Không Phải Sói Nhưng Cũng Đừng Là Cừu PDF EPUB

Không Phải Sói Nhưng Cũng Đừng Là Cừu PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://ebookvie.com
PDFĐỌC ONLINE

Cuốn sách “Không Phải Sói Nhưng Cũng Đừng Là Cừu” của tác giả Lê Bảo Ngọc không chỉ là một tác phẩm về đạo đức và giáo dục, mà còn là một cuộc thám hiểm vào tâm hồn con người và thế giới xung quanh. Từ những câu hỏi đầy tính tranh cãi như “Cứu người hay cứu chó?”, “Một kẻ thô lỗ trong lớp vỏ ‘thẳng tính’ khác với người EQ thấp như thế nào?”, đến “Vì sao một bộ phận nữ giới lại victim blaming đối với nạn nhân bị xâm hại?”, cuốn sách mở ra không gian cho độc giả suy ngẫm và phản biện về những giá trị và quan niệm được gieo vào từ khi còn nhỏ.

Trong thời đại hiện nay, khi mọi thứ diễn ra với tốc độ chóng vánh và sự phức tạp của thế giới ngày càng tăng lên, việc phân biệt giữa đúng và sai, tốt và xấu không còn là điều đơn giản. Nhưng cuốn sách này không chỉ dừng lại ở việc đặt ra những câu hỏi khó khăn, mà còn cung cấp những bài học uyên thâm về sự linh hoạt và sẵn lòng chấp nhận sự đa dạng trong quan điểm và giá trị.

Tác giả không muốn đưa ra những định kiến hay quy chuẩn cứng nhắc, mà thay vào đó, ông mở ra một không gian cho sự tự do tư duy và sự phát triển cá nhân. Bằng cách nêu ra những trường hợp và tình huống phức tạp, tác giả giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính đa chiều và linh hoạt của đạo đức và giá trị con người.

Cuốn sách “Không Phải Sói Nhưng Cũng Đừng Là Cừu” không chỉ là một cuốn sách về đạo đức và giáo dục, mà còn là một lời kêu gọi đối diện với sự phức tạp và đa dạng của thế giới hiện đại. Đọc sách này, người đọc sẽ không chỉ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đặt ra, mà còn học được cách đặt câu hỏi và suy ngẫm về những vấn đề lớn hơn trong cuộc sống. Cuốn sách này thực sự là một hành trang quý giá, giúp chúng ta đứng vững trước những thách thức của thế giới đương đại.

Các cuốn sách khác có thể bạn sẽ thích


Lời nói đầu

“Ai cũng là người tốt trong câu chuyện của chính mình, và là kẻ phản diện trong câu chuyện của người khác.” Chúng ta cứ mãi mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn giữa vai trò “nạn nhân” và “thủ phạm”, giữa “tốt” và “xấu”, giữa “công lý” và “mù quáng”… Bởi vì ta luôn bao dung với sai sót của bản thân, nhưng lại rất khắt khe với hành vi của người khác. Ta không nhận ra những thói quen xấu của chính mình, nhưng lại để bụng hành vi của những người xung quanh. Ta chẳng biết mình đã làm tổn thương người khác, nhưng lại nhớ mãi những nỗi buồn ai đó gây ra cho mình. Ta đề cao những người mình yêu quý và phủ nhận, hạ thấp những người mình ghét bỏ… Những người xung quanh ta cũng vậy. Cuộc sống thường ngày của chúng ta vốn đầy những tình huống rắc rối trong các mối quan hệ: bị hiểu lầm, bị nói xấu, bị bàn tán sau lưng, bị quấy rối… Trước bất kỳ đánh giá nào từ môi trường xung quanh, dù tốt hay xấu, ta cũng thường dễ dàng coi đó là sự khẳng định hoặc phủ nhận bản thân, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lòng tự trọng. Tất cả mọi người đều có những thói xấu, điểm yếu và khoảnh khắc dễ bị tổn thương, trong tình huống đó chúng ta trở nên nhạy cảm, đánh giá tiêu cực của những người xung quanh sẽ khiến chúng ta nghi ngờ và dằn vặt chính mình.

Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu Có những khi thói quen xấu khiến chúng ta trở nên ích kỷ, độc đoán, vô tâm, đôi khi gây ra những lỗi lầm khiến bản thân hối tiếc. Liệu những gì ta nhìn nhận về thế giới này có đúng đắn?

