Nói đến lịch sử, người ta thường nghĩ đến những tai ương nối tiếp nhau, hết cuộc chiến tranh này đến cuộc xung đột khác, hết cuộc xâm lược này đến cuộc chinh phục khác – đến mức dường như lịch sử chỉ toàn là những câu chuyện kể thành những chuỗi dài về nỗi đau của nhân loại. Thường thì sự mô tả này khá đầy đủ. Nhưng lịch sử còn có những điều cao đẹp khác, những điều khổ đau và cao đẹp đó được xem như là một quy luật bù trừ của Thượng Đế dành cho nhân loại. Trong loạt chuyện này, Các Điểm Nối Của Lịch Sử, tôi muốn kể câu chuyện về thế giới phương Tây là những người ban tặng một món quà vĩ đại, những người đã giao phó cho chúng ta nắm giữ một trong những kho tàng đặc biệt nhất tạo thành di sản của phương Tây. Đây còn là câu chuyện về sự tiến hóa của tri giác ở phương Tây, chuyện chúng ta đã trở thành người như ngày nay thế nào và vì sao chúng ta nghĩ và cảm nhận theo cách đó. Và cuối cùng, đây còn là câu chuyện kể về những thời khắc trọng yếu khi mọi việc đang đứng bên bờ vực thẳm, khi dòng thác khổng lồ trở thành lịch sử phương Tây sau này đang trong giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và có thể đã bị phân chia thành hàng trăm nhánh một cách vô ích, đóng băng hay cùng bốc hơi hết. Nhưng chính những người ban tặng món quà vĩ đại, đã có mặt đúng thời điểm khủng hoảng, tạo ra những chuyển tiếp, biến đổi và thậm chí biến hình, giúp chúng ta có được một thế giới, đa dạng và phức tạp hơn, đáng sợ và thú vị hơn, tốt đẹp và mạnh mẽ hơn cả cái thế giới họ đã từng thấy. Thomas Cahill *** LỜI GIỚI THIỆU Người Do Thái – khởi nguồn những giá trị của cuộc sống Người Do Thái khởi nguồn toàn bộ cuộc sống nói chung. Dùng từ “cuộc sống nói chung” ở đây ý tôi muốn nói đến tất cả những gì trong cuộc sống mà chúng ta quan tâm, những giá trị cơ bản làm cho tất cả chúng ta – những người Do Thái và những người không phải là Do Thái, kể cả những người hữu thần và những người vô thần – hành động theo cách chúng ta đã ứng xử. Nếu không có người Do Thái, chúng ta sẽ nhìn thế giới bằng đôi mắt khác và lắng nghe thế giới bằng đôi tai khác, thậm chí cảm nhận thế giới bằng những cảm giác khác. Và không chỉ bộ máy cảm giác của chúng ta – qua đó mọi người có những cảm nhận về thế giới – sẽ khác, đó là điều chúng ta sẽ suy nghĩ bằng trí óc, phân tích sự trải nghiệm, rút ra những kết luận khác nhau từ những gì xảy ra và việc thiết lập một tiến trình cho cuộc sống của chúng ta cũng sẽ khác đi. Dùng từ “Chúng ta”, ý tôi là từ “chúng ta” thông dụng trong các tài liệu cuối thế kỷ thứ XIX: Con người trong xã hội phương Tây có trí năng đặc biệt và thiết yếu đã tác động đến mọi nền văn hóa trên trái đất, vì thế toàn bộ nhân loại giờ đây dù muốn hay không cũng bị nhiễm từ “chúng ta”. Dù tốt hay xấu, vai trò của phương Tây trong lịch sử nhân loại là rất phi thường. Chính điều này cho thấy vai trò của người Do Thái, những người sáng tạo ra nền văn hóa phương Tây, cũng rất phi thường: đơn giản là không có một ai khác biệt như họ, nhưng những gì họ có lại là một thiên hướng đặc biệt. Thực vậy, như chúng ta sẽ thấy, ngay quan điểm về thiên hướng, về số phận cá nhân cũng là quan điểm của người Do Thái. Lịch sử của chúng ta đầy những con người đã cự tuyệt, không xem xét những gì người Do Thái thực sự đã và đang làm nên – vì sự mù quáng tinh thần, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tính bài ngoại… – mà những người này đã không trao cho bộ lạc có số phận đơn lẻ, những người khố rách áo ôm, chủng tộc du mục là tổ tiên của thế giới phương Tây, cái mà họ có quyền được hưởng. Thực vậy, vào cuối thời kỳ đẫm máu nhất của nhiều thế kỷ này, chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn lại những cảnh ghê rợn không thể tưởng tượng được do những kẻ đã làm