Nếu được giáo dục đúng cách cộng với tình yêu thương, sự tinh tế, nhẫn nại, trẻ nhỏ sẽ trở thành những viên ngọc quý, là những chú chim ưng sớm biết sải cánh bay trên bầu trời cao rộng. Lỗ Tấn từng nói: Tất cả những thiên tài khi ra đời cũng đều cất tiếng khóc như nhau. Đọc cuốn sách này, tôi càng thấy câu nói ấy thật sâu sắc. Đó là những minh chứng tiêu biểu cho các tài năng được giáo dục đúng cách theo Phương án 0 tuổi. Tất cả những em nhỏ trong cuốn sách này đều xuất thân bình thường, không có gì đặc biệt, thậm chí có em, bác sĩ còn tiên đoán trí tuệ sẽ phát triển chậm nhưng nhờ vào việc áp dụng thành công Phương án 0 tuổi, tất cả đều đã xứng đáng với hai chữ thần đồng. Việc tận dụng một cách khoa học trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của con người đã kích thích đại não trẻ phát triển, giúp trẻ có khát vọng, khả năng tự nghiên cứu, để trẻ thực sự có được tố chất tốt, có được xuất phát điểm cao và ưu thế mạnh. Điều này giúp người đọc cảm nhận các nhân vật trong sách không phải là những cỗ máy mà ngược lại, em nào cũng tràn đầy sinh lực, dồi dào sức sống, biết cảm thông, chia sẻ và đặc biệt vẫn giữ được nét hồn nhiên, đáng yêu của mình.
Ngọc bất trác bất thành khí – Nhân bất học bất tri lý, cuốn sách Con tôi đã phát triển tài năng như thế nào? giúp các bậc cha mẹ ngoài việc nâng niu viên ngọc quý còn phải biết mài giũa để đem đến cho con một tương lai tươi sáng. Những vun đắp từ thuở còn trong trứng nước, có thể một ngày kia con bạn, con tôi sẽ vững tin: Bước vào hoàng cung của khoa học, lấy được viên minh châu trên chiếc vương miện của đấng quân vương. Vì lẽ đó, cuốn sách này thật sự là một cuốn sách quý! Hi vọng các bậc cha mẹ sẽ tìm thấy ở đó nhiều điều bổ ích và lý thú.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Đỗ Xuân Thảo
PGS.TS Giáo dục học
(Bố của dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam – Đỗ Nhật Nam
“Những hành động, lời nói của người lớn âm thầm ảnh hưởng đến trẻ. Giống như việc quan tâm đến sức khỏe của bé, bố mẹ phải quan tâm đến sự phát triển của bộ não cũng như tâm hồn trẻ.
Từ khi sinh ra, Tinh Tinh luôn đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần, cả gia đình đều quan tâm đến cháu, tỉ mỉ, nhẫn nại để dẫn dắt và gợi mở trí tuệ, bồi dưỡng hứng thú cho cháu.
1. Tạo môi trường tốt
Khi Tinh Tinh được ba tháng tuổi, mẹ cháu phải nằm viện, nên tôi đã chăm sóc cháu. Chúng tôi đã dỗ cháu bằng các bài hát thiếu nhi và tiếng ngâm thơ, để tâm hồn bé bỏng của cháu lưu lại những ấn tượng tốt đẹp. Bằng lời ca, tiếng thơ, chúng tôi đã đưa cháu đến với thế giới tự nhiên tươi đẹp. Từ đó, những câu hát ru, những bài thơ như “ru hời ru, ru à ru, gió hiu hiu, đưa bé Tinh Tinh vào giấc ngủ…”, “Khi mùa đông đến, trăm hoa héo tàn, hồng mai khoe sắc, trong gió tuyết rơi…” luôn văng vẳng bên tai cháu. Bé Tinh Tinh áp khuôn mặt mình vào mặt bà, đi vào giấc ngủ trong lời ca, tiếng ngâm thơ nhẹ nhàng như vậy đó.
Tinh Tinh không ngủ nhiều như những đứa trẻ khác, cháu thích chơi, thích cười. Cháu còn quá nhỏ, nên tôi không tiện đưa cháu ra ngoài chơi lâu, tôi chỉ cho cháu xem những câu thơ treo trên tường nhà, vừa nhìn vừa đọc cho cháu nghe; vừa chỉ vừa kể cho cháu những truyện cổ tích đầy màu sắc. Các thành viên trong gia đình tận dụng hết tất cả các cơ hội, lợi dụng lúc Tinh Tinh có hứng để gợi mở tâm hồn bé bỏng, kích thích tố chất thông minh bẩm sinh của cháu. Không ai coi cháu là một đứa trẻ sơ sinh ba tháng tuổi, ngoài tám giờ hành chính, chúng tôi lúc nào cũng có một, hai người chơi với cháu, đọc sách, kể chuyện cho cháu nghe, lời ca, tiếng thơ, tiếng cười lúc nào cũng tràn ngập trong ngôi nhà nhỏ của chúng tôi.
Con gái tôi sau khi ra viện đã đưa Tinh Tinh về nhà, bốn, năm tháng sau lại quay trở lại nhà tôi. Khi tôi bế cháu, cháu rướn người hướng về căn phòng trước đây cháu đã từng ngủ, và nhìn lên bài thơ trên tường cười, xòe tay phải giơ ngón trỏ… A! Tôi đã hiểu rồi, cháu muốn tôi đọc bài thơ trên tường cho cháu nghe. Kể cũng lạ, mỗi khi đọc đến chữ cuối cùng của mỗi câu, cháu đều cười. Khi tôi đọc hết một lượt, cháu lại rướn người về bên tay trái, chỉ tay ý muốn bà đọc lại lần nữa. Cứ như vậy, tôi đọc đi đọc lại bốn lần cháu mới thỏa mãn.
Khi Tinh Tinh được khoảng năm tháng, đài truyền hình Trung ương đang phát chương trình “Anh Anh học tiếng Anh”, chúng tôi muốn bồi dưỡng rèn luyện thích giác cho cháu, nên luôn ngồi xem cùng cháu, cố ý để cho cháu nghe và xem. Sau khi xem xong, lại bế cháu lên, vừa nhắc lại những từ đơn mà cháu thích, vừa trêu cháu cười, giúp tăng thêm ấn tượng cho cháu.
Tình yêu thương của những người thân đã giúp mầm non trí tuệ của Tinh Tinh nảy nở. Khi được 10 tháng tuổi, cháu đã biết nói, gọi mọi người theo giới tính và độ tuổi; một tuổi rưỡi đã nhận biết được mặt chữ, ôm quyển tập hai bài hát thiếu nhi “365 chuyện kể hàng đêm” của Lỗ Binh vừa xem mục lục vừa đọc tên bài hát: “Chị hươu sao, các vì sao, người mẹ dệt vải, dưới ô có thêm một đôi chân…”.
2. Sách là người bạn thân của Tinh Tinh
Sau khi Tinh Tinh nhận biết mặt chữ, cháu rất thích xem sách. Xem sách, đọc sách, kể chuyện và mua sách đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cháu. Thật may, gần cơ quan chúng tôi có một hiệu sách, cho dù là đi dạo buổi tối, đến bệnh viện hay ra phố mua đồ, cháu đều đòi vào hiệu sách để mua sách. Ban đầu, người lớn chọn cho cháu, nhưng sau khi cháu được ba tuổi, cháu tự mình chọn, ví dụ những cuốn như “Bài hát thiếu nhi”, “Thế giới trẻ con” v.v…
Nhìn thấy bất kể thành viên nào trong gia đình, cháu cũng gọi đòi đọc sách cho cháu nghe. Cứ như vậy, chúng tôi sáng đọc, tối đọc. Trước mỗi giấc ngủ phải đọc sách để dỗ cháu ngủ, bất kể là trời sáng hay lúc nửa đêm, mỗi khi tỉnh giấc, câu đầu tiên cháu nói là: “Sách của con đâu rồi?” Tiếp đó là: “Bà đọc” hoặc “mẹ đọc”, cháu ngủ với ai là bắt người đó đọc sách cho cháu. Sách đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của Tinh Tinh, cháu có niềm hứng thú rất đặc biệt với sách.
Khoảng ba tuổi, Tinh Tinh dần dần thích tự mình xem sách, đặc biệt thích những câu chuyện về động vật và những chuyện đậm chất hài hước, vui vẻ, như “Tuyển tập các câu chuyện đồng thoại”, “Bí mật trên đảo Rắn”, “Natra” v.v… Cháu thường xem một mạch hai, ba tiếng đồng hồ, hai tay chống cằm, đọc say sưa, đôi khi cười phá lên: “Ôi, hấp dẫn quá!”
Chúng tôi cũng nghĩ đến Tinh Tinh đang còn nhỏ, nếu cả ngày xem sách ở nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nên hàng ngày dặn cô giúp việc đưa cháu ra ngoài chơi. Nhưng mỗi khi cô giúp việc đưa cháu xuống cầu thang, cháu đều nói: “Ở trong phòng xem sách thích hơn!” Để phân tán sự tập trung và bảo vệ thị lực cho cháu, chúng tôi đã mua cho cháu rất nhiều đồ chơi, nhưng cháu chỉ chơi một hai lần là chán, cháu không hề có hứng thú đối với những đồ chơi đó.
