🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Múa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì... Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Table of Contents Mấy lời nói đầu I Chiếc khăn lượt rách II Anh hùng ngộ anh hùng III Mối thù khu rừng Yên Thế Một trận so tài IV Trai tài gái sắc V Một lưỡi gươm đưa VI Chàng đi theo nước thiếp theo chàng https://thuviensach.vn Múa thiết lĩnh… ném bút chì… Toan Ánh Nhà xuất bản Tiến Bộ 1963 Nhà xuất bản Trẻ 2011 https://thuviensach.vn Nguồn ebook: tve-4u.org Nguồn PDF: sadec1 Chuyển text và tạo ebook: Caruri https://thuviensach.vn Mấy lời nói đầu Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm giáo, của võ nghệ. Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những món võ khí cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v.v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước những ngón võ cổ truyền của ta. Hôm nay, tôi xin hân hạnh mời bạn đọc dạo qua địa hạt của võ nghệ thời xưa với những ngón ném bút chì, múa thiết lĩnh, lăn khiên v.v… đã từng làm say mê những thanh niên thanh nữ nơi bùn lầy nước đọng. https://thuviensach.vn I Chiếc khăn lượt rách Chuyến xe chở khách chạy đường Sài Gòn – Ban Mê Thuột, sau một hồi nổ máy, từ từ chuyển bánh để rời khỏi bến Sài Gòn thì từ đầu đường chạy lại, với một vẻ hấp tấp, một ông già trạc gần bảy mươi tuổi, chít trên đầu một chiếc khăn lượt cũ đã sờn rách, mình mặc một chiếc áo the đã tàu tàu lưng và hai vai áo đã ngả sang màu nước dưa mang vết thời gian sử dụng. Chân ông lão kéo lê đôi giày Gia Định như chỉ chực văng theo bước ông lão chạy vội vàng. Vừa chạy ông lão vừa giơ tay vẫy chiếc xe và gào: - Cho tôi đi với, ông tài ơi! Vài hành khách đi xe, dáng chừng ngồi trên xe đã lâu, thấy ông lão chạy tới thì cau mày như khó chịu. Có người lẩm bẩm: - Xe có chuyến, đi không chịu tới đúng giờ, làm phiền người khác. Người tài xế tất nhiên không bao giờ bỏ mối lợi của xe, nên ngừng bánh lại, chờ ông lão tới. Người lơ xe mở cửa sau để ông lão lên, ấn ông lão ngồi vào hàng ghế cuối, nơi đó còn hơi rộng và bảo: - Nhanh lên bố già! Đi đâu mà bây giờ mới tới. May mà kịp xe nhé! Ông lão vừa ngồi xuống ghế vừa nói: - Nhà lão ở xa! Xe lại từ từ chuyển bánh. Hàng ghế ông lão ngồi ở cuối xe, rất xóc, mỗi khi xe tăng tốc lực hoặc lướt trên một ổ gà nhỏ, hành khách đều cảm thấy như muốn tung người lên. Ông lão phàn nàn: - Xe xóc quá bác tài ơi! Người tài xế ngồi ở đầu xe đâu có nghe lời ông lão phàn nàn, nên xe vẫn cứ băng băng, vun vút nhanh rồi lại chậm, rồi lại nhanh và ông lão vẫn cứ chịu đựng cái xóc của xe. https://thuviensach.vn Duy anh lơ xe bảo: - Thôi bố già ơi! Đến chậm, ráng mà chịu. Kịp xe là may rồi! Để xem có ai ở những hàng ghế trên người ta xuống bấy giờ sẽ mời bố lên. Chẳng mấy chốc xe đã tới bến Bình Dương. Ở đây xe phải ngừng mấy phút, vừa chờ lấy thêm hành khách, vừa chờ cho đúng giờ khởi hành. Ông lão áo the tàu tàu khăn lượt cũ nhìn quanh, rồi bỗng ông mở cửa xe nhảy xuống. Người lơ xe ngăn lại hỏi: - Đi đâu đấy bố, xe sắp chạy rồi! Ông lão gạt người lơ xe ra, rồi cứ nhảy xuống, vừa nhảy vừa nói: - Lão xuống hút điếu thuốc. Thì ra ông lão trông thấy ở một ngôi hàng nước ở bến xe có chiếc điếu. Ông muốn hút điếu thuốc lào. Ông tới hàng nước, uống hớp nước rồi hút điếu thuốc. Ông hút một cách chậm rãi, khoan khoái, thở khói phà lên trời như thích thú lắm. Ông hút điếu thuốc không lâu nhưng đã đến giờ xe chạy nên anh lơ xe gọi giục: - Xong chưa bố già? Đến giờ xe chạy rồi, thuốc với men mãi. Nghe anh lơ xe gọi, ông lão mới thủng thỉnh chùng chình chậm chạp quay trở lại xe. Vừa đi ông vừa thưởng thức cái hương vị điếu thuốc lào vừa hút, đôi mắt lơ mơ. Mấy hành khách đi xe nhìn vẻ nhàn nhã của ông như sốt ruột. Một người nói: - Bực mình với cái lão già! Một mình lão làm phiền bao nhiêu người! Một người khác nói theo: - Các ông già quê mùa thường cứ khó chịu như vậy. Già nua lẩm cẩm, các ông sống làm chi khổ người khác. Ông lão vừa tới chân bực xe, anh lơ đã vừa cầm tay ông kéo lên xe rồi ấn ông ngồi xuống, vừa thổi còi cho xe chạy. Ông lão ngồi vào chỗ cũ, đôi mắt lim dim như đang nghiền ngẫm để tận hưởng lấy cái ngon thơm của điếu thuốc lào vừa hút. https://thuviensach.vn Ông cứ ngồi vậy, không nói chuyện với ai, mặc cho xe chạy mau hay chậm, mặc cho đà xe làm xóc các hành khách, nhiều khi xô lại một phía với nhau. Chiếc xe bon bon đi, đi mau lắm, suốt đường trường. Những rặng cây hai bên đường như thi đua nhau chạy, vùn vụt theo tốc lực của xe. Lúc lên dốc, lúc xuống dốc, chiếc xe gầm lên nhưng vẫn vượt những quãng đường trường rất nhanh nhẹn. Chẳng mấy chốc xe đã qua Bến Cát. Xe đi luôn không ngừng. Chiếc xe còn mới tốt, càng đi nhanh như có bộ càng khỏe ra. Xe đi, đi mãi. Xe đã tới quãng đường gần Đồng Xoài. Anh lơ xe tự nhiên đóng chặt cửa sau lại và bảo hành khách: - Quãng đường này nguy hiểm lắm, thỉnh thoảng thường có cướp. Xin các ông bà ngồi im để xe chạy cho mau. Rồi hắn quay lại cười hề hề vào mặt ông lão áo the khăn lượt và nói: - Còn lão đồng chí có muốn hút thuốc lào xin mời đồng chí xuống để chúng tôi chạy luôn. Ông lão không nói gì, các hành khách cười ồ như muốn tán thưởng câu khôi hài vô duyên của anh lơ. Xe vẫn bon bon chạy. Nhân anh lơ nhắc tới chuyện cướp, hành khách, để quên đường trường và cũng để đánh lừa sự sợ hãi của mình, cùng nhau hết người nọ đến người kia nhắc đến những chuyện cướp đường và chuyện những tên cướp đã bị hạ khi gặp phải những tay can đảm và tài giỏi. Trên xe, lúc đó có hai thanh niên trạc độ 25, 26 tuổi, người trông lực lưỡng, khỏe mạnh. Nghe các bạn đồng hành nhắc đến những chuyện cướp đường, hai anh chỉ mỉm cười. Rồi một anh vén tay áo lên bảo mọi người: - Các ông, các bà đi xe cứ yên tâm! Có hai anh em chúng tôi đây! Bọn cướp nào kém phúc đức thì trêu vào tay chúng tôi. Tôi không dám nói khoác, một mình tôi chấp mười tên cướp. Rồi anh lại chỉ anh bạn bảo: https://thuviensach.vn - Còn anh bạn tôi đây cũng là một tay võ nghệ cao cường, đã từng tốt nghiệp ở một trường võ bị cách mạng. Anh ta đã không ra tay thì thôi, chứ anh ta đã ra tay thì tôi đố cướp nào địch nổi. Các hành khách đi xe trố mắt nhìn hai thanh niên có vẻ ngợi khen. Và có lẽ họ cũng vững lòng. Một bà hành khách nói: - Có hai ông, chúng tôi cũng yên dạ được phần nào. Thế ngộ gặp bọn cướp có súng thì hai ông tính sao? Một thanh niên đáp: - Bà cứ yên tâm! Đã gọi là tay võ nghệ thì sợ gì súng. Súng chỉ dùng xa, bọn cướp đường muốn uy hiếp hành khách đi xe phải lại gần, mà đã lại gần chúng tôi là xong! Phúc đức tên cầm súng hết rồi! Chỉ một miếng võ là chúng tôi đoạt được súng của nó như chơi! Bà hành khách nói tiếp: - Ông nói vậy chúng tôi đỡ lo. Chúng tôi trông cậy ở cả hai ông. Trong số các hành khách đi xe lúc đó có một người trông như một sĩ quan, bên cạnh có đeo khẩu súng lục. Thấy hai thanh niên được hành khách đi xe khâm phục, ông ta cũng khoe tài mình. Ông ta góp lời: - Xin bà con đi xe cứ bình tĩnh. Hai ông bạn đây sẽ giúp đỡ chúng ta, và nếu chúng đứng xa, dùng súng đã có tôi đây! Vừa nói ông vừa rút khẩu súng lục ra khoe, ông nói tiếp: - Một khẩu súng lục này đã hạ biết bao nhiêu kẻ địch. Tôi có thể nói không khoe khoang là đối với tôi một viên đạn là một trúng đích. Kẻ cướp cứ xuất hiện đi, rồi chúng sẽ biết tôi. Hành khách đi xe nghe ông nói mừng lắm. Thế là họ có thể yên trí ngồi xe cho tới Ban Mê Thuột mà không sợ gì bất trắc. Đã có hai thanh niên có võ lại có một ông như sĩ quan có súng, còn lo gì! Xe vẫn đi, mọi người vẫn chuyện, trong khi ông già áo the khăn lượt đã gục đầu xuống thành xe ngủ vật, ngủ vạ từ lúc nào không rõ. Anh lơ xe chỉ ông lão nói với mọi người: - Chỉ đồng chí già này là sướng! Đồng chí ngủ một giấc ngon bất cần kẻ cướp. https://thuviensach.vn Mọi người lại cười ồ, khiến ông lão giật mình choàng dậy nhìn mọi người. Một thanh niên nói ghẹo ông lão: - Cụ già ơi có cướp đường. Ông lão hỏi: - Thật hả! Ồ nhưng lão có gì đâu mà lo cướp. Nói rồi ông cụ lại gục đầu xuống ngủ gà, ngủ vịt như cũ. Chiếc xe chở khách vẫn chạy với một tốc lực rất cao. Tài xế như muốn mau vượt khỏi quãng đường nguy hiểm, hai bên toàn rừng rậm của khu Đồng Xoài này… Nhưng xe đang chạy nhanh, bỗng một tiếng rít mạnh làm cho xe lắc lư muốn chúi vào bên đường. Người tài xế đã thắng mạnh xe lại. Hành khách đi xe nhớn nhác hỏi: - Cái gì đó ông tài? Ông tài với một giọng sợ hãi nói: - Có cướp các ông bà ơi! Đúng, có cướp thật! Một cây gỗ to đã ngả ở giữa đường. Xe không chạy qua được. Người tài xế phải vội hãm xe lại, đà xe đi nhanh, nên xe suýt đâm chúi vào gốc cây bên đường, nếu tài xế không già tay lái. Xe chạy từ từ rồi ngừng. Ở trong rừng, lúc đó nhảy ra năm tên cướp, mặt mày bôi nhọ, bốn tên cầm bốn khẩu súng trường chĩa mũi vào xe, còn tên thứ năm dáng chừng là tên chỉ huy, hất hàm bảo mọi người: - Xuống mau để các quan khám. Ai kháng cự sẽ bắn chết. Trước bốn họng súng trường, hành khách ai mà không sợ hãi, nhưng bọn họ vẫn hơi hy vọng ở tài nghệ của hai thanh niên võ nghệ. Mọi con mắt đều nhìn vào hai thanh niên này. Chắc hai chàng phải ra tay anh hùng trước là giúp đỡ bạn đồng xe, sau là tự giúp cho mình khỏi bị cướp bóc lột. Ai nấy đều đợi những miếng võ ghê gớm của hai chàng vì bốn họng súng đều ở gần cửa xe, rất thuận tiện để các chàng sử dụng một vài miếng. Ồ mà này lạ. Hai chàng không giở miếng võ nào ra cả. https://thuviensach.vn Tên tướng cướp thấy bọn hành khách hơi chùng chình liền quát: - Thế nào, không ai chịu xuống à? Hay muốn để các quan ra tay? Nghe tiếng lách cách, ai nấy đều mặt mày tái xám, sợ hãi. Và sợ hãi nhất lại chính là hai thanh niên đã ba hoa khoác lác khoe tài lúc trước. Hai anh ríu ríu lính quýnh xô nhau bước xuống xe. Tên tướng cướp hô: - Giơ tay lên. Hai thanh niên vừa bước đi, vừa giơ tay. Thấy quang cảnh ấy, hành khách từ trẻ chí già, từ đàn ông chí đàn bà đều bước theo hai anh, hai tay giơ thẳng lên đầu. Kể cả ông trông như sĩ quan có khẩu súng lục! Tài một cái là không biết ông ta đã giấu khẩu súng đi đâu lúc nào không ai rõ. Cả tài xế và anh lơ xe cũng bị bọn cướp dồn xuống đất. Lẽ tất nhiên ông lão áo the khăn lượt cũng không được hưởng biệt lệ và cũng phải vừa bước xuống xe vừa giơ tay lên. Bọn cướp bắt tất cả mọi người đứng vào một chỗ, bốn khẩu súng lăm lăm chõ vào họ. Tên tướng cướp bảo: - Mọi người phải đứng yên, ai nhúc nhích các quan bắn. Ông lão áo the nói: - Bẩm các quan lão xin đứng yên, xin các quan cho lão buông tay xuống. Tên tướng cướp đưa mắt nhìn ông lão rồi chậm rãi nói: - Được, cho lão già buông tay xuống, nhưng cấm không được nhúc nhích nghe! Nhúc nhích thì bắn đó. Sau khi đã dồn mọi người đứng vào một chỗ, tên cướp thân hành đi khám xét từng người, bốn tên cướp kia vẫn lăm lăm bốn khẩu súng chõ vào đám hành khách. Ai có cái gì đều bị tên tướng cướp lột hết. Quần áo đẹp hắn cũng lấy. Tiền nong, nữ trang, đồng hồ, bút máy không thứ nào sót được với hắn. Ai có ý muốn giữ lại cái gì là bị hắn tát vài cái, đấm cho mấy quả và hét: - Muốn chết hay sao mà định trái ý các quan. Các quan đâu có nhiều thời giờ để chần chờ với các người được! https://thuviensach.vn Thế là ai có cái gì hắn đều lấy được hết. Tất cả tiền nong, đồ đạc hắn đều nhét vào một chiếc túi lớn bằng vải dày. Ông lão áo the bị khám xét sau cùng. Lúc khám xét ông lão, tên tướng cướp hỏi: - Lão này có gì không đưa ra? Ông lão run run đáp: - Bẩm quan lớn, lão không có gì hết. Lão chỉ có chiếc áo the này thôi. Vừa nói ông lão vừa cởi chiếc áo the ra. Tên tướng cướp phá ra cười bảo: - Thôi chiếc áo the này lão giữ lấy mà trưng diện, các quan không cần. Muốn dùng giẻ lau các quan đã có cái khác. Câu khôi hài độc ác ấy của tên tướng cướp, được bốn tên đồng đảng mỉm cười họa theo. Tên tướng cướp đưa tay vuốt qua người ông lão. Ông lão bảo: - Quan lớn không phải khám xét. Lão không có gì cả. Con lão nó chỉ cho lão tiền lấy vé xe và thừa được hai chục lão giữ đây. Lão xin các quan giữ lại để uống nước. Vuốt qua người ông lão xong, tên tướng cướp nói: - Ừ, lão già giữ lấy hai chục, các quan cho. Khám xét mọi hành khách rồi, tên tướng cướp hất hàm hỏi tên lơ: - Tiền bán vé xe đâu? Hỏi vậy nhưng hắn không chờ tên lơ trả lời, hắn giựt đánh tách chiếc túi vừa đựng vé vừa đựng tiền tên lơ đang cầm ở tay, hắn lục lấy tiền rồi vứt trả tên lơ chiếc túi vé. Lục soát mọi người xong, tên tướng cướp ra lệnh cho bốn đồng đảng: - Bây giờ ta lục soát xe. Ba anh coi bọn này, còn một anh lên xe với ta. Tên tướng cướp bước lên. Ông lão cũng lẩn thẩn bước lên theo. Tên tướng cướp quát: - Lão già muốn chết hay sao, không đứng nguyên dưới đất. Ông lão nói: - Lão mệt quá, đứng lâu mỏi. https://thuviensach.vn Tên tướng cướp lạnh lùng bảo: - Mỏi thì ráng chịu một lát nữa! Các quan lục soát xong sẽ hay. Ông lão lại đi xuống, nhưng ông vứt lại trên xe chiếc áo the và đôi giày Gia Định cũ. Tên tướng cướp và một tên đồng đảng chia nhau lục soát khắp trong xe, rồi đến nóc xe. Bao nhiêu hàng hóa quý giá đều bị chúng lấy hết. Mỗi thứ lấy được, tên tướng cướp đều bảo tên đồng đảng bê xuống để vào một chỗ. Tên đồng đảng muốn khỏi vướng tay vì khẩu súng, liền đem khoác lên vai một hành khách và bảo: - Giữ cho quan lớn một lúc! Rồi nó cười khoái trá. Ba tên cướp kia cũng cười theo. Ông lão áo the lúc đó đã ở trên xe bước xuống, nhưng không đứng lẫn vào đám hành khách. Ông đứng hơi xa xa bọn này một chút, nhưng lại gần chỗ ba họng súng của các tên cướp đang chĩa vào mọi người. Có lẽ bọn cướp thấy ông già lão nên cũng không để ý đến ông, ông xê đi nhích lại chúng không nói gì, trong khi những hành khách khác ai hơi nhúc nhích là chúng hét ngay: - Đứng im, muốn chết hay sao mà động đậy? Thế là mọi người đều đứng im phăng phắc. Ông lão có lẽ vì mỏi mệt nên loay hoay từ chỗ này ra chỗ nọ, không đứng im được lấy một phút. Thấy ông lão cử động luôn, hành khách có người lo thay cho ông lão, sợ bọn cướp nổi nóng, nó bắn cho một phát là rồi đời. Ba tên cướp vẫn chĩa súng vào bọn hành khách, và ở trên xe, tên tướng cướp và một tên đồng đảng vẫn đang lục lọi từng gói hàng, từng chiếc va-li, đã bị chúng tự động bẻ hết khóa. Mọi hành khách vẫn im lặng! Tứ bề cũng im lặng, trừ tiếng gió thổi trên ngàn cây hoặc một vài lá vàng khô rơi lác đác. Bỗng một tiếng vút rất mạnh, và một vật đen vụt loáng qua mắt mọi người. https://thuviensach.vn Mọi người chưa kịp theo dõi vật đen, đã nghe theo mấy tiếng “phừn phựt”, âm thanh của một chiếc dây bị giựt mạnh. Cái gì vậy? Cái gì ghê gớm đã xảy ra vậy? Trong bọn cướp có tên nào đã nổi giận với một hành khách nào trái ý chúng chăng? Hành khách định thần nhìn lại thì thấy ở trong tay ông lão áo the khăn lượt là cả ba khẩu súng của ba tên cướp. Ông lão chập cả ba khẩu súng làm một, đưa tỳ xuống đầu gối! Chỉ có mấy tiếng rắc rắc! Báng súng đã bị ông lão bẻ rời khỏi nòng súng, ông lão bẻ một cách rất ung dung trước sự kinh ngạc của mọi hành khách cũng như trước sự sợ hãi của ba tên cướp. Rồi ông lão lại thủng thỉnh với nốt khẩu súng thứ tư treo ở vai một hành khách, đập mạnh xuống đất để súng bị hư không bắn được nữa. Tuy nói là thủng thỉnh là vì trông dáng điệu của ông lão rất thư thái, nhưng chính ra sự việc xảy ra mau lẹ lắm: mau lẹ đến nỗi ba tên cướp chưa kịp có phản ứng, cũng như các hành khách chưa kịp hiểu để mà sung sướng. Mau lẹ thực, vì tên tướng cướp và đồng đảng thứ tư chưa kịp biết thì bốn chiếc báng súng đã bị phá hủy xong rồi. Lúc tên tướng cướp nghe tiếng động, nhìn xuống, hắn mới nhảy từ trên xe xuống, rút bên mình ra một thanh kiếm Nhật trông thật sắc bén, xông tới chém ông lão. Tên đồng đảng của hắn cũng vác một thanh đòn càn từ trên xuống để trợ chiến cho chúa đảng. Trước vẻ hùng hổ của tên tướng cướp, ông lão vội chạy lùi ra xa khỏi đám hành khách, rồi mới đứng lại để ứng chiến. Ông ứng chiến bằng gì? Trong tay ông không một tấc sắt, không một cây gậy, ông chống làm sao nổi với thanh gươm Nhật sắc bén của tên tướng cướp và chiếc đòn càn dài nặng của đồng đảng hắn? Hành khách ai cũng lo thay cho ông. Tên tướng cướp vác kiếm xông tới chém lia ngang đầu ông lão, và tên đồng đảng cũng dùng đòn càn nhắm trúng đầu ông lão phang xuống. Vút! Vút! Chỉ có hai tiếng vút vút thôi, rồi theo sau là mấy tiếng ối! https://thuviensach.vn Chắc là ông lão bị tên tướng cướp chém chết rồi! Không phải, chính hai thầy trò tên tướng cướp đã bị ông lão đánh ngã. Vậy ông lão dùng khí giới gì để hạ hai thầy trò tên tướng cướp? Xin thưa: Ông lão đã dùng chiếc khăn lượt rách của mình để chống lại kiếm và đòn càn của bọn cướp. Trong nghề võ tinh vi, các tay có nghệ thường lấy nhu để thắng cương, nghĩa là lấy mềm mà trị cứng, điều cốt yếu là phải biết sử dụng cái mềm đó. Ông lão là một tay có nghệ, tuy già nhưng cái phong độ của thời niên thiếu vẫn còn sót lại phần nào. Để chống bọn cướp, trong tay lại không có khí giới, ông phải vận động hết nội khí ra bàn tay điều khiển chiếc khăn lượt rách của mình để chống lại kiếm và đòn càn của thầy trò tên cướp. Tên tướng cướp dùng kiếm chém, ông vung khăn lên đỡ. Khăn mềm, kiếm cứng, khăn quấn chặt lấy kiếm, ông lão dùng sức kéo lại vừa đủ cho tên tướng cướp ngã rập xuống đất. Chiếc khăn lại đã được ông thu trở về để vung lên quấn lấy chiếc đòn càn của tên đồng đảng và cũng theo thế trên, tên đồng đảng này cũng ngã theo với một sức mạnh ghê gớm đủ làm hắn gãy mấy chiếc răng cửa. Khăn lượt của ông vung lên hai lần, tạo nên hai tiếng vút! vút! Cuộc chiến đấu thật là nhanh chóng, chỉ xảy ra trong chớp mắt. Không nhanh mắt, không thể trông thấy ngón đòn tuyệt diệu của ông lão được. Ba tên cướp đứng ngoài đã hiểu sự lợi hại của chiếc khăn lượt rách trong tay ông lão và lại được chứng kiến cuộc ra đòn của ông lão trong chớp mắt đối với tên tướng cướp và một đồng đảng của chúng nên không dám xông tới tiếp ứng, đành chỉ đứng ngó ông lão. Đọc tới đây có lẽ bạn đọc cũng tự hiểu ông lão đã đoạt ba khẩu súng của ba tên cướp ra sao? Ông lão cũng đã dùng chiếc khăn tuyệt diệu để chỉ trong một đòn, cả ba khẩu súng trong tay ba tên cướp đều bị ông lão đoạt. Chính lúc ông lão xê người đi, nhích người lại là cốt để ngắm hướng thuận tiện ngõ hầu có thể vung chiếc khăn lên một lần mà đoạt được cả ba khẩu súng. https://thuviensach.vn Và để chân tay khỏi vướng víu trong lúc ra đòn, ông lão đã tìm cách trút bỏ được cả đôi giày lẫn chiếc áo the lụng thụng trên xe. Tìm được chỗ đứng thuận tiện rồi, việc đưa tay lên đầu cầm chiếc khăn để vung lên đoạt lấy cả ba khẩu súng là một chuyện không khó khăn gì. Hành khách đi xe trước tài nghệ của ông, ai nấy đều trố mắt nhìn, không ai nghĩ tới việc lấy lại những của cải của mình nữa. Sau khi đã giật ngã được hai thầy trò tên tướng cướp, ông lão anh dũng cúi xuống nhặt lấy thanh gươm Nhật rồi ông chỉ tên tướng cướp bảo: - Ông bạn hôm nay ra đi hành nghề không lễ tổ rồi. Thôi đứng yên, rồi bảo đàn em khiêng trả đồ đạc lên xe còn tiền bạc đồ nữ trang, đồng hồ, bút máy và các bảo vật khác của ai trả lại cho người ta. Tên tướng cướp có lẽ bị đau nên chưa đứng lên được, ông lão liền xách cổ nó dậy. Thấy tên tướng cướp chưa ra lệnh cho đàn em, ông lão quắc mắt nhìn nó và hỏi: - Muốn sống hay muốn chết? Muốn trở về với vợ con hay muốn dẫn lên quận? Biết không thể cưỡng lại với ông lão, tên tướng cướp liền ngoắc tay ra hiệu cho ba tên cướp – tên thứ tư bị gãy răng đang ngồi ôm miệng – khuân lại những đồ đạc lên xe. Sau đó, chính hắn thân hành xách chiếc túi đựng tiền bạc, nữ trang, đồng hồ, bút máy v.v… mang trả lại hành khách. Bọn hành khách tranh nhau chen lấn để lấy lại. Ông lão đưa tay ra hiệu nói: - Xin bà con cứ thong thả, từ từ để đừng lấy lộn người nọ của người kia. Tôi không tha thứ cho ai gian tâm cố tình lấy nhầm của người đâu. Lời nói khoan thai của ông lão là một hiệu lệnh, mọi người đều tuân theo, không còn ai chen lấn ai nữa. Từng người một, tên tướng cướp trao trả hết mọi đồ đạc, và cũng không ai dám lấy lầm của ai. Đồ đạc lẽ ra đã mất, nay lấy lại được, thiệt là vạn hạnh, còn ai có lòng nào tham tâm lấy của người khác nữa. https://thuviensach.vn Trong lúc đó, ông lão đã trở lại xe mặc chiếc áo the rách và chân cũng đã đi vào đôi giày Gia Định cũ kỹ của mình rồi. Mọi người lại lên xe ngồi, vẻ mặt ai nấy đều hớn hở như bắt được của. Ông lão bảo thầy trò tên cướp: - Mấy thầy trò ông bạn còn đợi gì mà không đi đi. Còn đứng mãi đây, rủi có xe tuần tiễu đi tới họ bắt đi thì không phải lỗi tại lão đâu. Nghe ông lão nói, tên tướng cướp và bốn tên đồng đảng vội vã cùng nhau rút lui vào rừng, ông lão còn nói theo: - Này ông bạn, lần sau có khi nào hành nghề nhớ sửa lễ khấn tổ trước nhé! Trước câu nói như khôi hài ấy, hành khách trên xe rộ lên cười, tuy ông lão không cười. Ông lão lại ngồi về chỗ cũ của mình với vẻ khù khờ khi mới lên xe. Ông lão bảo ông tài: - Thôi ta đi chứ bác tài? Chiếc xe rồ máy, rồi lại đi trên đường rừng vắng vẻ. Hành khách ai cũng tỏ vẻ khâm phục ông lão, nhưng chính ông lão trong lúc xe đi, ông lại đã lim dim ngủ gật coi như không hề có việc gì xảy ra. Hai thanh niên lực lưỡng không thấy khoe võ nữa và ông hành khách trông như sĩ quan đã lấy đâu ra khẩu súng lục đeo vào bên cạnh, oai vệ vô cùng. Xe cứ chạy, thỉnh thoảng tới một vài thị trấn bên dọc đường xe có ngừng lại, ông lão có muốn nhảy xuống hút thuốc lào thì anh lơ xe vui vẻ trịnh trọng mở cửa và cũng không nửa lời thúc giục, mặc ông lão từ từ rít lên với cái điếu để tận hưởng cái khoái dùng món thuốc hoàn toàn quốc túy. Mỗi lần hút xong điếu thuốc, bước lên xe ông lão lại nói: - Thú thật! Quốc hồn quốc túy đấy bà con ạ! Chẳng mấy chốc xe đã tới Ban Mê Thuột. Hành khách ai cũng nhường cho ông lão xuống trước một cách cung kính. Bước chân xuống bến xe ông lão ngơ ngác nhìn, có ý muốn tìm kiếm người nhà. https://thuviensach.vn Lúc đó, một hành khách đứng tuổi đi cùng một chuyến xe với ông lão, rụt rè tới gần ông lão lễ phép hỏi: - Thưa cụ, con hỏi khí không phải. Ông lão ngắt lời: - Ông muốn hỏi gì? Người kia nói: - Ngón đòn khăn của cụ thật là tuyệt diệu. Con nghe bố con kể lại, ngoài Bắc trước đây có Đẩu Phàn Khoái là sở trường về môn dùng khăn lượt để tước khí giới của địch thủ… Ngón đòn khăn của cụ lúc ban trưa đúng là đòn của Đẩu Phàn Khoái. Xin lỗi cụ, có phải cụ chính là Đẩu Phàn Khoái không ạ? Ông lão cười bảo: - Đẩu Phàn Khoái ở ngoài Bắc chớ ở đâu đây. Người kia chưa kịp hỏi gì thêm, thì có một thiếu nữ ăn vận lối quê mùa chạy tới gần ông lão nói: - Kìa ông! Cháu tìm ông mãi. Bố cháu bảo thế nào ông cũng lên chuyến xe hôm nay. Ông lão đi với cô cháu, mặc cho người hành khách đồng xe tần ngần đứng nhìn theo. https://thuviensach.vn II Anh hùng ngộ anh hùng Bác tôi giàu vào hạng nhất nhì trong làng tổng. Không nói đến ruộng nương, riêng dinh cơ bác tôi ở cũng rộng rãi và đồ sộ như dinh một vị hưu quan đại thần. Chung quanh nhà có vườn ruộng, chung quanh vườn có lũy tre lại có hào nước, khiến chỗ nhà của bác tôi có vẻ một tiểu thành trì. Điều đó cũng không lấy gì làm lạ, vì người giàu cần phải lo giữ của, phải đề phòng trộm cướp. Cướp cũng đã tới thăm nhà bác tôi vài lần, nhưng bác tôi cũng là tay có võ, nên mấy bọn cướp tuy có tới nhưng chỉ về tay không và mang theo về tên đồng bọn bị thương, vất lại vài món khí giới như thiết lĩnh, mã tấu. Mỗi lần bị cướp tới thăm, ngày hôm sau bác tôi đều kiêu hãnh khoe khoang với dân làng: - Bọn chúng nó kém phúc đức nên mới dám dòm ngó tới nhà tôi. Mấy bố con tôi đều có nghệ, chúng nó đến chỉ mua lấy một trò cười và chỉ tổ làm cho bọn chúng có năm ba đứa bị thương. Đừng nói gì chúng nó định cướp của nhà tôi, chúng nó hãy thử tìm cách cướp của một nhà nào trong làng tôi xem tôi có tha không. Nói rồi bác tôi cười ha hả, tự đắc dưới những con mắt khen ngợi của dân làng. Bác tôi nói đúng. Cả nhà bác tôi ai cũng vậy, giỏi võ cả, vì ngoài bác tôi tự huấn luyện cho mọi người, bác tôi lại có mượn thêm võ sư để chỉ dẫn cho các anh chị tôi. Các anh chị tôi, học chữ rất ít, chỉ biết đọc biết viết và làm thông bốn phép tính, nhưng học võ thì ai nấy đều rất ham. Bác tôi có ba con, hai trai một gái thì cả ba đều vào tay võ nghệ tinh thông trong hàng Tổng. Anh trai lớn nhất, anh Quắc 23 tuổi, đã có vợ, còn bé nhất là chị Dậu, 17 tuổi nhưng trông người rắn rỏi khỏe mạnh hơn một https://thuviensach.vn cô gái ngoài hai mươi. Ở giữa hai người là anh Ngạn 20 tuổi, người lực lưỡng ít nói nhưng tập võ nhiều. Tuy biết võ, nhưng các anh chị tôi không bao giờ ra ngoài khoe khoang, và nếu ai không biết rõ gia đình bác tôi, không bao giờ dám ngờ là tất cả ba người con đều là những người có nghệ đáng phục. Bác tôi thường dạy các con: - Biết võ để phòng thân, để bảo vệ gia đình làng nước, và đôi khi nếu cần để giúp đỡ những kẻ yếu đuối bị hà hiếp, chứ không phải biết võ để khoe khoang. Cái nghiệp võ nó vậy, hay khoe khoang thì thế nào cũng có ngày bị người tài giỏi hơn trừng trị. Tuy nhà giàu nhưng cả hai vợ chồng bác và các anh chị tôi đều chịu khó chăm làm, không bỏ phí thì giờ, bởi thế đã giàu bác tôi lại càng giàu thêm. Sự giàu có phát đạt đó càng khiến cho bọn gian dòm dỏ, nhưng chúng vẫn kiêng món võ nghệ của mấy cha con bác tôi. Cho đến một đêm, bấy giờ vào khoảng cuối tháng tám, nhà bác tôi lại có cướp. Đêm đó trời tối như mực, bốn bề vắng lặng! Chỉ thỉnh thoảng có vài tiếng mõ cầm canh ở điếm làng và xa xa tiếng chó sủa nhát gừng. Thế mà đột nhiên tại xóm bác tôi ở, tiếng chó sủa dồn dập rồi kế đó có tiếng người đi rầm rầm. Trời đang tối bỗng bừng sáng một góc ở phía ngõ nhà bác tôi. Đó là kẻ cướp bật hồng! Hồng bật lên, rồi có tiếng cướp chỉ huy đồng bọn: - Đến đây rồi, anh em vào phải làm dữ ngay! Mà cũng phải đề phòng vì bố con nó có nghệ ghê gớm cả đấy! Giữa lúc ấy, tại điếm làng có tiếng tù và thổi, và tiếng tuần canh gọi nhau. Cướp bật hồng đã động tới dân làng. Trương tuần đã được báo động để đi đánh cướp. Tiếng tù và réo vang, và lẫn vào đấy có tiếng trống cửu liên của làng để báo nguy. Đêm đang êm lặng bỗng trở nên ầm ĩ ồn ào! https://thuviensach.vn Tại nhà bác tôi, một tên cướp đã từ ngoài cổng, sau một cái nhún mình nhẹ như chim, nhảy tót lên nóc nhà rồi nhảy lọt vào trong sân, chặt then cửa để những tên khác kéo vào. Trong khi bác tôi vẫn im lặng, hình như chưa ai để ý đến bọn cướp. Sự thật lúc bấy giờ bác tôi và các anh chị tôi đang chuẩn bị để chống cự với bọn cướp. Cũng như mọi lần có cướp khác, lần này bác tôi cũng bình tĩnh gọi các con để dặn bảo. Bác gái tôi và vài cháu nhỏ trong nhà phải đi ẩn vào một gian buồng xép có cửa hậu để phòng thoát thân lúc nguy hiểm, có chị Dậu đi theo bảo vệ. Còn bác tôi và các anh Quắc, Ngạn đối phó với bọn cướp. Nhà bác tôi rộng, chuồng trâu, chuồng bò cách xa nhà ở, nay nếu ba cha con bác tôi chia nhau để giữ bọn cướp e xảy ra sự gì thất thế thì thiệt, vì vậy cũng như lần trước, bác tôi cùng hai anh Quắc và Ngạn, mặc cho bọn cướp vào trong nhà lấy đồ đồng, dắt trâu bò. Còn tiền nong và vàng bạc thì xưa nay bác tôi vẫn cất kín ở một nơi chỉ hai bác tôi biết, nên bọn cướp không thể nào lấy được. Vả chăng, bọn cướp chỉ lấy được tiền nong khi nào bắt được khổ chủ tra khảo. Trường hợp nhà bác tôi, có cẩn thận đề phòng từ trước, và mấy cha con đều là những tay võ nghệ, bọn cướp không thể hoành hành được như vào các nhà khác. Sau khi bác gái tôi được chị tôi đưa tới nơi buồng xép để ẩn mình, bác trai tôi cho mở toang các cửa nhà để bọn cướp vào cho chúng khỏi phá phách. Bác tôi đã hiểu rõ tâm lý bọn cướp; khi vào một nhà, biết trước là chủ nhân có nghệ, chúng phải hành động mau lẹ, cốt cướp lấy đồ, dắt lấy trâu bò, rồi tẩu thoát; lấy đồ đạc được dễ dàng chúng sẽ không nghĩ đến phá phách nhà cửa. Bác tôi cho mở tung các cửa bức bàn từ nhà trên đến nhà ngang, rồi sau đó cũng như mọi lần trước bác tôi cùng hai con, ra chỗ ngã ba đường đầu xóm, đón trước bọn cướp. Tiếng trống làng vẫn đánh, tiếng tù và vẫn rúc, và đèn đuốc của tuần tráng cũng như hồng của bọn cướp vẫn sáng trưng giữa đêm tối. https://thuviensach.vn Ngoài nhà bác tôi, bọn cướp còn kéo nhau đến nhà các ông Cửu Kiệm và Bá Quán, hai nhà cũng khá giàu trong xóm. Tiếng kêu cứu tại hai nhà này vang trong đêm tối. Tại chỗ ngã ba đầu xóm, trương tuần chỉ huy tuần đinh đón bọn cướp. Đường vào trong xóm chỉ có một lối này, bọn cướp thể nào cũng phải qua đó, nhất là khi chúng lại dắt theo nhiều trâu bò. Bác tôi và hai anh Quắc, Ngạn cũng đã có mặt lẫn với bọn tuần tráng. Trong xóm, giữa những tiếng kêu la, bỗng có ngọn lửa bốc cháy to. Bọn cướp đã đốt nhà ai trước khi tháo thân. Xóm này phần nhiều người giàu, nhà cửa đều là nhà gạch, chỉ trừ một vài nhà ngang hoặc chuồng trâu mới lợp tranh. Chắc là bọn cướp đã đốt những ngôi nhà tranh hoặc chuồng trâu này. Cứ kể, chúng đã khôn ngoan! Sau khi cướp của chúng đốt nhà để dân làng mải lo chữa cháy không để ý tới chúng nữa. Ngọn lửa trong xóm bốc thật to, nhưng cả bọn tuần đinh vẫn còn ở chỗ ngã ba đường. Không ai có thể vào cứu lửa ngay được, xông ngay vào sẽ gặp toán cướp. Muốn chữa cháy, phải đợi cho toán cướp đi xa, và để cho chúng đi, tuần đinh mới rảnh tay cùng dân chúng chữa cháy. Bác tôi bảo trương tuần: - Ông Trương cứ cho tuần tráng đánh trống đốt đuốc lên. Khi bọn cướp tới đây, các ông đón mé trên, còn tôi và hai cháu xuống mé dưới lối ra cánh đồng để chờ chúng nó. Khi chúng qua khỏi đây, ông chia bớt một nửa tuần đinh vào chữa cháy với dân trong xóm, còn một nửa ông để lại thị uy để giúp cha con tôi thêm hăng hái. Bác tôi lại hỏi bọn tuần: - Trong anh em có người nào dám xuống mé dưới với chúng tôi không? Hai người trong bọn tuần đi theo cha con bác tôi, còn những người khác dồn cả lên mé trên. Chỉ trong khoảnh khắc, bọn cướp đã ở trong xóm kéo nhau ra. Một tên mở đường đi đầu, múa chiếc thiết lĩnh vùn vụt. Thiết lĩnh là một thứ khí giới rất nguy hiểm, đánh rất mạnh, không khí giới nào chống cự được dễ dàng. Thiết lĩnh gồm hai thanh gỗ lim nặng, một thanh mẹ dài chừng thước https://thuviensach.vn rưỡi, và một thanh con dài độ năm mươi phân. Hai thanh mẹ con này được buộc vào nhau bằng tóc kết rất dai không đứt được. Người sử dụng thiết lĩnh phải là người có sức, có luyện tập, khi cầm thanh kiếm mẹ thì múa đánh bằng thanh con, và theo thế võ của địch hoặc tùy theo địch đứng xa gần, người sử dụng có lúc phải đổi cầm thanh con múa đánh bằng thanh mẹ. Thế võ của thiết lĩnh biến ảo vô cùng và lúc múa như gió cuốn, văng vào đâu, tan nát đó. Muốn cự với thiết lĩnh phải dùng những vật mềm hoặc phải dùng câu liêm và người đương đầu với kẻ sử dụng thiết lĩnh phải là tay võ nghệ đến cao độ. Thường người khỏe mạnh nhanh nhẹn cũng có thể đôi khi dùng khí giới khác mà cự với thiết lĩnh được, nhưng sức phải khỏe hơn địch và tài nghệ phải cao hơn địch nhiều, tuy vậy cũng ít phần thắng nổi địch. Tiếng vun vút như gió của tên cướp múa thiết lĩnh khiến bọn tuần đinh dạt ra. Tuy dạt ra nhưng anh em tuần đinh vẫn cùng nhau hô lớn: - Đánh! Đánh đi! Có tiếng hô, nhưng không một ai dám xông vào bọn cướp, và bọn tuần tráng vẫn đứng trong thế chặn đường. Một vài chiếc câu liêm giơ lên nhưng chưa hành động gì. Tên múa thiết lĩnh chưa tiến hẳn. Bọn cướp ở đàng sau rầm rộ tới. Một tên trong bọn, mình cởi trần, ý chừng là tướng cướp tiến lên, ngoắc tay cho tên múa thiết lĩnh lùi lại. Tên kia tuân theo và ngừng múa. Tên tướng cướp hướng về phía tuần tráng bảo: - Xã Thúc (tên bác tôi) xưa nay cậy tài không coi ai ra gì nên hôm nay các quan đến cướp của nhà nó và của mấy tên nhà giàu, không việc gì đến các người. Các quan không muốn giết người, các ngươi lui ra để lấy đường cho các quan đi, nếu trái lệnh, đừng trách các quan là độc ác! Xưa nay bọn kẻ cướp bao giờ cũng tự xưng là các quan với tài gia cũng như với mọi người chúng bắt gặp! Phải chăng xưa nay các quan là bọn cướp ngày và kẻ cướp là các quan đêm? Bên phía tuần đinh không nhúc nhích, không ai đáp lại, không ai tiến và cũng không ai lùi. https://thuviensach.vn Tên tướng cướp thấy vậy cười gằn bảo: - Anh em tuần tráng hăng nhỉ? Rồi sẽ biết tay các quan. Hãy trông cây chuối bên đường kia! Ngay chỗ ngã ba đó có một bụi chuối trồng sát mé đường, trên đất của một tư gia trong xóm. Theo lời tên tướng cướp nói, bọn tuần đinh vừa kịp nhìn về bụi chuối thì chỉ trong nháy mắt, một tiếng phập, và cây chuối đầu hàng đã ngã khuỵu. Tên tướng cướp đã “ném bút chì” chặt cây chuối để uy hiếp tinh thần bọn tuần tráng. Ném bút chì là một ngón võ ghê gớm và kinh khủng! Người sử dụng bút chì bao giờ cũng là tay võ nghệ tuyệt luân. “Bút chì” đây là chiếc mai đào đất, lưỡi rất bén, sắc và chuôi buộc vào một sợi dây thừng. Người sử dụng “bút chì” phóng ngọn mai ra, định chém vật gì thì lưỡi mai chém đứt vật đó, và bằng sợi dây người này lại kéo cây “bút chì” lại. Tất cả những động tác đó xảy ra rất nhanh chóng, không đầy một chớp mắt. Muốn sử dụng bút chì đích đáng, phải luyện tập công phu, nhưng khi đã sử dụng nổi thì bút chì thật là một món khí giới lợi hại. Kẻ địch, bị phóng bút chì nếu không phải là tay võ giỏi, nghe tiếng gió tránh nổi ám khí, thật khó khoát được ngọn đòn nguy hiểm này! Ngọn bút chì tên tướng cướp phóng ra quả đã uy hiếp được tinh thần bọn tuần đinh! Trông thấy ngọn bút chì chặt cây chuối trong loáng mắt, bọn tuần đinh biết mình không phải là địch thủ với bọn cướp liền rục rịch lui ra. Những ngọn câu liêm hạ xuống và người chậm chậm lùi dần. Tên tướng cướp lại bảo: - Các anh em nên lui mau để các quan đi, kẻo ngọn bút chì này vô tình không biết nể ai đâu! Hay có anh nào mình đồng da sắt thì đứng lại coi. Bọn anh em tuần tráng không ai bảo ai cứ giãn dần giãn dần chừa lối cho bọn cướp ra đi. Tên tướng cướp ngoắc tay ra đàng sau, tên sử dụng thiết lĩnh lại tiến lên đi đầu múa thiết lĩnh vun vút như rồng bay gió cuốn. Sau tên múa thiết lĩnh https://thuviensach.vn mấy tên cướp khác, kẻ mã tấu, người đoản côn, rồi kế đó là bọn lùa trâu bò và gánh những đồ đạc lấy cướp được. Bọn cướp dắt được tất cả bốn trâu, ba bò của nhà bác tôi và của các ông Cửu Kiệm, Bá Quán, còn đồ đạc thì toàn những đồ đồng và đồ sứ đắt tiền. Có dễ đến sáu bảy gánh đầy. Bọn chúng ung dung đi. Tên tướng cướp chỉ huy đi đoạn hậu cùng với vài tên cướp khác đề phòng dân làng đuổi theo. Bọn cướp đi khỏi chỗ ngã ba đường! Trống cửu liên vẫn đánh, tù và vẫn rúc inh đêm. Trong xóm, ngọn lửa cháy nhà dáng chừng không có ai dập nên càng bốc to. Trương tuần chia một nửa tuần đinh hộ dân làng vào trong xóm chữa cháy, còn một nửa ở lại chỗ ngã ba đường đốt đuốc đuổi theo xa xa bọn cướp