Truyện Sơn Quỷ thuộc thể loại kiếm hiệp với nội dung chủ đạo kể về nam nhân vật chính là người có khí công cũng như võ công rất cao cường. Một mình có thể địch thủ hơn mười người là chuyện bình thường!
Nhưng cũng có một sự khác biệt là dòng họ Trầm có một quy củ rất lạ là nếu Thiên Toàn mất đi, thì đời con của ông, nếu là trưởng nam, được quyền kế nghiệp môn chủ, nhưng con thứ thì không được. Điều lệ này giống như cách truyền ngôi của Vua trong các triều đại của Trung Hoa.
Do đó bào đệ của Trầm Thiên Toàn là Trầm Hạo Liệt, chỉ giữ được chức Phó môn chủ, sau này con của Hạo Liệt cũng chỉ suốt đời làm phó, vì vậy thảm kịch đã bắt đầu từ đây!!!
Sơn quỷ là một trong những tác phẩm của Ưu Đàm Hoa.
Trầm Thiên Toàn, Môn Chủ của Bắc Đẩu Môn, là người có võ công cao nhất trong thiên hạ; ông đã đánh bại mười lăm cao thủ hạng nhất trong Hoa Sơn luận kiếm. Dòng họ Trầm có một quy củ rất lạ là nếu Thiên Toàn mất đi, thì đời con của ông, nếu là trưởng nam, được quyền kế nghiệp môn chủ, nhưng con thứ thì không được. Điều lệ này giống như cách truyền ngôi của Vua trong các triều đại của Trung Hoa. Do đó bào đệ của Trầm Thiên Toàn là Trầm Hạo Liệt, chỉ giữ được chức Phó môn chủ, sau này con của Hạo Liệt cũng chỉ suốt đời làm phó, vì vậy thảm kịch đã phát sanh.
Trầm Thiên Toàn kết hôn với Mục Kim Lan con gái một nhà đại phu đất Nghi Xương. Năm sau hạ sanh được một nam hài kháu khỉnh và đặt tên là Thiên Cơ. Ðứa bé thông minh, đỉnh ngộ, gân cốt thuộc hàng thượng thặng, năm ba tuổi đã tỏ ra hiếu võ, luyện tập cần mẫn. Trầm Thiên Toàn quyết đào tạo ái tử trở thành đệ nhất kỳ nhân, nên đã lùng mua kỳ trân dị dược bồi bỗ công lực cho con.
Một hôm bằng hữu của Trầm Thiên Toàn là Vô Tích Thần Y Lý Dĩ, ghé thăm bằng hữu, hết lời ca ngợi căn cơ của đứa bé ba tuổi, và còn chỉ dẫn cho môn chủ biết nơi mọc linh dược tên là Bạch Đài Hoàng Quả. Trầm môn chủ vui mừng khôn xiết, liền quyết định đưa nguyên gia đình đi Tam Hiệp Trường Giang để tìm linh dược.
Nửa tháng sau cả võ lâm chấn động vì tin vợ chồng môn chủ Bắc Đẩu Môn là Trầm Thiên Toàn bỏ mạng dưới dòng nước Trường Giang, trong hẻm núi Tam Hiệp, nguyên nhân không rõ ràng, nhưng có tin đồn rằng thuyền bị chạm vào đá, ngoài gia đình của môn chủ Trầm Thiên Toàn, còn có Vô Tích Thần Y và tám đệ tử chèo thuyền cũng không ai sống sót…
***
Châu thổ Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Hoa Hạ. Nhưng do sức nước chảy xiết, thường xuyên gây lụt lội nên lợi ích về mặt kinh tế chẳng bù cho những tai họa mà dòng sông này mang đến. Câu tục ngữ “Hồng nhan họa thủy” có ý nhắc đến Hoàng Hà chứ chẳng phải dòng sông nào khác. Người Trung Hoa gọi Hoàng Hà là Họa giang.
Họ đã phải đắp đê suốt đoạn hạ lưu, từ ngã ba sông Vị Thủy đến gần cửa biển.
Nhưng thỉnh thoảng đê vẫn bị vỡ từng đoạn do nước sông Hoàng Hà dâng quá cao và chảy như vó ngựa. Hoặc giả có khi dòng sông quái ác này không thích chảy theo hướng cũ mà du lịch từ phía Bắc xuống phía Nam bán đảo Sơn Đông, chiếm lấy cửa sông Hoài. Lúc ấy thì cảnh lầm than của lê thứ chẳng bút nào tả xiết.
Từ ngày có sử, người Trung Hoa đã ghi nhận lại được gần một ngàn sáu trăm lần vỡ đê và hai mươi sáu lần sông Hoàng Hà đổi dòng chảy. Ngược lại, con sông Trường Giang ở phương Nam lại hiền hòa, vun bồi một vùng châu thổ mênh mông, đóng vai trò chính trong việc nuôi sống dân tộc Trung Hoa. Do lượng nước mùa hạ rất lớn nên các tỉnh hạ du Trường Giang như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô cũng có khi bị ngập lụt, nhưng hậu quả không lớn bằng những tai hại của Hoàng Hà ở Bình Nguyên Hoa Bắc.
Đất lành chim đậu. Dọc hai bên bờ Trường Giang có rất nhiều dân cư sinh sống, tập họp trong những thành quách, thôn xóm hay thị trấn. Một trong những địa phương sầm uất ấy có thành Nghi Xương, thuộc đất Hồ Bắc.
