Khoa Học Môi Trường

Khoa Học Môi Trường

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Môi trường (MT) đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới Mu quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, MT Việt Nam đang xuống cấp, cục bộ, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Hơn nữa kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp đã và đang làm nảy sinh những vấn đề trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh MT.

Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức và thái độ của con người đối với MT còn hạn chế. Từ đó một vấn đề đặt ra là : Cần thiết phải tăng cường giáo dục bảo vệ MT. Vấn đề này tại điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) (1993) đã chỉ rõ : “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về BVMT”. Chỉ thị 36 – CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã coi vấn đề giáo dục MT là giải pháp đầu tiên. Chỉ thị đã chỉ ra 8 giải pháp lớn về BVMT và phát triển bền vững trong thời gian tới ở nước ta. Giải pháp thứ nhất là “Thường xuyên giáo dục tuyên truyền xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng BVMT”. Giải pháp thứ 7 là “Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ chuyên gia về lĩnh vực MT”, Giải pháp thứ 8 là “Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT”.

Có thể bạn thích sách  Thiết kế mô hình ba chiều với Mechanical Desktop

Công văn 1320/CP-KG của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị số 36/CT-TW giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” trình Chính Phủ. Đề án có nội dung chủ yếu là : Xây dựng phương án khả thi nhằm đưa nội dung BVMT vào tất cả các bậc học mầm non, tiểu học, phổ thông trung học, THCN và dạy nghề, các trường Cao đẳng và Đại học. Tại quyết định số 1363/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án và nêu ra 5 hoạt động cụ thể, trong đó hoạt động số 1 là : Xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT cho các bậc học, cấp học và các trình độ đào tạo.

Để từng bước triển khai thực hiện các nội dung của đề án, Bộ GD&ĐT chủ trì tổ chức biên soạn 3 cuốn sách. Một trong những cuốn sách này có tên gọi “Khoa học môi trường” do GS.TS. Lê Văn Khoa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ biên. Bộ GD&ĐT giới thiệu cuốn sách này làm tài liệu tham khảo cho các trường Đại học và Cao đẳng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2001
THỨ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GS.TSKH. Trần Văn Nhung