Cinque Terre

Nhảy Việc Hay Thay Đổi Chính Mình

Tác giả :
Thể Loại : Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
PDF Đọc Online


                   

Nếu bạn muốn một công việc tốt hơn, hãy bắt đầu với thái độ tốt hơn. Nếu bạn muốn một công việc mới, hãy bắt đầu với thái độ mới. Nếu bạn muốn theo đuổi ước mơ, hãy bắt đầu với “thái độ trong mơ” – có vẻ khá ngớ ngẩn khi bạn gõ từ ấy ra. Thái độ ảnh hưởng đến mọi thứ. Hãy bắt đầu từ đó. Đó chỉ là một trong rất nhiều lời khuyên chân thành của Jon Acuff trong cuốn sách này. Là người từng trải qua nhiều lần nhảy việc vì những lý do chủ động lẫn bị động, với tinh thần tích cực và cả tiêu cực, tác giả sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nhảy việc. Nhảy việc đơn giản là Làm lại từ đầu, với một tinh thần và một nhận thức mới. 70% người Mỹ tham gia vào cuộc khảo sát Gallup nói rằng họ ghét công việc đang làm hoặc cảm thấy thiếu gắn bó với công việc. Như một văn hóa, chúng ta tự lừa dối chính mình rằng làm việc là phải thật khổ sở. Chúng ta chỉ mong chờ cuối tuần bởi những ngày trong tuần là lúc những giấc mơ chết lặng. Hiếm có ai chưa một lần nhảy việc trong toàn bộ sự nghiệp của mình. Tác giả cuốn sách sẽ giúp bạn “bắt bệnh” bốn kiểu chuyển đổi công việc, nhưng dù thuộc kiểu nào, bạn đều cần xây dựng một Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp để có thể Làm lại từ đầu một cách thông minh và hiệu quả. Jon đã đúc kết nên công thức để xây dựng tài khoản này: Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp = (Mối quan hệ + Kỹ năng + Phẩm chấtx Nhiệt huyết Bốn yếu tố này không hề mới, cái mới là cách mà chúng ta kết hợp chúng. Nếu thiếu đi một trong bốn yếu tố này, bạn sẽ khó lòng đạt được hiệu quả tối ưu trong sự nghiệp. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn nhận ra rằng Làm lại sự nghiệp sẽ không hề khó. Trân trọng giới thiệu tới độc giả!Hà Nội, tháng 8 năm 2017 CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA *** Nếu là bưu tá, bạn không nên xin dùng nhờ nhà vệ sinh của người khác. Nhìn lại những gì đã qua, có lẽ tôi không cần học bài học đó bằng kinh nghiệm bản thân. Thế nhưng tôi vẫn đứng đó, ở bậc cửa với đống thư từ phải phát ngày hôm nay cùng một lời đề nghị kỳ cục. Là một cây viết sáng tạo, nhưng tôi lại là một bưu tá rất tồi. Tôi sống bừa bộn, vụng về và còn hay làm hạt tiêu dây vào mắt mình. Một ngày nọ, tôi thay đổi lịch giao thư buổi chiều sang buổi sáng, nghĩa là những người đáng lẽ nhận thư trễ hơn sẽ nhận được thư sớm hơn. Một vị chủ nhà vui vẻ nói rằng tôi giỏi hơn người đưa thư kia mà không hề biết rằng bà đang vô tình nói đến chính tôi. Tôi hùa theo: “Anh ta là người dở nhất đấy ạ. Một tên ngớ ngẩn ấy mà.” Con đường sự nghiệp của tôi tiếp tục đi qua những nơi như cửa hàng tiện lợi “Apple Country” – tên là vậy mà chẳng hề có quả táo (applenào được bán ra ở đây và cửa hàng “Maurice The Pants Man” – không có ông Maurice nào nhưng lại có rất nhiều quần dài (pantsở đó. Tôi đã dành 15 năm làm việc cho nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ, viết quảng cáo cho Home Depot, làm thương hiệu cho Bose và tiếp thị cho Staples. Tôi bị cắt hợp đồng ở một công ty khởi nghiệp, bị sa thải khỏi một công ty khác, tự điều hành công ty của riêng mình nhưng rồi cũng bị phá sản, sau đó tôi tìm được công việc mơ ước nhưng chẳng bền lâu. Trong suốt đoạn đường đã qua, tôi đã học được một bài học về công việc. Bạn có thể kiểm soát được nhiều thứ hơn bạn tưởng. Bạn hoàn toàn có thể tìm được một việc tốt, nhận một việc tệ hại, được làm công việc bạn mơ ước hay thậm chí là thất nghiệp. Điều đó phụ thuộc vào chính chúng ta. Dù chúng ta thường thích đổ lỗi cho người khác, cho nền kinh tế hoặc cho một vị sếp nào đó đã không chịu “hiểu” chúng ta, nhưng sự thật thì một công việc tốt hơn luôn bắt đầu bằng việc cải thiện chính bản thân mỗi người. Công việc không phải là kẻ thù. Công việc không phải là một nhà tù không song sắt đầy khốn khổ mà chúng ta tự nguyện dành trọn đời mình trong đó cho đến khi được phóng thích lúc nghỉ hưu. Trái lại, công việc có thể rất tuyệt. Nếu chúng ta biết cách cứu vãn ngày đầu tuần. Nếu chúng ta sẵn sàng làm mới nó. Nếu chúng ta quyết không chấp nhận bế tắc. Cuốn sách này không viết về vấn đề thôi việc. Tôi đã viết một cuốn như vậy rồi, cuốn sách tên là Quitter (tạm dịch: Kẻ bỏ việc. Cuốn sách này cũng không viết về sự khởi đầu. Tôi cũng đã viết một cuốn như vậy rồi, cuốn sách có tựa Start (tạm dịch: Sự khởi đầu. Thay vào đó, cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay viết về việc xây dựng sự nghiệp một cách có chủ đích sử dụng bốn khoản đầu tư mà bất kỳ công việc phi thường nào cũng có. Các khoản đầu tư này quá hiển nhiên đến mức bạn có thể bỏ qua chúng. Vào một tối nọ, người bán bóng bay hình thú đã nhắc tôi về điều này. Để phòng trường hợp bạn e rằng tôi đã dành thời gian cuối tuần cho trang Craigslist, hãy để tôi giải thích thêm một chút. Tôi đảm bảo với bạn là tôi có thể giải thích về cuộc gặp gỡ dưới ánh trăng giữa tôi và anh chàng mặc quần có dây đeo cầu vồng kia. Tôi đang xếp hàng chờ cùng với vợ và các con ở Đêm hội Gia đình (Family Fun Nighttại một trường tiểu học ở khu chúng tôi sống. Đó là một tối thứ Sáu và ngay sau người phụ nữ vẽ mặt nghệ thuật, thì anh chàng bán bóng bay là người mà tôi đến gần. Vừa bện xoắn vừa kéo mớ bóng bay đầy màu sắc, người thợ khéo léo làm nên những tác phẩm bằng cao su được thổi phồng đứng trên ghế và nhìn xuống tôi. “Tôi thích những cuốn sách của anh,” anh ta nói khi nhận ra tôi và mỉm cười, nhưng rồi một ý nghĩ nào đó khiến đôi mắt sáng của anh ta tối sầm lại. Anh ta nói thêm bằng giọng nghiêm túc hơn: “Tôi rất tiếc vì việc hôm nay. Tôi cầu chúc anh những điều tốt đẹp nhất đền đáp lại những nỗ lực trong tương lai của anh.” Người bán bóng bay đang động viên tôi bởi anh ta tin rằng tôi đã mất rất nhiều. Và anh ta đã đúng, tôi thực sự đã mất đi một thứ gì đó. Luôn là như vậy khi ta từ bỏ những chốn cũ để tìm đến những cuộc phiêu lưu mới. Ngay sáng hôm đó, tôi đã từ bỏ công việc mơ ước của mình. Cũng cùng lúc ấy, tôi bỏ lại phía sau thành quả, tiền tài và những cơ hội điên rồ nhất mà tôi từng có. Nếu phải ghi lại ngày hôm ấy thì có lẽ đó là ngày thất bại nhất trong đời tôi. Ngay cả khi đọc về những thứ mình đã từ bỏ, tôi vẫn cảm thấy như thể tôi đang hét vào mặt người bán bóng bay bằng lời bài hát của Phil Collins: “Hãy nhìn tôi lúc này đi, ôi chỉ là sự trống rỗng mà thôi.” (Take a look at me now, oh there’s just an empty space.Tôi không trách anh chàng đang mang một mớ bóng bay vì đã lo lắng cho sự nghiệp tương lai của tôi. Nhưng tôi có điều mà anh ta không biết. Một bộ đồ nghề mà tôi chưa bao giờ bỏ quên. Một bộ đồ nghề mà bạn có lẽ cũng đã có. Một bộ đồ nghề mà Nate, bạn tôi sẽ cần đến. NGÀY CỦA MỌI ĐỔI THAY Vào một ngày thứ Sáu nọ, Nate, anh hàng xóm của tôi bị mất việc. Nếu bạn từng được mời họp riêng với sếp lúc chiều muộn của ngày thứ Sáu thì đó không phải một cuộc họp mà là một cái bẫy vụng về. Sự nghiệp của Nate đã nhanh chóng thay đổi vào ngày hôm đó. Đột nhiên, cuộc đời anh ấy trở nên bấp bênh một cách đầy bị động. Tôi đã hẹn đi cà phê với anh ấy một tuần sau đó. Vẫn chưa hết sửng sốt, anh ấy kể với tôi cảm giác của mình khi bị mất đi một công việc mà anh đã gắn bó suốt tám năm. Anh ấy làm việc rất tốt và luôn đạt doanh số. Mọi người yêu mến anh ấy. Khách hàng còn nhắn tin chia buồn với anh ấy vào những ngày sau đó. Anh ấy đã và vẫn là một người tuyệt vời. Nhưng anh ấy lại gặp rắc rối. Được bao bọc suốt tám năm trong một công ty lớn, an toàn và rồi đột nhiên anh ấy bị ném ra đường. Mái ấm sự nghiệp mà lâu nay anh ấy gây dựng đã không còn nữa, và phần còn lại của thế giới đã thay đổi đáng kể từ khi Nate bước vào vòng xoáy công việc đó. Nate nói đầy bức xúc: “Tôi thậm chí còn không biết cách dùng LinkedIn.” Không ai mong chờ sự thay đổi công việc đột ngột, đó là lý do vì sao người ta thấy bất ngờ khi bị như vậy. Và nếu bạn đã đi làm được hơn một năm, có thể bạn từng thấy việc tương tự xảy đến với bạn hoặc một người bạn quen. Một con sóng mang tính cách mạng của công ty khiến chiếc thuyền chao đảo. Giữa những đợt sóng dữ dội khi thay đổi công việc, còn có những vấn đề khác tuy ít cấp bách hơn nhưng cũng đe dọa đến công việc của chúng ta, ví dụ như Đỉnh cao của sự nghiệp. Đỉnh cao của sự nghiệp là bậc cao nhất trong nấc thang sự nghiệp. Đó là đỉnh cao mà một công việc bất kỳ sẽ đưa bạn đến. Tôi đã từng đạt được đỉnh cao đó khi đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng Thiết kế nội dung tại một công ty phần mềm. Tôi bắt đầu làm việc tại đó như một nhà thầu. Thời gian trôi đi, tôi đã có được chỗ đứng thật sự trong công ty, và trong vài năm, chức vụ của tôi là Trưởng phòng Thiết kế nội dung. Đó là lúc tôi thực sự đã đi đến đoạn cuối con đường sự nghiệp của mình. Ở vị trí đó, tôi kiếm được nhiều tiền nhất trong đời mình và không phải làm bất kỳ công việc viết lách nào trong công ty. Cách duy nhất để tôi tiến thân là trở thành giám đốc sáng tạo, và điều đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ quản lý các nhà thiết kế và những người viết quảng cáo. Đó là lựa chọn tuyệt vời đối với một số người, nhưng đối với tôi thì việc đó đồng nghĩa với việc tôi ít được làm công việc viết lách mà tôi thực sự yêu thích hơn. Tôi 32 tuổi và cuộc sống của tôi trở nên trì trệ một cách thầm lặng. Trong những năm tháng đó, vài ba lần tôi được tăng lương chút ít và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, nhưng về cơ bản thì đó vẫn là sự trì trệ. Về sau vợ tôi cũng nói rằng cô ấy thực sự rất lo. Với hai đứa con nhỏ, một hợp đồng thế chấp và cuộc hôn nhân vừa mới bắt đầu, thật đáng sợ khi dồn 30 năm cuộc đời vào một sự nghiệp đơn điệu. Tôi không phải kiểu người thích phiêu lưu, nhưng “an phận” với một sự nghiệp ở tuổi 32 quả thật khó mà chấp nhận được. Khi bạn đã đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, bạn chỉ có một số ít lựa chọn như sau: Xin việc ở một công ty khác; Làm một công việc mà bạn không thích, ví dụ như giám đốc sáng tạo; Cam chịu và chết dần trong khoảng thời gian gần 30 năm. Lựa