bất cứ việc gì nhưng kiên quyết không bao giờ trao cho người Do Thái cái mà họ có quyền được hưởng gây ra. Nhưng có lẽ các bạn phải loại ra khỏi đầu không chỉ những cảnh ghê rợn của lịch sử – Cận đại, Trung đại và Cổ đại – mà ngay cả những khái niệm về phạm trù lịch sử; đặc biệt là tất cả những tiền giả định mà thế giới đã dựa theo đó – Toàn bộ công trình rắc rối của những quan điểm và hành động là gia sản tinh thần và trí tuệ của chúng ta. Chúng ta phải tự liên tưởng loài người đã sông và vận động trên hành tinh này như thế nào trước khi Kinh thánh được viết, được nói hay thậm chí trước khi ý niệm được hình thành. Thật là một hiện tượng kỳ quái, những sự đột biến của loài người đầu tiên chắc là đã xuất hiện ở trên trái đất. Cũng giống như tổ tiên xa xưa, họ có chân tay dài lều khều và cơ bắp không mấy ấn tượng, không có lông hay móng vuốt, sống phụ thuộc vào sự che chở của cây cối hay các hang động, Với miệng nhỏ và hàm răng phát triển chưa đầy đủ, đầu to không tự nhiên (giống như đầu của những đứa bé sơ sinh thời tiền sử, họ buộc phải vận dụng trí khôn của mình để đi tìm thức ăn và tự bảo vệ trước các thú dữ để sinh tồn. Thời kỳ non trẻ của họ vẫn không tự lực được trong một thời gian dài, tiến hóa từ tuổi thơ như những loài động vật có vú khác, cần đến sự bao bọc chở che của cha mẹ trong một thời gian dài. Nếu không có sự hoạch định và đắn đo suy tính trước, không có sự phát triển của những chiến lược phức tạp trong thực tế, thì những sinh vật đột biến này không thể có một chút hy vọng sống sót nào cả. Nhưng nếu chúng ta sử dụng những điều mà những lời gợi ý còn lại trong “hồ sơ” thời tiền sử (prehistoryvà thời thự sử (protohistory, thì chúng ta cần phải đi đến một kết luận không mong đợi rằng những phát minh và khám phá của họ được tạo ra nhờ sự trợ giúp của sự sống sót và thịnh vượng – những dụng cụ và lửa, sau đó nông nghiệp và gia súc, rồi đến sự tưới tiêu và xe kéo – họ không cho là những sự đổi mới. Đây là những món quà từ bên ngoài thế giới, thuộc cõi vĩnh hằng ban tặng. Mọi bằng chứng hướng về đó là, theo quan điểm tôn giáo cổ đại, sự tưởng tượng về vũ trụ hoàn toàn theo chu kỳ. Những giả định mà con người cổ đại đưa ra về thế giới là, trong tất cả những điều cốt yếu của họ, hơi khác với những giả định mà những xã hội khác như Hy Lạp và Ấn Độ sau này đã đưa ra theo cách phức tạp hơn. Như Henri-Charles Puech nói về quan điểm của người Hy Lạp trong tác phẩm Con người và Thời gian. “Không có sự kiện nào là độc đáo cả, không có cái gì được thông qua ngoại trừ một khi…; mọi sự kiện đã, đang và sẽ được thông qua vĩnh viễn; những cá nhân tương tự đã, đang và sẽ xuất hiện ở mọi chu kỳ”. Người Do Thái là những người đầu tiên phá bỏ chu kỳ này và tìm ra cách tư duy và trải nghiệm mới, cách hiểu và cách cảm nhận mới về thế giới. Chính vì vậy, có thể cho rằng những quan điểm của người Do Thái là tư tưởng hoàn toàn mới trong lịch sử nhân loại. Và thế giới quan của người Do Thái đã trở thành một bộ phận quan trọng trong thế giới quan của mỗi chúng ta, đã ngấm sâu vào máu thịt của chúng ta. Kinh thánh là tư liệu nổi bật nhất về kinh nghiệm tôn giáo của người Do Thái, một kinh nghiệm không phai nhạt; thậm chí gây ra căm phẫn khi người đọc nhận thấy nội dung chống lại những chuyện hoang đường trong những tác phẩm văn học cổ đại khác. Thuật ngữ Kinh thánh có nguồn gốc từ dạng thức số nhiều của từ “biblia”, nghĩa là “những quyển sách”. Và mặc dù Kinh thánh được xem là một tác phẩm viết về xã hội Tây phương – nguồn tư liệu nền tảng – Kinh thánh chính xác là một bộ sưu tập những tác phẩm, một thư viện đa dạng được viết hầu như hoàn toàn bằng tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổtrong suốt một quá trình hàng nghìn năm. Chúng ta có ít