Tác phẩm của nhà văn người Australia Colleen McCulough có tên The Thorn Birds, xuất hiện năm 1977. Tại Việt Nam, tác phẩm được dịch và phát hành với nhiều phiên bản. Nhiều độc giả ngày nay quen với tiểu thuyết bằng cái tên Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Nhưng mới đây, Nhà xuất bản Trẻ cho tái bản tác phẩm với tên Những con chim ẩn mình chờ chết. Ấn bản này từng được Nhà xuất bản Trẻ phát hành lần đầu năm 1988. Tác phẩm được dịch giả Trung Dũng (bút danh của nhà báo Lý Quí Chungchuyển ngữ từ bản tiếng Pháp có tên Les oiseaux se cachent pour mourir. Theo nhà báo Trần Trọng Thức – người biên tập ấn bản lần đầu cuốn Những con chim ẩn mình chờ chết – tên của tác phẩm dịch sát theo bản tiếng Pháp. Người Pháp có cách ví von lãng mạn, vì thế tên tiếng Pháp phù hợp nội dung tác phẩm. Còn Tiếng chim hót trong bụi mận gai là dịch sát tên theo bản tiếng Nga. Bản dịch năm 1988 được đánh giá là một ấn bản tiếng Việt cô đọng, chuyển tải giá trị văn chương, nguồn cảm hứng lãng mạn và đầy màu sắc, cùng nghệ thuật miêu tả tài hoa. Trong lần tái bản này, tác phẩm giữ tên Những con chim ẩn mình chờ chết, nhưng được biên tập theo sát nguyên tác tiếng Anh. Sách được phát hành trong tháng 3.*** Thiên tiểu thuyết có sức ảnh hưởng sâu rộng của Colleen McCullough về những giấc mơ, những trăn trở, những đam mê thầm kín, và mối tình bị ngăn cấm ở nước Úc xa xôi đã mê hoặc độc giả khắp thế giới. Đây là biên niên sử ba thế hệ dòng họ Cleary, những người chăn nuôi gia súc từ một vùng đất khắc nghiệt nhưng xinh đẹp trong lúc đấu tranh với nghịch cảnh, sự yếu đuối, và những bí mật len lỏi trong gia đình. Quan trọng hơn hết, đây là câu chuyện về cô con gái duy nhất Meggie và mối quan hệ theo suốt cuộc đời giữa cô với linh mục Ralph de Bricassart – một sự hòa hợp của hai trái tim và hai tâm hồn vượt qua những giới hạn bất khả xâm phạm của đạo đức và giáo điều. Một câu chuyện tình chua xót, một sử thi mạnh mẽ về nỗ lực và hy sinh, một sự ngợi ca cá nhân và tinh thần con người, tuyệt tác của Colleen McCullough là một áng văn bất hủ – một cuốn tiểu thuyết mang tính bước ngoặt để được yêu mến và đọc đi đọc lại hết lần này đến lần khác. *** Ngày 8 tháng 12 năm 1915, Meggie Cleary bước vào năm thứ tư của tuổi đời. Dọn dẹp xong buổi ăn sáng, không nói một lời và hơi đột ngột, mẹ của Meggie đặt lên hai tay cô một cái hộp gói trong giấy màu hạt dẻ rồi bảo cô bé ra ngoài sân. Nghe lời mẹ, Meggie ra ngồi ngay trước cửa nhà, sau bụi cây đậu chổi, rồi vội vàng mở chiếc hộp. Mấy ngón tay cô bé vụng về, hơn nữa, giấy gói rất dày. Nhưng ngay lúc đó, một mùi thơm thoang thoảng làm Meggie nghĩ đến cửa hàng bách hóa Wahinẹ Cô bé đoán ngay rằng, dù bên trong chứa đựng thứ gì đi nữa, chắc chắn món quà ấy cũng được mua từ cửa hàng bách hóa chứ không phải do ở nhà làm hay do ai đó đã chọ Mở hết lớp giấy bên ngoài, Meggie nhận ra một cái gì đó thật mịn và óng ánh ở góc hộp – Cô bé xé toạc ra. – Agnès! Ồ Agnès! – cô bé thì thầm một cách âu yếm, mắt sáng lên khi nhìn