Múa Thiết Lĩnh… Ném Bút Chì…

Múa Thiết Lĩnh… Ném Bút Chì…

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Trung Quốc
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm giáo, của võ nghệ. Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những món võ khí cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v.v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước những ngón võ cổ truyền của ta. Hôm nay, tôi xin hân hạnh mời bạn đọc dạo qua địa hạt của võ nghệ thời xưa với những ngón ném bút chì, múa thiết lĩnh, lăn khiên v.v… đã từng làm say mê những thanh niên thanh nữ nơi bùn lầy nước đọng. *** Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán (1916 – 14 tháng 5 năm 2009, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Nhà văn Toan Ánh sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh, một vùng quan họ nổi tiếng với những lễ hội, đình đám. Mẹ ông làm nghề hàng xáo, ngày bà đi bán, tối về vừa xay gạo vừa dạy chữ Hán cho ông. Sau, ông theo học với thầy Chu Kinh Phượng, là một thầy đồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc. Khi trưởng thành, nhờ ông làm nhiều công việc khác nhau, như thuế vụ, thanh tra, dạy học…và hay thay đổi nơi ở, nên ông biết được nhiều vùng của đất nước. Đến đâu ông cũng chú tâm tìm hiểu tập quán, hội hè, ca dao… và ghi chép một cách rất cẩn thận. Ông nắm chức giám đốc trong Cục Tâm lý chiến (1963-1966của Việt Nam Cộng hòa, sau chuyển làm quản thư Bộ Thông tin (1968-1971rồi phó chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục (1972-1973. Ông cũng từng làm giảng viên ở Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Huế (phân khoa Nhân văntrước năm 1975. Ông còn là hội viên Hội Văn bút Việt Nam (Vietnam Pen Club. Trong lãnh vực chính trị ông là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng. Đời tư Vợ ông là một hoa khôi khi 17 tuổi vùng Vĩnh Yên, Vĩnh Phú. Họ sống với nhau 20 năm, có 11 người con. Tháng 12 năm 1969, vợ ông bị đột tử khi mới 46 tuổi. An táng cho vợ xong, ông đóng cửa nửa tháng để viết hồi ký Nhớ thương rất cảm động. Từ đó, ở tuổi 55, ông một mình nuôi con cho đến ngày nhắm mắt ở tuổi 96. Nhà văn Toan Ánh đã trút hơi thở cuối cùng lúc 23g50 ngày 14 ngày 5 năm 2009 tại TPHCM. Tác phẩm Toan Ánh bắt đầu viết văn từ năm 1934. Năm 1935, truyện ngắn đầu tay của ông: Chiếc nhẫn quý, được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy. Kể từ đó, ông gắn bó mật thiết với đề tài văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam và để lại cho đời khoảng 124 tác phẩm có giá trị học thuật, như: • Nếp cũ (11 cuốn• Việt Nam chí lược (5 cuốn gồm: Người Việt Đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường, và Cao nguyên miền Thượng• Phong lưu đồng ruộng (1958, biên khảo • Bó hoa Bắc Việt (1958, biên khảo • Ký vãng (1958• Nếp xưa (1962• Tiết tháo một thời (1957, tiểu thuyết • Người đẹp thời chiến cuộc tiểu thuyết lịch sử • Thanh gươm Bắc Việt, tiểu thuyết lịch sử • Trong lũy tre xanh, (1957tập truyện ngắn • Tinh thần trọng nghĩa Đông Phương • Phong tục Việt Nam, biên khảo • Tín ngưỡng Việt Nam, biên khảo • Hội hè đình đám biên khảo • Cầm ca • Hương nước hồn quê (1999Tháng 5 năm 2004, NXB Trẻ đã ký hợp đồng mua tác quyền toàn bộ tác phẩm của nhà văn Toan Ánh trong thời hạn đến năm 2015. Từ đó đến nay (2009đã có gần 20 tác phẩm của ông được in lại một cách có hệ thống theo hình thức Toan Ánh toàn tập.