Những gì ta nghĩ là tốt có thực sự tốt? Những thứ ta coi là thật có bao nhiêu phần giả dối? Liệu trên đời này có tồn tại “nạn nhân hoàn hảo” và “phản diện tuyệt đối”? Ta thường nghĩ về những tổn hại ai đó gây ra cho mình, liệu ta có luôn đánh giá đúng về những tổn thương mình gây ra cho người khác? Liệu ta có đang bị đánh cắp đạo đức, bị tống tiền cảm xúc, bị lợi dụng mà không hay?

Có thể bạn thích sách  Truyện Ngụ Ngôn Việt Nam Chọn Lọc

Và… liệu chính ta có phải là người tốt như ta nghĩ không? Tôi tin rằng nếu có thể lựa chọn, hầu hết chẳng ai thích phải chịu tổn thương, cũng không hề muốn vô ý gieo nỗi buồn vào lòng người khác. Thế nhưng cuộc sống này không có phép mầu để sửa chữa một con người, chúng ta chỉ có thể dựa vào sự tu luyện của bản thân để khiến mình dần trở nên tốt hơn. Muốn làm được điều này, ta cần nhìn thẳng vào những vấn đề của bản thân và mọi người xung quanh, phân tích để hiểu rõ về chúng. Đây không phải là điều đáng xấu hổ. Bạn chỉ đang đối diện với mặt tối của mỗi cá nhân, chiếu sáng chúng để tìm đến sự tự tin và thấu hiểu.

Cả tôi và bạn, chúng ta đều không hoàn hảo. Điều tuyệt vời là mỗi ngày ta đều cố gắng tự hoàn thiện bản thân, yêu thương và trân trọng chính mình cùng những người xung quanh, bởi vì tất cả chúng ta đều xúng đáng được hạnh phúc.

Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “To separate oneself from the burden, the angst, the anguish that we all encounter every day. To say I am alive, I am wonderful, I am. I am. That is something to aspire to”.

-Garth Stein, The Art of Racing in the Rain’.

—-

Hiệu ứng tâm lý quá giới hạn

Có lần, cháu bé học lớp tám, con của một người quen, từng tâm sự với tôi, đại ý thế này:“Mỗi lần mẹ mắng cháu về lỗi gì đó, mẹ sẽ mắng mãi không dứt. Mỗi khi mẹ muốn cháu làm gì, mẹ lặp đi lặp lại cho đến khi cháu buộc phải làm thì thôi, dù cháu không muốn làm, nhưng cháu phải làm để mẹ cháu đừng nói nữa. Khi mà cháu mắc lỗi, mẹ phân tích dài lắm, nói mãi nói mãi… Cháu sợ mẹ, dần tránh xa mẹ, và chẳng hiểu sao khi nghe nhiều cháu bị nhờn ý. Mỗi khi mẹ bắt đầu nói, trong đầu cháu sẽ nghĩ đến những thứ khác, không còn để tâm xem mẹ nói gì nữa. Cháu còn bắt đầu tức và cãi mẹ. Thế là mẹ cháu bảo cháu mất dạy.”

Là một người lớn, tôi đã nghĩ rằng mẹ cháu mắng cháu nhiều thế là vì quan tâm đến con thôi, nói nhiều mỏi mồm và mệt chứ, có ai muốn nói nhiều đâu. Cho đến một ngày tôi sang nhà cháu có việc, phát hiện ra bố mẹ cháu nói nhiều kinh khủng. Khi đứa trẻ vừa đi học về và lên phòng, bố mẹ bé liền giục con đi tắm, giục liên tục đến khi đứa bé vào tắm
thì thôi, kể cả khi đứa trẻ đã gắt lên: “Lát nữa con tắm!”

Trong thời gian tôi ngồi nói chuyện với anh chồng về công việc, chị vợ ở phòng khác vẫn luôn miệng càu nhàu con về đủ mọi thứ trên đời. Họ có hai con, và chị vợ hết nói về đứa này lại nói về đứa khác, liên tục liên tục, đến tôi là người ngoài mà còn thấy choáng váng đầu óc. Trước khi về tôi hỏi: “Sao chị nói bọn trẻ nhiều thế? Những cái vặt vãnh chị để bọn trẻ tự quyết đi, chứ cứ nói liên tục như vậy thực sự nghe rất mệt ấy.” Chị liền nói xối xả: “Đấy cô thấy chưa, nói nhiều như thế mà chúng nó có chịu nghe đâu, cứ lì mặt chúng nó ra. Đó là chưa kể nó còn cãi cơ. Nói đến thế rồi mà không được thì chẳng biết còn phải làm thế nào, không lẽ phải cho chúng nó ăn đòn.” Anh chồng đứng cạnh gật gù: “Bọn này bướng lắm, nói chẳng chịu nghe, đến tuổi láo rồi.” Hai anh chị ấy đều không biết đến “hiệu ứng tâm lý quá giới hạn”. Hiệu ứng quá giới hạn đề cập đến việc khi phải chịu một kích thích quá mức, quá nhiều, trong thời gian quá dài, con người sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn, khó chịu và muốn phản kháng.

Có thể bạn thích sách  Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975

Có một câu chuyện như sau: Có lần nhà văn Mark Twain’ nghe mục sư giảng tại một nhà thờ. Ban đầu, ông cảm thấy mục sư giảng hay nên có ý định quyên góp tiền. Nhưng sau mười phút, ông cảm thấy mất kiên nhẫn dần, nên quyết định sẽ quyên ít tiền lại. Rồi thêm mười phút sau, mục sư vẫn tiếp tục bài giảng đều đều, ông cảm thấy khó chịu và  Mark Twain đã bị kích thích trong thời gian dài, khiến ông không chịu được và thay đổi ý định của mình. Đây là cách mà hiệu ứng quá giới hạn được phát hiện. Từ đó, người ta thường giảm bớt tình trạng kích thích, nhắc lại thái quá một vấn đề để tránh hiệu ứng này sinh ra làm ảnh hưởng đến tâm lý.

Samuel Langhorne Clemens (30/11/1835 – 21/4/1910), bút danh Mark Twain, là nhà văn trào phúng, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Mỹ. 10 Không phải sói nhưng cũng đùng là cừu quyết định không quyên góp nữa. Thậm chí, một số dị bản còn kể rằng do cảm thấy tức giận vì mục sư nói quá nhiều, Mark Twain không những chẳng quyên góp mà còn lấy trộm hai xu từ cái đĩa!

Ngay đến cả môi trường quản lý khắt khe như trong trại giam, những cán bộ và giám thị trại giam còn phải học cách nói vừa đủ, không dài dòng miên man. Tất cả các mệnh lệnh đưa ra đều phải gãy gọn, vừa đủ, không càu nhàu, làm bèm. Công tác giáo dục phạm nhân trong trại cũng ngắn gọn, tránh giải thích lê thê, nói thẳng vào vấn đề, tác phong nghiêm túc. Bởi nếu cán bộ cứ càm ràm hay dài dòng quá, sự giáo dục sẽ phản tác dụng.

Đến giáo dục phạm nhân đang chấp hành án tù còn phải lưu ý cẩn thận như thế, nữa là giáo dục con cái, nhất là những đứa trẻ đang ở độ tuổi nhạy cảm. Việc giảng giải hay cằn nhằn liên tục, quá mức của cha
mẹ về vấn đề nào đó là một sự kích thích đơn điệu. Đứa trẻ sẽ từ từ khép tai lại. Lời nói của cha mẹ bắt đầu giống như tiếng ồn nền mà thôi, họ cứ thế độc thoại còn lũ trẻ thì chỉ giả vờ nghe cho họ hài lòng, còn thực sự chúng cảm thấy chán ngắt.

Đặc biệt là trẻ vị thành niên, về lâu dài, chúng sẽ khép mình và không muốn giao tiếp với cha mẹ, thậm chí là nổi loạn. Có những vị phụ huynh hay tự hỏi tại sao con cái cứ như “bọn tự kỷ”. Sau khi đi học về, chúng chui ngay vào phòng, đóng kín cửa và không thích nói chuyện với cha mẹ. Chúng nghe nhạc, lên mạng, xem phim, làm bài tập… và chìm đắm vào thế giới riêng của mình, cảm thấy thoải mái khi không phải nghe cha mẹ cằn nhằn. Những lời nói lan man quá mức của cha mẹ có thể làm mất đi sự tôn trọng của đứa con với họ.

Vậy, cha mẹ nên làm gì để tránh hiệu ứng quá giới hạn? Tôi đã tìm được một số lời khuyên hữu ích từ Zhudou một thương hiệu về nghiên cứu giáo dục tại Parenting, Trung Quốc:

