Phiên Gác Trăng Tà

Phiên Gác Trăng Tà

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trăng tà là thời điểm người ta ngủ ngon nhất trong ngày, Ở thành phố các quán bar náo nhiệt đã đóng cửa, Vũ trường tắt nhạc. Những chiếc ô tô sang trọng ngủ dưới hàng cây êm đềm. Những người chồng âu yếm vợ. Con trẻ nói mơ. Ngoài cửa sổ mặt trăng chênh chếch dần, và mờ dần. Chính lúc ấy, những người lính đeo quân hàm xanh đang thức căng thẳng nhất. Họ gác, họ phục kích ở một điểm nào đó trong hàng ngàn điểm gác đêm nay trên biên giới rất dài của đất nước dọc bờ biển hàng ngàn cây số. Họ đang đối mặt với cái chết. Kẻ đột nhập bao giờ cũng nhiều mưu mẹo. Chúng đi như cái bóng, giày dép đánh dấu ngược dưới gót. Đi về trước nhìn thành đi về sau. Sơ sẩy một phút là những vùng đất biên cương của Tổ quốc không được bình yên. Người lính biên phòng lúc này giống hệt người lính đặc công thời chiến tranh. Anh đang nin thở ém nhẹm. Bầy vắt hút máu anh no kềnh lăn ra khỏi chân. Con rắn dài hơn cả sải tay có khoanh đỏ là màu hoa chuối xen kẽ khoanh đen trườn lên lưng anh. Sợ quá, nhưng nếu cựa thì sẽ lộ. Anh nín thở theo dõi mục tiêu trong khi mình bị nguy hiểm từng một phần ngàn giây…
Người lính ấy là Trần Uy, là Bá, là Trãi… trong Phiên gác trắng tà. Còn hàng chục người lính quân hàm xanh ở các truyện khác làm nên màu sắc đặc biệt trong tập truyện của Trần Hữu Tòng. Nhà văn cũng hàng chục năm đeo quân hàm xanh. Anh viết về đồng đội không chỉ riêng chuyện gác và phục kích. Như mọi thành viên trong các tập thể khác, người lính biên phòng có bao nhiêu tâm tư. Phía sau họ là cha mẹ, vợ con, người yêu bạn bè. Là những mảng đời sống dễ dàng no đủ khác để họ có lúc nào đẩy thoáng qua chợt so sánh. Tập thể họ sống cũng không đơn giản. Nhiều tính cách trái ngược. Truyện Lấp lánh trên đầu sóng có anh Hoạt người Hàng Đào Hà Nội sống hồn nhiên không giữ gìn được xếp vào hạng “yếu” – Nhưng vào trận Hoạt hành động can đảm bao nhiêu thì Tưởng đã rõ là anh chàng láu cá ích kỷ… Hoặc nhân vật Tần trong Cây kim giao nơi đầu gió – Nhân vật Can trong Vàng vào lửa… đều là người khi vào trận mới bộc lộ hết phẩm chất. Nói như vậy không phải tác giả viết cũ kỹ về người lính. Ý truyện giản dị nhưng tác giả đã thổi cho mỗi truyện một sinh khi mới, làm bật ý tưởng quan trọng: ở thời điểm chiến tranh cũng như ngày hôm nay, người lính vẫn chỉ có một điểm để phấn đấu là phải làm tròn công việc. ..