Sa mạc Sahara, quê hương của những “người đàn ông xanh”, những năm đầu thế kỷ 20: hoang sơ, kỳ bí, đầy hiểm nguy với những con người sinh ra trong cát, lớn lên trong cát và chết đi vùi trong cát.
Cậu bé Nour đã chứng kiến cơn khốn khó của bộ lạc mình trên mảnh đất khô cằn và trưởng thành từ đó.
Cô bé Lalla trải qua bao thăng trầm trong cuộc đời cũng không thể nguôi được niềm đam mê hướng về sa mạc cội rễ và những truyền thuyết về các vị tổ tiên chiến binh sa mạc.
Hai mảnh đời tượng trưng cho hai thế hệ của sa mạc, tồn tại song song rồi gặp gỡ, hòa quyện trong một hình ảnh sa mạc hoang dại, huyền bí và mê đắm.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay đã mang về cho J. M. G. Le Clézio Giải thưởng lớn Paul-Morand của Viện Hàn lâm Pháp và góp phần quan trọng giúp ông đoạt giải Nobel Văn học 2008.
Sử dụng bút pháp Hiện tượng luận (Phénomenologique) điển hình, khiến người đọc được “nhìn” thấy hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, bắt buộc người đọc phải nhìn một cảnh dưới những ống kính khác nhau, và mỗi khi đổi vị trí, người đọc lại khám phá ra một khía cạnh mới của hiện tượng, của sự vật.
Trường phái Cái nhìn (L’école du regard – Hội họa) trong tiểu thuyết mới thoát thai từ Hiện tượng luận; do vậy đối với các nhà văn cổ điển, cái bàn là cái bàn, cái ghế là cái ghế, chúng chỉ có bốn chân, và tả thêm nữa thì nó làm bằng gỗ lim, gỗ gụ, nó đã cũ hay nó còn mới… nhưng nếu ở dưới mắt một nhà văn chịu ảnh hưởng Hiện tượng luận thì sẽ thấy cái bàn ấy có bao nhiêu vết nứt, mỗi vết nứt có hình thù gì và mỗi vết nẻ là dấu ấn của một cuộc ẩm thực nào, của cả một chiều dài thời gian, không gian nào v.v…
Trong “Sa Mạc” của Le Clézio cũng vậy, nhà văn đặt đối tượng, tức vật thể ở trước mắt để tra khảo trí nhớ, kỷ niệm của mình, tra khảo giác quan của mình mà mô tả…lối viết của ông mô tả hiện tượng, sự vật theo kiểu hiện sinh. Khiến cho độc giả phải có cái nhìn trắc diện, đo, đạc và phải có nhiều cái nhìn trắc diện khác nhau, nhìn trước, nhìn sau, nhìn từ phía trên, nhìn từ phía dưới, tóm lại là luôn luôn đổi cái nhìn thì mới mong đi sâu vào sự hiểu biết sự vật, tìm thấy những sắc thái mới mẻ của nó, và cho đến mãi mãi, sự vật vẫn dành cho ta những bỡ ngỡ nếu ta biết thay cái nhìn để tìm hiểu nó hơn…
Wanderman.
Ở Việt Nam, J. M. G. Le Clézio được biết đến từ những năm 1960 với các tập truyện ngắn và tiểu thuyết đã được dịch (trong tổng số hơn 60 tác phẩm) như:
Từ tác phẩm đầu tiên Le Procès-verbal (Biên bản) cho đến khoảng cuối thập niên 1970, Le Clézio từng có một thời theo đuổi lối viết thể nghiệm về hình thức, gần gũi với phong trào “Tiểu thuyết mới”, không dễ đọc. Nhưng dõi theo con đường viết của ông, nhất là những tập truyện gần đây, thì càng ngày càng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong lối viết. Hướng đến sự giản dị, chân phác về hình thức kể chuyện, giữ được sự tinh tế trong ngôn từ song vẫn không ngừng nuôi dưỡng những tầng sâu xúc cảm, triết lí.