để giúp oai cho bác tôi đang chờ đón chúng. Bác tôi chờ đón chúng không xa, chỉ cách nơi ngã ba đường một quãng. Ba bố con bác tôi và hai người tuần đinh đã trông rõ mồn một bọn cướp từ lúc chúng ở trong xóm đi ra. Những ngọn hồng của chúng, những đèn đuốc của tuần tráng đã soi tỏ chúng. Chúng cũng khá đông, có dễ đến hơn hai chục tay. Bác tôi để ý thấy bọn chúng đầy đủ khí giới, có trường có đoản. Tên đi đầu sử dụng thiết lĩnh, đi kèm cùng hắn có mấy tên phần lớn dùng khí giới trường như giáo mác, câu liêm. Có một tên vác chiếc bơi chèo đại. Còn những tên đi giữa, chắc là bọn võ nghệ không xuất sắc lắm, nên chỉ thấy toàn đoản côn, mã tấu và dao bảy, dao chín. Bọn đoạn hậu xem chừng toàn là những tay có nghệ. Trừ tên tướng cướp cởi trần, còn mấy tên khác cũng sử dụng bút chì như hắn. Có một hai tên trong bọn dùng khiên. Bọn cướp rầm rộ đi. Đàng sau bọn tuần tráng vẫn hò reo: - Đuổi bắt! Bắt bắt! Và họ cũng đi theo bọn cướp một cách cầm chừng vì họ yên trí đã có cha con bác tôi chặn đầu chúng rồi. Bọn cướp đang đi bỗng thấy hiện ra trên đường mấy bóng người. Chúng chầm chậm lại. Tên tướng cướp đang ở mé sau liền tiến lên đàng trước. Hắn cất tiếng hỏi: https://thuviensach.vn - Ai đứng trên đường đó, tránh ra cho các quan đi kẻo uổng mạng bây giờ? Hắn nói thật dõng dạc, hách dịch. Nghe hắn hỏi, bác tôi cất tiếng cười ngạo mạn, rồi bảo: - Các quan ghê nhỉ! Các quan muốn đi, xin các quan bỏ trâu bò đồ đạc lại! Tức cha chả là tức! Mấy lời khiêu khích của bác tôi làm nóng máu bọn cướp. Tên tướng cướp nói: - Đây không phải là chuyện đùa! Các ngươi có thật chặn đường các quan không? Các ngươi là ai, sao tự dưng lại đi rước vạ vào mình vì một chuyện không liên quan gì đến các ngươi? Bác tôi đáp: - Sao lại không liên quan! Bọn mi có biết ta là ai không. Ta là Xã Thúc, khổ chủ đây. Thấy bọn mi vào cướp nhà ta, ta mở cửa cho bọn mi lấy, tránh sự xung đột có hại cho ta và hàng xóm. Cha con ta đón chúng bây ở đây để đoạt của lại. Khôn hồn, chúng mi bỏ của lại, ta tha cho mà đi! - À ra mi là Xã Thúc, tên tướng cướp nói, bây giờ ta mới hiểu tại sao không thấy cha con mi ở nhà chống cự với bọn ta! Mi đón bọn ta ở đây hả? Giỏi thật! Bọn ta sẽ cho cha con mi biết tay. Bác tôi cất tiếng cười. Có lẽ tên tướng cướp tức lắm. Hắn bảo: - Mi cứ cười đi! Ta nói cho mi biết ta đến đây lần này chỉ cốt lấy của nhà mi để báo thù cho đàn em hai chuyến trước đã bị mi hạ. Bác tôi lại cười lớn và nói: - Thế thì hay lắm! Trước ta đã hạ đàn em của mi, đánh cho chúng nó bị thương, bữa nay lại được dịp hạ mi. Đã lâu bố con ta không có dịp thử lại võ nghệ, hôm nay gặp bọn mi thật là may! Bác tôi nói chưa dứt câu thì vút! Ngọn bút chì của tên cướp vừa phóng tới, bác tôi khẽ né mình một chút thì lưỡi mai vèo đi ngang qua sườn. Không tránh được ngọn đòn ấy bác tôi chắc thủng bụng mà chết! Bác tôi tránh được ngọn bút chì của hắn, tên tướng cướp cười và nói lớn: - Xã Thúc giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Chẳng trách bọn đàn em của ta chịu mi, nhưng này… https://thuviensach.vn Dứt tiếng “này” hắn lại phóng ngọn bút chì nữa tới bác tôi. Bác tôi nhún mình nhảy lùi lại độ mười lăm phân thì chiếc lưỡi mai phập nhẹ xuống đất. À ra tên cướp định tiện chân bác tôi. Chẳng lẽ bác tôi cứ nhịn mãi hay sao. Vèo! Bác tôi cũng sử dụng bút chì và cũng đã phóng lại tên cướp. Tên cướp đã tránh ngọn đòn một cách bình tĩnh, nhưng bác tôi phóng luôn nhát bút chì thứ hai rồi nhát thứ ba. Ngọn đòn bút chì liên tiếp như vậy nguy hiểm lắm, phải là người có nghệ cao siêu mới phóng được, và tránh được hai ngọn bút chì phóng liên tiếp ấy, kẻ địch không phải là hạng tầm thường. Tên tướng cướp đã tránh đòn của bác tôi một cách dễ dàng. Hai bên xem chừng biết tài nhau! Những ngọn đòn gió ấy có lẽ không có kết quả gì. Tên múa thiết lĩnh xông lên vung thiết lĩnh về phía bác tôi. Bác tôi vừa lui vừa tránh. Tên cướp múa thiết lĩnh quả là hay. Vèo vèo như gió, tiến như thác! Bác tôi giơ cây bút chì lên đỡ, cây bút chì văng lại, nhưng nó lại vung lên. Giữa lúc ấy, một sợi dây thừng tung lên và kéo cặp thiết lĩnh xuống. Thiết lĩnh gặp thừng không sử dụng được nữa, vì thừng kéo vào chỗ nối dây giữa hai thanh mẹ và thanh con làm mất hẳn đà múa. Người tung thừng để bắt thiết lĩnh của cướp chính là anh Quắc tôi! Thấy cha bị thiết lĩnh tấn công, anh Quắc đang sử dụng thanh đại đao vội đưa đại đao cho anh Ngạn và rút cuộn thừng ở bên mình ra để trị thiết lĩnh. Những chuyện đánh cướp lần trước đã khiến bác tôi có kinh nghiệm bảo các anh tôi phải mang theo thừng để đề phòng thiết lĩnh. Thiết lĩnh chỉ có thừng và cành tre còn nguyên chạc là trị nổi. Thấy thiết lĩnh bị vướng vào thừng, tên cướp liền buông tay ra, lui về thế trận cũ, giằng lấy chiếc mác của một đồng bọn rồi đứng cạnh tên tướng cướp, tay ấn mạnh xuống ngọn mác khiến cho cán mác uốn cong veo. Ngay lúc ấy, một tên cướp khác ở phía sau cũng đã tiến lên và cũng đứng cạnh tên tướng cướp cũng với một ngọn mác chống mạnh xuống đất uốn cong veo. Tên tướng cướp cởi trần đứng giữa trông thật oai phong lẫm liệt. Cuộc chiến đấu giữa cha con bác tôi và bọn cướp trở nên gay go. https://thuviensach.vn Mé đàng sau tuần đinh vẫn đốt đuốc, thổi tù và đánh trống trợ oai. Dân làng cũng kéo tới đứng xa để chứng kiến cuộc đánh cướp của cha con bác tôi. Bên cướp đông, bên bác tôi chỉ có năm người, nhưng cuộc chiến đấu vẫn chưa phân thắng bại. Mới chỉ có nhiều ngọn đòn gió bút chì chưa hại được nhau. Bên cướp tuy có mất chiếc thiết lĩnh, nhưng tên múa thiết lĩnh đã lấy chiếc mác của tên đồng bọn thay cho khí giới bị mất rồi. Sau khi tên cướp bị mất thiết lĩnh, đôi bên như có một phút ngừng tay để rình miếng nhau. Bác tôi bảo bọn cướp: - Bọn mi đã mất một thiết lĩnh, biết điều bỏ đồ đạc lại, ta cho đi. Tên tướng cướp quát: - Xã Thúc, ngươi đừng tưởng giỏi. Bên ta mất một thiết lĩnh nhưng bọn ngươi sẽ mất người. Tên cướp nói dứt, chiếc mác uốn cong của một tên cướp đã bắn thẳng vào bụng anh Quắc tôi. Đây là một đòn chí tử. Ngọn mác cán bằng tre hóp đực uốn cong là một thế võ của lũ cướp. Uốn cong mác như thế, chúng chỉ buông tay ra là ngọn mác bị sức mạnh đưa đi và do sự điều khiển của chúng bắn ra với tốc độ ghê gớm… khiến mũi mác có thể xuyên thủng những vật cứng rắn. Đó là “bút sắt”! Tên cướp đã nhắm ngực anh Quắc bắn ngọn mác tới. Anh Quắc không kịp tránh vì ngọn mác đã được buông ra một cách bất ngờ, nhưng may thay anh Ngạn đứng cạnh trông thấy đã đưa đại đao gạt mạnh ngọn mác ra ngoài, cứu được anh Quắc. Vừa vặn ngay lúc ấy, một ngọn mác thứ hai của tên cướp khác đã lao tới anh Ngạn. Nhanh như chớp anh Ngạn né mình tránh, nhưng cũng bị ngọn mác sạt ngang vai. Anh Ngạn thốt ra một tiếng ôi! Nghe tiếng “ôi”, tên tướng cướp cười ha hả bảo bác tôi: - Xã Thúc, con mày phải bút sắt bị thương rồi, tránh ra cho bọn ta đi, kẻo rồi lại ân hận. Mọi việc đã xảy ra quá nhanh chóng, hai ngọn mác phóng đi vèo vèo, và ngọn đại đao đỡ ngọn mác thứ nhất cũng như anh Ngạn né mình tránh ngọn mác thứ hai diễn ra trong chớp mắt. Mau lẹ quá! Bọn cướp quả có tài, https://thuviensach.vn nhưng vèo! Bác tôi đã thừa lúc tên tướng cướp đang đắc ý phóng một ngọn bút chì nhằm giữa ống chân y. Y đã nhảy lên tránh được, và giữa lúc đó, vút! Một ngọn lao ở đàng sau tên cướp nhắm giữa mặt bác tôi phóng tới! Nghe tiếng gió, biết có đòn ngầm, bác tôi liền đưa lưỡi mai lên gạt ngọn lao rớt xuống đất. Anh Quắc vác đại đao toan xông lên thì có tiếng ối trời ôi, một trong hai người tuần đinh đã bị một đòn gió của địch. Một chiếc lao đã được phóng trúng đùi anh tuần. Anh ngã xuống đất giãy giụa. Có lẽ thấy bên mình hơi thất lợi, và thấy bên bọn cướp quá đông, bác tôi gạt anh Quắc lùi trở lại đồng thời bảo bọn cướp: - Thôi cho chúng bay đi! Và bác tôi bảo hai con và người tuần tráng chưa bị thương dạt ra một bên cho bọn cướp tiến. Tên tướng cướp vẫy bọn đồng đảng đi, y lại bảo bác tôi: - Xã Thúc! Ta khen cho nhà ngươi anh hùng, biết tiến, lui lắm. Bác tôi không nói gì. Ở đàng sau vẫn tiếng trống cửu liên, vẫn tiếng tù và rúc và vẫn những tiếng hô “đánh!” vang trong bóng tối. Bọn cướp đi trên đường cái ra mé sông. Đi tới đâu những ngọn hồng quan của chúng chiếu sáng một góc đường tới đó. Chúng đi rất hùng dũng. Dân làng và tuần tráng đã chứng kiến những ngón võ hiểm hóc của bọn cướp cũng như của cha con bác tôi đều phải lắc đầu lè lưỡi trước những ngọn đòn rùng rợn của đôi bên. Bác tôi có nhường cho bọn cướp đi cũng là phải. Chúng đông hơn, lại toàn những tay có nghề ghê gớm cả. Chống cự nữa sẽ không có lợi! Bác tôi đứng nhìn bọn cướp đi, rồi hỏi các con: - Thằng Ngạn bị thương có nặng không? Còn thằng Quắc hôm nay khá đấy, nhưng bọn chúng đông quá, và thầy thấy nhiều thằng có nghệ lắm, không phải như những toán cướp trước. Anh Ngạn đáp: - Thưa thầy, con chỉ bị ngọn mác sướt qua vai, chảy máu một chút. Chỉ có anh tuần đinh Hổ bị đâm vào đùi hơi nặng. https://thuviensach.vn Bác tôi bảo anh tuần đinh kia dẫn anh tuần đinh Hổ về đình, lát nữa bác tôi sẽ có thuốc đắp. Ba bố con bác vẫn nhìn bọn cướp đi với sự ấm ức trong lòng. Chúng vẫn rầm rộ đi với ánh hồng sáng tỏ trong đêm tối. Ồ! Mà này lạ, sao tự nhiên chúng lại đứng lại thế kia? Chúng đứng lại thật! Phải chăng dân làng bên nghĩ tình hàng Tổng đã ra đón đánh bọn cướp chăng? Bọn cướp dừng lại! Không phải vì có dân làng bên ra đón đường chúng, mà chỉ vì chúng thấy ở giữa đường chúng đi có một người đang hiên ngang như chờ đợi chúng. Ai vậy, ai dám quá liều thế? Ai mà gan hơn gan tướng cướp vậy? Ra người đó không sợ chết sao? Tên tướng cướp đang đi đoạn hậu lại tiến lên đầu. Hắn để ý đến bóng người đứng giữa đường. Người này đầu chít chiếc khăn tai chó, mặc bộ quần áo dạ hành đen và chân đi đôi giày vải. Người này không có khí giới gì trong tay, nhưng dáng điệu rất đường hoàng lẫm liệt. Tên tướng cướp hỏi: - Tên kia là ai? Sao không tránh đường để các quan đi? Người kia đáp lại: - Các quan hách nhỉ? Các quan muốn đi cứ việc đi, đi không lọt thì bỏ đồ đạc lại. Giọng nói khinh bạc của người kia làm cho tên tướng cướp tức sôi ruột. Y nói: - Nhà ngươi nhất định cản đường bọn ta? Thế thì nhà ngươi kém phúc đức lắm! Nhà ngươi muốn nóng về chầu tiên tổ hay sao vậy? Hay nhà ngươi không biết bọn ta là ai? Tiếng người kia đáp lại một cách chậm rãi như khiêu khích: - Ta biết bọn ngươi lắm chứ! Ta biết rõ cả ngươi là Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam nữa nhưng ta đâu có sợ lũ ngươi. Tên tướng cướp giật mình, và cả bọn cướp cũng giật mình. Người đón đường kia là ai mà biết rõ bọn chúng vậy. Chắc phải là một tay chơi ghê gớm lắm! Không là tay chơi ghê gớm lắm sao lại dám ngang nhiên đón đường bọn cướp với trong tay không một tấc sắt. Anh hùng thật! Không là https://thuviensach.vn tay chơi ghê gớm lại biết rõ được tên tướng cướp là Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam. Đúng, tên tướng cướp đúng tên là Cẩm và y có một thói quen mỗi khi chỉ huy đàn em đều cởi trần xuất trận như Hứa Chử thời Tam Quốc đã cởi trần đấu với Trương Phi. Và do đó y có biệt danh là Cẩm Hứa Chử. Còn Nhã Nam là vùng y hoạt động. Đấy là sơn hà của y. Tay chơi nào qua đây đều phải biết y, và một khi y ra quân, các tay chơi đàn em ở quanh Nhã Nam được y gọi tới đều phải đi theo. Võ nghệ của y thì không phải bàn! Không xuất chúng y điều khiển làm sao được cả các tay chơi ở vùng Nhã Nam, một vùng rừng núi của tỉnh Bắc Giang, một vùng ẩn nấp rất nhiều tay anh chị đầu trộm đuôi cướp. Tất cả mọi tay anh chị này đều phải phục tùng Cẩm Hứa Chử và những mệnh lệnh của Cẩm Hứa Chử đều được tuân theo răm rắp. Biệt danh Cẩm Hứa Chử xưa nay chỉ lưu truyền trong các tay chơi và mọi người biết chỉ cốt để thán phục tên tướng cướp siêu quần này thôi! Vậy thì người đứng đón đường kia là ai lại biết rõ Cẩm Hứa Chử như vậy, nhất là, nơi đêm nay Cẩm Hứa Chử ra quân lại không phải trong vùng Nhã Nam! Nhưng thôi mặc, đã gọi là anh hùng hảo hán thì sợ gì ai! Nghĩ vậy, nên tướng cướp liền bảo người đón đường: - Người anh em đã biết tiếng nhau tất là cùng cánh tay chơi cả, vậy xin để cho nhau đi. - Đi cũng được, nhưng phải để trâu bò đồ đạc lại, người kia đáp. Không nhịn được nữa, tên tướng cướp liền nói: - Ngươi đừng tưởng ta sợ ngươi! Chẳng qua là bọn ta không muốn giết ngươi nên không ra tay, nếu ngươi bướng bỉnh, ngươi sẽ hiểu Cẩm Hứa Chử là thế nào. Tên tướng cướp quay lại bảo đồng bọn: - Anh em tiến lên! Song đâu, cho tên này biết mũi thiết lĩnh của anh đi. Song là một tên cướp trong bọn đi đoạn hậu cũng sử dụng thiết lĩnh như tên dẫn đầu lúc trước. Vì tên dẫn đầu đã bị bọn bác tôi đoạt mất thiết lĩnh, nên tên tướng cướp phải gọi đến Song. https://thuviensach.vn Vèo! Vèo! Cây thiết lĩnh tiến lên và nhắm đúng bóng người đứng giữa đường đánh tới. Kỳ thay! Người này trong tay không một tấc sắt mà khi tên tướng cướp múa thiết lĩnh xông tới không thèm tránh. Ở mé đàng sau vẫn còn tiếng trống, tiếng tù và và tiếng hò reo của tuần tráng. Có lẽ vì thấy bọn cướp đi chùng chình chậm lại cho nên tiếng hò reo càng vang dậy để cho chúng đi mau chăng! Tên Song múa thiết lĩnh tiến lên, và khi thấy người kia không chịu tránh thì y nhắm ngay đầu người đó đánh tới. Chiếc thiết lĩnh vung ra! Một tiếng “ối” vang lên trong đêm tối! Chắc là người đón đường đã bị tên Song nện cho một đòn, kêu lên! Cây thiết lĩnh ấy văng vào đầu có mà vỡ sọ! Sao lại có người dại đến thế, chân tay không lại đòi đương đầu với bọn cướp cho uổng mạng! Ồ mà lạ thay! Không phải người đứng đón đường đã bị ngón đòn thiết lĩnh, mà chính tên Song đã bị thanh con thiết lĩnh của hắn văng lại đập vào vai, hắn chỉ kịp kêu lên một tiếng ối! đã ngã ngay trước mặt tên tướng cướp. Thì ra trong lúc tên Song vung thiết lĩnh đánh vào người đón đường, người này đã nhanh như chớp, rút chiếc khăn tai chó trên đầu ra vung lên đỡ. Chiếc khăn của người này là một chiếc khăn bằng lượt rất mềm. Khi người này vung chiếc khăn lên, chiếc khăn đã quấn lấy chiếc thiết lĩnh và người này đã kéo giật lại rất mạnh khiến cho thanh con của thiết lĩnh đã bị quấn chặt, lại được buông ra liền văng ngay trở lại đập mạnh như bổ vào vai tên cướp. Dùng khăn đỡ thiết lĩnh cũng giống như dùng thừng để bắt thiết lĩnh là một thứ khí giới, như ở trên đã nói, kỵ những vật mềm hay quấn. Tài nghệ của người đón đường đánh cướp ở đây không phải ở chỗ bắt thiết lĩnh mà ở chỗ khéo điều khiển chiếc khăn, bắt được thiết lĩnh lại buông ra để thiết lĩnh văng trở lại đập ngay vào người sử dụng. Đây là một thế võ đặc biệt, con nhà võ phải dày công luyện tập mới áp dụng được. Tên Song ngã vật xuống đường, làm tên tướng cướp nóng máu phóng cây bút chì của hắn liên tiếp hai ba lần, nhưng người kia đều tránh một cách rất nhẹ nhàng và sau cùng chiếc khăn lượt của người này đã quấn lấy dây https://thuviensach.vn buộc của ngọn mai, và với sức giằng co của đôi bên, chiếc dây thừng buộc vào cán mai đứt văng ra, ngọn bút chì trở nên vô dụng. Mọi động tác của bọn cướp cũng như của người lạ đón đường xảy ra nhanh chóng, chỉ trong một loáng thời gian. Thấy tướng cướp bị mất bút chì, mấy tên đồng bọn liền dùng bút sắt phóng vào người lạ, như lúc trước đã phóng vào bọn bác tôi. Người lạ quả là tài giỏi! Những ngọn mác phóng tới đều hoặc bị chiếc khăn lượt gạt rơi xuống đất, hoặc đều bắn trật ra ngoài vì người kia đã tránh những ngón đòn gió này quá thần tình! Thấy gặp tay sừng sỏ những ngón đòn thiết lĩnh và đòn gió không có công hiệu, tên tướng cướp hô lệnh cho đồng bọn: - Thôi không dùng đòn gió nữa! Khiên đâu! Mau lăn lên chém cụt chân tên cản đường này đi. Chém thật sự không cần kiêng máu chảy. Cho nó chết! Bọn kẻ cướp thường kiêng giết người! Đi ăn cướp chúng chỉ cốt lấy đồ đạc, chúng tránh hết sức việc sát nhân! Giết người đối với chúng chỉ là trường hợp bất khả kháng. Chúng chỉ giết những người cản đường chúng! Chúng tin rằng đã ăn cướp lại giết người thì vụ án mạng sẽ làm lòi ra vụ cướp, oan hồn kẻ bị giết sẽ theo dõi chúng để run rủi cho chúng lộ hình tích, để việc điều tra của các nhà chức trách được dễ dàng. Cẩm Hứa Chử, trước sự đón đường của người lạ mặt cản trở lối đi của bọn y, đã ra lệnh cho thủ hạ phải dùng độc thủ để hạ đối phương. Nghe Cẩm Hứa Chử ra lệnh cho đồng bọn, người kia lại cất tiếng cười một cách giòn giã bảo: - Ừ cho bọn ngươi xông vào, tao cốt cản đường bọn ngươi để chờ bọn Xã Thúc tới. Có tài gì bọn ngươi cứ trổ ra! Cẩm Hứa Chử nói: - Rồi nhà ngươi sẽ biết, có phải đâu bọn ta sợ nhà ngươi, nhưng ta lấy làm lạ, về sự can thiệp của nhà ngươi. Ta ăn cướp nhà Xã Thúc để trả thù cho các đàn em ta bị thất bại hai kỳ trước có liên quan gì tới nhà ngươi, sao nhà ngươi lại tự mua dây buộc mình vậy. https://thuviensach.vn - Có liên quan hay không rồi nhà ngươi sẽ biết. Bây giờ bọn ngươi có nghề gì cứ trổ ra nốt đi. Mẩu đối thoại rất mau, mau cũng như những đường võ đôi bên dùng để đối địch với nhau. Mẩu đối thoại vừa dứt đã có một tên cướp trong bọn xông ra tay trái cầm một chiếc khiên và tay phải chiếc mã tấu. Khiên là một thứ lá chắn, thường gọi là cái thuẫn, hay cái mộc, tròn bằng cái nia, cũng có thứ vuông, đan bằng toàn cật tre cạp rất chắc, dao chém không đứt, giáo đâm không thủng, bền hơn mộc, nhẹ hơn mộc bằng gỗ. Dùng khiên gọi là lăn