O Xưa

O Xưa

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Tuyển tập truyện ngắn O Xưa, tác phẩm thứ bảy của Nhã Ca in tại hải ngoại, được ra mắt độc giả tối hôm ấy là một trong những tiết mục chính của chương trình thơ nhạc sau bữa ăn tối.

Viết về những điều đang xảy ra trước mắt, khi mọi việc vẫn còn làm mình xúc động là một chuyện, nhưng viết về những gì mình phải nhớ lại từ một khung cảnh đã thay đổi hay từ nơi xa lại là một điều khác.

Tôi hỏi Nhã Ca về điều này và được bà trả lời:

“Sống và viết là con đường tôi đã lựa chọn từ thời mới lớn. Thời trước năm 1975, công việc của tôi là viết văn. Tôi viết đều đặn mỗi ngày, coi đó là công việc chính. Dĩ nhiên tôi con phải nuôi con và việc gia đình.”

Nhã Ca cho biết việc viết trước và sau 1975 khác nhau nhiều:

“Khác nhiều lắm. Trước năm 75, tôi viết nhiều sách, làm nhiều thơ, có khi làm báo nữa. Sau năm 75, bản thân tôi và chồng bị bỏ tù, mất nhà cửa, xe cộ, tài sản, con cái bị đuổi học vì tội chúng tôi làm báo, viết văn. Viết sao được. Khi ra khỏi tù, bị quản thúc, theo dõi, tôi đã không viết gì. Chỗ ở của tôi luôn bị khám xét, một tờ giấy có viết chữ, dù là giấy gói xôi cũng bị lấy đi.”

“Nhưng tôi vẫn giữ trong lòng và khi ra hải ngoại, tôi đã viết.”

Có thể bạn thích sách  Đảo Hoang

Điều gì âm ỉ mãi trong lòng thì sẽ có lúc tuôn tràn ra.

Tập truyện O Xưa chắc hẳn là tổng kết của những giây phút tuôn tràn ấy. Được hỏi câu chuyện bà thích nhất trong tuyển truyện O Xưa là gì, Nhã Ca trả lời gỏn lọn: ‘O Xưa’

O Xưa, nhân vật chính trong truyện cuối cùng của tuyển tập 13 truyện ngắn, là một người đàn bà luôn chỉ mặc “chiếc áo tứ thân màu nâu phai lạt và sờn rách, tóc vấn khăn xô lệch” không nhà cửa, sống một mình, nửa tỉnh nửa điên, nhưng cả lúc tỉnh cũng mơ về một cuộc tình thắm thiết với một nhân vật không có thật được O Xưa gọi là ‘chàng Ba’, và những đứa con, cũng không có thật, mà nhân vật mơ là mình đã có với người tình không thật.

Tình tiết của chuyện khiến người đọc xót xa cho thân phận người đàn bà bất hạnh, và không khỏi thầm hỏi điều gì đã khiến O Xưa trở thành điên khùng như vậy.
Và trong đoạn cuối, Nhã Ca cho chúng ta câu trả lời:

“Với tôi, O Xưa là một hình ảnh khó quên trong tuổi mới lớn. O Xưa còn nhắc nhở tôi một giai đoạn lịch sử kinh hoàng. Đó là những năm trước, thời kháng chiến mùa Thu của Việt Minh. Nhiều buổi sáng, mấy đứa trong xóm rủ nhau đi học, ra khỏi con hẻm đầu dốc, chúng tôi gặp nhiều xác chết. Đó là lúc thường nghe tiếng đàn bà rú lên, gào khóc. Có xác bị mất tứ chi, có xác bị cắt đầu, hoặc cái đầu máu me đặt trong chiếc nón rách ghim một bản án của Việt Minh. Không theo Việt Minh là Việt gian, giết đến bao giờ cho hết. Như người bạn nhỏ của tôi, một buổi sáng dậy, xách cặp đi học, thấy cha bị giết, xác và bản án đặt trước ngõ nhà…

Có thể bạn thích sách  Chinh phụ ngâm khúc & Hai bản dịch nôm

Con nít không dám ra đường sáng sớm, những lúc xác người chưa được dọn đi. Nhưng O Xưa ra đường sớm lắm. Vẫn bế bọc vải trên tay, O đi đến bên xác chết. Có người chết nào, hay đầu lâu nào chưa chịu nhắm mắt, O Xưa vuốt mắt cho họ và thủ thỉ:

“Đừng buồn. Đừng sợ. Để tui nhờ chàng Ba chỉ đường tránh cửa ngục…”

Thuận An năm Ất Dậu, một câu chuyện khác trong tuyển tập O Xưa, lấy bối cảnh từ năm 1945, khi quân Nhật đang chiếm đóng Việt Nam, khiến tôi chú ý, vì từ tấm bé đã được nghe mẹ kể lại những cái ác của người Nhật, ngoài việc gây ra nạn đói làm chết hàng triệu người Việt vì đã bắt nông dân nhổ lúa trồng đay để giải quyết nạn khan hiếm vải.

Một lần nữa, tác phẩm của Nhã Ca, qua cách miêu tả cuộc sống đời thường và đối thoại của các nhân vật, luôn ghi lại lịch sử thăng trầm của đất nước.