thấy một con búp bê nằm êm ái trong mớ giấy vụn. Đúng là một phép mầu. Một phép mầu thật. Từ trước đến nay Meggie mới đến cửa hàng Wahine chỉ một lần thôi, hồi tháng 5 vừa rồi, cô bé được cha mẹ thưởng vì đã tỏ ra rất ngoan. Lần đó trên chiếc xe bò có mui, cô bé phải hết sức cố gắng mới ngồi yên được bên cạnh mẹ. Vui quá, Meggie không kịp nhìn thấy gì và cũng không nhớ gì cả, ngoài Agnès, con búp bê tuyệt đẹp mắc chiếc váy xòe rộng bằng xa tanh hồng kết ren chung quanh, được đặt trên quầy của cửa hàng bách hóa. Ngay lúc ấy, Meggie kín đáo đặt tên Agnès cho con búp bê xinh đẹp, cái tên khá lịch sự mà cô bé biết. Vậy mà nhiều tháng sau, lòng thèm muốn ấy của Meggie cũng chỉ là mơ ước. Meggie chưa bao giờ có búp bê và không hề tưởng tượng rằng một bé gái như mình ngày nào đó sẽ có một con búp bệ Lâu nay cô bé thường vui thích với những thứ đồ chơi mà các anh trai của cô vứt bỏ, chẳng hạn như những cái còi, cái ná bắn thun và những hình lính xù xì. Làm sao cô dám mơ ước được chơi với Angès. Tay vuốt nhẹ lên chiếc áo của búp bê, chiếc áo đẹp nhất trong số những áo mà cô béthấy phụ nữ thường mặc, Meggie bế nhẹ Angès lên. Tay và chân của búp bê đều cử động được, cổ và thân mình cũng thế. Màu tóc vàng óng ánh có điểm những hạt trai, khuôn mặt làm bằng sứ được vẽ rất khéo và đẹp. Mắt búp bê màu xanh, sinh động đến kinh ngạc. Đôi mắt ấy sáng lên qua hai hàng mi cong vút. Khi đặt Angès nằm xuống, Meggie khám phá ra rằng búp bê còn biết nhắm mắt lại. Phía trên gò má cao màu hồng có một nốt ruồi. Hai môi hơi hé ra cho thấy những chiếc răng màu trắng thật nhỏ. Meggie đặt búp bê trên đầu gối, tìm một chỗ ngồi êm ái rồi nhìn ngắm một cách say mệ Trong khi Meggie vẫn ngồi như thế thì sau bụi cây đậu chổi, Jack và Hughie đang chơi đùa bên cạnh đám cỏ mọc cao sát hàng rào. Cả hai nhìn thấy mái tóc màu hung đặc biệt của Meggie, màu tóc đúng là của dòng họ Cleary, ngoại trừ Frank là có tóc màu khác. Jack vừa thúc cùi chỏ vào anh mình vừa liến thoắng chỉ Meggiẹ Cả hai đang chơi trò quân lính truy lùng một thổ dân Maori phản bội. Meggie không để ý đến hai anh và vẫn đắm nhìn Agnès thân yêu, miệng huýt gió nho nhỏ những âm thanh quen thuộc. – Meggie, mày đang cầm gì đó… Jack vừa la to vừa nhào tới – Đưa tao xem. – Ừ, đưa xem. Hughie nói thêm vào, vừa cười khúc khích vừa tìm cách chặn Meggie không cho chạy thoát. Cô bé ôm chặc búp bê vào ngực và lắc đầu. – Không, búp bê của em. Món quà sinh nhật của em. – Cứ đưa bọn tao xem. Bọn tao chỉ muốn xem qua thôi. Trong niềm vui và hãnh diện vừa được mẹ tặng quà, cô bé đưa búp bê ra khoe: – Các anh xem này, nó đẹp quá. Nó tên Agnès đó. – Agnès… Agnès… Giọng Jack chế diễu. Tên gì mà tồi thế. Tại sao không gọi nó là Margaret hay Bettỷ – Không thể gọi khác hơn vì nó là Agnès! Hughie nhìn cánh tay con búp bê cử động, cậu ta huýt gió và nói: – Jack nhìn xem, tay nó cử động được đấy… Mời các bạn đón đọc Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết của tác giả Colleen McCullough.
Nguồn: https://thuviensach.vn