Khi Tinh Tinh hơn hai tuổi, cháu đi nhà trẻ, nói theo cách của cháu thì: “Nhà trẻ không vui”. Một ngày tháng Tư năm 1985, có một chú hỏi cháu: “Tinh Tinh, sao cháu không đi nhà trẻ?”. “Cháu không thích nhà trẻ”. Cháu trả lời rất thẳng thắn, lại hỏi: “Sao vậy?” “Thứ nhất, ở nhà trẻ không có sách; thứ hai, nhà trẻ không có đồ chơi.” Vừa nói, cháu vừa giơ hai tay chỉ lên đầu. Nghe câu trả lời của cháu, ông chú này liên mồm nói: “Rất hay, rất hay, sau này chắc chắn cháu sẽ thành tài”.
Tinh Tinh rất thích âm nhạc, mỗi khi bật nhạc, cháu thường vừa xem lời bài hát, vừa hát theo, đầu lắc lư, rất chăm chú, dường như không bỏ sót một cơ hội nào để đọc chữ…”
GS. Phùng Đức Toàn hiện là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nghiên cứu Giáo dục tương lai Trung Quốc, Phó chủ nhiệm thường vụ Uỷ ban thiếu nhi Hiệp hội Ưu sinh và Giáo dục chất lượng cao Trung Quốc. Với những cống hiến của mình cho ngành giáo dục, tên tuổi của ông đã được lưu danh vào những cuốn sách lớn như Từ điển học giả nổi tiếng đương đại Trung Quốc, Những nhân vật nổi tiếng thế giới.
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
DỊCH THẨN THÍCH HỌC CHỮ
ÔNG NGOẠI DẠY DIÊU NGHIÊU HỌC CHỮ
BÍ QUYẾT GIÚP THIÊN NHẤT SỚM THÔNG MINH
Á HÂM KHÔNG PHỤ CÔNG BÀ
ÔNG KIÊN TRÌ GIÁO DỤC TỐ CHẤT TOÀN DIỆN CHO CÁC CHÁU
TINH TINH SỚM THÍCH ĐỌC SÁCH
NIỀM VUI CỦA ÔNG BÀ VIÊN NGUYÊN
MỘT THÁNG NẰM VIỆN CỦA TRẠCH THANH
THỤY ĐÔNG SỚM ĐỘC LẬP TỪ BÉ
BÍ QUYẾT GIÚP BÉ TIỂU KIỆT THÔNG MINH SỚM
QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA LỮ SIÊU
MẨM NON PHÁT TRIỂN SỚM – ĐIỀN THẦN
TRIỆU TINH TINH SỚM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯ DUY
HÃY ĐỂ TRẺ EM PHÁT TRIỀN TOÀN DIỆN
Lời bạt
Cuốn sách “Phương Án 0 Tuổi: Con Tôi Đã Phát Triển Tài Năng Như Thế Nào?” của GS. Phùng Đức Toàn và Long Khởi Chí là một tác phẩm quý giá dành cho bậc cha mẹ và những người quan tâm đến việc giáo dục trẻ nhỏ. Cuốn sách tập trung vào việc giáo dục sớm cho trẻ từ khi còn ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, khi não bộ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ nhất.
Tác giả không chỉ trình bày những lý thuyết và phương pháp giáo dục mà còn minh họa bằng các trường hợp nghiên cứu điển hình (case study) như Điền Thần, Viên Nguyên, Thiên Nhất, Tinh Tinh… qua đó, giúp người đọc hiểu rõ hơn và dễ dàng áp dụng vào thực tế.
Cuốn sách không chỉ nhấn mạnh vào việc tạo ra một môi trường giáo dục tốt cho trẻ mà còn nhấn mạnh vào tình yêu thương và sự nhẫn nại của bậc cha mẹ. Tác giả cho rằng, việc tận dụng các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách khoa học có thể kích thích não bộ của trẻ phát triển một cách toàn diện, giúp trẻ phát triển khả năng tự nghiên cứu, khát vọng và sẵn sàng đối mặt với thách thức trong tương lai.
Bằng những ví dụ cụ thể và phân tích sâu sắc, cuốn sách giúp người đọc nhận ra rằng, việc đầu tư vào giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ là một điều cực kỳ quan trọng và có thể tạo ra những kết quả tuyệt vời trong tương lai. Đồng thời, cuốn sách cũng chứa đựng thông điệp về sự quan trọng của việc tạo ra một môi trường yêu thương và tràn đầy năng lượng cho trẻ.
Tóm lại, “Phương Án 0 Tuổi: Con Tôi Đã Phát Triển Tài Năng Như Thế Nào?” là một cuốn sách đáng đọc và đáng giữ trong tủ sách của mọi bậc cha mẹ, giúp họ hiểu rõ hơn về việc giáo dục trẻ nhỏ và cung cấp cho họ những phương pháp và kiến thức cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất cho con cái của mình.