Người Việt Từ Nhà Ra Đường

Người Việt Từ Nhà Ra Đường

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Văn hóa ứng xử trong giao tiếp luôn được xã hội coi là chuẩn mực của mỗi con người. Ngày nay mặc dù xã hộ đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán – thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Nét thuần phong mĩ tục của dân tộc ta liệu còn được gìn giữ cho đến ngày nay? Sự ngạc nhiên là nền văn hóa đã có sự giao thoa, để từ đó có những điều tốt và xấu đang tồn tại đan xen nhau. Phải chăng cần phải có những tiếng chuông thức tỉnh để từ đó nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp xã hội của dân tộc ta. Bắt nguồn từ hiện thực đó, cuốn sách “Người Việt từ nhà ra đường” chính là những lời khuyên, tâm huyết của tác giả gửi đến bạn đọc xa gần về cách sống, cách ứng xử hàng ngày để mỗi người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. *** Năm 1999 nhà xuất bản Thanh niên đã ra mắt bạn đọc cuốn Giao tiếp đời thường của nhà văn Băng Sơn, gồm 110 bài nhỏ viết về những vẫn đề thuộc lĩnh vực văn hóa đời thường, đã được bạn đọc và dư luận hưởng ứng và hoan nghênh. Là người rất quan tâm đến lĩnh vực này, Nhà văn Băng Sơn vẫn tiếp tục viết về đề tài này, tác phẩm của ông đã góp một tiếng nói chúng để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam bên cạnh những áng tùy bút và thơ mà bạn đọc hằng quen thuộc và yêu mến*** Nhà nghiên cứu Hán – Nôm Hoàng Mai Hương cho tôi xem một bài tiểu luận về Quà trong đó có những món quà không phải để ăn. Thạc sĩ Nguyễn Thị Bẩy trong luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến các món quà không mang tính ẩm thực. Vừa rồi nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Thường trong lúc trà dư tửu hậu, có đề cập đến một mảnh văn hoá hiện nay là Quà biếu, trong đó sách là một vật dùng làm quà biếu đầy tính văn hoá, đáng vui… Quà có thể là món để ăn cho vui. Đương nhiên. Nhưng khi nó là Quà biếu thì đã biến nghĩa, phổ biến đến nỗi học sinh cấp Một cũng đã quen thuộc và hiểu rõ. Quà biếu, quà tặng, quà sinh nhật, quà cưới và bao nhiêu thứ quà khác cho mỗi dịp của đời người, thật thiên hình vạn trạng, nhất là đời sống càng tiến triển thì quà biếu càng phát sinh theo, trong đó có cả yếu tố vật chất và tinh thần đôi khi lồng vào nhau một cách tế nhị không thể tách bạch cho rạch ròi. Một thời đi mừng đám cưới, chủ yếu là quà: Chục bát, chiếc bình hoa, cái chậu, đôi áo gối, chiếc nồi nhôm… Đi chia buồn đám tang, có vòng hoa, bức trướng, nông thôn có thẻ hương, nải chuối, gói nến… Quà Tết mới lắm vẻ làm sao. Từ xa xưa, con rể mang quà biếu bố mẹ vợ, học trò đồng môn mang quà Tết biếu thầy giáo cũ, quan bé biếu quan to, cấp dưới biếu cấp trên, bạn bè tặng quà nhau, cho đến nay, các doanh nhân tặng quà nhau để tạ nhau và một “công chuyện” đã hoàn thành… bằng cân mứt, bánh pháo, cân trà, bộ áo quần cho con nhỏ, rồi đến phong bì, càng mỏng càng hay càng quí vì nó là loại ngoại tệ mạnh, có khi còn là những cây vàng để ngầm vào cân trà hay hộp mứt… một hình thức gọi là hối lộ thì e hơi quá, nhưng đặt tên mới thì không dễ dàng gì, chỉ người tặng và người được tặng hiểu với nhau, một thứ luật không thành văn, một vật hoàn toàn phi tang…