lên sân khấu. Những bước chân vừa dè dặt, lo lắng lại vừa dứt khoát, quyết tâm. Nửa chừng, khi tiến vào giữa ánh đèn, bà đặt bàn tay trái lên hông trong chốc lát, một cử chỉ vừa mang vẻ duyên dáng cực kỳ nữ tính vừa có phần không phù hợp và vụng về.

Bà mặc bộ váy viền ren với cái màu mà nếu châm chước lắm thì cũng chỉ gọi được là “vàng xỉn”, dáng vẻ và phần nào hình dạng của nó dễ gợi liên tưởng đến một chiếc khăn trải bàn dùng cho bữa trà chiều vào cái thời xa xăm khi phòng khách thường chỉ được dành cho những dịp “trọng đại”. Bà thắt quanh eo một chiếc nơ con bướm to tướng giống hệt kiểu nơ người ta vẫn thường đính trên các hộp sô cô la hạ giá tại cửa hàng giảm giá trong khu phố nghèo.

Với vóc dáng thấp, đậm, quá cân, người phụ nữ ấy đã tạo nên một hình ảnh mà ít lâu sau bị so sánh với “miếng thịt lợn trên chiếc khăn lót cốc”. Bà có khuôn mặt vuông, mái tóc màu nâu đục bù xù như chưa chải, lốm đốm xám bạc như bị rắc quá nhiều muối tiêu.

Bà đi tất màu tối, giày màu sáng. Trên cánh tay phải, bà đeo một chiếc đồng hồ rẻ tiền, mặt đồng hồ thô kệch xoay xuống dưới cổ tay, còn bàn tay phải bà nắm chặt chiếc micro cỡ đại trong cung cách gần như sẵn sàng trực chiến, như thể chiếc micro ấy là một thứ vũ khí mà bà sẽ không ngần ngại sử dụng để tự vệ.

Cuốn Từ điển Oxford rút gọn định nghĩa “frump” là một danh từ chỉ “người phụ nữ ăn mặc luộm thuộm, lỗi mốt”. Khi bà dừng bước ở trung tâm sân khấu, cái hình dáng tầm thường ấy dường như trở thành định nghĩa sống của chính từ đó: một con người không chỉ toát lên vẻ già trước tuổi mà còn tạo ấn tượng là đã già sẵn ngay từ khi sinh ra. Chỉ cần nhìn bà người ta cũng có thể thấy được hình ảnh một người lao động chân tay sầu muộn đầy tham vọng đang trên đà lão hóa, với những ý tưởng và hoài bão quá xa vời so với môi trường của mình đến độ nếu không đậm chất ảo tưởng tới mức đáng buồn thì hẳn chúng đã khiến người ta thấy thật khôi hài. Rõ ràng bà là một người thường xuyên thất bại trong cuộc sống, và chỉ có sự pha trộn của lòng thương hại và ái ngại mới ngăn được 3.000 khán giả cuồng nhiệt tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Scotland khỏi phá lên cười rầm rĩ. Một bầu không khí thiếu thoải mái bao trùm – cảm giác hân hoan khi ý thức được một thảm họa sắp xảy ra trộn lẫn với sự phấn khích tọc mạch khi dự cảm được nỗi xấu hổ của một con người khác. Không ít người trong hội trường bồn chồn chuyển mình trên ghế, liếc mắt về phía bạn bè với vẻ hiểu biết; phương án giải quyết của họ chỉ là hoặc cười thật to, hoặc im lặng, hoặc quan sát không chớp mắt, hoặc chỉ hé mắt qua kẽ ngón tay hầu giảm thiểu tác động. Nó cũng không khác gì khi ta đứng trên lối đi dạo ven bờ trong một ngày bão giông, nhìn ra biển khơi nơi sóng nước sắp nuốt chửng những tay bơi tuyệt vọng. Quá khủng khiếp khó lòng chứng kiến, nhưng quá thu hút chẳng dễ quay mặt đi.

Có thể bạn thích sách  Truy Tìm Con Trăn Chúa - Bùi Chí Vinh full mobi pdf epub azw3 [Phiêu Lưu]

Người phụ nữ đeo quanh cổ một sợi dây chuyền mảnh, ngay trên miếng bìa đề rõ các con số 43212. Bên cạnh chúng, trên tấm thẻ tên là dòng chữ “Britain’s Got Talent”.