khiên, nghĩa là lăn tròn ẩn sau cái khiên xông tới địch, dùng mã tấu để chém chân địch. Người lăn khiên giỏi lợi hại lắm. Người đó ẩn sau tấm khiên, không sợ đâm chém, chiếc khiên đã che đỡ được hết. Người đó lăn xả vào đối phương và chỉ chém dưới chân. Muốn chống lại đối phương phải nhảy tránh hoặc cũng lại dùng khiên để đón đỡ. Tên cướp lăn khiên vừa xông tới thì Cẩm Hứa Chử dặn: - Năm Phổ, phải coi chừng cẩn thận, nó ghê gớm lắm đấy! Không biết tên cướp Năm Phổ có nghe thấy lời căn dặn của Cẩm Hứa Chử không, nhưng thấy hắn lăn khiên sấn tới người lạ mặt một cách rất hùng hổ. Người lạ mặt nhìn tên lăn khiên, buột miệng khen: - Năm Phổ giỏi lắm, lăn khiên kín đấy! Lời khen chưa dứt, lưỡi mã tấu đã ở đàng sau khiên chém ra quẹt dưới chân người này. Người này nhảy vọt lên thì lại một mã tấu thứ hai lia tới, người đó lại khẽ nhảy lên. Năm Phổ lại cứ lăn tròn sau chiếc khiên và ngọn mã tấu luôn luôn hoạt động, người kia chỉ nhảy tránh. Thấy Năm Phổ có bề như thắng thế, Cẩm Hứa Chử xô các đàn em ra: - Anh em tiến lên cả, hạ cho bằng được tên cản đường này đi, và phải nhanh lên kẻo bọn Xã Thúc kéo tới, ta phải lưỡng đầu thụ địch, nguy lắm! Bọn cướp cùng reo vang lên. Trừ những tên dắt trâu bò và gánh đồ đạc ở lại sau, còn các tên khác đều nhất tề một lượt xông tới. Chúng quyết hạ người lạ mặt đã cản đường chúng! https://thuviensach.vn Nhưng chúng chưa kịp xông tới gần người này thì đã thấy thoáng như một tia chớp người kia nhảy cao lên, vượt qua chiếc khiên, vung chiếc khăn lượt đập vào Năm Phổ và khi chiếc khăn lượt được kéo lại, đã kéo theo cả thanh mã tấu của Năm Phổ. Vừa lúc ấy cả bọn cướp cũng đã xông tới vây quanh người này. Nào câu liêm móc, bơi chèo phang, dao đâm, mã tấu chém, dao bảy, dao chín ào ào vút tới. Trong lúc bọn Cẩm Hứa Chử chạm trán cùng người lạ mặt, ở đàng sau, bác tôi thấy chúng bỗng nhiên đang đi ngừng lại, liền hô hai con và anh em tuần tráng tiến tới để trước là xem sự thể ra sao, sau là để trợ lực nếu có, cho những ai đã đón đường bọn cướp. Vừa tiến lên bọn tuần tráng bây giờ có thêm cả dân làng đổ ra vừa hò reo ầm ĩ với những tiếng tù và inh ỏi. Bọn cướp đang vây đánh người lạ mặt. Cẩm Hứa Chử vẫn đứng ngoài nhìn bọn đàn em giao chiến. Thật là một trận ác chiến, một chống với trên chục người. Người lạ mặt tả xung hữu đột, vừa tránh vừa đỡ, lại vừa đánh bằng ngọn mã tấu lấy được của Năm Phổ lăn khiên. Tuần tráng và dân làng tôi đã tới và đang đứng xa xa nhìn cuộc hỗn chiến ghê gớm giữa bọn cướp và người cản đường. Những ngón đòn nguy hiểm, những miếng tránh lẹ làng, dưới ánh đuốc của tuần tráng và ánh hồng của bọn cướp làm cho bọn tuần và dân làng phải mê mẩn đứng xem, giống như đang dự một cuộc thí võ chứ không phải là họ đi đánh cướp. Vút! vút! vèo! vèo! Những đòn đều kinh khủng như nhau. Bác tôi cùng hai con cũng ngây người ngắm trận ác chiến! Xem đáng mê thật! Một mình người lạ mặt địch với cả bọn cướp mà không nao núng! E để lâu, có thể xảy ra sự lỡ làng cho vị hảo hán đã dám đương đầu với bọn cướp, bác tôi hô lớn: - Các con và anh em tuần tráng! Ta phải xông vào trợ lực cho hảo hán kia để chống bọn cướp. https://thuviensach.vn Cẩm Hứa Chử xem chừng đàn em của mình không hạ nổi kẻ địch, đã toan xông vào ra tay thì nghe thấy tiếng hô của bác tôi. Biết thế không thể thắng được cả bọn tôi lẫn người lạ mặt kia, Cẩm Hứa Chử liền quát đàn em: - Thôi anh em bỏ cả lại! Rẽ xuống cánh đồng chiêm! Ta chịu chuyến này, ta sẽ chờ dịp khác! Bọn Xã Thúc chúng đã tới, chậm lại chỉ có hại. Lời hô của Cẩm Hứa Chử được bọn cướp răm rắp tuân theo. Chúng bỏ lại hết cả trâu bò đồ đạc và chỉ tháo lấy người. Trút cả xuống cánh đồng chiêm. Cẩm Hứa Chử lại đi đoạn hậu. Y đã giằng một con dao bảy của đàn em để làm khí giới. Y chờ cho bọn cướp đi hết mới rút lui sau cùng. Trước khi rút lui, y gọi bác tôi bảo: - Xã Thúc, ta trả lại ngươi tất cả trâu bò đồ đạc hôm nay nhưng ta hẹn sẽ trở lại nhà ngươi một bữa khác. Bác tôi không chịu kém đáp lại: - Hôm nay ta tha cho bọn ngươi, và ta sẵn sàng chờ bọn ngươi một bữa khác. Bác tôi truyền cho các anh tôi nhờ dân làng và tuần tráng dắt trâu bò và gánh đồ đạc trở về, còn bác tôi đi tìm người đón đường đánh cướp để tạ ơn. Người kia lúc đó đang chạy theo bọn cướp. Người đó gọi: - Cẩm Hứa Chử hãy dừng lại ta nhắn điều này. Cẩm Hứa Chử lúc đó đã bắt đầu rẽ xuống cánh đồng chiêm, nghe tiếng gọi bèn dừng lại. Hắn hỏi người kia: - Ngươi muốn nhắn ta? Ta với ngươi không thù oán tại sao ngươi lại cố tình phá hoại ta? - Đâu ta thèm phá hoại ngươi! Đây chỉ là một đòn trả thù của ta! - Ngươi là ai mà lại thù ta? - Ngươi muốn biết ta là ai, đúng ngọ ngày mai, mời nhà ngươi tới nhà Xã Thúc. Nhà ngươi cứ tới đàng hoàng. Xã Thúc cũng là bậc anh hùng, ngươi không phải e ngại. - Được ta sẽ lại! Anh hùng như ta há sợ gì! https://thuviensach.vn Cẩm Hứa Chử đi xuống đồng chiêm theo bọn cướp còn người kia quay trở lại đám dân làng tuần tráng. Bác tôi lúc ấy đang hỏi mọi người để tìm kiếm vị anh hùng đánh cướp thì người này trở lại. Bác tôi vội đi tới cung kính đứng trước mặt định nói mấy lời cám ơn bỗng bác tôi, khi nhận rõ người này đã ngạc nhiên vô cùng. Vị anh hùng đánh cướp không phải là ai xa lạ! Chính là một người hàng ngày bác tôi vẫn gặp, và cả nhà bác tôi đều biết rõ. Xưa nay người này lù đù lắm, ít nói, chậm chạp, làm việc gì thì thủng thỉnh. Ấy thế mà lại chính là một tay võ nghệ tuyệt luân, một mình dám đương đầu với cả bọn cướp và trong một lúc đã chống đỡ được hết mọi ngón đòn ác hiểm ghê rợn của lũ cướp. Giỏi thật! Thật là một sự không ngờ cho bác tôi và cả hai anh Quắc và Ngạn nữa! Người đó chẳng phải ai xa lạ gì! Người đó chính là chú Quao làm vườn cho bác tôi. Chú Quao làm vườn cho bác tôi từ hơn một năm rồi. Hồi đó, người làm vườn cũ của bác tôi xin nghỉ về quê, bác tôi đang lo kiếm người làm vườn khác. Vườn nhà bác tôi rộng, quanh năm có trồng rau cùng với các cây ăn quả. Nếu không có người trông nom làm cỏ, rau sẽ bị cỏ lấn và vườn sẽ rác rưới bẩn thỉu. Tiếng rằng làm việc ngoài vườn nhưng làm vườn còn kiêm nhiều công việc khác trong nhà. Giữa lúc bác tôi đang kiếm người thì chú Quao đến xin việc. Trông chú lờ khờ, hiền lành, bác tôi có ý không muốn mướn, e chú chậm chạp làm không xong việc, nhưng chú Quao năn nỉ và cam đoan xin cố gắng để làm tròn phận sự, bác tôi mới chịu mướn, nhưng có nói rõ cho chú biết là chỉ mượn thử để xem công việc chú làm, rồi sau sẽ hay. Chú Quao từ ngày được làm thử đã tỏ ra rất đắc lực. công việc vườn tược cũng như các công việc khác không bao giờ bác tôi phải nhắc tới. Chú làm chậm chạp, nhưng rất cẩn thận, việc nào đâu vào đấy, đáng ngày nào xong là đúng ngày đó xong. Trong suốt từ ngày chú Quao tới làm với bác tôi, chú chỉ lầm lì ít nói và cũng ít cười, ai bảo sao chú chỉ nghe vậy, ít khi đáp lại, nếu sự đáp lại https://thuviensach.vn không cần thiết. Những buổi bác tôi và các con luyện võ ở ngoài vườn, chú thường đứng xem, nhiều khi rất chăm chú. Đã có lần bác tôi nhận thấy hỏi: - Chú Quao cũng thích võ nghệ à, có muốn tập không bảo các cậu ấy dạy cho mấy đường. Chú Quao lắc đầu và nói mình chậm chạp không học được võ. Tuy không tập võ, nhưng chú Quao có tài bắn chim rất giỏi. Chú bắn chim không cần súng ống, xì đồng hoặc cung nỏ tốt. Thường chú chỉ lấy dây uốn một thanh tre lại làm cung, rồi vót tre làm tên. Với thứ cung tre rẻ tiền và cổ sơ ấy chú đã luôn luôn bắn được chim ăn. Lần đầu tiên có lũ chim xuống ăn rau. Vườn rau tuy có bồ nhìn nhưng lũ chim không sợ, chú Quao phải ra đuổi chúng luôn. Chú ra chúng bay đi, nhưng chú vào nhà chúng lại ngay. Tức quá, một hôm chú phải làm cung tên bằng tre để bắn chim. Thấy chú làm cung tên cổ sơ như thế để bắn chim, ai cũng cười, cho rằng cung tên ấy, chú bắn làm sao được chim. Cả nhà đã ngạc nhiên khi chỉ với cung tên rẻ tiền ấy, chú đã bắn được nhiều chim, và đàn chim đã sợ không dám bén mảng tới vườn rau của chú nữa. Các anh chị tôi thấy chú có tài bắn chim liền hỏi chú luyện tập ở đâu và ai đã dạy chú, chú chỉ trả lời là ngày bé chú nghịch chơi cung tên để bắn hoa quả trên cây rồi chú quen tay nên dần dần chú bắn được chim. Chú bắn chim tài lắm, có thể nói là mười phát không sai một, nhiều khi có những con chim to đang bay cũng bị chú bắn ngã xuống. Cả nhà khen ngợi chú, và khuyên chú nên làm cây cung to tát đường hoàng mà dùng. Chú đáp là yếu tay không giương được cung lớn, với cung lớn chú sẽ không bắn được trúng, chú thường nói: - Mình sức yếu, chỉ bắn được những chim nhỏ, cung tên vớ vẩn này cũng đủ. Lâu dần thành quen không ai để ý tới việc chú bắn chim nữa. Không hề bao giờ ai thấy chú tập võ. Ai cũng cho rằng bắn cung như chú chỉ là một sự quen tay. https://thuviensach.vn Không bao giờ chú chịu tập võ. Các anh chị tôi có ý muốn truyền cho chú vài miếng võ phòng thân chú đều thoái thác không chịu tập. Ai có ngờ đâu chú Quao là một tay võ nghệ cao cường một mình đã chống đỡ được với cả một bọn cướp, biết cả mọi ngón đòn trường đoản! Tôi quên chưa nói tại sao mọi người gọi Quao là chú, tiếng chú đây để chỉ một kẻ bề dưới. Chú Quao là người làm vườn, nên cả nhà đều gọi Quao là chú. Sau giây phút ngạc nhiên, bác tôi mừng rỡ nói: - Chà! Tưởng là ai, chẳng hóa chú Quao! Chú Quao giỏi lắm. Bọn cướp phải khiếp sợ. Nhờ có chú mà tôi và mấy ông trong xóm lấy lại được trâu bò đồ đạc. Chú Quao không nói gì. Có lẽ chú chưa biết nói gì cho phải. Bác tôi vồn vã kéo chú Quao về. Bác tôi khoe với mọi người: - Đây nhà hảo hán đã đánh tan bọn cướp! Không những riêng tôi phải chịu ơn và kính phục, mà cả dân làng cũng cần biết ơn lòng nghĩa hiệp của hảo hán đã giúp cho làng ta khỏi bị kẻ cướp khinh. Dân làng, nhất là dân trong xóm, nhiều người biết mặt chú Quao. Họ xúm vây quanh chú Quao để khen ngợi và để hỏi thăm về võ nghệ. Chú Quao chỉ nói những lời khiêm tốn cảm ơn mọi người đã quá khen mình. Chú nói: - Nhờ hồng phúc của dân làng mà tôi thắng được bọn cướp! Thật ra võ nghệ tôi đã bằng ai. Nếu không có ông Xã Thúc, các cậu Quắc, Ngạn kéo tới làm bọn cướp kinh hoảng, riêng tôi có làm gì được chúng. Thái độ của chú Quao thật là nhũn nhặn, đáng yêu! Càng khiêm tốn, người ta lại càng thấy chú tài giỏi! Lúc trở về, bác tôi đãi chú Quao vào hạng quý khách. Chú Quao bây giờ không phải là người làm vườn của ông Xã Thúc, chú Quao là một tay võ nghệ xuất chúng đáng nể vì. Bác tôi mời chú Quao lên nhà trên và đêm đó ngủ cùng giường với bác tôi cùng bàn chuyện võ nghệ! Anh hùng lại gặp anh hùng, câu chuyện thật là ăn ý nhất là với lòng cảm phục bác tôi đã có. Chú Quao cũng hiểu bác tôi là người quân tử độ lượng, https://thuviensach.vn trọng nghĩa, quý người, nhất là gặp người võ nghệ quán thế. Trong hơn một năm trời làm vườn cho bác tôi, chú Quao cũng hiểu rõ tình hình mấy cha con bác tôi nên chú cũng kính mến bác tôi lắm. Bác tôi hỏi chú Quao tại sao lại đến xin làm vườn như vậy, sao suốt trong thời gian làm vườn không thấy chú khoe tài nghệ lần nào. Chú Quao mỉm cười. Sau đó chú Quao mới nói rõ tông tích cho bác tôi hay. Sự thực chú Quao không phải tên như vậy. Chú chính là một tên tướng cướp nổi danh ở vùng Yên Thế, tên là Đẩu và vẫn được anh em tay chơi gọi tôn là Đẩu Phàn Khoái, vì võ nghệ của Đẩu xuất chúng chẳng kém gì Phàn Khoái đời Tây Hán, đã góp phần giúp Lưu Bái Công dựng nên cơ nghiệp. Đẩu Phàn Khoái có một mối thù danh dự với Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam. Mối thù danh dự cần phải trả bằng danh dự! Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam đã chơi Đẩu Phàn Khoái ở Yên Thế một vố, Đẩu Phàn Khoái cũng phải tìm cách chơi lại Cẩm Hứa Chử mới xong. Ấy đấy chính là cái duyên do Đẩu Phàn Khoái đã đến xin làm vườn cho bác Xã Thúc tôi để được dịp chơi lại Cẩm Hứa Chử một đòn, vì Đẩu biết thế nào Cẩm cũng thân tới nhà bác tôi để trả thù cho đàn em hai lần bị thua trước. Đêm hôm ấy khi chó bắt đầu cắn đổ hồi thì Đẩu Phàn Khoái đang nằm tại căn nhà xép bên vườn, nơi xưa nay bác tôi vẫn dành cho người làm vườn. Nghe tiếng chó cắn, Đẩu biết ngay là có cướp và Đẩu đoán bọn cướp chính là Cẩm Hứa Chử. Rồi khi đến lúc bọn cướp bật hồng vượt mái nhà vào sân nhà bác tôi, Đẩu đều biết hết, nhưng không hành động gì vì Đẩu đã rõ bác tôi có thể đối phó nổi với bọn cướp và Đẩu cũng muốn xem kế hoạch của bác tôi đối phó với bọn cướp ra sao. Đẩu thấy bác tôi bình tĩnh, cắt đặt vợ con người nhà đi ẩn và mở cửa cho cướp vào thì Đẩu phục lắm. Để cho cướp vào nhà tự do lấy đồ đạc rồi đón đường đánh; đó giống kế “không thành” của người xưa khi giặc tới bỏ thành không, rồi tới khi giặc vào mới kéo binh tới vây, như trường hợp nguyên soái Tổ Xa Luân nước Liêu vây Đường Thái Tôn ở Mộc Dương Thành khi vua Đường đi phạt Bắc vậy. https://thuviensach.vn Khi bác tôi và hai con đi đón đường bọn cướp, Đẩu Phàn Khoái vẫn còn ở nhà. Chính Đẩu đã châm lửa đốt cháy chuồng trâu nhà bác tôi, chứ không phải bọn cướp đã đốt nhà ai khi lửa bốc cháy. Sở dĩ Đẩu đã có hành động như vậy bởi Đẩu biết lũ cướp khi rút lui thường đốt một vài căn nhà để dân làng mắc chữa cháy không đuổi theo chúng ráo riết. Chúng có thể rút lui một cách êm nhẹm hơn. Đẩu đốt chuồng trâu nhà bác tôi khi bọn cướp sắp rút lui là để cho bọn chúng tưởng có đồng đảng đã đốt một căn nhà rồi thì chúng không đốt thêm nữa. Sau khi phóng hỏa chuồng trâu nhà bác tôi, Đẩu vì ở làng bác tôi đã lâu nên biết nhiều ngõ ngách, vượt qua nhiều tường, băng cánh đồng ra đón đầu bọn cướp, lại có ý đón xa xa để có thể dồn bọn cướp vào thế lưỡng đầu thụ địch. Những việc tính toán của Đẩu Phàn Khoái quả không sai! Đẩu biết bọn cướp do Cẩm Hứa Chử chỉ huy, chuyến này tới cướp nhà bác tôi, với mục đích phục thù cho đàn em bị thất thế hai lần trước, tất nhiên phải có một lực lượng hùng hậu. Với lực lượng ấy, Đẩu biết cha con bác tôi không thắng được, và với anh hùng tính biết người biết mình của bác tôi, bọn cướp sẽ đi lọt khỏi cha con bác tôi. Không thể để bọn cướp đi thoát được, Đẩu còn món thù danh dự phải chuộc! Đẩu phải đón bọn Cẩm Hứa Chử để gỡ lại cái danh dự đã bị ô mờ trong đám giang hồ. Cẩm Hứa Chử đã phải đụng đầu với Đẩu Phàn Khoái. Đúng như Đẩu muốn, Cẩm đã lâm thế lưỡng đầu thụ địch. Và để thoát thân cho toàn bọn cướp, lần này Cẩm cũng phải như các đàn em lần trước, bỏ lại trâu bò đồ đạc với mối hận thù chưa trả nổi! Nghe Đẩu nói, bác tôi thán phục lắm. Thì ra từ trước, đứng trước núi Thái Sơn về nghề võ bác tôi vẫn không hay. Đẩu lại cho bác tôi biết là trưa hôm sau, Cẩm Hứa Chử sẽ lại thăm bác tôi, Đẩu đã mời hắn. Bác tôi mừng lắm. Bác tôi sẽ sung sướng để được tiếp Cẩm Hứa Chử một tay tướng cướp đại danh tuy rằng hắn vừa vào cướp nhà mình tối hôm trước. Ngày hôm sau bác tôi sửa soạn một mâm rượu thịnh soạn với món ngỗng quay, món ăn ưa thích của Cẩm Hứa Chử, theo lời của Đẩu Phàn https://thuviensach.vn Khoái, để chờ Cẩm Hứa Chử tới. Suốt từ sáng cho tới trưa, bác tôi phải luôn luôn tiếp khách tới hỏi thăm về vụ cướp đêm trước. Ai cũng khen cha con bác tôi tài giỏi và chú Quao ghê gớm nên bọn cướp phải chịu thua mà bỏ lại hết trâu bò đồ đạc. Có cả một vài người làng bên tới hỏi thăm. Ai có hỏi bác tôi tới chuyện trình quan, bác tôi đều gạt đi và trả lời cướp chưa lấy được gì, trình quan thêm nhiều sự phiền nhiễu. Bác tôi rõ chỗ đó, quan chỉ là lũ cướp ngày, chỉ tìm cách bới móc lấy tiền của dân, dù trong những việc người dân đã bị thiệt thòi như mất trộm mất cướp. Lúc mặt trời gần đứng bóng, trong số khách tới thăm bác tôi có một người lạ mặt, ăn mặc rất nho nhã, khăn lượt, áo the, quần chùng, mà bác tôi không nhận được ra là ai. Cũng như đối với các khách hỏi thăm khác, bác tôi mời ông khách lạ ngồi chơi và cảm ơn sự thăm viếng của ông khách. Ông khách luôn mồm khen tài nghệ bác tôi và hai con. Ông khách ngồi chơi rất lâu, khi mọi người khách khác ra về hết tới bữa cơm trưa, ông khách vẫn còn ngồi lại. Bác tôi vừa nói chuyện vừa cố nhớ xem người khách đó là ai và đã quen bác tôi trong trường hợp nào, nhưng bác tôi không nghĩ ra. Thấy ông khách ngồi chơi quá lâu, bác tôi cũng hơi sốt ruột, vì bác tôi đang đợi Cẩm Hứa Chử, bác tôi không muốn ai gặp mặt tên tướng cướp ghê gớm này tại nhà mình! Trời đã đến ngọ! Sao mà ông khách vẫn ngồi lâu vậy, và sao cũng không thấy Cẩm Hứa Chử tới. Bác tôi băn khoăn không biết đối xử với ông khách ra sao để khỏi mất lịch sự và không hiểu Cẩm Hứa Chử có tới không? Giữa lúc ấy, bác tôi nghe tiếng kẹt ngoài cổng ngõ! Chắc là Cẩm Hứa Chử đã tới! Không phải! Đây chỉ là anh Quắc tôi đi đâu về! Đi sau anh Quắc là Đẩu Phàn Khoái. Nguyên Đẩu rủ anh Quắc định ra đầu xóm để chờ Cẩm, không gặp Cẩm nên trở về. Vừa đi Đẩu vừa nghĩ có lẽ Cẩm không dám lại chăng? Có đời nào một tay tướng cướp đại tài lại nuốt lời hứa? Thế nào Cẩm Hứa Chử cũng sẽ tới, Đẩu biết chắc là như vậy! https://thuviensach.vn Thì Cẩm đã đến rồi mà cả bác tôi lẫn Đẩu đều chưa biết. Bác tôi chưa biết mặt Cẩm, còn Đẩu, giữa lúc Cẩm đến Đẩu lại do lối sau dẫn Quắc đi đón Cẩm. Đẩu không muốn đi lối cổng trước, vì lúc Đẩu ra đi nhà đông khách quá! Bước vào trong nhà, vừa trông thấy ông khách nho nhã, áo the, khăn lượt, Đẩu vội reo ngay lên: - À, Cẩm Hứa Chử đây rồi! Tưởng quan bác không lại. Đúng, người khách nho nhã ấy chính là Cẩm Hứa Chử, chính là tên tướng cướp ghê gớm, mỗi khi ra quân đều cởi trần để chỉ huy đàn em. Thấy Đẩu reo lên, bác tôi mới biết Cẩm Hứa Chử đang ngồi trước mặt mình! Ai có thể ngờ đâu con người nho nhã ấy lại chính là một tay võ nghệ ghê gớm trong đám giang hồ. Cẩm Hứa Chử vội xin lỗi bác tôi vì đã không tự giới thiệu, và bác tôi cũng xin lỗi lại Cẩm Hứa Chử vì đã không tự biết để tiếp đãi ông bạn giang hồ một cách xứng đáng hơn. Sau vài câu trao đổi, bác tôi mời Cẩm và Đẩu vào mâm rượu; bác tôi cho cả hai anh Quắc, Ngạn được ngồi hầu rượu. Bác tôi bảo Cẩm: - Theo lời bác Đẩu Phàn Khoái đây, đệ có làm sẵn một mâm rượu có thịt ngỗng quay để quan bác nhắm. Cẩm cười cảm ơn, và quay lại Đẩu nói: - Thì ra đàn anh là Đẩu Phàn Khoái ở Yên Thế! Thảo nào, các đàn em của đệ không địch nổi, đệ không ngờ đàn anh thù dai thế. Chỉ có việc nhỏ mọn trong rừng Yên Thế mà đàn anh tới đây để chận đánh bọn đệ! Đẩu cũng cười bảo: - Thì quan bác trước đã làm đệ mất danh dự ở rừng Yên Thế, đệ cần phải gỡ lại danh dự chứ. Đệ muốn đợi quan bác để trả thù danh dự phải đợi ở nhà ông Xã đây, vả chăng đệ cũng cần có một cuộc chạm trán đường hoàng như hôm qua, danh dự của đệ mới mong vãn hồi lại được. Cẩm lại cười. Đẩu cũng cười theo. Không biết câu chuyện ra sao bác tôi cũng cười phụ họa. https://thuviensach.vn Bác tôi hỏi hai người tới câu chuyện cũ, cả hai người đều gạt đi. Cẩm Hứa Chử bảo: - Hôm nay tôi được hân hạnh gặp gỡ ông Xã đây cũng là bực anh hùng, chúng ta hãy uống rượu cho say để mừng ngày gặp gỡ. Đẩu cũng nói: - Phải đấy! Anh hùng ngộ anh hùng, chúng ta hãy say đã. Rồi ra, một ngày kia ông Xã sẽ được biết câu chuyện cũ của chúng tôi. Thế là mấy người uống rượu vui vẻ. Ai dám bảo đó là kẻ cướp và người đánh cướp đã gặp nhau. https://thuviensach.vn III Mối thù khu rừng Yên Thế Bữa rượu thù tiếp của bác tôi với hai tướng cướp anh hùng là ĐẨU PHÀN KHOÁI và CẨM HỨA CHỬ kéo dài từ giờ ngọ đến hết giờ mùi mới xong. Con nhà võ lại gặp con nhà võ, câu chuyện nở như gạo rang, và những chén rượu cùng đồ nhắm, nhất là món ngỗng quay cứ theo câu chuyện vơi dần. Bao nhiêu chuyện võ nghệ, bao nhiêu ngón đòn nguy hiểm được mang ra nói. Hai anh Quắc và Ngạn ngồi nghe cũng lấy làm thú vị. Đã biết võ, phải được nghe người giỏi võ bàn luận với nhau mới biết võ nghệ biến chuyển huyền ảo vô cùng, và cũng phải nghe được những câu chuyện của các bậc đàn anh kể đàn em mới hiểu võ nghệ của mình còn kém và còn cần phải luyện cho nhiều. Thực vậy, các anh Quắc và Ngạn nghe câu chuyện của cha với hai tay tướng cướp, mới biết võ nghệ của mình xưa nay chưa thấm vào đâu. Các anh thấy cần phải học hỏi và luyện tập rất nhiều. Giữa câu chuyện, bỗng bác tôi hỏi Cẩm Hứa Chử: - Đệ xin hỏi quan anh, chẳng hay quan anh thù gì đệ mà đã mấy lần anh cho đàn em tới cướp phá nhà đệ chưa đủ sao? Lần này quan anh lại tự chỉ huy các tay đàn em cừ khôi nhất đến để đánh đệ? Cẩm Hứa Chử cười ha hả nói: - Ông Xã không biết! Cái trò đi ăn cướp lại có nghệ như anh em chúng tôi, phải chọn những nơi có thể gặp người có nghệ mới thích thú, chứ đi ăn cướp mà cứ đến những nhà tầm thường xông vào trong nhà, bật hồng lên, đánh trói khổ chủ, tra khảo lấy tiền, lấy đồ đạc rồi kéo nhau đi, còn thú vị gì nữa. Như vậy khác gì ta ăn cơm tẻ. Cần phải gặp những sự khó khăn và thoát hết mọi sự khó khăn mới sung sướng. Có võ phải được dùng võ chứ. https://thuviensach.vn Đẩu Phàn Khoái cũng nói tiếp: - Chính bác Cẩm Hứa Chử nói đúng. Tôi đi ăn cướp, tôi cũng tìm những nơi nào khó khăn tôi mới tới. Cẩm Hứa Chử lại nói: - Lần đầu tiên đàn em của chúng tôi tới đây bị ông Xã chống cự, đã không lấy được gì lại mấy tên bị thương, chúng mang mối thù, rồi trở lại lần thứ hai để định báo thù, nhưng thù cũng không báo xong, nên chúng còn đeo mối hận và nhờ tôi rửa hộ. Nghe chúng nó bị ông Xã hai lần đánh thua, tôi cũng bực mình và cũng vì vậy lần này tôi phải đích thân chỉ huy chúng để mong rửa hai lần nhục trước, không ngờ vận nhà ông Xã đỏ, lại có Đẩu Phàn Khoái can thiệp vào, và cũng là may mắn cho cả chúng ta, cũng nhờ mọi sự rắc rối ấy mà giờ đây chúng ta được gặp nhau và có bữa rượu gặp gỡ này. Ông Xã nên chắc chắn là từ nay bọn anh em giang hồ sẽ không ai dám tới quấy nhiễu ông Xã nữa. Ông Xã đã là bạn của chúng tôi. Ba người cùng cười, và họ lại nâng chén mời nhau. Rượu đã ngà ngà cả rồi. Câu chuyện càng nở nang hơn. Bác tôi chợt nghĩ trước khi tới bữa ăn, Đẩu Phàn Khoái có nói một ngày kia bác tôi sẽ được hiểu mối thù của Đẩu đối với Cẩm Hứa Chử tại khu rừng Yên Thế. Bác tôi liền hỏi khéo Cẩm Hứa Chử. - Câu chuyện tại sao quan anh tới thăm nhà đệ hôm qua, quan anh đã cho đệ biết, vậy đệ tưởng câu chuyện tại khu rừng Yên Thế giữa hai quan anh, đệ cũng có thể biết được, nhất là đây lại là mối thù danh dự. Dù kém các quan anh, đệ cũng xin tự lạm là hơi biết đôi chút võ nghệ, và đệ tự xét cũng xứng đáng để được nghe chuyện của các quan anh. Cùng trong làng võ nghệ với nhau, trước lạ sau quen, các quan anh có nghi kỵ gì đệ chăng? Nghe bác tôi nói vậy, Đẩu Phàn Khoái liền nói: - Sao ông Xã lại nói thế! Chúng tôi đâu đám nghi kỵ ông Xã. Nghi kỵ ông Xã đời nào tôi lại dám mời Cẩm Hứa Chử tới đây và có đời nào lại có bữa rượu tương kiến hôm nay. - Vậy các quan anh nói cho đệ nghe câu chuyện ở khu rừng Yên Thế, bác tôi tiếp, chắc là câu chuyện phải ly kỳ lắm, nên bác Đẩu Phàn Khoái https://thuviensach.vn mới phải tìm tới nhà đệ để đợi trả thù bác Cẩm Hứa Chử. Cẩm Hứa Chử nhìn Đẩu Phàn Khoái. Hai người đưa mắt cho nhau đồng ý. Rồi Cẩm Hứa Chử nói: - Thôi cùng trong làng võ nghệ, trước sau rồi ông Xã cũng sẽ biết câu chuyện giữa chúng tôi. Vậy thể theo lời ông Xã, chúng tôi xin thuật ngay câu chuyện này để ông Xã rõ. Chúng tôi chắc rằng cha con ông Xã có biết chuyện này cũng chỉ biết để mà biết, chứ không phải biết để báo chúng tôi lập công. Tuy nhất kiến vi kiến nhưng tôi cũng thấy ông Xã là người quân tử anh hùng, nên chúng tôi có thuật lại câu chuyện mối thù khu rừng Yên Thế của chúng tôi với ông Xã cũng không hề gì. Cẩm Hứa Chử bảo Đẩu Phàn Khoái: - Xin để đàn anh thuật lại câu chuyện cho ông Xã nghe, vì chính bởi đàn anh mà chúng ta có cuộc hội ngộ hôm nay. Đẩu Phàn Khoái gật gù, nhấp hớp rượu rồi bắt đầu thuật cho bác tôi nghe nguyên do mối thù danh dự giữa Đẩu và Cẩm Hứa Chử. * * * Miền thượng du Bắc Việt, xưa kia trong những thời loạn ly, nhất là khi người Pháp mới sang xâm chiếm Việt Nam thường là miền có nhiều giặc cướp. Những khu có các đồng bào người Thổ, người Mán, người Mường ở là khu thượng du hẳn, nhưng giữa khu đó và trung du có một khu rừng núi, nhưng các đồng bào Thượng nói trên không ở đông đúc mà chỉ ở rải rác một vài nơi, khu này là giang sơn của giặc cướp. Mặc dù gọi là giặc cướp không có tổ chức nhưng trong đám giang hồ họ cũng có quy luật riêng với nhau, và họ thường mặc nhiên tôn trọng những quy luật đó tuy không ai bắt buộc. Suốt một dải từ Thái Nguyên qua miền bắc tỉnh Bắc Giang tới Đông Triều, Đình Lập bọn cướp làm chúa tể. Mỗi vùng có một tướng cướp đứng đầu. Các tay đàn em trong vùng phải tuân theo mệnh lệnh của người tướng cướp này. https://thuviensach.vn Cẩm Hứa Chử là tướng cướp vùng Nhã Nam, một vùng nhiều rừng rậm núi cao. Cẩm Hứa Chử xuất thân là con nhà nho. Thuở nhỏ đã được theo đòi nghiên bút để trau dồi đạo lý của thánh hiền, nhưng Cẩm rất tối dạ, học trước quên sau, không bao giờ thuộc bài, suốt đời phạt mài son mực cho ông đồ và quét nhà. Cẩm không lấy đó làm hổ thẹn và không chịu cố gắng. Học bao nhiêu năm dốt vẫn hoàn dốt. Cha mẹ Cẩm thấy con kém thông minh cũng buồn lắm nhưng cũng không làm gì được, vì ông đồ có muốn nhét chữ vào đầu óc Cẩm, Cẩm cũng không nhớ. Có lần nổi nóng, ông đồ đã bảo Cẩm: - Học hành như mày, sau này có đi mà ăn cướp. Người ta thì văn hay chữ tốt cướp khôi nguyên của nhà vua, thì mày đi ăn cướp của thiên hạ. Nghe ông đồ mắng vậy, Cẩm không lấy làm oán và cũng không lấy làm thẹn. Cẩm tự nghĩ: - Ăn cướp càng đỡ phải làm lụng, cứ việc đến nhà người khác lấy tiền của về tiêu, đồ đạc về dùng, tiện lắm. Ăn cướp mà xấu hay sao? Xưa kia Tống Giang đi ăn cướp ở Lương Sơn Bạc chẳng oai hùng chán à? Vua tôi nhà Tống chẳng thất điên bát đảo với Tống Giang là gì? Ấy thế mà Tống Giang lại được cái hãnh diện kéo cờ đề bốn chữ “Thế thiên hành đạo”! Ăn cướp như vậy cũng đáng là ăn cướp. Vả chăng đã chắc đâu ăn cướp là kẻ cướp và những người không ăn cướp chẳng là kẻ cướp như bọn cướp ngày vậy. Cẩm cứ tối dạ, cứ phải mài mực, mài son, quét nhà và chịu đựng những lời sỉ vả của ông đồ, cho đến một hôm trong buổi học Cẩm gây lộn với anh trưởng tràng. Trong các lớp học của các ông đồ ngày xưa, người học trò học bậc cao nhất là trưởng tràng; trưởng tràng giúp ông đồ để dạy bảo các trò kém và thay thế ông đồ những khi ông đồ vắng mặt. Tại gia đình, quyền huynh thế phụ, thì tại lớp học, trưởng tràng thế sư! Ấy thế mà Cẩm đã gây lộn với trưởng tràng. Nguyên hôm đó, cũng như mọi ngày, trưởng tràng phải thay ông đồ để dạy Cẩm và mấy trò kém khác. Các trò kia đã học xong, còn Cẩm vẫn lai nhai mấy chữ không thuộc. Anh https://thuviensach.vn trưởng tràng mắng giễu Cẩm. Cẩm lúc đầu lặng thinh không nói, nhưng về sau bị sỉ vả quá, Cẩm có cãi lại và bảo trưởng tràng: - Anh không được nói tôi quá như thế. Thầy nói tôi thì tôi chịu, anh nói tôi, tôi đập vỡ mặt ra. - À, thằng học trò láo! Đã dốt lại hỗn. Nghe những lời nói xược của Cẩm, trưởng tràng không dằn lòng, giơ tay tát Cẩm và mắng: - Quân vô đạo, học hành gì mày, đồ ăn cướp. Tức quá, Cẩm chẳng nói chẳng rằng, xông vào đánh anh trưởng tràng lăn cu lơ giữa lớp học, dưới sự nhớn nhác của học trò và dưới con mắt ngạc nhiên của ông đồ. Anh trưởng tràng lớn gấp rưỡi Cẩm mà không chống lại được Cẩm. Ai có ngờ đâu Cẩm khỏe như vậy. Cứ kể Cẩm cũng không khỏe lắm nhưng Cẩm biết võ. Học chữ thì dốt, nhưng Cẩm học võ rất thông minh. Nguyên mỗi chiều Cẩm vẫn đến ban tuồng diễn trong hàng Tổng để học mót mấy miếng võ, vì trong ban tuồng này vẫn có một ông thầy dạy võ luyện tập cho mọi người phòng thân trong khi đi diễn tuồng ở thiên hạ. Cẩm học võ mau lắm, mỗi thế võ Cẩm chỉ học qua một vài lần là nhớ. Ông thầy dạy võ thấy Cẩm chịu khó tới học tập, đem lòng yêu, chỉ bảo cho mọi cách luyện tập, từ cách luyện thân thể đến các món côn quyền. Thế là ngày ngày Cẩm vẫn đi học chữ để không học được gì, và vẫn được học võ để thâu nhận hiểu biết được rất nhiều. Ngày xảy ra câu chuyện đánh ngã anh trưởng tràng là ngày Cẩm võ nghệ đã khá tinh thông nên chỉ với một đòn nhỏ, anh trưởng tràng đã chịu ngã lăn quay giữa lớp học. Ông đồ thấy Cẩm đánh ngã anh trưởng tràng, gọi Cẩm tới trước mặt, bắt Cẩm nằm xuống, rồi ông lấy roi mây quất Cẩm một trận không tiếc tay. Cẩm không dám cưỡng lại và cũng không dám tỏ một thái độ gì hỗn xược với ông đồ. Xưa nay, Cẩm vẫn sợ ông đồ chẳng kém gì cha mẹ. Tuy học hành Cẩm không thâu nhận được bao nhiêu chữ, nhưng ít ra Cẩm cũng đã thấm nhuần được đạo lý của thánh hiền biết kính trọng thầy https://thuviensach.vn cũng như cha mẹ. Cẩm cũng đã hiểu thế nào nghĩa quân, sư, phụ. Đánh Cẩm một trận xong, ông đồ bảo: - Thôi từ nay cho mày nghỉ học. Mày đi học chỉ tốn cơm cha mẹ và tốn công của tao. Mày thử ngẫm xem trong bao lâu nay, mày đã học được những gì, mày đã nhớ được bao nhiêu chữ. Thế mà mày lại hỗn láo, dám đánh cả trưởng tràng. Dạy mãi mày học, mày không tấn tới, tao mang tiếng. Cẩm kính cẩn thưa: - Thầy bắt con nghỉ, con phải nghỉ, thầy đánh con, con phải chịu, thầy là thầy của con, con phải kính trọng thầy. Thầy nói gì con cũng là quyền thầy, cũng như cha mẹ con. Còn anh trưởng tràng anh ấy có thể mắng mỏ con được, nhưng không được sỉ nhục con, nay việc đã lỡ con xin lỗi thầy. Ông đồ không tha lỗi cho Cẩm, và ngay hôm đó Cẩm đã phải nghỉ học. Buổi chiều đó, ông đồ tới thăm cha Cẩm, và nói rõ đầu đuôi câu chuyện. Khi ông đồ ra về, Cẩm lại bị một trận đòn của cha đánh; nhưng vốn có luyện tập võ nghệ trước, trận đòn của cha Cẩm đánh cũng như trận đòn của ông đồ, đối với Cẩm không mùi mẽ gì. Không được đi học nữa, Cẩm phải ở nhà làm việc nhà và việc đồng. Ở nhà càng hay, vì Cẩm càng tiện việc luyện tập võ nghệ. Đầu tiên Cẩm còn chỉ học võ với võ sư của ban tuồng, sau lớn lên, Cẩm tìm học thêm được của các thầy võ khác, nên nghề võ của Cẩm càng tấn tới. Rồi cha mẹ Cẩm qua đời! Trước mọi sự đảo điên của xã hội thời Pháp mới chiếm Việt Nam, Cẩm đã gia nhập đạo quân Cần Vương chống Pháp, và khi quân Cần Vương thất bại, Cẩm xưng hùng ở vùng Nhã Nam để trở thành một tên cướp nổi danh với biệt hiệu là Cẩm Hứa Chử vì thói quen hay cởi trần của hắn mỗi khi ra quân. Tuy đi ăn cướp nhưng Cẩm là người rất hào hiệp, không bao giờ giữ của cho mình. Cẩm thường kiếm ăn của các nhà giàu để đỡ người cùng khó và phân phát cho các đàn em. Suốt vùng Nhã Nam là giang sơn của Cẩm. Các tay chơi trong khắp vùng này phải biết Cẩm. Mỗi khi hoạt động gì, họ đều phải báo cho Cẩm biết. Cẩm không bắt nạt ức hiếp một tay chơi nào trong vùng, nhưng kẻ nào muốn qua mặt Cẩm thì không được, Cẩm sẽ đến tận nhà cảnh cáo bằng cách lấy lại hết mọi đồ vật và tiền bạc mà người kia đã kiếm được. Những https://thuviensach.vn tay chơi ở địa phương khác, tới vùng Nhã Nam nếu muốn kiếm ăn tại vùng này đều phải đến trình diện để xin phép Cẩm. Lẽ tất nhiên là bao giờ Cẩm cũng cho phép, vì đó chính là cách để Cẩm kết nạp thêm đàn em. Mỗi lần Cẩm ra quân đi ăn cướp nơi đâu, Cẩm đều tụ tập hết các đàn em trong vùng lại và cho một số người đi theo mình. Cẩm cắt đặt cho ai nhiệm vụ nào, phải cứ đúng theo đó mà làm. Do sự cắt đặt cẩn thận có tính toán kỹ lưỡng để lợi dụng mọi khía cạnh của mọi khí giới cũng như mọi khả năng của mọi đàn em, nên Cẩm Hứa Chử đã chỉ huy ra quân và phần nhiều có thắng lợi dù nhiều khi gặp những tài gia có súng ống, hoặc gặp lính huyện. Nếu lần nào gặp sự trắc trở hoặc vì đối phương mạnh quá, hoặc vì có sự tiếp cứu bất ngờ, Cẩm cũng đã tính trước đến sự rút để khỏi hại cho đàn em. Đành rằng cũng có một đôi khi cũng có một vài người bị thương, nhưng đó cũng là thường, vì ở đời có nghề nghiệp nào mà không có mặt trái, huống chi là nghề ăn cướp. Điều cốt yếu là đừng để bị bắt tại trận, và cố tránh đừng gây án mạng và cũng đừng để đàn em bị giết, thì việc ăn cướp khó có nhà chức trách điều tra ra cho được. Bọn đàn em của Cẩm gan dạ lắm. Họ chịu hy sinh cho anh em trong những lúc nguy biến, và nếu có bị thương thì cũng vài món thuốc lá rịt là khỏi. Danh tiếng của Cẩm Hứa Chử vang lừng, đám giang hồ không ai là không biết. Cẩm vùng vẫy suốt vùng Nhã Nam, và cũng không bao giờ lấn sang khu vực ảnh hưởng của anh em giang hồ khác, nếu không được chính người đàn anh tay chơi ở khu đó sở cậy. Liền giáp ngay vùng Nhã Nam của Cẩm, là ảnh hưởng của vùng Yên Thế do Đẩu Phàn Khoái đứng đầu. Cũng như Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam, Đẩu Phàn Khoái là đàn anh trong đám giang hồ suốt vùng núi rừng Yên Thế, nhưng chính ra uy quyền giang hồ của Đẩu bắt đầu từ giáp giới vùng Nhã Nam của Cẩm Hứa Chử. Đẩu Phàn Khoái xuất thân con nhà võ. https://thuviensach.vn Thân phụ Đẩu trước đây cũng là tay võ nghệ cao siêu và lấy nghề võ làm kế sinh nhai. Ông cụ sống về nghề bảo tiêu, nghĩa là nghề bảo vệ hàng hóa của bọn lái buôn đi qua rừng, phần nhiều là hàng lậu. Bọn buôn lậu, nhất là thuốc phiện, muốn tránh thuế, cũng như tránh mọi sự bắt bớ của nhà chức trách, thường dùng những con đường xuyên sơn để tải hàng hóa. Dùng những con đường qua rừng núi này, tuy không sợ các nhà chức trách, nhưng lại có nhiều sự nguy hiểm khác, các nhà buôn có thể bị cướp bóc, gặp thú dữ, v.v… Để đề phòng mọi sự bất trắc này, người ta thường thuê những tay giang hồ đi áp tải hàng hóa. Thân phụ của Đẩu sống về nghề bảo tiêu, và đôi khi trong những dịp ít khách, cũng trở nghề đi ăn cướp vài ba chuyến của những bọn phú thương keo kiệt hoặc của tham quan ô lại. Đẩu từ bé vẫn luyện tập võ nghệ, và khi bắt đầu lớn lên Đẩu theo cha làm nghề bảo tiêu và cũng đôi khi đi ăn cướp để đổi không khí. Rồi đến khi cha Đẩu qua đời, Đẩu vẫn giữ nghề nghiệp nhà, nghĩa là Đẩu vẫn làm nghề bảo tiêu và thỉnh thoảng cũng làm một vài chuyến buôn không vốn. Đẩu võ nghệ rất cao siêu, tính tình trung trực giống như Phàn Khoái đời Hán Cao Tổ. Anh em tay chơi gọi Đẩu là Đẩu Phàn Khoái, một phần vì tính tình trung trực và một phần cũng vì sức lực phi thường của Đẩu. Đẩu nối nghiệp cha xưng hùng ở vùng núi rừng Yên Thế. Cũng như Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam, Đẩu Phàn Khoái có rất nhiều đàn em; và bao nhiêu tay chơi miền Yên Thế đều thần phục Đẩu cả. Với nghề áp tải hàng hóa, Đẩu sống khá phong túc, những tiền của kiếm được, Đẩu chỉ tiêu dùng cho mình một phần còn phần chia cho các đàn em. Đẩu chỉ hoạt động ở vùng Yên Thế. Mỗi khi phải áp tải hàng qua địa phận của một tay khác, bao giờ Đẩu cũng cho người tới điều đình trước để mua đường hoặc để mượn đường tùy sự hào hiệp của đàn anh từng địa phương. Mua đường nghĩa là trả một số tiền để đi qua địa phận. Các tay chơi bao giờ cũng tôn trọng địa hạt của nhau, bởi vậy ít khi họ có sự xích mích với nhau. https://thuviensach.vn Thường thường bọn giang hồ vẫn cho Đẩu mượn đường, nhưng khi tải những món hàng quan trọng qua các địa hạt bạn, bao