chọn đầu tiên không giải quyết được gì ngoài trì hoãn mọi thứ. Bạn có thể có chức vụ khác và kiếm được nhiều tiền hơn. Ở công ty khác có thể cũng sẽ có vị trí “Quản lý của Trưởng phòng nội dung”, và rốt cuộc bạn sẽ nhận thấy mình lại đạt được đỉnh cao tương tự như trong công việc trước đó. Ở lựa chọn thứ hai, bạn chỉ trao đổi nấc thang nghề nghiệp hiện tại để lấy một nấc thang khác. Kế hoạch này sẽ không hiệu quả bởi vì rốt cuộc, bạn chỉ làm thêm việc mà bạn vốn không thích ngay từ đầu. Nếu không muốn trở thành giám đốc sáng tạo, bạn sẽ cảm thấy việc tiến lên theo nấc thang đó không phải là sự thăng tiến, mà là sự trừng phạt. Bạn sẽ còn lún sâu hơn vào sự nghiệp sai lầm đó. Lựa chọn thứ ba là lựa chọn đáng chán nhất nhưng lại là lựa chọn thường thấy nhất. Đó là lý do vì sao vào năm 2013, 70% người Mỹ tham gia vào cuộc khảo sát của Gallup nói rằng họ ghét công việc đang làm hoặc cảm thấy thiếu gắn bó với công việc. Như một văn hóa, chúng ta tự lừa dối chính mình rằng làm việc là phải thật khổ sở. Nếu mọi người hạnh phúc với công việc của mình, thì bộ truyện Dilbert1 đã không bán được hàng triệu bản như thế. Tại sao chúng ta lại ăn tối tại nhà hàng TGI Friday chứ không phải TGI Monday2? Chúng ta sống để chờ tới cuối tuần bởi chúng ta thấy rằng những ngày trong tuần là lúc những giấc mơ chết lặng. Nếu đang đọc cuốn sách này trong giờ làm, bạn hãy ngẩng đầu lên mà xem, có bảy trong số mười người bạn thấy cũng đang chán ghét công việc. Không ai muốn gắn bó với công việc mà người đó không thích cả. 1 Loạt truyện tranh hài hước nổi tiếng của Scott Adams, viết về thế giới của những ông chủ và nhân viên văn phòng với nhân vật chính là kỹ sư Dilbert. (BTV2 Một cách chơi chữ của tác giả. Nhà hàng đó đặt tên là TGI Friday (Thank God It’s Fridaychứ không phải TGI Monday vì đầu tuần chúng ta còn phải đi làm, chỉ có tối cuối tuần là được đi ăn mà thôi. (BTVĐiều gì sẽ xảy ra nếu mọi việc không diễn ra như vậy? Sẽ thế nào nếu ta có được công việc yêu thích ngay từ đầu? Sẽ thế nào nếu chúng ta không cố tránh nhảy việc, thay vào đó là thử nắm bắt chúng? Bởi vì việc đó đang xảy đến với tất cả chúng ta. Mỗi người trong chúng ta sẽ có lần Nhảy việc, trải qua những Cú hích trong công việc, đạt Đỉnh cao sự nghiệp và giành lấy Cơ hội nghề nghiệp. Làm thế nào để Nhảy việc một cách thông minh? Làm cách nào để vượt qua những Cú hích trong công việc? Làm thế nào để phá vỡ những Đỉnh cao sự nghiệp? Làm thế nào để tận dụng được những Cơ hội nghề nghiệp bất ngờ? Cả bốn câu hỏi trên đều có chung một câu trả lời: chúng ta cần xây dựng một Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp. MỞ HẦM DỰ TRỮ Trong vòng 24 giờ sau khi nghỉ công việc gần đây nhất, có 100 người bạn sẵn sàng chìa tay muốn giúp đỡ tôi. Trong vòng một tuần, tôi được một nhóm giúp xây dựng một blog mới. Trong vòng một tháng, tôi đã có những dự án viết lách mới. Điều này xảy ra không phải do tôi là người siêu phàm hay có đầu óc chỉ huy siêu đẳng. Nó xảy đến vì tôi đã đặt cọc vào bộ đồ nghề mà tôi gọi là Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp của mình. Là người dốt Toán, nên tôi đã nghĩ ra một công thức rất đơn giản để giải thích cho Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp (Career Savings Account™ – CSA™. (Mối quan hệ + Kỹ năng + Phẩm chấtx Nhiệt huyết = Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp.