Trở về chốn xa xưa Trăng soi trên đường vắng Tay ai vương hơi lạnh Lòng quặn thắt hơn thu. ” Hương Hàn ” là câu chuyện tình yêu và âm mưu tranh giành quyền lực giữa bộ ba Mỹ Tình – Vinh Chí Chính – Nhan Thủ Hạo, nhưng được lồng vào 1 câu chuyện khác dưới lời kể của 1 người trung gian là vị luật sư họ Đỗ – cố vấn luật pháp của Vinh Chí Chính. Tuy nhiên tên nhân vật đã được đổi, lần lượt là Quan Lạc Mỹ, Dung Hải Chính và Ngôn Thiếu Tử. Mình cảm thấy tác phẩm này là sự kết hợp giữa ” Gấm rách ” và ” Giai Kỳ như mộng ” bởi lẽ nó vừa là hiện thân mơ màng đẹp đẽ lại vừa mang nét bi thương thù hận. Thực ra với mình, tác phẩm này không thể nói là quá hay hoặc là cảm động đến phát khóc, tuy nhiên sau khi đọc, người ta cũng có thể sẽ cảm thấy bức bối khó chịu mà lại man mác tiếc nuối. Tác phẩm mở đầu bằng một lễ cưới lộng lẫy nhưng đồng thời cũng khởi xướng lên 1 cuộc tranh chấp báo thù rực lửa. Càng đọc lại càng cảm thấy rất bế tắc, rồi cuối cùng lại chẳng đâu vào đâu, mỗi người 1 phương trời. Lòng hận thù, tình yêu, sự mù quáng và tin tưởng hoà quyện lại, làm cho con người ta bối rối không biết làm sao. Ừm, mình cũng không muốn nói nhiều, đúng ra là không muốn đề cập gì về nội dung truyện bởi Phỉ Ngã đã làm cho mình thấy mệt mỏi – như hình ảnh của ” Gấm rách ” bủa vây. Vậy nên ai có tò mò thì xin thứ lỗi cho:”Thế, có gì hay ho ở ” Hương Hàn ” ngoài những cuộc tranh chấp và thù hận chất đầy không? Có chứ, đó là thành phố Paris, Pháp – nơi mà 2 nhân vật chính đã đi qua. Dưới ngòi bút của Phỉ Ngã Tư Tồn, Paris bước ra rạng rỡ và tươi trẻ với những vườn hoa ngút ngàn, với dòng sông Seine thơ mộng, bảo tàng Lourve huyền ảo… Những ngày mà Lạc Mỹ và Dung Hải Chính ở Paris là những ngày đẹp nhất, và cũng tạo được dấu ấn riêng cho truyện. Lúc đầu họ không yêu nhau, lấy nhau cũng chỉ vì 1 mục đích trả thù, dần dần tình cảm được bồi đắp, nhưng khi nhận ra tình cảm rồi, thì đã quá muộn… Tình yêu cứ như là sao băng vậy. Kết truyện, Dung Hải Chính và Lạc Mỹ li hôn, mà khi đó anh phát hiện ra mình bị ung thư phổi nên về Mỹ. Lạc Mỹ biến mất không tung tích. ” Hương Hàn ” được phủ lên bởi 1 màn mưa, có khi mưa rả rích, có lúc mưa rào mà cũng có lúc trời nổi bão. Nhưng sau cơn mưa trời chẳng sáng, cũng chẳng có cầu vồng, chỉ là 1 màu xám xịt. Văn phong của tác giả thì vẫn thế thôi, mềm mại và sắc bén. Nhưng cái mình đánh giá cao nhất vẫn là sự miêu tả tinh tế của cô – những cảnh slow motion vô cùng thong thả, điềm tĩnh và nhàn nhã, khi người đọc có thể cảm nhận rõ sự sắc nét trong từng cảnh vật, thật bình thản, thật yên lặng. Còn về nhân vật? Ôi, mình chỉ thích nam chính thôi. Thực ra Phỉ Ngã là 1 mẹ kế rất thích ngược con trai của mình -_- và điều đó thật tàn khốc… Chi tiết đáng nhớ nhất, ừm, chắc là ở cuối truyện, khi Chí Chính gửi thư cho Mỹ Tình giải thích mọi chuyện