giờ Đẩu cũng có lễ vật biếu đàn anh địa hạt này. Những tay buôn, nhất là những tay buôn lậu, ai phải đi qua vùng Yên Thế cũng biết tới Đẩu. Nếu không biết tới Đẩu, thường dễ bị đàn em Đẩu ăn cướp lắm. Mỗi khi Đẩu nhận áp tải một món hàng nào, hoặc chính Đẩu thân hành đi lấy; hoặc Đẩu chỉ định một số đàn em đi thay, món hàng hóa đó vững như bàn thạch, không bao giờ bị cướp bóc giữa đường. Có một vài trường hợp, có nhà buôn lạ, không biết tới Đẩu, bị đàn em của Đẩu cướp mất, sau có người mách đường tới tìm Đẩu, Đẩu đến lấy lại cho hết và nhận lĩnh một món tiền hoa hồng cho đàn em. Và bọn đàn em khi cướp được hàng hóa thường mang tới trình Đẩu. Đẩu chia cho một phần, còn Đẩu giữ lại, hỏi tìm người chủ, nếu là người lương thiện và không phải là tay đại phú, Đẩu trả lại cho. Cách xử sự hào hiệp của Đẩu khiến cho bọn lái buôn rất mến phục và phần đông nếu có hàng hóa phải xuyên sơn qua rừng họ đều nhờ Đẩu cho đàn em áp tải. Tiền áp tải Đẩu cũng tính rất nhẹ. Các đàn em của Đẩu cũng phục Đẩu ở cái chỗ ăn ở quân tử đó. Thanh thế của Đẩu rất lớn, thỉnh thoảng để luyện nghệ cũng như mua vui là nhắc nhở các đàn em về võ nghệ, Đẩu lại tổ chức một buổi đi buôn không vốn. Các nhà mà bị Đẩu tới thăm phần nhiều là bọn giàu có keo kiệt và gian ác hoặc bọn tham quan ô lại. Tiền của kiếm được trong những chuyến đi buôn không vốn này, Đẩu phân phát cho các đàn em hết hay cũng đôi lần Đẩu giúp đỡ những người nghèo hoặc gia đình những tay chơi đã thất lộc hoặc bị chuyện không may. Đẩu vẫn là chúa tể đám giang hồ tại vùng của Đẩu. Một ngày kia, bọn đàn em báo tin cho Đẩu biết có một bọn buôn lậu đi qua khu rừng Yên Thế mà không tới nhờ bọn Đẩu áp tải giúp hàng hóa. Đẩu hỏi lại cặn kẽ về bọn buôn lậu đó. Họ chở những hàng gì, và đây là một bọn con buôn lớn hay chỉ là một vài người nghèo túng phải lấy nghề buôn lậu để sinh nhai vì cuộc sống khó khăn. https://thuviensach.vn Tuy là một tướng cướp, nhưng Đẩu Phàn Khoái lại rất thương người nghèo khó. Dưới chế độ áp bức bóc lột của người Pháp nhiều người không có nghề nghiệp sinh sống phải tìm cách buôn lậu để sinh nhai. Đối với những người này, giúp đỡ người ta còn chẳng vẻ thay, nữa là lại đi ăn cướp của người ta. Sau một ngày dò xét, đàn em về cho Đẩu biết đây là một bọn buôn lậu lớn. Bọn họ buôn toàn thuốc phiện Cống Chạp là một thứ thuốc phiện hảo hạng. Ngoài ra, lại còn vàng thỏi cũng có, chưa kể các lâm sản khác đắt tiền như nấm hương, mộc nhĩ, v.v… Một đàn em bảo Đẩu: - Họ đã không biết đến mình, mình cần phải cho họ biết qua khu rừng Yên Thế phải biết đàn anh là ai. Đẩu gật gù ngẫm nghĩ. Rút cục Đẩu bảo: - Ừ ta cũng nên cảnh cáo họ để lần sau, khi đi qua địa hạt của ta họ phải nhớ tới ta. Đẩu lại hỏi đàn em: - Các chú đã biết đích xác bao giờ họ bắt đầu vào con đường xuyên sơn của khu rừng này chưa? Hơn nữa các chú cũng cần biết xem tại sao họ không nhờ mình áp tải hàng hóa của họ. Họ không biết hay là họ đã nhờ anh em ở một địa phương nào khác. Một đàn em nói: - Họ khởi hành từ biên giới hôm qua, chắc chỉ độ ba hôm nữa sẽ đi vào địa hạt Yên Thế, và muốn đi khỏi vùng này ít nhất cũng mất hai ngày. Các đàn em cũng chưa biết họ có nhờ anh em địa phương nào áp tải không. Nếu có, tất anh em đó phải báo cho mình biết chứ. Xưa kia và cả ngày nay nữa, bọn buôn lậu chở hàng qua rừng núi rất khó khăn. Họ phải len lỏi đi bộ vào những con đường nhỏ, nên nhiều khi rất mất thì giờ. Đi ngoài đường cái chính mất một ngày thì đi xuyên sơn phải mất bốn, năm ngày. Nghe bọn đàn em nói, Đẩu bảo lại: - Các chú phải điều tra cho kỹ, đến chiều cho tôi biết xem bọn phú thương này có nhờ ai đi áp tải không? Và các chú cũng cần biết qua lực https://thuviensach.vn lượng của họ thế nào, nếu họ không nhờ tới các anh em ở địa phương khác, để tôi còn liệu đối phó. Bọn đàn em dắt nhau đi ra, và ngay chiều hôm đó, cả bọn đã trở về cho Đẩu biết tin: - Thưa đại ca, bọn này ghê gớm lắm! Họ không nhờ anh em giang hồ nào cả mà họ lại nhờ lính khố xanh ở đồn Bắc Lệ đi áp tải. Bắc Lệ là một đồn lính khố xanh của Pháp đặt ra để canh phòng miền rừng núi giáp giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Bọn lính này có nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho miền đó và cũng có khi phải giúp các nhà chức trách thương chính để bắt hàng lậu. Đứng đầu là một viên trưởng đồn người Pháp, còn toàn là người Việt với chức từ Phó quản, ngang với thượng sĩ ngày nay, trở xuống. Lính khố xanh tức là loại lính tuần cảnh người Pháp trước gọi là lính gác bản xứ (garde indigène), sau đổi là lính gác Đông Dương (garde indochinois). Người Việt ta gọi là lính khố xanh vì trong những ngày lễ, khi có biểu diễn hoặc duyệt binh, họ quấn ngang bụng một miếng vải xanh. Lính khố xanh ở đồn Bắc Lệ, cũng như ở nhiều đồn khác miền thượng du Bắc Việt, ngoài công việc chính của họ, họ thường lén lút các viên đồn trưởng đi bảo vệ cho bọn buôn lậu để lấy tiền. Những khi đi như vậy, họ nói với đồn trưởng người Pháp là họ đi tuần. Đồn trưởng không biết đâu đến những việc lén lút của họ cho nên họ nói đi tuần thì đồn trưởng bao giờ cũng để cho họ đi mang theo súng ống. Mỗi lần được bổng ngoại trong việc bảo vệ hàng lậu, họ chia đều nhau từ Phó quản trở xuống nên không bao giờ có chuyện tố cáo nhau vì đây là món lợi chung. Theo lời báo cáo của đàn em với Đẩu Phàn Khoái, thì bọn buôn lậu kỳ đó, đã nhờ lính khố xanh ở đồn Bắc Lệ đi bảo vệ qua địa hạt của Đẩu. Chà! Thế thì không được! Chẳng thà họ không có nhờ người bảo vệ, Đẩu có thể làm ngơ để họ đi qua, đằng này họ lại đi mượn lính khố xanh thì không được! Chọc ghẹo Đẩu như vậy, Đẩu quyết không tha! Đẩu suy nghĩ, mấy tên đàn em yên lặng đứng chờ lệnh. https://thuviensach.vn Đẩu ngẩng đầu lên hất hàm bảo bọn đàn em: - Bọn chúng đã nhờ lính thì ta không tha được. Các chú loan báo cho anh em chuẩn bị để hành động, khi chúng qua chân núi Cai Kinh, nơi đây đã xa đồn Bắc Lệ và cũng ở ngoài giới hạn đồn này rồi. Bọn đàn em vâng dạ! Đẩu lại hỏi: - Bọn lính đi mấy người, bọn chúng có bao nhiêu tay súng? - Chúng nó có tất cả năm thằng, một cai và bốn lính và cả năm thằng đều có súng trường. Đẩu lại suy nghĩ rồi nói: - Được rồi, các chú loan báo cho tất cả các anh em trong vùng chuẩn bị nhé. Đối với năm tay súng cũng hơi đáng ngại đấy. Nhưng dù sao vì danh dự của đám giang hồ, chúng ta cũng phải hành động! Thôi cho các chú lui, để tôi nghĩ xem có nên mời thêm anh em bên bác Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam giúp sức không? Ta phải hành động, nhưng làm sao ta phải tránh sự thất lợi về ta. Ta có thể ra tay ở chân núi Cai Kinh được, chỗ đó khúc khuỷu và cây cối rậm rạp. Bọn đàn em của Đẩu lui ra. Đẩu đi đi lại lại trong nhà, suy nghĩ về kế hoạch tấn công bọn lính khố xanh để đoạt số hàng lậu của bọn lái buôn đã dám không biết tới Đẩu. Núi Cai Kinh là một ngọn núi lớn, cao chót vót thuộc khu rừng Yên Thế. Đây chính là nơi ngày trước ông Đề Thám đã dùng làm nơi căn cứ để kháng Pháp. Đường đi qua núi hiểm trở lại lắm cây cao. Tấn công bọn lính ở nơi chân núi, Đẩu tự xét có thể thắng được, nhưng cũng phải làm thế nào để có thể được toàn thắng không bị thiệt hại đến đàn em. Đẩu muốn lấy nhân số áp đảo bọn lính, nhưng nhân số đây không phải chỉ cần lấy nhiều mà thôi, phải cần nhiều người có nghề để tấn công một cách chớp nhoáng, khiến cho bọn lính dù có súng cũng không trở tay kịp. Tính đi, tính lại, Đẩu thấy cần có sự cộng tác của bọn Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam. Bọn đàn em của Đẩu, tuy cũng đông, nhưng võ nghệ thật trội hẳn chỉ có một số ít. Đẩu biết bên Nhã Nam có nhiều tay tài ba. https://thuviensach.vn Nhất định phải mời thêm bọn Nhã Nam. Tấn công bọn lính, muốn thắng ngay phải có sự cộng tác của bọn Cẩm Hứa Chử. Thế là Đẩu quyết định nhờ sự giúp sức của bọn Nhã Nam để tăng cường lực lượng, để ăn chắc bọn lính tuy chúng có năm tay súng. Đem nghệ thuật địch với súng, cần phải tính toán trước, không thể để thua được. Đẩu cho người đi tìm Vận, một tay chơi đàn em rất tín cẩn, người làng Yên Thế. Vận tới, Đẩu nói rõ đầu đuôi câu chuyện bọn buôn lậu sẽ qua địa hạt Yên Thế, đã không nhờ bọn Đẩu áp tải hàng hóa thì chớ, lại còn như khiêu khích đi thuê bọn lính khố xanh đồn Bắc Lệ. Đẩu sẽ tấn công bọn lính ở chân núi Cai Kinh, nhưng muốn ăn chắc Đẩu thấy cần phải có sự trợ lực của những tay chơi vùng Nhã Nam. Đẩu sai Vận sang Nhã Nam để tìm gặp Cẩm Hứa Chử, nói rõ câu chuyện với Cẩm xin Cẩm giúp sức, hẹn Cẩm nơi tấn công là ở con đường đi qua chân núi Cai Kinh. Bọn giang hồ, khi cần sự giúp đỡ của nhau, người nọ vẫn thường giúp người kia. Bởi vậy tất nhiên Cẩm sẽ giúp Đẩu. Đẩu và Cẩm tuy hai người ở hai giang sơn liền nhau, đã từng nhiều lần có sự tương trợ, hoặc mượn đường lẫn của nhau, nhưng đôi bên chưa hề gặp nhau. Sự giao thiệp giữa đôi bên vẫn do các đàn em làm liên lạc. Nghe Đẩu nói, Vận cũng đồng ý với Đẩu nên có sự tương trợ của bọn Cẩm Hứa Chử. Đẩu lại ủy cho Vận nhiệm vụ để bàn định kế hoạch với Cẩm. Đẩu sẽ gặp Cẩm ở chân núi Cai Kinh vào ngày đoàn buôn lậu cùng hàng hóa được áp tải đi qua. Mọi chi tiết của kế hoạch Vận phải trù liệu kỹ càng với Cẩm, và khi kế hoạch đã được thỏa thuận, Đẩu chỉ việc cho đàn em thi hành phối hợp với bọn Cẩm. Vận lĩnh sứ mạng đi Nhã Nam. Vận đã gặp Cẩm Hứa Chử, nói rõ câu chuyện và ngỏ ý của Đẩu muốn nhờ sự trợ lực của Cẩm. Cẩm nhận lời và ấn định kế hoạch với Vận. Những lúc ẩn nấp, lúc tấn công, khi rút lui, những ai gánh hàng hóa, Vận và Cẩm đều đặt trước, về việc đánh cướp hàng hóa này xảy ra tại địa hạt của Đẩu, Đẩu sẽ là người chỉ huy cuộc tấn công, Cẩm cũng như đàn em của hắn sẽ tuân theo mọi mệnh lệnh của Đẩu. Nếu vì một lẽ gì, Đẩu không chỉ huy được cuộc tấn công, Cẩm sẽ đảm nhiệm thay. https://thuviensach.vn Sau khi đã thỏa thuận mọi điều với Cẩm, Vận về thuật lại rõ ràng cho Đẩu biết. Đẩu mừng lắm, sai Vận đi loan báo cho mọi đàn em rõ về công việc tấn công này. Mọi đàn em sẽ phải có mặt ở chân núi Cai Kinh chậm lắm là vào buổi sáng tinh sương ngày ước chừng đoàn buôn lậu sẽ đi qua. Đẩu lại cắt người luôn luôn theo dõi hành trình của bọn lái buôn để biết chừng. Về mặt Cẩm, sau khi Vận đi khỏi, Cẩm cũng hội họp một số các anh em xuất sắc nhất để nói rõ cho biết sự thể bên Đẩu Phàn Khoái nhờ trợ lực để tấn công bọn lính khố xanh áp tải hàng lậu qua đường sơn xuyên núi rừng Yên Thế. Cẩm bảo các anh em: - Tương trợ là nghĩa của đám giang hồ. Bên Yên Thế đã nhờ ta, ta phải giúp. Cẩm cũng nói cho mọi anh em biết là từ Cẩm trở xuống sẽ chịu sự chỉ huy của Đẩu. - Đây là giang sơn của dân Yên Thế, ta phải để cho họ chỉ huy. Bây giờ ta giúp họ, khi khác ta có cần họ sẽ giúp ta. Lời của Cẩm nói ra, mọi tay chơi vùng Nhã Nam phải tuân theo. Mọi người đều sửa soạn để chờ đến ngày bọn buôn lậu đi qua chân núi Cai Kinh sẽ cùng tới đó từ sáng sớm để nhận lãnh công việc cắt đặt bởi Đẩu. Thời gian trôi qua, vài ngày rất chóng. Bọn buôn lậu nhờ được một cai và bốn lính khố xanh đồn Bắc Lệ đi bảo vệ vẫn bình tĩnh đi trong rừng, theo những con đường riêng để tránh gặp nhà chức trách thương chính hoặc hành chính. Cả bọn lính lẫn bọn lái buôn đều không ngờ họ đang làm mồi cho một tổ chức ăn cướp, một tổ chức ghê gớm ở vùng rừng núi tỉnh Bắc Giang. Bọn họ sẽ đi qua chân núi Cai Kinh. Họ ước chừng chỉ còn đi hơn một ngày nữa sẽ tới con đường ở chân núi. Đi khỏi núi Cai Kinh họ sẽ đi dần mãi về miền xuôi. Bọn lính cũng chỉ bảo vệ họ độ hai ngày nữa thì họ phải quay về vì thời hạn đi tuần cũng đến ngày phải trở về. Hôm nào họ đi đến đâu, đàn em của Đẩu đều theo dõi và đều báo về cho Đẩu biết. https://thuviensach.vn Đẩu cũng đã sẵn sàng để chỉ huy cuộc tấn công theo kế hoạch đã định sẵn giữa Cẩm Hứa Chử và Vận. Chỉ còn ngày hôm sau nữa là tới ngày bọn lái buôn phải đi qua chân núi Cai Kinh. Buổi tối hôm đó, cơm nước xong, Đẩu đang nằm nghỉ trên tấm ghế ngựa thì có người nhà vào nói có khách muốn gặp. Ai đây, ai lại có thể muốn gặp vào giờ này? Có lẽ đây là đám anh em bên Nhã Nam chăng? Hay đây là đại diện bọn buôn lậu đến để điều đình cho đi qua rừng? Có thể là người của anh em bên Nhã Nam chớ không thể là đại diện bọn lái buôn được. Bọn này nếu cần gặp Đẩu họ đã gặp từ trước, hay muộn lắm cũng từ ba bốn hôm nay rồi. Bọn họ đã đi vào đường rừng Yên Thế, tức là vào giang sơn của Đẩu từ mấy ngày nay còn gì nữa. Đẩu khăn áo chỉnh tề ra tiếp khách. Khách là một người đường xuôi, trạc độ ngót bốn mươi, ăn mặc lễ độ, dáng điệu ung dung. Đẩu chưa gặp khách lần nào. Đẩu mời khách vào trong nhà. Sau khi an tọa, khách kính cẩn hỏi: - Thưa ngài, có phải ngài là ông Đẩu Phàn Khoái? Đẩu gật đầu. Khách nói: - Tôi rất hân hạnh được gặp ngài. Ở xa chúng tôi hằng được nghe tiếng hào hiệp của ngài, hôm nay mới được gặp mặt thực là sung sướng cho chúng tôi quá. Đẩu hỏi: - Chẳng hay ngài là ai và muốn gặp chúng tôi có việc gì? Khách đáp lại: - Chúng tôi ở dưới xuôi mới lên. Chúng tôi đại diện cho một nhóm anh em nam nữ thanh niên đang hoạt động chống Pháp. Chúng tôi sở dĩ muốn gặp ngài là vì chúng tôi có món hàng đang đi qua địa phận của ngài. À ra thế! Ra đây là đại diện của bọn lái buôn! Khách nói tiếp: - Nhóm anh em chúng tôi cử mấy người đi lấy hàng đã căn dặn họ phải tùy cơ tìm đến các anh em tay chơi để nhờ giúp sức. Hôm qua tôi mới tới đây. Tôi được biết là mấy người kia chưa tìm tới ngài để nhờ ngài bảo vệ https://thuviensach.vn cho qua khu rừng Yên Thế này. Hôm nay tôi phải vội vàng tìm đến hầu ngài và trình bày cùng ngài rõ sự thể. Việc kháng Pháp là việc chung của mọi người chúng ta. Chúng tôi rất mong được ngài hưởng ứng và giúp đỡ. Nhóm chúng tôi chỉ hoạt động được mạnh mẽ khi nào nền tài chính được dồi dào. Kém tài chính, lẽ tất nhiên chúng tôi cũng không thể hoạt động mạnh được. Đẩu ngẫm nghĩ rồi nói: - Tôi nghe đâu mấy người kia họ đã nhờ anh em lính khố xanh đồn Bắc Lệ đưa đường rồi mà! Khách đáp: - Việc đó có, nhưng chỉ vì anh em của chúng tôi không am tường mọi việc. Việc đưa đường buôn lậu là việc của các tay giang hồ, chứ đâu phải công việc của lính tráng. Nhưng dù họ đã trót lỡ nhờ bọn lính đồn đi rồi, thì hôm nay chúng tôi đến đây để nhờ thêm sự bảo trợ của ngài. Thật là khó nghĩ cho Đẩu. Không biết khách nói có đúng không? Có thật hàng hóa này là của một nhóm anh em cách mệnh miền xuôi buôn để tăng nền tài chính cho nhóm hoạt động chăng? Nếu đúng vậy thì không những Đẩu không có quyền ăn cướp mà còn có bổn phận phải bảo vệ nữa. Đẩu hỏi khách: - Nếu quả như lời ông nói, tôi rất vui lòng được giúp đỡ các ông, nhưng tôi cũng không hiểu sẽ giúp đỡ các ông bằng cách nào. Ngoài ra ông nói tôi cũng biết vậy, chứ tôi cũng khó nghĩ quá. Mật thám của Pháp thời nay nhiều lắm. Ông nên coi chừng, và chính tôi cũng phải coi chừng. Rồi Đẩu chợt nhớ ra. - Giá ông có bằng cớ gì để các anh em tôi ở đây họ tin được, tôi sẽ bảo họ, may ra giúp đỡ được không. Khách nói: - Tôi lén lút đi từ xuôi lên đây thật là khó khăn lắm. Tôi hiện giờ không có bằng cớ gì, nhưng tôi xin ngài tin ở lời tôi. Ngài sợ tôi là kẻ đi dò xét của địch cũng phải, nhưng tôi xin lấy danh dự ra thề với ngài tôi chỉ là một người Việt không chịu nổi sự đè nén của ngoại tộc đối với đất nước, đối với đồng bào… Tôi phải hoạt động để chống họ. Tôi mong ngài tin ở lời tôi. https://thuviensach.vn Khách nói quả quyết lắm. Có lẽ khách nói đúng. Đẩu liền bảo khách: - Vâng, tôi tin ở lời ông. Tôi hứa sẽ giúp ông trong phạm vi của tôi. Sau câu chuyện và vài tuần nước, khách rút lui. Tiễn khách đi khỏi, Đẩu mới tính đến hoàn cảnh khó xử của mình. Mọi việc chuẩn bị để tấn công đoàn buôn lậu đã xong xuôi. Nay lại bỏ đi cả, Đẩu sẽ nói lại với đàn em ra sao, và liệu bọn đàn em họ có tin không, nhất là Đẩu lại không có một chứng cớ gì để trình bày với anh em. Khó xử quá! Đối với các anh em ở Yên Thế đã vậy, lại còn bọn Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam. Tại sao người khách kia không tới sớm vài ngày, có phải mọi công việc đều dễ dàng cho Đẩu không? Thế là đến gần phút cuối cùng, tất cả mọi kế hoạch trù định lại phải bỏ đi. Thôi cũng đành! Đẩu cứu vãn được tới đâu thì cứu vãn, nhưng dù sao Đẩu cũng hết sức, lấy uy quyền của mình để bảo các đàn em. Chắc rằng các đàn em cũng phải nghe Đẩu, vì có ai là người không yêu nước bao giờ, trừ bọn cẩu tẩu và lũ vong bản! Ngay sáng hôm sau Đẩu cho hội họp các anh em lại và nói rõ sự gặp gỡ với ông khách. Vì cận ngày nên số anh em tay chơi tới họp không đông đủ, còn thiếu rất nhiều. Các anh em lúc đầu tuy ngần ngừ, nhưng sau cũng chịu theo lời Đẩu khi Đẩu kêu gọi tới lòng ái quốc của anh em và nói tới bổn phận của mọi tay giang hồ là phải gắng sức giúp đỡ các nhóm của đồng bào chống Pháp giành lại chủ quyền của dân tộc. Đẩu nhờ những anh em có mặt, nhắc hộ với tất cả các tay chơi khác vùng Yên Thế những lời của Đẩu. Và Đẩu cũng lại phải sai người sang gặp Cẩm Hứa Chử ở Nhã Nam ngay sau buổi họp của các tay chơi Yên Thế. Cẩm không tin lời người liên lạc, và Cẩm cũng không cho việc Đẩu gặp gỡ người khách lạ nói về nhóm người hoạt động chống Pháp là có. Cẩm nghĩ có lẽ vì Đẩu sợ năm tay súng, e có sự rủi ro cho đàn em nên muốn bỏ cuộc tấn công này. Cẩm bảo người liên lạc: - Sao lại vô lý thế. Nếu quả thật đây là hoạt động tài chính của nhóm chống Pháp thì nhóm đó phải liên lạc với ông Đẩu từ trước chứ. Tôi không https://thuviensach.vn tin. Ông Đẩu vốn xưa nay là người cẩn thận, có lẽ ông ấy thấy bọn chúng có năm tay súng nên ông sợ xảy ra sự gì có hại cho đàn em đây. Vả chăng mọi việc đã chuẩn bị cả rồi, không thể đình được nữa. Tôi đã loan tin cho anh em tay chơi ở vùng này rồi, nay bảo lại không kịp! Được rồi! Nếu ông Đẩu không muốn chỉ huy cuộc tấn công này, theo đúng lời ước hẹn tôi xin đảm nhiệm. Chỉ còn hôm nay, ngày mai bọn lái buôn đã qua chân núi Cai Kinh rồi. Chúng ta phải tấn công để giữ lấy uy tín của đám giang hồ và để giữ lấy tín nhiệm đối với mọi anh em hai vùng Nhã Nam và Yên Thế. Người liên lạc vội vã trở về thuật lại cho Đẩu nghe những lời của Cẩm, Đẩu chỉ lắc đầu thở dài. Bây giờ muốn hoãn cuộc tấn công đám buôn lậu này khó lắm, vì cận ngày quá thật! Đẩu cũng muốn tránh sự xung đột giữa Yên Thế với Nhã Nam nên việc lại càng khó xử. Việc phải đến đã đến. Sáng sớm hôm sau, tại chân núi Cai Kinh, Cẩm Hứa Chử đã có mặt tại khu rừng cùng với các đàn em. Có cả một số tay chơi Yên Thế chưa biết tin về việc thay đổi ý kiến của Đẩu. Cẩm Hứa Chử hội họp cả bọn lại sau một bụi cây và nói: - Ông Đẩu hôm nay vì lý do riêng không thể chỉ huy cuộc tấn công này được. Vậy tôi yêu cầu tất cả anh em bên Yên Thế cũng như anh em bên Nhã Nam theo sự chỉ huy của tôi. Cuộc tấn công hôm nay của chúng ta là một cuộc tấn công táo bạo, vì bọn lính khố xanh đi áp tải có năm tay súng. Có lẽ vì những tay súng này nên ông Đẩu đã ngần ngại chăng? Dù sao chúng ta đã tới đây chúng ta phải tấn công. Hàng hóa chiếm được sẽ chia đôi, một nửa thuộc phần Yên Thế, một nửa thuộc phần Nhã Nam, tuy anh em Yên Thế hôm nay có mặt ít hơn anh em Nhã Nam, nhưng chúng ta không kể đến nhân số mà chỉ kể đến sự hợp tác của hai bên thôi. Tất cả mọi người có mặt đều đồng ý và chịu sự chỉ huy của Cẩm Hứa Chử, đúng với lời hẹn ước của đôi bên là nếu vắng Đẩu thì Cẩm sẽ điều khiển cuộc tấn công. Cẩm cắt đặt công việc đều cho mọi người, ai sẽ chẹt bọn lính, ai sẽ khuân hàng hóa, ai sẽ đương đầu với bọn lái buôn, nếu bọn này có người biết nghệ, Cẩm cắt đặt người canh chừng ở bốn phía để đề phòng mọi sự https://thuviensach.vn bất trắc. Mọi sự cắt đặt của Cẩm tỏ ra Cẩm rất xứng đáng với danh tiếng lẫy lừng xưa nay. Cắt đặt xong, các anh em tay chơi hai vùng, ai ở chỗ nào đều đứng vào chỗ đó để chờ bọn lái buôn đi tới. Cũng như mọi lần ra quân, các anh em cả hai bên Yên Thế và Nhã Nam, ai nấy đều mang sẵn lương khô để đề phòng trường hợp nếu phải chờ đợi lâu hoặc phải theo đuổi mồi. Bây giờ chúng ta hãy để Cẩm Hứa Chử cùng bọn tay chơi đứng nấp chờ ở chân núi Cai Kinh và chúng ta thử đi theo bọn buôn lậu trên con đường xuyên sơn với năm tay súng gồm một cai và bốn lính khố xanh đồn Bắc Lệ bảo vệ. Bọn này đi suốt từ biên giới về, qua rừng núi tỉnh Lạng Sơn thuộc mấy châu Bình Gia, châu Ôn qua Đồng Mỏ, qua Bắc Lệ rồi tới rừng núi tỉnh Bắc Giang. Họ đi luôn mấy ngày trời đằng đẵng, khát uống nước ống nứa, đói ăn hoa quả, hoặc nhờ bọn lính đi vào các bản, tức là các làng mạn ngược, mua gạo thổi cơm. Tin tưởng ở sự bảo vệ của năm tay súng họ đi không lo sợ gì. Họ chỉ mong qua dãy núi Cai Kinh là sắp xuống xuôi, sắp hết đoạn đường nguy hiểm. Bọn lính khố xanh, súng nạp đạn sẵn, chia nhau hai người đi dẫn đầu, ba người đi đoạn hậu. Thỉnh thoảng, tại mé xa xa trong rừng, bóng một con hổ băng thoáng qua. Đi rừng nguy hiểm lắm, nguy hiểm về cướp bóc, lại nguy hiểm về thú dữ, nhưng nhờ có năm khẩu súng hộ vệ, họ rất yên tâm. Ngày đi, đêm nghỉ. Họ hoặc vào các bản ngủ nhờ, hoặc gặp ngôi miếu giữa rừng thì họ khấn vái rồi xin ngủ tạm. Hôm nay họ đi đã gần tới chân núi Cai Kinh. Nhìn bóng mặt trời họ ước, muộn lắm thì giờ ngọ họ sẽ tới con đường ven chân núi. Một người trong bọn nói: - Thôi, chỉ vài bước nữa, chúng ta sẽ qua hết những khu rừng nguy hiểm. Người cai khố xanh nói: - Nguy hiểm gì? Đi với chúng tôi các anh em cứ yên trí. Giặc cướp nào muốn hết phúc đức thì trêu vào những họng súng này. Còn thú dữ, trông https://thuviensach.vn thấy người là chúng chạy rồi, lo chi. Bọn họ vui vẻ đi, vừa đi vừa nói chuyện, lòng tràn trề hy vọng. Bọn cai và lính sung sướng nghĩ tới món tiền công bảo vệ, và lúc trở lại được nói tăng công với viên đồn trưởng là bọn mình đã phải tuần vất vả trong rừng. Còn bọn lái buôn hi vọng chuyến buôn sẽ may mắn trót lọt. Họ đã thủng thẳng đi tới chân núi Cai Kinh. Họ đã bắt đầu bước vào con đường ven núi. Con đường nhỏ hẹp, hai bên lại chi chít cây rừng. Trời đã sang ngọ. Ánh sáng chiếu thẳng qua cây rừng như nhảy múa trên mặt đất. Một anh lính khố xanh, ý chừng khoái trá với đời lính đi áp tải hàng lậu, lại đánh lừa được đồn trưởng nói là đi tuần, cất tiếng hát một câu theo điệu mới: Làm trai đi lính khố xanh, Gặp khi chưa có chiến tranh, Áp tải mươi ngày hàng lậu, Có tiền nhắm rượu tiết canh! Câu hát ngộ nghĩnh làm cả bọn cười ồ, từ bọn lái buôn đến người áp tải. Vừa lúc tiếng cười của họ đang giòn giã, bỗng đâu ở trên ngọn cây nhảy xuống năm tay đại hán ôm chặt lấy năm người lính. Tiếp đó, ở trên cây lại nhảy xuống hơn mười người nữa, người nào cũng lực lưỡng khỏe mạnh. Họ xúm lại lột lấy súng của năm người lính. Đồng thời ở hai bên đường cũng nhô ra mấy người nữa với những thanh mã tấu sáng loáng, trong số những người này có một người cởi trần. Sự xuất hiện của những người này rất mau chóng, chỉ trong chớp mắt, bọn lính không có một phản ứng gì đành chịu để tước mất súng, và để họ dùng những thế võ khóa cả chân tay lại không nhúc nhích được. Bọn lái buôn, mặt như chàm đổ, run như cầy sấy, không ai nói được câu nào, và cũng không ai có cử chỉ gì tỏ vẻ muốn kháng cự. Đó là bọn Cẩm Hứa Chử đã chờ họ từ sáng. Theo kế hoạch, và nhờ sự theo dõi của tay chơi Yên Thế, bọn Cẩm biết rõ trong năm người lính khố xanh thì hai người đi đầu còn ba người đi đoạn hậu. Cẩm cắt tất cả mười lăm tay chơi leo lên ngọn cây chờ bọn lái buôn đi tới thì nhắm năm người lính mà nhảy xuống ôm cho đúng người. https://thuviensach.vn Sở dĩ Cẩm phải cắt mười lăm người leo lên ngọn cây là e rằng bọn lính đi rải rác quá xa, nếu chỉ có năm người ở ngọn cây e không kịp vì có người núp ở trên cây không gần người lính. Mười lăm người trên ngọn cây rải rác hai bên đường hẹp nhằm năm người lính, tiện người nào thì người đó nhảy xuống ôm lấy một người lính để những khẩu súng trở nên vô hiệu. Kế hoạch của Cẩm đã thành công. Năm người lính đã bị những tay có nghệ cừ khôi ôm giữ và đã bị tước mất súng. Cẩm Hứa Chử bảo bọn lính: - Việc của các anh là đi tuần phòng, sao các anh được tranh nghề của các quan trong đám giang hồ. Các anh muốn chết hay sao? Chuyến này mất súng, các quan có tha các anh, các anh về đồn cũng sẽ bị tù. Cẩm lại bảo bọn lái buôn: - Các người buôn bán mà không khôn! Giang sơn nào có anh hùng nấy chớ. Ở trong rừng rú này sao các người lại nhờ bọn lính tráng, mà không sở cậy tới bọn giang hồ. Lẽ ra bọn ta giết các người cũng như bọn lính, nhưng xét các người ngu dại, ta chỉ cần lấy hàng hóa, còn ta tha cho tất. Trong khi ấy thì các tay chơi khác đã chia nhau mang hết hàng hóa vào trong rừng. Hàng hóa đã mang đi hết rồi, Cẩm trả lại cho bọn lính năm khẩu súng, sau khi đã lột hết đạn. Cẩm bảo họ: - Các quan sinh phúc cho các anh. Các quan cho lại các anh súng kẻo về đồn các anh sẽ bị tù thì khổ sở vợ con các anh. Các anh đi đi, có muốn lấy lại đạn, sáng mai lại chạc cây kia mà lấy. Vừa nói Cẩm vừa chỉ lên một chạc cây ở trước mặt. Bọn lính được lấy lại súng, lại được tha, mừng quá cùng líu ríu dắt nhau đi. Bỗng Cẩm Hứa Chử gọi người cai lại. Người này run sợ quay lại. Cẩm lấy ở trong một đãy hàng hóa, một thoi vàng ước vào khoảng một lạng, vứt cho y và bảo: - Cho các anh mang về chia nhau. Các anh cũng đã mất công khó nhọc. Đây các anh xem, các quan không hẹp lượng gì. Cẩm lại bảo lũ lái buôn: - Thôi cho các ngươi đi! Lần sau có đi hàng, phải nhớ tìm đến các quan. May gặp các quan, chứ gặp bọn khác, xảy ra xung đột với bọn lính, các https://thuviensach.vn ngươi chỉ có vong mạng. Bọn lái buôn kêu xin với Cẩm bớt lại cho một ít hàng hóa, Cẩm vằn mắt lên bảo: - Các người thử hỏi thanh mã tấu này xem có chịu cho lại một phần không? Tha cho mạng sống, các người đã may lắm rồi. Các quan không muốn thử mã tấu đấy, các ngươi không đi thì chớ trách. Thế là bọn lái buôn lại cùng nhau lủi mất. Việc chẹt lũ lái buôn thật là êm nhẹm. Bọn lính khố xanh ngày hôm sau khi trở lại chỗ chạc cây đã lấy lại được hết số đạn hôm trước bị tước. Họ phải thán phục bọn cướp là quân tử và anh hùng. Chỗ hàng hóa, vàng bạc cướp được, Cẩm đem chia đôi đúng như lời hứa trước. Cẩm lấy một nửa, chia cho anh em tay chơi vùng Nhã Nam, chỉ giữ lại cho mình một chút làm kỷ niệm, còn một nửa, Cẩm giao cho một đại diện của phe Yên Thế để họ tùy nghi chia nhau. Khi trao của, Cẩm bảo: - Đây, anh em xem. Ông Đẩu cứ dút dát. Việc làm của chúng ta có nhẹ nhàng không. Bọn Yên Thế khi nhận được phần chia đã mang trình Đẩu. Đẩu giữ lại cả và nói cho anh em biết lý do tại sao Đẩu không muốn đoạt hàng hóa của vụ này. Phần chia của anh em Yên Thế, Đẩu trả lại cho các khổ chủ. Lẽ tất nhiên các tay đàn em của Đẩu không dám phàn nàn, nhưng họ vẫn nghi ngờ thái độ của Đẩu và họ cho là Đẩu có lẽ dút dát thật. Uy danh của Đẩu từ đó có phần sút kém. Ngay buổi tối hôm xảy ra việc cướp ở chân núi Cai Kinh, người khách lạ hôm trước lại tìm đến Đẩu. Khi gặp Đẩu, người này chỉ cười một cách khinh bỉ, mặc dầu Đẩu hết lời phân trần và Đẩu mang trả lại một nửa số hàng hóa vàng bạc Cẩm Hứa Chử đã chia cho phe Yên Thế. Người kia bảo: - Ngài trả lại một nửa hay một phần ba chúng tôi cũng xin nhận, không nhận thì thiệt cho nhóm chúng tôi nghĩa là thiệt cho sự hoạt động chống Pháp, và chúng tôi cũng xin cám ơn ngài, nhưng cũng xin phép ngài để tôi được nói một câu: https://thuviensach.vn “Dù sao các ngài cũng vẫn là đám lục lâm, nói câu chuyện danh dự với các ngài khó quá!” Câu nói sau cùng của người khách lạ làm cho Đẩu uất lặng người. Đẩu còn biết nói làm sao được nữa. Tuy là ở trường hợp bất khả kháng, Đẩu cũng đã không giữ được lời nói danh dự. Người khách lạ, sau câu nói khinh bỉ ấy, đứng lên từ biệt Đẩu và hẹn hôm sau cho người lại lấy chỗ hàng hóa Đẩu hứa trả lại, nếu Đẩu muốn trả, còn nếu không cũng tùy Đẩu. Đẩu Phàn Khoái thấy danh dự của mình bị xúc phạm, muốn túm đầu người khách lạ quật xuống nhưng Đẩu lại dằn lòng được vì tư cách và công việc đáng kính của người kia. Đẩu đang oán Cẩm Hứa Chử. Chính vì Cẩm Hứa Chử mà Đẩu bị mất danh dự và tín nhiệm đối với đàn em cũng suy giảm nhiều. Mối thù danh dự, Đẩu cần phải báo, và thù danh dự phải rửa bằng danh dự chứ rửa bằng máu không sạch. Bởi vậy, Đẩu không mang đàn em tới gây sự với phe Nhã Nam, và Đẩu đã tìm báo mối thù danh dự trong một chuyến ra quân của bọn Cẩm Hứa Chử. Đẩu biết đàn em của Cẩm đã hai lần thất bại ở nhà Xã Thúc, Cẩm thế nào cũng sẽ tự đích thân đi báo thù. Đẩu đã đến xin làm vườn cho nhà Xã Thúc và trong một trận đánh cướp đã rửa được mối thù danh dự. * * * Nghe Đẩu kể rõ đầu đuôi câu chuyện về mối thù khu rừng Yên Thế, bác tôi nói: - Thế mới biết danh dự là quý. Sống không có danh dự là sống bỏ đi. Bác tôi lại nói: - Ngày nay mối thù danh dự của quan anh đã rửa, tôi mong rằng từ đây các quan anh lại sẽ là đôi bạn giang hồ chí thiết. Cẩm Hứa Chử nói: - Đàn anh thù dai quá! Chắc từ nay đàn anh sẽ quên chuyện cũ nhé, nhưng đệ xin thưa cùng đàn anh là đệ chưa được hân hạnh đụng độ hẳn với đàn anh. Đàn anh mới chỉ đàn áp nổi đàn em của đệ thôi. https://thuviensach.vn Đẩu liền nói: - Nếu đàn anh muốn, sẽ có dịp chúng ta biết nhau. Bác tôi nói thêm vào: - Bây giờ chúng ta đã là bạn cả, các đàn anh có muốn thử tài nhau, cũng xin thử tài trong vòng thân mật và cho chúng tôi được cái hân hạnh ngó xem. Các đàn anh, nếu không hiềm vì sân nhà chúng tôi chật, dám mong đàn anh sẽ so tài ngay tại đây trong mai một để chúng tôi được học mót thêm vài bốn miếng võ hay. Cẩm Hứa Chử và Đẩu Phàn Khoái đều vui lòng nhận lời đề nghị của bác tôi và bằng lòng so nghề trong thân mật một ngày gần tới. * * * Mấy bữa nay sân nhà ông Xã Thúc được dọn dẹp gọn gàng. Chiếc sân rộng hơn một mẫu đất, trước đây có lù lù mấy đống rơm, ngổn ngang những đồ đạc nay đã được dọn sạch hết. Rơm chuyển đánh đống ra ngoài vườn, đồ đạc cất vào mái hiên nhà ngang. Đây là một sân đất rộng, ngày mùa dùng đập thóc và trong những ngày nhà ông Xã có giỗ chạp thường làm thêm rạp tại đó để khách khứa ngồi. Dọn quang đãng đi, sân trông thật là rộng rãi bao la, chỉ ở gần những mé tường có mấy hàng cây là vẫn được để nguyên. Xã Thúc dọn sân để lấy nơi luyện võ, hay nói cho đúng để làm nơi thí võ. Phải, hai tay tướng cướp đại anh hùng Đẩu Phàn Khoái và Cẩm Hứa Chử đã nhận lời cùng nhau so tài cao thấp tại nhà Xã Thúc trong vòng thân mật. So tài trong vòng thân mật nghĩa là hai bên sẽ có một cuộc tỉ thí, nhưng chỉ cốt để phân hơn kém mà không có ý gây cuộc đổ máu, trong làng võ vẫn có câu: gươm giáo vô tình. Ngày so tài đã được ấn định. Đẩu Phàn Khoái, muốn nhân cuộc tranh hơn kém này, cũng có cuộc gặp gỡ giữa một số anh em ở Nhã Nam và một số anh em ở Yên Thế. Đồng thời, Đẩu cũng bảo Xã Thúc nếu trong làng có tay nào có nghệ, cũng mời tới dự cho vui. https://thuviensach.vn Cẩm Hứa Chử đồng ý, và mỗi người đã về giang sơn của mình dắt thêm mấy đàn em tới để tham dự cuộc khảo võ. Đẩu mang tới năm người, trong số đó có Vận, một tay chơi chân tay của Đẩu, người rất khôn ngoan và võ nghệ cũng vào bậc kiêu hùng. Bốn người thì một người là Điển thi sĩ, một tay giang hồ lúc nào cũng có vẻ mơ màng như đang làm thơ, nhưng là một tay quyền thuật đáng sợ. Mỗi khi xuất trận, nghĩa là mỗi lần đi ăn cướp, Điển đều sử dụng một chiếc đinh ba mà anh em trong làng chơi gọi đùa là cây bút sắt của nhà thi sĩ. Ba người kia là Dũng, Chân và Linh đều là những tay đi buôn không vốn, và đều có nghệ để đám giang hồ phải biết đến tên. Dũng quen sử dụng trường côn, Chân quen dùng bút chì còn Linh thì là một tay lăn khiên rất kín và trong những chuyến đi buôn không vốn cùng anh em, Linh bao giờ cũng đi chận hậu, và kể từ khi gia nhập làng giang hồ, Linh chưa hề bị thương hoặc sơ xuất điều gì. Cả năm người đều là kẻ thân tín của Đẩu Phàn Khoái. Họ đối với Đẩu như đối với một người anh cả. Đẩu bảo gì họ đều nghe, và mặc dầu sau trận chẹt lính khố xanh tại khu rừng Yên Thế, ai có nói gì, đối với họ, lòng kính trọng Đẩu vẫn không suy suyển. Họ tin ở lòng quân tử của Đẩu và họ hiểu một khi Đẩu đã không làm điều gì, tất nhiên Đẩu phải có những lý do chánh đáng. Điển thi sĩ thường nói: - Đẩu đại ca đâu phải là người dút dát sợ súng. Chết ngay đại ca cũng không sợ, nhất đây lại là câu chuyện danh dự. Đại ca đã nói đây là mấy người hoạt động tài chính của một nhóm chống Pháp, đại ca đã không giúp đỡ được thì thôi chứ có đời nào đại ca lại nỡ lấy của người ta. Bên Nhã Nam họ muốn nói sao thì nói, chứ Đẩu đại ca vẫn là người anh hùng, trọng danh dự, trọng tín nghĩa, và rất xứng đáng làm đàn anh của vùng Yên Thế. Vận cũng nói: - Bên Nhã Nam họ xuyên tạc, đặt điều cốt làm mất danh dự của Đẩu đại ca, nhưng anh em chúng ta gần đại ca luôn, chúng ta phải biết rõ đại ca hơn họ. Có người nói: https://thuviensach.vn - Nếu Đẩu Phàn Khoái không vì dút dát, thì tại sao sau cuộc tấn công bọn buôn lậu ở chân núi Cai Kinh của bên Nhã Nam, danh dự của Đẩu có bị hoen ố mà Đẩu không mang anh em tới bên Nhã Nam để rửa vết hoen ố đó. Vận đã giải thích: - Nhã Nam và Yên Thế là hai vùng sát cánh, rất cần đến nhau, nay nếu cùng nhau gây lộn tất nhiên bên què, bên mẻ, và có khi danh dự của đôi bên đều mất, lại thêm đám giang hồ chê cười. Sở dĩ Đẩu đại ca không hành động một cách hấp tấp tất nhiên đại ca đã có chủ định riêng. Chủ định riêng đó, có lần Đẩu đã ngỏ cùng Vận, và trong khi Đẩu tới nhà Xã Thúc để chờ Cẩm Hứa Chử, thì mọi việc trong làng giang hồ khu Yên Thế, Đẩu đều giao cho Vận. Vận nhận trọng trách cầm trịch đám tay chơi khu này với sự giúp đỡ của Điển thi sĩ. Suốt thời kỳ đóng vai chú Quao làm vườn của Xã Thúc, Đẩu vẫn có tin tức cho Vận và Điển. Khi mối thù danh dự được báo trong đêm Cẩm Hứa Chử chỉ huy đàn em đánh cướp nhà Xã Thúc, các tay chơi vùng Yên Thế đã biết ngay, nhờ có Vận và Điển thi sĩ loan tin. Cả đến tin sẽ có trận so tài thân mật giữa hai tay tướng cướp anh hùng tại sân nhà Xã Thúc, các anh em trong đám giang hồ khu Yên Thế cũng biết ngay. Và các anh em bên vùng Nhã Nam cũng hay tin đó. Họ chờ đợi ngày Cẩm Hứa Chử đi so tài. Họ không hiểu Cẩm có cho đàn em nào đi theo không. Cũng như Đẩu Phàn Khoái, Cẩm đã kén năm đàn em đi theo mình. Đó là Năm Phổ lăn khiên, Song thiết lĩnh mà các bạn đã biết trong trận chiến đấu đêm hôm bọn Cẩm tới cướp nhà Xã Thúc. Còn ba người nữa cũng là những tay võ nghệ đáng kể và được sự tín nhiệm của Cẩm. Người thứ nhất là Đây rất giỏi về ngón vật. Đây lại là người rất khôn ngoan nên được Cẩm quý trọng coi như quân sư. Cẩm gọi Đây là Đây quân sư và thường ví Đây với Từ Mậu Công, quân sư của vua Đường Thái Tôn. Những ý kiến của Đây đều được Cẩm nghe theo. Cẩm quý Đây vì mưu kế, nhưng chính cũng quý Đây vì võ nghệ. Môn vật của Đây ít người địch