Ở giữa người phụ nữ và đám khán giả đang háo hức là một chiếc bàn rộng không khác gì bàn của nhân vật phản diện trong phim James Bond, phía sau bàn là ba vị giám khảo: hai đàn ông, một phụ nữ, một bộ tam đầu chế của Caesar[1] thời hiện đại, những người sẽ bật đèn tín hiệu quyết định các đấu sĩ trước mặt họ sẽ được sống hay phải chết.

Người đàn ông có mái tóc ngắn sẫm màu ngồi ở phía cuối đoàn giám khảo gãi gãi chóp mũi, lơ đãng nghịch nghịch cây bút và hướng ánh mắt vào tờ thông tin đặt trước mặt. Ông hỏi với vẻ thông thạo công việc, “Vậy, tên bà là gì?” Câu hỏi được thốt ra không phải bằng giọng buồn chán mà với vẻ chỉ muốn chuyện này kết thúc – và kết thúc cho nhanh. Xét cho cùng, kéo dài cơn hấp hối cũng chẳng có nghĩa lý gì.

“Tôi tên là Susan Boyle,” câu trả lời cất lên, chất giọng Scotland không lẫn vào đâu được, cao và rõ ràng. Kẻ thẩm vấn ăn mặc xuề xòa, đang hờ hững tựa vào lưng ghế ấy là Simon Cowell. Đó cũng chính là người đàn ông quyền lực nhất giới showbiz Anh, một tỉ phú với đế chế không ngừng mở rộng. Ông là hình ảnh của kẻ không có thói quen đối xử tử tế với kẻ ngốc, có thể thô lỗ đến cay độc với những màn trình diễn ông không đánh giá cao. Không lời sáo rỗng, không uyển ngữ – không khoan nhượng.

Ngồi ngay cạnh ông là nữ diễn viên Amanda Holden. Vốn là một nhân vật nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ nước Anh, vai trò đồng giám khảo của chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng – cộng thêm phản ứng thường tràn đầy cảm xúc của cô trước các màn trình diễn cũng như chuyện đời của các thí sinh mà cô được nghe – đã nâng cô lên một tầm cao danh tiếng khác.

Và mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện bộ ba ấy là Piers Morgan, cựu biên tập viên Fleet Street[2], từng có một sự nghiệp báo chí nổi như cồn ghi dấu ấn bằng các bài viết gây tranh cãi và sau đó xuất sắc lột xác thành một ngôi sao truyền hình.

Tất cả đều có vai trò trong sự kiện sắp diễn ra, nhưng vào cái ngày tháng Giêng năm 2009 đó, không ai trong số họ có thể dự đoán được rồi sẽ có chuyện gì xảy ra. Cowell vẫn tiếp tục đưa ra các câu hỏi theo một cung cách dường như tỏ rõ rằng ông sẽ vận hết khả năng lịch sự và chuyên nghiệp cần thiết để giải quyết nhanh gọn việc này.

“Được rồi, Susan, bà quê ở đâu?” ông hỏi. “Tôi quê ở Blackburn, gần Bathgate, Tây Lothian,” bà trả lời. Cho đến lúc này thì mọi việc đều ổn. Nhưng rắc rối đang trực chờ phía trước.

“Đó có phải một thành phố lớn không?” Cowell tiếp tục. Không hẳn là Susan Boyle bị câu hỏi gây khó dễ, nhưng bà vẫn không trả lời ngay, có lẽ bà có cái cảm giác lo lắng mà ta hoàn toàn có thể hiểu được khi nhất cử nhất động của mình đang bị hàng nghìn khán giả trong hội trường và không biết bao nhiêu ống kính truyền hình đang dõi theo.

“Đó là một tập hợp… đó là một tập hợp… ờ…” bà cất lời, rồi dừng lại như không biết nên nói thế nào, vật lộn suy nghĩ tìm cách diễn đạt câu trả lời thật rõ, “… một tập hợp các ngôi làng.” Rồi bà thêm vào một cách không cần thiết, “Về điểm đó tôi còn phải suy nghĩ.”

