Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI là một trong những cuốn sách đột phá về các giả định trong quản lý của Peter F. Drucker. Cuốn sách đề cập một cách thẳng thắn, logic và sâu sắc tới các vấn đề quản lý vượt qua tầm nhìn của hiện tại, đưa ra những đề tài nóng bỏng của ngày mai. Cuốn sách không hẳn đưa ra các giải pháp cho tương lai mà tập trung đưa ra các vấn đề thực tế và đặt ra những câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề đó.
“Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI – Là ý tưởng mới, mang tính cách mạng và có tầm nhìn về các vấn đề quản lý trọng tâm trong tương lai. Peter F. Drucker thể hiện là một nhà tư tưởng quản lý quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta” (Warren Bennis).
Một cách tổng quát, Peter F. Drucker đã trông vào những vấn đề của thế kỷ XX nhằm xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề của thế kỷ XXI. Drucker chỉ ra rằng, những doanh nghiệp đã và đang làm việc trong những thách thức của ngày hôm nay sẽ trở thành người tiên phong và nắm giữ nền kinh tế của ngày mai.
5 hiện tượng nổi bật trên thế giới được Peter F. Drucker đưa vào như một yếu tố làm ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược trong tương lai.
Với cách tiếp cận xây dựng chiến lược mới và khá bất ngờ, Peter F. Drucker cho rằng: “Mọi chiến lược, tức là sự giao phó các nguồn lực của ngày hôm nay cho sự kỳ vọng trong tương lai, cần phải xuất phát từ yếu tố dân số học…” Theo ông, “trong vòng 20 hoặc 30 năm tới đây dân số học sẽ là vấn đề chính trị bao trùm tất cả các nước phát triển. Và điều không tránh khỏi là nó sẽ trở thành vấn đề bất ổn lớn về chính trị”. Các đảng phái chính trị sẽ phải liên kết với nhau để đối phó với vấn đề dân số học.
Với ông, tương lai không còn là cuộc cách mạng về công nghệ (T) mà là cuộc cách mạng của thông tin (I) thông qua việc hình thành các “khái niệm mới”. Sự bất mãn của các nhà quản lý cấp cao đối với dữ liệu mà công nghệ thông tin đem lại đã kích hoạt một cuộc cách mạng thông tin mới tiếp theo.
Một thách thức nữa là đội ngũ lao động trí thức, việc thoả mãn lao động trí thức không dừng lại ở tiền lương mà là những thách thức và môi trường làm việc. Họ làm chủ “phương tiện sản xuất” của mình – đó là tri thức. Do đó, họ rất cơ động có thể ra đi tuỳ ý. Bởi vậy họ cần phải được quản lý như những người tình nguyện. Ở đây tác giả đặt ra một câu hỏi “sự nổi lên của lao động trí thức và năng suất lao động tri thức có ý nghĩa gì đối với quyền điều khiển doanh nghiệp? Nó có ý nghĩa gì với tương lai và cấu trúc của hệ thống kinh tế?”
Sự xuất hiện người lao động trí thức, người có thể và cần phải quản lý bản thân mình đang làm chuyển đổi mọi xã hội.
“Các ý tưởng của Peter F. Drucker chứng minh sự xuất chúng của ông trong lĩnh vực quản lý. Không thể có những thấu hiểu về con người như vậy nếu không có quá trình tìm hiểu và học tập say mê” (Fortune Magazine). Không ai khác mà chính là Drucker đã đưa ra một khái niệm rất mới: “nửa cuộc đời còn lại”. Theo phân tích của ông, lần đầu tiên trong lịch sử loài người các cá nhân có thể sống lâu hơn các tổ chức nơi họ làm việc. Điều này sẽ đẫn đến một thách thức hoàn toàn mới mẻ: Bạn sẽ làm gì trong nửa cuộc đời còn lại của mình?
Trong cuốn sách này, tác giả cố tình chỉ giới hạn trong phạm vi “những thách thức của quản lý”. Nhưng ông cũng không hề bỏ qua quản lý cá nhân, tức người lao động trí thức. Những sự thay đổi nêu ra trong cuốn sách không những vượt xa phạm vi lĩnh vực quản lý, phạm vi cá nhân và nghề nghiệp của cá nhân mà đã đề cập đến một vấn đề nóng bỏng đó là:
Với 6 chương sách tác giả đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ vào xã hội tương lai, đồng thời đưa ra được một loạt các khái niệm mới với tầm quan trọng không thể chối cãi của nó.
Tạp chí Business Week đánh giá Peter F. Drucker là một nhà lý luận sắc bén về thực hành quản lý và quản lý kinh tế xã hội. Vì lẽ đó, độc giả sẽ thấy rằng, cuốn sách này không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin và những phân tích khoa học, mà quan trọng hơn, nó còn kêu gọi hành động.
Trong dòng chảy của thời đại, hiếm có ai dám đánh giá thấp những giá trị mà công nghệ thông tin mang lại cho cuộc sống. Nhưng một cuốn sách của một người được coi là bậc thầy của tư tưởng quản lý hiện đại, ngang hàng với những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới trước đó về quản lý như Taylor, Henry Fayol, Mc. Gregor, hay William Ouchi… lại chứng minh một điều ngược lại: chỉ ra sự thất bại của công nghệ thông tin!
Theo ông, giá trị gia tăng của thông tin không phải là công nghệ mà là những thông tin hữu ích trong kinh doanh, bao gồm cả những quyết định kinh doanh đúng đắn. Và đây chính là một trong nhiều điều thú vị bất ngờ mà Peter F. Drucker mang lại cho chúng ta trong cuốn sách cuối cùng của cuộc đời viết sách “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI”.
Peter F. Drucker sinh ra tại Vienna (Áo) tháng 11/1909. Sau khi nhận bằng tiến sĩ luật quốc tế tại đại học Frankfurt Đức, ông nghiên cứu kinh tế học và làm báo tại Luân Đôn trước khi di cư sang Mỹ vào năm 1937.
Là một nhà viết sách, nhà tư vấn quản lý và giáo sư đại học, Peter F. Drucker đã viết 35 cuốn sách với 15 cuốn về quản lý, 16 cuốn về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, 2 cuốn tiểu thuyết và 1 cuốn tự truyện.
Xuyên suốt sự nghiệp của mình, ông đã tư vấn cho rất nhiều các tổ chức, tập đoàn lớn nhất thế giới trong quá trình quản lý doanh nghiệp cũng như tham gia tư vấn quản lý các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia và được các chuyên gia kinh tế ghi nhận như cha đẻ của học thuyết nghiên cứu về quản lý.
Tác phẩm:
Mời các bạn đón đọc Những Thách Thức Của Quản Lý Trong Thế Kỷ 21 của tác giả Peter F. Drucker.