Tám câu chuyện của Lũ mục đồng giống như những câu chuyện cổ tích, đôi khi lan man chảy trôi trong dòng xúc cảm sống tuôn trào mãnh liệt của tâm hồn thơ trẻ, dường như không hướng đến một sự kết thúc khô cứng nào. Con chữ ngưng lại, trang giấy đóng vào, nhưng đâu đó trong những giấc mơ, dòng xúc cảm ấy vẫn âm thầm chảy, bầu khí quyển trong thế giới của những đứa trẻ vẫn âm thầm ôm ấp, xoa dịu, làm ấm lòng.
Riêng có chất thơ lãng mạn bay bổng là hồ như xuyên suốt những trang viết của ông. Có thể bởi, với Le Clézio chất thơ đã trở thành một tâm thế để sống, để cảm và là phương thức gần gũi, giản dị nhất để chia sẻ những giấc mơ. Cũng như biển, chất thơ trong cốt tủy đời sống tự nguyên thủy chưa từng thay đổi.
Khi trao giải Nobel năm 2008 cho Le Clézio, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã ca ngợi ông là “tác giả của những hành trình mới”, “người khai phá cái nhân văn bên dưới và vượt ra ngoài nền văn minh thống trị”. Nhưng có lẽ nên nói rằng, bởi những giấc mơ đe dọa đến lí trí và trật tự đạo đức, nên bị kiểm duyệt và khuôn phép xã hội “khóa chặt trong nhà ngục của sự câm lặng, bị ném vào hầm tù của ký ức.
Những giấc mơ là ngọn lửa bị giấu kín mà con người phải tìm cách lấy lại để phát lộ phía khác của bản ngã chính mình, để đạt đến một sự tự do đích thực. Nhà văn hiểu rằng, đơn giản mình chỉ cần làm một điều, đó là trả lại cho việc mơ sự tự do mà chúng cần có.
Cả nhà văn, nhân vật, cũng như người đọc đôi khi chẳng khác nào đang làm một chuyến vui chơi nho nhỏ “đi ngắm nhìn phía bên kia quả đồi” đấy thôi.
Tóm tắt:
“Sa Mạc” của J. M. G. Le Clézio là một tiểu thuyết kể về cuộc sống trong sa mạc Sahara vào đầu thế kỷ 20. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Nour, một cậu bé trưởng thành trong môi trường cát và Lalla, một cô bé với niềm đam mê và mối liên kết sâu sắc với sa mạc. Hai mảnh đời này tượng trưng cho hai thế hệ của sa mạc, tồn tại song song và cuối cùng gặp gỡ, hòa quyện trong cái hình ảnh hoang dã, huyền bí và mê hoặc của sa mạc.
Cuốn tiểu thuyết này đã giúp J. M. G. Le Clézio giành được Giải thưởng lớn Paul-Morand của Viện Hàn lâm Pháp và góp phần quan trọng vào việc ông đoạt giải Nobel Văn học 2008.
Đánh giá:
“Sa Mạc” là một tác phẩm văn học đầy sức hút, mê hoặc và sâu sắc. J. M. G. Le Clézio đã tạo ra một thế giới sa mạc sống động và mê hoặc, nơi mà nhân vật và độc giả đều bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu và khám phá về bản ngã và thế giới xung quanh.
Cách viết của Le Clézio, dù trước đó có thể là khá trừu tượng và phức tạp, nhưng trong “Sa Mạc”, ông đã thể hiện sự giản dị và chân thành trong việc kể chuyện. Tác phẩm này chứa đựng những thông điệp sâu sắc về tự do và niềm tin, đồng thời mang lại cho độc giả một trải nghiệm văn học đầy ý nghĩa và triết lý.
“Sa Mạc” không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị về mặt triết học và nhân văn.
***
Tóm tắt:
Review:
Kết luận:
Đánh giá:
Khuyến nghị:
Chúc bạn đọc sách vui vẻ!
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn