Một con phố nhỏ có tên là Màu xanh nhưng lại không xanh, giữa Paris vào những năm 1960. Bị mẹ bỏ rơi từ khi mới ra đời, Moïse, một thiếu niên Do Thái mười một tuổi chật vật xoay xở với cuộc sống thiếu thốn tình yêu bên ông bố khắc nghiệt.
Những vật lộn trong đời đã đưa cậu đến với ông Ibrahim, chủ cửa hàng tạp hóa, một tín đồ Hồi giáo mật tông. Để rồinhững bông hoa trong cuốn kinh Coran của ông Ibrahim nở rộ trong tâm hồn cậu và lan tỏa đến mọi người.
Không chỉ thể hiện một góc nhìn giản dị và hồn hậu về ý nghĩa của tôn giáo, cuốn sách còn chứa đựng nhiều suy ngẫm về tình bạn, về lòng bao dung, về nghị lực sống của con người trước những thử thách của cuộc đời.
“Một câu chuyện giản dị nhưng đầy tính nhân văn […] Ta cười, ta khóc, thật diệu kỳ!”
– Paris-Match
***
Một con phố nhỏ có tên là Màu Xanh nhưng lại không xanh, giữa Paris vào những năm 1960. Bị mẹ bỏ rơi từ khi mới ra đời, Moïse, một thiếu niên Do Thái mười một tuổi chật vật xoay sở với cuộc sống thiếu thốn tình yêu bên ông bố khắc nghiệt.
Những vật lộn trong đời đã đưa cậu đến với ông Ibrahim, chủ của hàng tạp hoá, một tín đồ Hồi giáo mật tông. Để rồi những bông hoa trong cuốn kinh Coran của ông Ibrahim nở rộ trong tâm hồn cậu và lan toả đến mọi người.
Không chỉ thể hiện một góc nhìn giản dị và hồn hậu về ý nghĩa của tôn giáo, cuốn sách còn chứa đựng nhiều suy ngẫm về tình bạn, về lòng bao dung, về nghị lực sống của con người trước những thử thách của cuộc đời.
***
ÉRIC-EMMANUEL SCHMITT sinh năm 1960 tại Lyon (Pháp). Ông viết cuốn sách đầu tiên vào năm 11 tuổi, và vở kịch đầu tiên vào năm 16 tuổi. Ông đã học Đại học Sư phạm phố Ulm, bảo vệ luận án tiến sĩ triết học năm 1986, sau đó làm giảng viên triết học. Éric-Emmanuel Schmitt đã xuất bản hàng chục tác phẩm được đánh giá cao.
Các tác phẩm khác của Éric-Emmanuel Schmitt do Nhã Nam xuất bản:
***
Nên nhìn sự sống và cái chết như thế nào? Yêu thương, sự tôn trọng, thù hận, cô đơn, chủng tộc, màu da, đức tin, trẻ em, người già, xã hội, tệ nạn… người ta đã đang và sẽ nhìn nhận những cảm xúc và thực tại đó như thế nào?
Eric Emmanuel Schmitt chọn đi vào con đường đầy gai góc ấy bằng tâm thức như của một đứa trẻ. Qua mỗi tác phẩm của mình, ông dành tặng độc giả một món quà tư duy, nhẹ nhàng về hình thức mà ý nghĩa lại nặng sâu.
Cuốn sách “Ông Ibrahim và những đóa hoa Coran” của tác giả Eric Emmanuel Schmitt xuất bản tại Pháp vào năm 2001 và được tác giả Nguyễn Đình Thành dịch sang tiếng Việt.
“Mười một tuổi, tôi đập vỡ lợn tiết kiệm và đi chơi gái.
Con lợn của tôi bằng sứ tráng, màu bãi nôn, có một cái rãnh để tiền xu có thể chui vào nhưng không thể ra. Bố tôi đã chọn nó cho tôi, cái ống tiết kiệm một chiều này bởi nó giống với quan niệm sống của ông: tiền không phải để tiêu mà để tiết kiệm”, Eric Emmanuel Schmitt đã bắt đầu cuốn thứ hai trong bộ truyện của mình bằng những câu văn đầy khiêu khích như vậy.
Moise là một cậu bé người Do thái 11 tuổi sống trong một khu phố tồi tàn tại Paris. Người cha là luật sư nhưng không có mấy việc để làm, bỏ bê cậu và thường xuyên hạ thấp cậu khi so sánh với một người anh mà ông bịa ra. Càng ngày cậu càng gần gũi ông Ibrahim – người bán rau quả, đồ ăn cùng phố cậu, một người Hồi giáo mà ai cũng tưởng là Ả rập.
Ibrahim dạy cậu bé những điều tốt đẹp trong kinh Coran, nhưng cũng chỉ cho cậu những mẹo vặt để xoay thêm tiền của bố. Một ngày, bố cậu bé bỏ đi. Moise tự xoay xở và giấu không cho ai biết điều đó. Cảnh sát đến thông báo rằng bố cậu đã tự tử bằng cách đâm vào đường tàu.
Ibrahim nhận cậu bé làm con nuôi. Từ đó, cậu bé người Do thái được ông bố nuôi theo đạo Hồi giải thích những bí ẩn của tôn giáo. Cậu theo chân ông trong chuyến hành hương về Istanbul, đến thăm những nhà thờ lớn của Công giáo, Chính thống giáo và Hồi giáo. Ông già chết đi để lại cho cậu bé cửa hàng mà cậu bé quản lý đến già.
Chỉ với 84 trang sách, Eric Emmanuel Schmitt đã đưa ra những luận điểm lớn về ba tôn giáo. Những khái niệm thế nào là người Do thái, người Ả rập và thế nào là tôn giáo đều được ông Ibrahim giải thích.
Giọng văn tuy nhẹ nhàng nhưng các vấn đề được đề cập lại không hề nhỏ: gia đình tan vỡ, nạn diệt chủng, trẻ em và tình dục, tự tử, kì thị chủng tộc…
Những bài học làm người và sự bác ái: hiểu tất cả tức là tha thứ cho tất cả, muốn học một điều gì đó, người ta không đọc sách mà phải trao đổi với người khác, ta không tin vào sách vở.
Cuốn sách cũng giúp người đọc khám phá một dòng Hồi giáo ít người biết đến. Khác với hai dòng chính thống: Chiite, Sunnite, dòng Soufi nhấn mạnh rằng sự giác ngộ phải đến từ việc tự soi xét mình chứ không phải chỉ viện dẫn kinh Coran là đủ.
Ông Ibrahim cho người ta thấy đạo Hồi không hề là một tôn giáo hung hãn, hiếu chiến. Nếu các tôn giáo đều ứng xử với nhau bằng tình bác ái thì thế kỷ 21 – thế kỷ của chiến tranh tôn giáo theo luận thuyết của Huntington – sẽ chẳng biết đến chiến tranh. Với giá trị nhân văn và giáo dục cao, giọng văn hài hước và tự nhiên như trẻ nhỏ, không ngạc nhiên khi bộ phim cùng tên đã đạt được giải thưởng cao nhất của điện ảnh Pháp – giải César cho diễn viên đóng vai Ibrahim năm 2003. Năm 2004, cuốn truyện được in bản đặc biệt dành cho học sinh trung học tại Pháp.
PV Review
Mời các bạn đón đọc Ông Ibrahim Và Những Đóa Hoa Coran của tác giả Éric – Emmanuel Schmitt.