  • Thứ nhất là đưa ra các yêu cầu, hướng dẫn rõ ràng và thiết thực. Ví dụ như người mẹ bước vào phòng, thấy phòng bừa bộn, liền cằn nhằn đứa con về việc “ở bẩn”. Nói mãi phát chán thì lại lái sang việc con học kém. Nói về học tập chán rồi lại nói sang con cô X giúp bố mẹ việc nhà, con chú Y nấu ăn ngon, con ông Z kiếm được nhiều tiền, thằng ABC bằng
    tuổi mày nghỉ học đi lấy vợ có con rồi kia kìa… Cứ vậy thì làm sao đứa con kiên nhẫn nghe nổi? Thậm chí đứa con còn chẳng hiểu mẹ đang muốn nó phải làm gì! Thay vào đó, có thể nói: “Phòng con bừa quá, hôm nay hãy dọn đi, ngày mai mẹ vào là phải gọn nhé.” Thời gian, nhiệm vụ và kỳ vọng của phụ huynh đưa ra lúc này là rõ ràng, thực tế và khả thi. Đứa con biết nó phải làm gì, khi nào phải hoàn thành.
  • Thứ hai là đừng phán xét và quy chụp tùy ý, đừng trút giận. Trước hành vi có vấn đề của trẻ, cách hiệu quả nhất của cha mẹ là thảo luận vấn đề và chỉ ra lỗi sai đó. Tuy nhiên đừng phán xét và gán nhãn tùy ý. Ví dụ, một đứa trẻ bị phạt ở trường. Khi về nhà, đứa trẻ giấu không nói cho cha mẹ, khi nhà trường liên hệ thì phụ huynh mới biết. Cha mẹ có thể dễ dàng nổi giận mà gào lên: “Mày trí trá à, học đâu ra cái trò giấu giếm dối gạt đấy, đồ mất dạy!” Đứa trẻ có thể bình tĩnh để nói chuyện với cha mẹ không? Trước cơn giận và những lời công kích nặng nề, chúng càng muốn giấu giếm vấn đề mình gặp và tránh xa phụ huynh. Đến một lúc nào đó, phụ huynh không còn biết thông tin gì về con mình nữa. Thay vào đó, cha mẹ có thể mô tả về hành vi của trẻ như sau: “Con đã không chủ động nói với bố mẹ về chuyện ngày hôm nay.”
    Tiếp theo, họ nói về cảm xúc của mình: “Bố/mẹ cảm thấy rất không vui vì con đã tước đi quyền được biết của bố/mẹ như một người cha, người mẹ. Tất nhiên, bố/mẹ cũng bối rối.
    Lý do gì khiến con không muốn nói với bố/mẹ? Con sợ bị mắng hay là do vấn đề gì?” Sau đó, người làm cha mẹ thể hiện nhu cầu của bản thân: “Hy vọng bố/mẹ sẽ là người được con tin tưởng. Có gì hãy nói với bố/mẹ nhé, chúng ta sẽ cùng giải quyết vấn đề của con.” Mô hình giao tiếp bao gồm ba bước nêu trên là một phương pháp hòa bình và thẳng thắn, nó sẽ khuyến khích trẻ em tin tưởng, từ đó trả lời cha mẹ một cách hiệu quả.
  • Tuy nhiên cha mẹ cần giữ uy tín, đừng hành động theo kiểu “Con nói đi, mẹ không đánh mắng đâu”, sau đó khi trẻ nói ra thì bị ăn đòn.
  • Thứ ba là thể hiện hành vi đúng và cho trẻ thời gian phát triển. Nhà tâm lý học người Mỹ Jane Nelson từng chia sẻ: “Nếu cha mẹ có thể nói ít hơn và hành động nhiều hơn, 75% các vấn đề với con cái họ có thể sẽ biến mất.” Những đứa con không hề muốn phạm sai lầm để thách thức cha mẹ hay để làm cha mẹ tức giận. Có thể là do trẻ không biết hoặc không có đủ khả năng để làm tốt. Do đó, khi cha mẹ chỉ ra những hành vi sai của con cái, họ cũng nên thể hiện hành động đúng và giúp con làm chủ các hành vi đúng đắn. Ví dụ, đối với những đứa trẻ tiêu tiền phung phí, những hành vi như vậy xảy ra do khả năng tự kiểm soát yếu, khó chống lại cám dỗ của thế giới bên ngoài, hoặc vì đứa trẻ không có khái niệm quản lý tài chính và hành vi tiêu dùng
    chưa chính xác. Điều cần thiết là cha mẹ phải liên tục hướng dẫn, để con có đủ thời gian học cách quản lý chi tiêu.
Có thể bạn thích sách  Thính Phong

Tổng kết lại, cha mẹ nên biết điểm dừng trong các cuộc trò chuyện với con cái, đồng thời chừa ra “khoảng trống” thích hợp để chúng có thể suy nghĩ về bản thân. Nói quá nhiều có thể sẽ gây phản tác dụng, khiến việc giao tiếp trong gia đình trở nên căng thẳng và mất đi hiệu quả.

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Không Phải Sói Nhưng Cũng Đừng Là Cừu của tác giả Lê Bảo Ngọc