ấy, cuối thư có câu: ” Mỹ Tình, trăm kiếp tu được ngồi chung thuyền, nghìn đời tu được gối chung giường. Duyên số của chúng ta ắt quá cạn nên mới vụt mất nhau. Nếu đã như thế, kiếp này sau khi chết đi, anh nhất định phải cố gắng tu hành, để kiếp sau tiếp tục yêu em… ” Quên sao được, hình ảnh 1 người đàn ông hào hoa lịch thiệp với nụ cười rạng rỡ, bước vào tiệm hoa của Lạc Mỹ và nói: ” Cho tôi 12 nhánh bạch trà “. *** Nghe nói Hương Hàn là tác phẩm đầu tay của Phỉ Ngã. Quả thực xét về tổng thể bố cục, các nút thắt – mở, tình tiết truyện và tâm lí nhân vật đều chưa thực sự thuyết phục lắm. Ngắn thôi, mười chương cộng với phần dẫn đầu và cuối truyện, đọc nhanh và quên cũng nhanh. Không có gì quá để chê trách, nhưng chính vì thế lại thiếu đi cái dư vị cần có. Mình đọc Hương Hàn sau khi đã kinh qua Đông Cung, Gấm rách, Tịch mịch không đình xuân dục vãn và cơ số truyện nữa của Phỉ. Cũng sớm chuẩn bị tư tưởng: là tác phẩm đầu tiên mẹ kế viết, không nên kì vọng nhiều để đến nỗi quá khắt khe. Thế nên đã khá là tỉnh và khách quan rồi đấy. Không thể phủ nhận Hương Hàn có lối phát triển tình cảm hợp lí (ưu điểm chung trong truyện Phỉ Ngã, không phải kiểu đùng phát yêu luôn. Nam chính lần đầu gặp nữ chính chỉ gọi là có cảm tình thôi, lúc đầu còn có ý định lợi dụng nữ chính gánh tội thay mình mà. Nhịp truyện ổn định, 10 chương không có chỗ nào quá lan man, các nút thắt – mở cũng ổn. Ngặt nỗi nút mở cuối cùng làm vội quá. Thứ nhất, từ đầu đến cuối truyện Ngôn Thiếu Tử chỉ xuất hiện với một bộ dạng bất lực, thế nên đùng phát đến phút cuối phải gánh cái tội danh boss phản diện thì rất khó thuyết phục. Thứ hai, người tố tội Ngôn Thiếu Tử lại chính là Dung Hải Chính, rành mạch khúc chiết quá lại mất hay. Chẳng hạn như để Quan Lạc Mỹ tình cờ tìm được bằng chứng, hoặc người thứ ba nào đó xuất hiện nói cho cô chẳng hạn, thiếu gì cách. Thứ ba, là các chứng cứ chỉ được nhắc đến vẻn vẹn trong một câu: chứng cứ để ở trong tập đính kèm… Okay, một nút thắt lớn như vậy, tẩy trắng cho nam chính kia mà, sao lại làm qua loa đến thế chứ! Mối quan hệ các nhân vật quả thực có chút rối, hơi nhiều hơn mức cần thiết. Có câu nói thế nào nhỉ: quý hồ tinh, bất quý hồ đa, kiểu thế. Bộ Gấm rách cũng kiểu thế phiệt, trả thù, với khá nhiều nhân vật chính: Dịch Chí Duy, Dịch Truyền Đông, Giản Tử Tuấn, Phó Thánh Hâm, Phó Thánh Khi… Nhưng các nhân vật này đều rõ ràng sắc nét, xuất hiện (và ra điấn tượng. Bên Hương hàn nhiều nhân vật nhưng lại chưa khắc họa được sâu, vai trò không làm rõ, móc xích cũng lỏng lẻo hơn. Về mức độ ngược nặng đô đến đâu thì cá nhân mình cho là: Gấm rách > Hương Hàn > Mãi không thay lòng> Hải thượng phồn hoa > Giai kì như mộng > Thiên sơn mộ tuyết > Cửu Giang > Đời này kiếp này Ngược nhé, chưa phải bi đâu. Bi thì mình cho là Giai kì như mộng đứng đầu, còn Hương Hàn xếp cuối.