Phải làm sao để đối phó với áp lực, đồng thời góp phần gia tăng hiệu quả công việc và năng suất cá nhân? Bạn sẽ tìm được câu trả lời tốt nhất khi cầm trên tay cuốn sách “Lụt việc phải làm sao?”.
Cuốn sách trình bày những vấn đề liên quan đến chương trình Hiệu quả cá nhân (PEP – Personal Efficiency Programs), cách tổ chức công việc khoa học vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng hiệu suất. Cuốn sách gồm 12 chương với nội dung xuyên suốt chia sẻ những kinh nghiệm được đúc kết nhiều năm về cách giải quyết áp lực, giảm căng thẳng trong công việc. Đặc biệt ở lần tái bản thứ 4 này, tác giả thêm chương “Tóm lược đắt giá” rút gọn quá trình cơ bản nhất giúp những độc giả không có nhiều thời gian nghiên cứu vẫn nắm được các bước khái quát của tiến trình.
“Lụt việc, phải làm sao?” là sản phẩm của Kerry Gleeson, “cha đẻ” của chương trình Hiệu quả cá nhân. Cuốn sách đúc kết những kinh nghiệm thực tế từ bản thân tác giả và các chuyên gia tư vấn PEP, cùng nhiều chia sẻ từ bạn bè, khách hàng, cũng như đối tác kinh doanh của Kerry Glesson về cách làm việc nâng cao hiệu suất. Qua 15 năm tính từ lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách “Lụt việc, phải làm sao?” đã được biên dịch ra 17 thứ tiếng và xuất bản hơn 1 triệu bản khắp nơi trên thế giới.
***
Là một độc giả, có lẽ bạn chỉ muốn hiểu các bước để có thể tuần tự áp dụng những nguyên tắc mà bạn sẽ tìm thấy trong suốt cuốn sách này.
Các khách hàng của chúng tôi luôn tìm cách để khiến các quy trình của họ trở nên vững mạnh hơn. Chương này tương đương với một bản khái quát cho bạn những gạch đầu dòng về cách giúp bạn có thể hấp thụ những nguyên tắc của Chương trình Hiệu quả cá nhân (PEP) và khiến nó làm việc cho bạn trong khoảng thời gian cần thiết tối thiểu.
Để làm quen với Chương trình Hiệu quả cá nhân (PEP) mà không cần phải nghiên cứu chi tiết toàn bộ nội dung của cuốn sách bạn hãy đọc chương “mở đầu” này.
Để hiểu được căn nguyên và triết lý ẩn sau những bước này, bạn có thể tìm hiểu ở các chương tiếp theo trong cuốn sách.
Nếu bạn tuân theo những bước này, tôi đảm bảo công việc sẽ bớt bị “lụt”, bạn sẽ sớm giành được quyền kiểm soát mỗi ngày làm việc của mình, làm được nhiều việc hơn và cảm thấy thoải mái hơn về công việc. Có thể bạn cần phải điều chỉnh các bước để phù hợp với văn hóa hay công nghệ trong tổ chức của bạn, hoặc phù hợp với phong cách làm việc của cá nhân bạn. Đó là điều bình thường. Nhưng phải đảm bảo chắc chắn là bạn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của mỗi một thủ thuật được gợi ý.
Quá trình PEP bắt đầu với khái niệm quản lý bản thân. Bạn luôn phải thường trực những câu hỏi này trong đầu: “Mình làm điều mình làm như thế nào?” và “Mình có thể làm nó tốt hơn bằng cách nào?”
Sai lầm thường thấy nhất trong công việc mà mọi người hay mắc phải là gạt những việc họ không thích làm sang một bên – nghĩa là trì hoãn, lần lữa. Hầu hết chúng ta không trì hoãn, lần lữa một cách có ý thức. Trì hoãn thường là một thói quen xấu. Một lượng lớn thời gian được sử dụng để giải quyết (về mặt tinh thần hoặc các mặt khác) tất cả những việc đáng ra phải hoàn thành rồi, thay vì hành động ngay từ ban đầu.
Con người thường hành động khi đó là việc dễ thực hiện. Mục tiêu của tiến trình PEP là giúp bạn có thể dễ dàng hành động hơn hay nói cách khác là giúp bạn tổ chức, sắp xếp để có thể hành động sớm hơn.
Nguồn: https://nhasachmienphi.com