Có lẽ bà đã mệt rồi. Xét cho cùng, bà đã phải bắt sáu tuyến xe buýt từ nhà mới tới được hội trường.

“Và bà bao nhiêu tuổi, Susan?” Cowell hỏi.

Câu trả lời vang lên, “Tôi 47.”

Cowell, khi đó 49 tuổi, đảo tròn mắt. Có thể nghe thấy từ phía sau ông rộ lên cả tiếng cười lẫn tiếng lầm bầm chê bai của khán giả. Một tiếng huýt sáo độc địa vang lên đâu đó giữa đám đông. Các khán giả đang theo dõi trực tiếp tại nhà hát, và cả hàng triệu người ngồi tại nhà xem buổi thi tài của Susan Boyle sau đó, chắc hẳn đều e rằng mình đang xem một chương trình về các vụ tai nạn giao thông.

 

Mời các bạn đón đọc Susan Boyle – Thiên Thần Xấu Xí của tác giả John Mcshane.

Tự Do Vượt Trên Sự Hiểu Biết (Jiddu KrishnamurtiVới tuổi 48, thân hình béo ú, đầu tóc bù xù, bận một chiếc váy rơm quê mùa bước lên sân khấu chương trình Britain’s Got Talent, Susan Boyle đã nhận những cái nhìn diễu cợt, coi thường từ phía khán giả và cả chính những vị giám khảo nổi tiếng đang cầm chịch chương trình. Thế nhưng, khi ca khúc Tôi mơ một giấc mơ (I dreamed a dreamcất lên cùng với một giọng hát trời phú lảnh lót, cả khán phòng đã vỡ òa xúc cảm: Susan Boyle vô danh vụt sáng trở thành thần tượng âm nhạc chỉ sau một đêm, được hàng trăm triệu người biết tới. Cô trở thành ca sĩ chuyên nghiệp với hai album I dreamed a dream (album bán chạy nhất thế giới năm 2009, lập được kỷ lục Guiness cho album đầu tay bán chạy nhất với một nữ ca sĩvà The gift. Năm 2011, cô còn được đề cử giải Grammy… Cuốn sách Susan Boyle thiên thần xấu xí tập trung vào giai đoạn từ khi Susan quyết định rời khỏi ngôi làng nhỏ của mình cho tới khi đạt được thành công cả về danh tiếng và tài chính, được cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ. Tác giả John McShane đã tổng kết lại từ hàng nghìn bài báo, website, xem cả trăm chương trình truyền hình để dựng nên một chân dung chuẩn xác nhất về Susan Boyle. Gần như chẳng còn một thông tin nào về người phụ nữ này bị bỏ sót trong cuốn sách, từ những câu chuyện thời niên thiếu, cuộc sống gia đình và cả khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp… Ngoài ra, tác giả còn mô tả lại cách giới truyền thông đã phản ứng như thế nào trước hiện tượng Susan Boyle – khi họ chợt giật mình nhận ra, một tài năng tuyệt vời không buộc phải đi cùng một ngoại hình đẹp. Chính vì vậy, Susan Boyle thiên thần xấu xí là một cuốn sách cổ vũ cho những giấc mơ, dẫu biết rằng cô chỉ là một tài năng hiếm hoi trong hàng triệu người. *** Người phụ nữ trung tuổi bước khoảng chục bước lên sân khấu. Những bước chân vừa dè dặt, lo lắng lại vừa dứt khoát, quyết tâm. Nửa chừng, khi tiến vào giữa ánh đèn, bà đặt bàn tay trái lên hông trong chốc lát, một cử chỉ vừa mang vẻ duyên dáng cực kỳ nữ tính vừa có phần không phù hợp và vụng về. Bà mặc bộ váy viền ren với cái màu mà nếu châm chước lắm thì cũng chỉ gọi được là “vàng xỉn”, dáng vẻ và phần nào hình dạng của nó dễ gợi liên tưởng đến một chiếc khăn trải bàn dùng cho bữa trà chiều vào cái thời xa xăm khi phòng khách thường chỉ được dành cho những dịp “trọng đại”. Bà