Sông là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với sự đổi mới toàn diện của chính cô. Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo. Truyện kết thúc bằng dấu chấm hỏi về số phận một con người – Không hề do dự, cô đã đẩy mầm ý tưởng vừa nhú lên sang tay người đọc, để họ nuôi dưỡng chúng, bằng trải nghiệm qua việc đọc cuốn sách này.
Sông là tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư. Sau những truyện ngắn (Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngọn đèn không tắt…) đã làm xôn xao tâm trạng của biết bao người đọc suốt một thời gian dài, Sông được xem là một sự đổi thay toàn diện của chính tác giả. Có người đã nhận xét về Sông ngắn gọn như thế này: Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo.
Trước khi diễn ra sự kiện này, khi được hỏi: “Phải phá vỡ những gì vốn có của riêng chị để truy vấn chính mình, để tìm kiếm một hiện thực sâu hơn, chân thực hơn trong đời sống con người?”, Nguyễn Ngọc Tư đã trả lời thật chân thành: “Quả đến ngày đến tháng thì đổi vị, chứ sao có thể xanh mãi, chua mãi trên cành…” Vậy, Nguyễn Ngọc Tư đã “đổi vị” như thế nào trong Sông? Để giúp bạn đọc có những cảm nhận đầu tiên trước khi tìm được câu trả lời trong sự tiếp cận đầy đủ với cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều, đến mức người đọc luôn có cảm giác chị ăn ngủ trong không khí văn chương. Dường như mọi con đường chị đi qua, sẽ có lúc nào đó hiện lên trong văn chị, mọi con người chị gặp sẽ có một ngày bước vào truyện của chị. Kiểu như nhân vật Mười – người đàn bà không chịu tự mình tỏa sáng mà cứ phải lệ thuộc vào tình yêu của Cao Bồi. Nhân vật nữ mà kiểu gì tác giả cũng sẽ bị càm ràm, cho dù người viết có chục lần dự định cho chị tách khỏi tình yêu của đời mình, cũng sẽ chục lần không thực hiện được, bởi vì Mười sẽ không làm như thế. Và chỉ cần đôi chữ bóng gió viết rằng Mười đã mỏi mòn, nhân vật cũng sẽ lập tức phản ứng, tỉnh rụi bảo: “Đâu có”.
“Tui không nghĩ nhân vật của tui có bóng dáng của tui, mà rất nhiều người hơi biết tui một chút đều nói văn tui với người… trớt quớt” – Nguyễn Ngọc Tư tự sự. Chị cho biết: “Văn của tui hoàn toàn chẳng có trải nghiệm gì của cá nhân mình trong đó, chẳng hạn như khi viết về cảm giác lòng tự trọng bị thương tổn của một người đàn ông phải chịu nhục trước bạn gái mình, tui hình dung ra thôi”.
***
Ba lô vẫn còn nguyên những vật dụng của chuyến đi trước. Áo mưa. Túi ni lông bọc máy ảnh, điện thoại.
Đèn pin. Thuốc chống muỗi và tinh dầu chống vắt, đỉa.
Quẹt gas. Trong lúc lục lọi cậu tìm được hai bàn chải đánh răng, thấy tan nát một chút. Giày thể thao có đế dày chống gai cũng không cần mua mới. Đi nhà sách tìm bản đồ giấy được cập nhật mới nhất, tiện tay cậu lấy mấy cuốn sách thiền, hy vọng học được cách quên.
Mai Triều nói cũng nên tìm bạn đồng hành. Thêm một người cùng đi thì sẽ bớt khó khăn, cô độc. Cũng phải có người quay về để kể lại người kia chết kiểu nào chớ, ông nói, Ba lô vẫn còn nguyên những vật dụng của chuyến đi trước. Áo mưa. Túi ni lông bọc máy ảnh, điện thoại.
Đèn pin. Thuốc chống muỗi và tinh dầu chống vắt, đỉa.