nổi. Đây trước là một đô vật chính tông ở Chung Mầu, thuộc tỉnh Bắc Ninh, một xã có nhiều đô vật nổi danh. Vật nhau với Đây, nhiều người trông khỏe mạnh https://thuviensach.vn mà chỉ vào giàn vật một thoáng là phải bị Đây vật ngã lăn chiêng. Đây lên kiếm ăn ở miền Nhã Nam từ lâu, và ngay từ ngày mới đến, Đây đã tìm tới Cẩm Hứa Chử để nhận làm đàn em. Sau cuộc hội kiến đầu tiên, Cẩm đem lòng quý Đây ngay, vì trong câu chuyện Cẩm thấy Đây kiến thức rất rộng. Người thứ hai là Phẩm bút sắt rất chuyên môn về ngón bắn giáo mác. Những ngọn mác uốn cong, Phẩm bắn trăm phát không sai một, chính Phẩm là người đã bắn Ngạn bị thương trong buổi giao phong đêm hôm trước. https://thuviensach.vn Một trận so tài Mỗi lần Cẩm ra quân, khi phải sử dụng đến giáo mác uốn cong, bao giờ Cẩm cũng đứng giữa một bên là Phẩm, còn một bên là một tay chơi khác cũng có tiếng về môn bắn giáo, đó là Hoan, người vùng Nhã Nam. Chuyến này Hoan cũng cùng đi với Cẩm để tham dự buổi so tài thân mật nhưng không kém gay go giữa hai thủ lĩnh hai vùng Yên Thế và Nhã Nam. Xã Thúc có nói với Đẩu và Cẩm để xin cho một số bà con người làng ham chuộng võ nghệ tới xem cuộc so tài, Đẩu và Cẩm đều bằng lòng, chỉ xin Xã Thúc đừng cho những người đó biết tính danh và tông tích của mọi người dự võ. Xã Thúc nói: - Điều đó các đàn anh cứ yên trí. Đối với mọi người làng này đây chỉ là chú Quao và bạn bè của chú tới luyện võ cho vui. Nghe Xã Thúc nói, Đẩu cười ha hả và bảo: - Chắc bây giờ họ phục chú Quao lắm nhỉ? Xã Thúc đáp: - Cái đó thì đã hẳn. Ngày ấn định của cuộc so tài đã tới. Cả bọn Nhã Nam và Yên Thế đều có mặt tại nhà Xã Thúc từ hai hôm trước. Họ được tiếp đãi vào bực thượng khách, và chủ nhân tìm hết cách để chiều theo ý muốn của họ. Trước sự ân cần của chủ nhân, bọn anh em Nhã Nam cảm động. Phẩm nói với anh em: - Ông Xã đây hào hiệp thế này, đối với chúng ta rất trịnh trọng thế mà chúng ta đã ba lần kéo nhau vào định cướp. Đây nói: - Khi mình chưa biết nhau thường có sự lầm lẫn, có thể tha thứ được. Ngay đến biết nhau rồi như Yên Thế với Nhã Nam mà còn có sự hiểu lầm, kể gì! Ngày thi võ đã tới. https://thuviensach.vn Hôm đó là một ngày thu mát mẻ. Gió thu hây hẩy thổi mấy lá vàng rơi. Những luồng gió mát dịu rất tốt cho sự luyện võ, nó điều hòa sự hô hấp của người luyện tập và gió như phe phẩy cũng giúp cho các võ sĩ không có mồ hôi khi vận dụng sức nhiều. Sân sau nhà Xã Thúc đã biến thành võ trường. Các người dự cuộc thi võ đều ăn vận theo lối võ sinh trừ Cẩm Hứa Chử vẫn cởi trần như những khi Cẩm chỉ huy mọi cuộc ra quân ăn cướp. Cả Quắc và Ngạn cũng được dự cuộc khảo võ. Một số bạn bè và người làng Xã Thúc ưa chuộng võ nghệ cũng được mời tới chứng kiến. Họ ngồi ở hai bên sân theo chiều dài. Cũng không đông lắm chỉ độ ba bốn chục người. Thấy nói có anh em bạn của chú Quao tới diễn võ, họ thích lắm. Họ thấy chú Quao một mình đương đầu với cả bọn cướp mà nay chú lại cùng chúng bạn diễn võ, cuộc biểu diễn tất nhiên phải hào hứng. Thí võ cùng nhau, trong làng võ phân biệt hai lối đấu: lối đấu văn và lối đấu võ. Đấu văn không phải là lấy bút viết thành bài văn nói về cách sử dụng một vài môn võ khí hoặc về cách dàn binh bố trận như đi thi cử võ tại triều đình, đấu văn ở đây chỉ là một lối nói. Gọi là đấu văn nhưng vẫn phải dùng tới võ lực. Đấu văn trong nghề võ tức là chỉ so tài cùng nhau mà không có giao chiến, thí dụ như hai người cùng thi nhảy, thi bắn, thi vác nặng, v.v… Còn đấu võ là hai bên trực tiếp giao đấu với nhau, hoặc bằng quyền cước hoặc bằng khí giới. Trong một cuộc khảo võ để phân hơn kém bao giờ cũng đủ cả đấu văn lẫn đấu võ. Những tay võ nghệ cao cường, dù trong cuộc đấu văn hay đấu võ, tài nghệ của họ bao giờ cũng xuất sắc hơn người. Trời thu hôm ấy mát mẻ và có mây rợp che. Cuộc đấu võ đã diễn ra rất hào hứng, các tay dự thi và người xem đều rất thú vị. Người dự thi vì không khí thân mật của võ trường, người xem vì những trận đấu đều thần xuất quỷ nhập, nhìn không biết chán. Cũng như mọi cuộc đấu võ xưa nay, cuộc khảo võ giữa hai phe Yên Thế và Nhã Nam cũng bắt đầu bằng một cuộc đấu văn. https://thuviensach.vn Bắt đầu cuộc đấu, hai phe ngồi thành hai hàng ở bên võ đài. Tất cả các tay chơi Yên Thế đều chít chiếc khăn tai bằng lượt đen, còn anh em bên Nhã Nam, mỗi người mang một chiếc thắt lưng hồng. Bọn họ ngồi hai hàng trông rất đẹp và rất hùng dũng. Cả hai phe đều bằng lòng nhờ Xã Thúc cầm trịch ra hiệu lịnh và để phân hơn kém. Mở đầu cuộc đấu văn là đôi bên thi vác nặng. Xưa kia thì Hạng Võ cử đỉnh, nhưng tại nhà Xã Thúc không có đỉnh, họ thay bằng một ang nước đầy và một ang đất trong có trồng một cây cau mọc đã khá cao. Chiếc ang giống như chiếc lu lớn trong Nam. Chiếc ang đựng nước cũng như chiếc ang có cây cau mọc cao vào hai thước ta tức là vào khoảng tám phân tây và rộng chừng một thước rưỡi. Trước hết đôi bên thi vác chiếc ang có trồng cây cau. Có cuộc rút thăm coi bên nào ra tài trước. Phe Nhã Nam thử tài đầu tiên. Cẩm Hứa Chử đưa mắt cho Đây quân sư. Vốn là một tay đô vật, Đây có những môn bốc rất cừ khôi, nhưng đấy chỉ là bốc người nặng lắm là bảy tám chục cân, chứ đây cái ang đầy đất lại có cây cau ngất ngưởng, tất nhiên phải nặng gấp mấy một người. Thấy thủ lĩnh đưa mắt, Đây đứng lên, lè lẹ bước ra, làm lễ khấu đầu trước bàn thờ võ tổ sư được đặt ở đầu sân, và xá mấy xá trước Xã Thúc là người cầm trịch cũng như trước phe Yên Thế. Rồi chào mừng các khách của Xã Thúc mời tới chứng kiến cuộc khảo võ. Sau đó, Đây từ từ đi ra phía ang có cây cau, mặt không biến sắc, hai tay ôm bổng chiếc ang lên, tiến lên ba bước, rồi lại lùi ba bước, đặt chiếc ang về chỗ cũ. Thật là thần lực. Tất cả mọi người ngồi xem đều sợ sức lực của Đây. Ang đất đã nặng thêm cây cau ngất ngưởng càng nặng thêm, ấy thế mà Đây đã ôm bổng chiếc ang lên lại đi ba bước rồi đặt về chỗ cũ mà mặt không biến sắc. Đây quả có khỏe! Những tiếng reo mừng khen ngợi vang lên. Bây giờ đến lượt bên Yên Thế. https://thuviensach.vn Vận nhảy ra. Cũng làm lễ trước bàn thờ, cũng vái chào người cầm trịch và đối phương, cũng chào mừng các khán giả rồi Vận cũng từ từ đi tới chiếc ang có cây cau, vén tay áo ôm bổng chiếc ang lên. Ngọn cây cau rung động. Sức gió làm cho chiếc ang càng nặng thêm. Ấy vậy mà Vận cũng đã như Đây: nâng chiếc ang lên một cách bình tĩnh, rồi cũng đi ba bước để lùi lại đặt chiếc ang vào chỗ cũ. Nét mặt Vận cũng không lộ vẻ mệt nhọc. Vận cúi đầu chào mọi người rồi lại quay về ngồi ở hàng võ sĩ khăn đen vùng Yên Thế. Những tiếng khen ngợi nổi lên vang lừng trong đám khán giả cũng như lúc Đây biểu diễn xong. Vận vừa ngồi yên tại chỗ, và những tiếng reo hò vừa dứt thì từ phía Nhã Nam, Cẩm Hứa Chử cởi trần chầm chậm bước ra. Trông người Cẩm cũng không đẫy đà lắm, nhưng nhìn qua thân người, người ta phải đoán rằng Cẩm khỏe mạnh. Những thớ thịt nổi lên rõ rệt, những đường gân lẳn như muốn giữ cho các bắp thịt càng chắc chắn. Cẩm mặc một chiếc quần đen chịt ống, chân đi đôi giày vải, ngang lưng thắt một dây lưng nhiễu điều có tết múi sang bên cạnh. Trông Cẩm đường hoàng như một viên dũng tướng. Cẩm khấu đầu trước bàn thờ, vái chào các anh em và quan khách. Rồi Cẩm tiến tới phía ang cau. Cẩm vươn vai một chiếc, rồi từ từ đưa hai tay ôm lấy ang cau nâng lên một cách rất thong thả rồi ôm ang cau ung dung đi vòng sân. Trong lúc Cẩm đi như vậy, tất cả mọi con mắt đều nhìn tới Cẩm. Cây cau trồng trong ang không hề bị rung động, trông tưởng chừng như cây cau trồng nguyên dưới đất. Tất cả anh em giang hồ hai vùng Yên Thế và Nhã Nam đều lắc đầu lè lưỡi, và những khách dự xem phải kinh hồn cảm phục. Những tiếng vỗ tay, giậm chân hoan nghênh nổi lên như sóng. Ra sức Cẩm là sức Hạng Võ chứ chẳng chơi! Có lẽ Hạng Võ cử đỉnh chỉ ôm nổi ang cau như vậy chớ không hơn! Cẩm đi một vòng sân mà trông chừng không thấy mệt. Cẩm lại đặt ang cau vào chỗ cũ, rồi hắn lại vươn vai một lần nữa như có vẻ khoan khoái lắm. https://thuviensach.vn Cẩm mỉm cười chào cảm ơn sự hoan nghênh của mọi người, kế lẳng lặng đi về ngồi chính giữa đoàn lực sĩ thắt lưng điều vùng Nhã Nam. Có lẽ bên Yên Thế chịu chăng? Đẩu Phàn Khoái liệu có hơn được Cẩm Hứa Chử trong môn vác nặng chưa? Ta hãy chờ xem. Kìa Đẩu Phàn Khoái đã đứng lên và đang khoan thai bước ra khấu đầu trước bàn thờ rồi chào ông cầm trịch, mọi anh em và chư khách. Trông Đẩu mảnh khảnh vẻ người hơn Cẩm và cũng trẻ hơn Cẩm. Bộ quần đen Đẩu mặc cũng không khác gì những bộ quần áo của anh em Yên Thế mặc. Cả chiếc khăn lượt cũng vậy, nhưng nhìn Đẩu người ta nhận ra ngay đó là bực chỉ huy của cả đoàn Yên Thế. Những ngày đóng vai chú Quao làm vườn cho ông Xã Thúc, nhìn Đẩu ngù ngờ bao nhiêu thì hôm nay trông Đẩu hiên ngang chừng ấy, từ điệu bộ dáng đi đến nét cười trên miệng. Thấy Đẩu bước ra, trong hàng khách mới có tiếng thì thào: Chú Quao! Phải chính chú Quao, và họ đợi chú Quao biểu diễn. Đẩu dõng dạc đi tới ang cau, thong thả cúi mình xuống hai tay ôm lấy ang cau. So với Đẩu, ang cau có vẻ lớn, và có lẽ Đẩu không bê nổi ang cau lên! Nhưng sự thực, Đẩu đã bê ang cau lên một cách rất nhẹ nhàng với vẻ hân hoan trên nét mặt và nụ cười trên môi. Đẩu nâng ang cau và cũng đi một vòng sân với dáng điệu ung dung khoan nhã. Ngọn cau không hề bị rung rinh, và gặp cơn gió, cây cau lay động, Đẩu hình như không nhận thấy. Đi xong một vòng sân, Đẩu lại nhè nhẹ đặt ang vào chỗ cũ và nhìn mọi người, mỉm cười cám ơn sự hoan hô. Người ta thì thầm bảo nhau: - Chú Quao giỏi thật! Ấy thế mà trước mình cứ tưởng chú ấy là một chú làm vườn chậm chạp. Một người nói: - Không giỏi lại một mình dám đánh bọn cướp. Anh hùng lắm chứ! Võ tướng của nhà vua cũng chỉ đến thế là cùng! Cuộc thi vác ang cau đã xong, đôi bên coi như sức lực tương đương nhưng thi vác nặng chưa xong vì còn ang nước nữa. https://thuviensach.vn Vác ang nước khó vác hơn ang cau ở chỗ trong lúc vác người vác chỉ cần thở mạnh, mạch máu chuyển động, ang rung theo là nước bị tràn ra ngoài. Người nào vác ang nước để sóng sánh nước tràn ra ngoài nhiều, tài nghệ người đó, tuy có giỏi, nhưng chưa vào bực cao siêu. Xã Thúc ra hiệu lịnh bắt đầu thi vác ang nước. Chuyến này phe Yên Thế bắt đầu thử trước. Đẩu Phàn Khoái nhìn đám anh em hỏi ý. Dũng đứng lên xung phong. Xin bỏ qua phần nghi lễ để nói ngay tới lúc Dũng vác ang nước. Trông người Dũng khỏe mạnh mập mạp, vẻ mặt cương quyết, hai con mắt sáng trong. Dũng tới gần ang nước, bê lên đứng xoay mình ba vòng rồi lại đặt ang nước xuống nguyên chỗ cũ. Mặc dầu ba vòng xoay, nước không sóng sánh bắn ra ngoài, chỉ hơi tràn qua miệng một chút. Tất nhiên là mọi người phải khen ngợi thần lực của Dũng. Đặt ang nước xuống chỗ cũ, Dũng lại quay về ngồi trong đám anh em Yên Thế. Dũng vừa về chỗ thì bên Nhã Nam đã có người nhảy ra. Mọi người nhìn thì đó là Song thiết lĩnh của phe Cẩm Hứa Chử. Song cũng là một tay cự phách trong đám giang hồ Nhã Nam. Dáng vẻ Song lúc nào cũng hùng dũng, trông thật đường hoàng khí phách. Sau những thể thức nghi lễ và chào mừng, Song sầm sập tiến tới ang nước đầy, cúi xuống đưa hai tay ôm lấy ang nước rồi bốc lên rất nhẹ nhàng. Song cũng bê ang nước quay luôn ba vòng và nước không sóng sánh bắn tóe ra ngoài. Nếu nước có tràn ra miệng vì rung động thì cũng không tràn bao nhiêu, không đáng kể. So Song với Dũng thì kẻ kia tám lạng người này cũng nửa cân. Lại những sự hoan hô ngợi khen. Thật là kỳ phùng địch thủ. Phe Yên Thế có người tài, phe Nhã Nam cũng không kém. Xã Thúc cầm trịch toan tuyên bố cuộc thi vác nặng đã xong, thì bỗng Đẩu Phàn Khoái từ từ đứng lên và mời Cẩm Hứa Chử cùng ra. Hai người muốn trực tiếp thi tài bằng ang nước. https://thuviensach.vn Trong những môn luyện tập võ nghệ các võ sinh thường hay chơi lối kéo tay. Hai võ sinh chống khuỷu tay lên mặt bàn, lấy khuỷu tay làm cứ điểm và đưa tay khoàng vào tay kẻ địch, cố lấy sức mạnh ấn tay địch xuống. Lối chơi kéo tay này cốt luyện tập gân tay cho cứng cáp, và cũng là một cách thử gân tay võ sinh nào khỏe. Nay Đẩu và Cẩm, hai người cũng thử sức bằng tay, nhưng không phải lối kéo tay mà là hai người cùng dùng sức để đun ang nước về phía đối phương. Người nào yếu sẽ bị ang nước đun mạnh về phía mình và có khi ang nước sẽ lật đổ theo sức mạnh của bên kia. Như vậy ai khỏe hơn sẽ đun được ang nước đổ về mé địch. Cẩm và Đẩu nhờ Xã Thúc cầm trịch trong cuộc thi sức trực tiếp này. Hai người đều đứng theo thế trung bình tấn để cho được vững chắc. Cả hai cùng mó tay vào miệng ang nước. Họ nhờ Xã Thúc ra hiệu lệnh bằng một tiếng trống. Tiếng trống dứt, hai bên mới cùng được đem hết sức mình ấn ang nước. Hai người đã sẵn sàng để chờ tiếng trống. Tất cả mọi người có mặt tại sân võ đều chú ý tới ang nước và hai người. Mọi người im phăng phắc hồi hộp chờ xem cuộc tỉ thí hào hứng. Xã Thúc tay giơ cao dùi trống và bắt đầu giáng xuống. Một tiếng tùng vang lên! Cẩm Hứa Chử và Đẩu Phàn Khoái không ai bảo ai cùng đem hết sức mình ấn mạnh vào ang nước. Kỳ thay! Ang nước bị hai người đun đẩy mà cứ đứng trơ trơ, nước không hề sóng sánh, nếu có lăn tăn gợn, đó chỉ là gió sớm lướt qua. Ang nước vẫn đứng nguyên như không có ai đụng chạm tới. Người ta có thể ngờ là hai người chỉ để tay vào ang nước mà không đun đẩy gì! Nhưng người ta phải nhìn những bắp thịt nổi vằn trên tay Cẩm Hứa Chử, người ta phải thấy Đẩu Phàn Khoái mím môi mím lợi, người ta mới hiểu là hai người đang đem hết sức lực của mình ra để đẩy ang nước. Đúng vậy, đây là một cuộc so tài, tuy thân mật nhưng là một cuộc so tài danh dự! Cẩm Hứa Chử cũng như Đẩu Phàn Khoái hai tay tướng cướp đại anh hùng đều không muốn bị khuất phục trước bên địch, và bên nào cũng https://thuviensach.vn đều cố gắng để đè bẹp đối phương. Họ đem hết sức lực ra để đẩy ang nước. Trong khi đó thì cha con Xã Thúc, các anh em hai phe Yên Thế và Nhã Nam, các người được mời tới dự khán cuộc khảo võ đều nín thở để nhìn đôi hổ đang cố sức muốn lấn nhau. Không một tiếng động. Không ai nói chuyện với ai. Ai cũng theo dõi cuộc thi tài lạ lùng và thú vị của một đôi kỳ phùng địch thủ. Gân tay Cẩm nổi lên, Cẩm nghiến răng đem toàn lực để vào hai bàn tay, cố đẩy ang nước về phía Đẩu, Đẩu cũng không kém, chân giang ra, tay ghì xuống chiếc ang, mím môi mím lợi cố đem hết sức để mang phần thắng về mình. Hai bên đang ra công để cố hơn bên địch thì bỗng nhiên một tiếng oác!… Chiếc ang bị sức mạnh của hai người cố gắng đun đẩy, lại thêm tức nước bên trong, đã nổ vỡ toang. Đẩu và Cẩm chỉ chút nữa vồ vào nhau, nhưng hai người vừa kịp gượng đứng lại. Hai người nhìn nhau đều cười. Mọi người đôi bên vỗ tay khen ngợi. Đẩu bảo Cẩm: - Đàn anh khỏe thật! Cẩm cũng đáp lại: - Đàn anh cũng khỏe quá! Hai người cả cười dắt tay nhau, chào mọi người rồi ai lui về bọn đó. Cuộc thử sức tới đó coi như hòa. Bây giờ tới lúc đôi bên thử bút chì. Bút chì là gì, và ngón bút chì nguy hiểm ra sao, các bạn đã thừa hiểu rõ từ lúc đọc đoạn đầu câu chuyện này. Ở đây, chỉ xin mời các bạn chứng kiến cuộc thi tài của các tay anh kiệt hai phe Yên Thế và Nhã Nam. Ở cuối sân đã có trồng sẵn một hàng chuối dùng để làm đích cho cuộc thi ném bút chì. Bên Yên Thế cử Chân đại diện để biểu diễn đầu tiên. Tay Chân cầm một chiếc mai thật sắc, ở cuối cán mai đã có buộc sẵn một sợi dây. Sau khi khấu đầu trước bàn thờ và chào mừng mọi người Chân tiến tới một vạch vôi cách hàng chuối ước mươi bước, Chân đứng để chờ hiệu lịnh. Xã Thúc hô to: https://thuviensach.vn - Cây chuối thứ ba, cách mặt đất ba tấc. Tiếng hô của Xã Thúc vừa dứt, mọi người nghe một tiếng phập rất ngọt thì cây chuối hàng thứ ba ngã xuống. Thì ra nghe hiệu lệnh vừa loan, Chân đã phóng ngọn bút chì nhằm cây chuối thứ ba. Cây chuối đã ngã gục và Chân đã thu lại ngọn mai của mình một cách nhẹ nhàng. Đối với anh em tay chơi thì ngón ném bút chì không là lạ lùng, nhưng đối với những người không tường võ nghệ thì đây là một ngón đòn ghê gớm. Tiếng “phập” ngọt và cây chuối ngã xuống khiến cho khách xem vô cùng kinh ngạc. Một tràng vỗ tay và hò reo để tỏ lòng khen ngợi tài của Chân. Xã Thúc lại gần hàng chuối. Cây chuối đã bị cắt trên mặt đất suýt soát ba tấc chứng tỏ tài ngắm trúng và phóng tin của Chân, phải là người có nghệ mới phóng bút chì trúng dễ dàng và nhẹ nhàng như vậy. Xã Thúc lại hô: - Phóng kép, vẫn cây chuối thứ ba, trên mặt đất hai tấc và một tấc. Liền ngay sau tiếng hô đó, người ta nghe thấy phập! phập! luôn hai tiếng, và khi nhìn tới Chân, mọi người tưởng chừng như Chân vẫn đứng nguyên chỗ cũ, tay cắp chiếc mai, chưa hề cử động gì. Ấy thế mà nhanh như chớp, Chân đã hai lần phóng ngọn mai đi rồi lại kéo lại, để chặt thêm hai nhát vào gốc cây chuối! Thật là nhẹ nhàng và nhanh chóng! Chỉ một chớp mắt, gốc cây chuối đã bị tiện thêm hai đoạn và khi Xã Thúc tới đo thì đúng trên mặt đất một tấc. Ném bút chì trúng đã là có tài, lại ném trúng luôn hai ba phát liền như Chân phải là người tốn công phu luyện tập lắm. Tưởng chẳng cần phải tả, ai cũng đoán được sự hoan hỉ của khách xem đối với Chân. Giữa tiếng hoan hô của mọi người, lại có một tiếng phập! Đó là trước khi trở về ngồi trong hàng ngũ nhóm Yên Thế khăn đen, Chân đã phóng một nhát bút chì cuối cùng để tiện cây chuối tới tận gốc. Sau đó Chân cắp chiếc mai, vái chào mọi người rồi lui về chỗ. https://thuviensach.vn