thắt quanh eo một chiếc nơ con bướm to tướng giống hệt kiểu nơ người ta vẫn thường đính trên các hộp sô cô la hạ giá tại cửa hàng giảm giá trong khu phố nghèo. Với vóc dáng thấp, đậm, quá cân, người phụ nữ ấy đã tạo nên một hình ảnh mà ít lâu sau bị so sánh với “miếng thịt lợn trên chiếc khăn lót cốc”. Bà có khuôn mặt vuông, mái tóc màu nâu đục bù xù như chưa chải, lốm đốm xám bạc như bị rắc quá nhiều muối tiêu. Bà đi tất màu tối, giày màu sáng. Trên cánh tay phải, bà đeo một chiếc đồng hồ rẻ tiền, mặt đồng hồ thô kệch xoay xuống dưới cổ tay, còn bàn tay phải bà nắm chặt chiếc micro cỡ đại trong cung cách gần như sẵn sàng trực chiến, như thể chiếc micro ấy là một thứ vũ khí mà bà sẽ không ngần ngại sử dụng để tự vệ. Cuốn Từ điển Oxford rút gọn định nghĩa “frump” là một danh từ chỉ “người phụ nữ ăn mặc luộm thuộm, lỗi mốt”. Khi bà dừng bước ở trung tâm sân khấu, cái hình dáng tầm thường ấy dường như trở thành định nghĩa sống của chính từ đó: một con người không chỉ toát lên vẻ già trước tuổi mà còn tạo ấn tượng là đã già sẵn ngay từ khi sinh ra. Chỉ cần nhìn bà người ta cũng có thể thấy được hình ảnh một người lao động chân tay sầu muộn đầy tham vọng đang trên đà lão hóa, với những ý tưởng và hoài bão quá xa vời so với môi trường của mình đến độ nếu không đậm chất ảo tưởng tới mức đáng buồn thì hẳn chúng đã khiến người ta thấy thật khôi hài. Rõ ràng bà là một người thường xuyên thất bại trong cuộc sống, và chỉ có sự pha trộn của lòng thương hại và ái ngại mới ngăn được 3.000 khán giả cuồng nhiệt tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Scotland khỏi phá lên cười rầm rĩ. Một bầu không khí thiếu thoải mái bao trùm – cảm giác hân hoan khi ý thức được một thảm họa sắp xảy ra trộn lẫn với sự phấn khích tọc mạch khi dự cảm được nỗi xấu hổ của một con người khác. Không ít người trong hội trường bồn chồn chuyển mình trên ghế, liếc mắt về phía bạn bè với vẻ hiểu biết; phương án giải quyết của họ chỉ là hoặc cười thật to, hoặc im lặng, hoặc quan sát không chớp mắt, hoặc chỉ hé mắt qua kẽ ngón tay hầu giảm thiểu tác động. Nó cũng không khác gì khi ta đứng trên lối đi dạo ven bờ trong một ngày bão giông, nhìn ra biển khơi nơi sóng nước sắp nuốt chửng những tay bơi tuyệt vọng. Quá khủng khiếp khó lòng chứng kiến, nhưng quá thu hút chẳng dễ quay mặt đi. Người phụ nữ đeo quanh cổ một sợi dây chuyền mảnh, ngay trên miếng bìa đề rõ các con số 43212. Bên cạnh chúng, trên tấm thẻ tên là dòng chữ “Britain’s Got Talent”. Ở giữa người phụ nữ và đám khán giả đang háo hức là một chiếc bàn rộng không khác gì bàn của nhân vật phản diện trong phim James Bond, phía sau bàn là ba vị giám khảo: hai đàn ông, một phụ nữ, một bộ tam đầu chế của Caesar[1] thời hiện đại, những người sẽ bật đèn tín hiệu quyết định các đấu sĩ trước mặt họ sẽ được sống hay phải chết. Người đàn ông có mái tóc ngắn sẫm màu ngồi ở phía cuối đoàn giám khảo gãi gãi chóp mũi, lơ đãng nghịch nghịch cây bút và hướng ánh mắt vào tờ thông tin đặt trước mặt. Ông hỏi với vẻ thông thạo công việc, “Vậy, tên bà là gì?” Câu