Quẹt gas. Trong lúc lục lọi cậu tìm được hai bàn chải đánh răng, thấy tan nát một chút. Giày thể thao có đế dày chống gai cũng không cần mua mới. Đi nhà sách tìm bản đồ giấy được cập nhật mới nhất, tiện tay cậu lấy mấy cuốn sách thiền, hy vọng học được cách quên.
Mai Triều nói cũng nên tìm bạn đồng hành. Thêm một người cùng đi thì sẽ bớt khó khăn, cô độc. Cũng phải có người quay về để kể lại người kia chết kiểu nào chớ, ông nói, hay ông hoàng Bảo Đại; Nguyễn Thị Anh hay Huyền Trân công chúa cũng đều đã tắm trên sông này.
Thông tin trong Đại Từ Điển Bách Khoa cũng chẳng nhiều nhặn hơn những gì cậu đã biết. Cậu rao trên mạng tìm bạn lặn lội sông Di, có mười bảy hồi đáp. Cuộc hẹn thứ nhất ở quán Gió mười hai người tới. Khi nhũn nhặn nói với ba cô gái có mặt ở đó rằng chuyến đi này không phù hợp với phụ nữ, cậu có chút ân hận đã quên thông tin ngay từ đầu. Một cô gái tóc xù nhuộm trắng xen đỏ như tô mì khô lẫn mấy cọng giá đổ quạu, sao không nói sớm cho người ta biết. Cô còn quăng phẹp câu hỏi trước khi xốc túi xách bỏ đi.
– Anh dám chắc trong số họ không một ai là đàn bà?
Ai biết đâu. Ở đời luôn có những câu hỏi không thể trả lời, dù không phải quá khó. Chỉ biết vỗ tay tiễn cô đi. Đuổi bằng vỗ tay là học lóm ở các đại hội văn nghệ.
Cuộc hẹn cuối cùng cũng ở Gió chỉ còn hai lò dò tới.
Một người tên Thuần, biệt danh là Bối, cao lêu đêu, áo thun rộng kẻ chữ “Biển của tao trời đất của tao” , như vừa tan một cuộc biểu tình đòi biển đảo về, quần kaki lửng ống rộng nhiều dây nhợ khiến cậu nhớ tới cái rổ đan dở, đi cùng đôi kính và tai nghe trắng. Vết hằn ở chỗ nút tai của Bối làm cậu ngờ lúc tắm và làm tình anh ta cũng không rời chúng. Khi đang nói, Bối hay ngừng lại giữa câu, mặt lơ mơ như một giai điệu nào đó chợt rót vào người. Người kia là Xu, không biết đó là tên hay biệt danh, người đen trũi lầm lì, mi mắt dài và rợp che lấp cả ánh mắt sâu hút hay nhìn bâng quơ đâu đâu, tóc hớt đinh một phân đều nắng soi tận da đầu. Vẻ kiệm lời chín chắn của Xu ngay lập tức thuyết phục cậu, nhất là khi biết anh ta tham gia điều hành một diễn đàn phượt nổi tiếng, cộng đồng nhiếp ảnh anhdep.com anh ta cũng chung tay chăm sóc. Nhưng cậu cũng cần có Bối góp nói cho vẳng lên tiếng người trong suốt cuộc đi. Cậu vặt vẹo chính mình suốt buổi gặp, để rồi quả quyết rằng Bối nhận được cái gật đầu không phải vì anh ta thích màu hồng, và hay xoay cái ly nước cam vắt ốm ròm như một nàng vũ nữ đang nhón trên những đầu ngón chân. Không phải cậu quan tâm chuyện ngón tay út Bối hay cong tớn lên, như một dấu hiệu của đồng-loại. Bối chụp ảnh giỏi, vậy thôi. Sách cậu hẳn sẽ cần khá nhiều ảnh.
Mời các bạn đón đọc Sông của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.