Về mặt lịch sử, Nghi Xương chẳng có gì đáng kể nếu so với thành Giang Lăng cách đấy hơn trăm dặm. Giang Lăng chính là đất Kinh Châu, nơi ngày xưa Quan Vân Trường trấn giữ.
Nhưng về phương diện võ lâm thì Nghi Xương lại lẫy lừng thiên hạ, người học võ nào cũng biết tiếng. Giang hồ thường dùng thành ngữ Thái Sơn Bắc Đẩu để chỉ hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Nhưng ngờ đâu, tại đất Nghi Xương có Bắc Đẩu môn, chòm sao sáng chói làm lu mờ cả hai phái kể trên. Môn chủ của Bắc Đẩu môn Trầm Thiên Toàn là người có võ công cao siêu nhất thiên hạ. Với pho Đại Hùng kiếm pháp, năm ba mươi bốn tuổi, họ Trầm đã đánh bại mười tám cao thủ hạng nhất, đứng đầu cuộc luận kiếm Hoa Sơn. Giang hồ định tôn Trầm Thiên Toàn làm Minh chủ của võ lâm nhưng ông từ chối, chuyên tâm xây dựng và phát triển Bắc Đẩu môn, cơ nghiệp của dòng họ Trầm.
Người sáng lập Bắc Đẩu môn là Bắc Đẩu thư sinh Trầm Thiên Khu, thân phụ của Thiên Toàn. Nước có quốc pháp, nhà có gia qui và qui củ của giòng họ Trầm cũng hơi khác lạ. Đó là việc dùng tên bảy vì sao trong chòm sao Bắc Đẩu để đặt tên cho trưởng nam. Người này sẽ kế nghiệp làm Môn chủ, còn con thứ thì lại không được tham gia vào trật tự.
Do đó, bào đệ của Trầm Thiên Toàn lại có tên là Trầm Hạo Liệt, giữ chức Phó môn chủ. Con của Hạo Liệt sau này cùng chỉ suốt đời làm phó, trừ khi Thiên Toàn không có con trai.
Điều lệ này chẳng khác gì cách truyền ngôi Thiên tử của các triều đại Trung Hoa.
Vì vậy, thảm kịch phát sinh cũng chẳng là chuyện lạ. Năm bốn mươi tuổi, Trầm Thiên Toàn kết hôn với Mục Kim Lan, hai mươi hai tuổi, con gái một nhà đại phú đất Nghi Xương. Năm sau, Mục tiểu thư hạ sinh một nam hài kháu khỉnh. Theo truyền thống, đứa bé được đặt tên là Trầm Thiên Cơ.
Cơ nhi thông minh đĩnh ngộ, gân cốt thuộc hàng thượng phẩm, năm ba tuổi đã tỏ ra hiếu võ, luyện tập cần mẫn. Trầm môn chủ quyết đào tạo ái tử trở thành đệ nhất nhân nên lùng mua những kỳ trân dị dược để bồi bổ công lực cho Thiên Cơ.
Một hôm, bằng hữu của Thiên Toàn là Vô Tích Thần Y Lý Dĩ ghé thăm. Họ Lý hết lời khen ngợi căn cơ của đứa bé ba tuổi và còn chỉ dẫn cho Trầm môn chủ biết nơi mọc loại linh quả có tên là Bạch Đài hoàng quả. Loại quả quí này là kết tinh của một loại rong đá màu trắng và địa phương có Bạch Đài hoàng quả chính là những vách đá dựng đứng ở hai bờ hẻm núi Vu Hiệp, trên sông Trường Giang.
Ba mươi năm trước, Vô Tích Thần Y đã từng may mắn tìm được một quả. Ông phối hợp với bảy dược vị nữa bào chế thành Bát Bảo Đại Lực hoàn, uống vào tăng thêm ha mươi năm chân khí.
Trầm môn chủ vui mừng khôn xiết, khẩn cầu Lý Dĩ đưa mình đi Vu Hiệp. Cơ nhi níu cha phụng phịu đòi theo. Đang là tiết xuân ấm ấp nên Thiên Toàn vui vẻ chấp thuận cho vợ con cùng đi. Tam Hiệp trên sông Trường Giang là một trong những thắng cảnh nổi tiếng thiên hạ, rất đáng để du ngoạn, thưởng lãm.
Nửa tháng sau, cả võ lâm chấn động vì tin gia đình Môn chủ Bắc Đẩu môn bỏ mạng dưới sóng nước Trường Giang trong hẻm núi Tam Hiệp. Nguyên nhân không rõ ràng nhưng có tin đồn rằng thuyền bị vỡ vì va vào vách đá.
Ngoài Trầm Thiên Toàn và vợ con, cả Vô Tích Thần Y Lý Dĩ và tám gã đệ tử chèo thuyền cũng không ai sống sót.
Đám tang được cử hành rất long trọng, kéo dài ba ngày ba đêm dù chẳng có chiếc quan tài nào cả. Sau dó, Trầm Hạo Liệt bắt đầu trở thành Bắc Đẩu môn chủ thay cho bào huynh đã quá cố.
Mời các bạn đón đọc Sơn Quỷ của tác giả Ưu Đàm Hoa.