hỏi được thốt ra không phải bằng giọng buồn chán mà với vẻ chỉ muốn chuyện này kết thúc – và kết thúc cho nhanh. Xét cho cùng, kéo dài cơn hấp hối cũng chẳng có nghĩa lý gì. “Tôi tên là Susan Boyle,” câu trả lời cất lên, chất giọng Scotland không lẫn vào đâu được, cao và rõ ràng. Kẻ thẩm vấn ăn mặc xuề xòa, đang hờ hững tựa vào lưng ghế ấy là Simon Cowell. Đó cũng chính là người đàn ông quyền lực nhất giới showbiz Anh, một tỉ phú với đế chế không ngừng mở rộng. Ông là hình ảnh của kẻ không có thói quen đối xử tử tế với kẻ ngốc, có thể thô lỗ đến cay độc với những màn trình diễn ông không đánh giá cao. Không lời sáo rỗng, không uyển ngữ – không khoan nhượng. Ngồi ngay cạnh ông là nữ diễn viên Amanda Holden. Vốn là một nhân vật nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ nước Anh, vai trò đồng giám khảo của chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng – cộng thêm phản ứng thường tràn đầy cảm xúc của cô trước các màn trình diễn cũng như chuyện đời của các thí sinh mà cô được nghe – đã nâng cô lên một tầm cao danh tiếng khác. Và mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện bộ ba ấy là Piers Morgan, cựu biên tập viên Fleet Street[2], từng có một sự nghiệp báo chí nổi như cồn ghi dấu ấn bằng các bài viết gây tranh cãi và sau đó xuất sắc lột xác thành một ngôi sao truyền hình. Tất cả đều có vai trò trong sự kiện sắp diễn ra, nhưng vào cái ngày tháng Giêng năm 2009 đó, không ai trong số họ có thể dự đoán được rồi sẽ có chuyện gì xảy ra. Cowell vẫn tiếp tục đưa ra các câu hỏi theo một cung cách dường như tỏ rõ rằng ông sẽ vận hết khả năng lịch sự và chuyên nghiệp cần thiết để giải quyết nhanh gọn việc này. “Được rồi, Susan, bà quê ở đâu?” ông hỏi. “Tôi quê ở Blackburn, gần Bathgate, Tây Lothian,” bà trả lời. Cho đến lúc này thì mọi việc đều ổn. Nhưng rắc rối đang trực chờ phía trước. “Đó có phải một thành phố lớn không?” Cowell tiếp tục. Không hẳn là Susan Boyle bị câu hỏi gây khó dễ, nhưng bà vẫn không trả lời ngay, có lẽ bà có cái cảm giác lo lắng mà ta hoàn toàn có thể hiểu được khi nhất cử nhất động của mình đang bị hàng nghìn khán giả trong hội trường và không biết bao nhiêu ống kính truyền hình đang dõi theo. “Đó là một tập hợp… đó là một tập hợp… ờ…” bà cất lời, rồi dừng lại như không biết nên nói thế nào, vật lộn suy nghĩ tìm cách diễn đạt câu trả lời thật rõ, “… một tập hợp các ngôi làng.” Rồi bà thêm vào một cách không cần thiết, “Về điểm đó tôi còn phải suy nghĩ.” Có lẽ bà đã mệt rồi. Xét cho cùng, bà đã phải bắt sáu tuyến xe buýt từ nhà mới tới được hội trường. “Và bà bao nhiêu tuổi, Susan?” Cowell hỏi. Câu trả lời vang lên, “Tôi 47.” Cowell, khi đó 49 tuổi, đảo tròn mắt. Có thể nghe thấy từ phía sau ông rộ lên cả tiếng cười lẫn tiếng lầm bầm chê bai của khán giả. Một tiếng huýt sáo độc địa vang lên đâu đó giữa đám đông. Các khán giả đang theo dõi trực tiếp tại nhà hát, và cả hàng triệu người ngồi tại nhà xem buổi thi tài của Susan Boyle sau đó, chắc hẳn đều e rằng mình đang xem một chương trình về các vụ tai nạn giao thông.