bằng chứng đề cập đến sự phát triển của tiếng Hebrew cổ, một trong những căn cứ về tiếng nói thuộc hệ ngôn ngữ Semitic phát triển ở Trung Đông trong suốt thời kỳ đầu vào một thời điểm nào đó trước thềm thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên – trước đó bao lâu chúng ta không rõ. Một số trong những ngôn ngữ này, như tiếng Akkadia, hình thành sự biểu đạt văn chương khá sớm, nhưng không có tư liệu tin cậy nào được viết bằng tiếng Hebrew trước thế kỷ thứ X (TCN. Đó là những người Israel vẫn sử dụng khi tái định cư ở vùng Canaan sau khi trốn chạy khỏi Ai Cập dưới sự dẫn dắt của Moses, một nhân vật vĩ đại nhất trong số những nhân vật chủ chốt của Do Thái nguyên thủy. Điều này nghĩa là những câu chuyện được gán về lịch sử của một vài tác phẩm Kinh thánh đầu tiên được lưu giữ trước tiên không thuộc dạng văn bản mà là truyền miệng. Vì thế, từ cuộc đi lang thang của Abraham ở Canaan cho đến khi thoát khỏi Ai Cập dưới sự dẫn dắt của Moses đến sự tái định cư của người Do Thái ở Canaan do Joshua cai trị, những gì chúng ta đang đọc là những chuyện kể truyền miệng, được sưu tập và hiệu đính lần đầu (không phải lần cuốivào thế kỷ thứ X, trong suốt và sau sự cai trị của chế độ vương quyền David. Những bộ sưu tập những bản văn đầy đủ tạo nên Kinh thánh (trừ kinh Tân Ước của người Hy Lạp không được thêm vào cho đến thế kỷ I SCNvới nội dung không giống như Kinh thánh hiện nay cho đến sau Tình trạng giam cầm của người Do Thái ở Babylon – đó là, mãi cho đến một lúc nào đó sau năm 538. TCN, những tác phẩm cuối cùng được đưa vào bộ kinh Cựu Ước hầu như thuộc về thế kỷ thứ III hoặc thứ II TCN, những tác phẩm này gồm Esther và Ecclesiastes (thế kỷ thứ IIIvà Daniel (thế kỷ thứ II. Một số kinh ngụy tác như Judith và The Wisdom of Solomon đều ở vào cuối thế kỷ thứ nhất. Ngày nay đối với hầu hết độc giả, Kinh thánh là một mớ hỗn độn; và những người nhận nhiệm vụ dễ nản chí khi đọc Kinh thánh từ đầu đến cuối hiếm khi duy trì sự quyết tâm của họ qua một hoặc hai tác phẩm. Mặc dù Kinh thánh có đầy đủ hai chủ đề lớn của văn chương, tình yêu và cái chết (cũng như sự biếm họa thú vị về tình dục và bạo lực, cũng đầy rẫy những sắc lệnh chán ngắt theo lễ nghi và những trận đánh liên miên vô tận. Hơn tất cả, vì Kinh thánh là sản phẩm của quá nhiều bàn tay khác nhau qua nhiều thời kỳ, nên đầy rẫy những sự hỗn độn đối với độc giả ngày nay, những người nỗ lực giải mã những gì xoay quanh Kinh thánh. Nhưng để hiểu được chính mình – và tính đồng nhất mà chúng ta đang có thì lại quá dễ đến nỗi hầu hết “những con người hiện đại” không thể đưa ra bất kỳ một ý kiến nào đối với các nguồn gốc của những quan điểm mà chúng ta buộc phải đi đến nhận thức như đó là lẽ tự nhiên và quá hiển nhiên nữa – chúng ta phải quay trở lại tư liệu vĩ đại này, nền tảng của nền văn minh phương Tây. Mục đích của tôi là không viết lời giới thiệu về Kinh thánh, lại càng không đối với Do Thái giáo, mà để khám phá trong nền văn hóa độc đáo thể hiện trong từng từ từng chữ của Kinh thánh một số sợi dây cốt yếu thể hiện xuyên suốt trong bộ Kinh thánh, từ đó làm rõ mạch tri giác nằm dưới toàn bộ cấu trúc và xác định những nguồn vẫn đang tồn tại của di sản phương Tây dành cho những độc giả đương thời, dưới bất kỳ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng nào. Để hiểu đúng giá trị của Kinh thánh, chúng ta không thể bắt đầu bằng Kinh thánh. Tất cả các định nghĩa phải giới hạn hoặc thiết lập ranh giới, phải trình bày điều gì cần phải được định nghĩa hay không. Vì thế chúng ta bắt đầu từ thời kỳ tiền Kinh thánh, tiền Do Thái, tiền Abraham – khi thực tại dường như trở thành một vòng tròn to lớn, khép kín và có thể dự báo được những chu kỳ của nó. Chúng ta quay trở lại thế giới của Vòng sinh tử.