Phân tích triết học bản chất của tri thức toán học

Phân tích triết học bản chất của tri thức toán học

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã có không ít nhà triết học nổi tiếng cũng chính là nhà toán học như Arixtốt, G.V.Lépníc, R. Đề cáctơ… Điều đó một phần nói lên rằng, giữa triết học và toán học có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
Với đặc thù là những tri thức về các quy luật chung nhất của thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy), triết học đã xây dựng thế giới quan và phương pháp luận làm nền tảng định hướng cho sự phát triển của các ngành khoa học, trong đó có toán học. Còn toán học – nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi – đã góp phần vào sự hình thành, luận chứng, củng cố, hoàn thiện cho các quy luật, nguyên lý, các phạm trù và các khái quát triết học.
Trong sự phát triển đa dạng và phức tạp của thế giới, các lý thuyết toán học không ngừng được bổ sung. Đặc biệt ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của toán học. Tính chất chính xác, nghiêm ngặt và thuần lý của toán học đã đưa nó lên vị trí cao trong cái nhìn của các nhà giáo dục mọi thời đại.
Tuy nhiên, với bản chất là một môn khoa học hết sức trừu tượng, toán học không chỉ là cơ sở cho những quan điểm triết học duy vật biện chứng mà còn là chỗ dựa cho không ít quan điểm duy tâm siêu hình. Bởi vậy, việc đứng trên quan điểm triết học duy vật biện chứng để luận giải bản chất của các tri thức toán học là điều rất cần thiết cho sự vận dụng những tri thức toán học vào thực tiễn cuộc sống cũng như việc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái của chủ nghĩa duy tâm siêu hình.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Phân tích triết học bản chất của tri thức toán học của PGS, TS. Vũ Văn Viên. Cuốn sách đi sâu phân tích sự phát triển về đối tượng và phương pháp của toán học, cũng như quan hệ giữa toán học với hiện thực khách quan; làm rõ hơn về sự phát triển đối tượng cũng như khả năng của toán học khi nghiên cứu những đại lượng ngẫu nhiên; phân tích con đường phát triển nội tại của toán học; vấn đề chân lý của tri thức toán học; các khuynh hướng khác nhau trong lập luận toán học.
Cuốn sách là tài liệu cần thiết và bổ ích, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học, toán học nói chung, cũng như những vấn đề triết học trong toán học nói riêng ở nước ta hiện nay.

Có thể bạn thích sách  Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 10 Tập 2

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc

Tháng 7 năm 2011
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT