Có hai nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như hiện nay là Gorbachev và Boris Yeltsin. Mikhail Sergeevich Gorbachev sinh ngày 2/3/1931. Ông là nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới năm 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông đã góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng làm quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc và làm tan rã Liên bang Xô viết. Nhưng ông cũng lại được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1990.
Cuốn sách này có thể được xem như lời tường thuật của Gorbachev về cuộc đời đầy biến động của ông. Đó là những năm tháng trai trẻ, những kỷ niệm cá nhân với người vợ thân yêu Raisa, những hành trình gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước cùng bao khó khăn vấp váp gặp phải.
Thời thơ ấu của ông gắn liền với làng quê Stavropol, với nạn đói, với những năm tháng chiến tranh ác liệt. Rồi sau đó là tuổi trẻ dưới mái trường đại học, nơi ông gặp người vợ Raisa. Thông qua các trang viết, ông cũng cung cấp rất nhiều thông tin để độc giả hiểu thêm về văn hóa, sắc tộc, lịch sử, địa lý của nước Nga và các vùng lân cận.
Trên con đường chính trị, nhất là ở cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, ông cũng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới, với nhiều suy tư trăn trở về con đường cải cách và phát triển đất nước, cũng như nhiều vấn đề vĩ mô của thế giới. Dù chỉ là những nhận định chủ quan, nhưng thông điệp của ông không khỏi khiến độc giả phải suy ngẫm.
***
Gorbachev là một trong hai nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như hiện nay.
Mikhail Sergeyvich Gorbachev (sinh ngày 2/3/1931) lãnh đạo Liên bang Xô viết từ 1985 tới 1991, là nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ. Những nỗ lực của Gorbachev góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh, ông nhận giải Nobel Hòa bình năm 1990.
Bộ hồi ký hai tập của ông mới được xuất bản tại Việt Nam, qua bản dịch của Nguyễn Thị Bình và Phạm Hồng Anh.
Trong cuốn Đời tôi – Hồi tưởng & suy ngẫm I, Gorbachev dành gần 600 trang sách để tường thuật lại cuộc đời đầy biến động của mình. Thời thơ ấu của ông gắn liền với làng quê Stavropol, với nạn đói, những năm tháng chiến tranh ác liệt. Tuổi trẻ của ông dưới mái trường đại học, là nơi gặp người vợ Raisa cũng được thuật lại.
Hành trình gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước cùng bao khó khăn vấp váp gặp phải cũng được chính trị gia hồi tưởng. Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11/3/1985 khi 54 tuổi. Ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Thông qua cuốn sách, Gorbachev thể hiện mình là nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới, với nhiều suy nghĩ trăn trở về con đường cải cách và phát triển đất nước, cũng như nhiều vấn đề vĩ mô của thế giới. Dù đây là những nhận định chủ quan, nhưng những thông điệp của ông để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả.
Ông chia sẻ: “Tôi nghĩ lần này tôi đã thành công trong việc kể lại toàn bộ câu chuyện đời mình. Đây là câu trả lời của tôi cho câu hỏi về những hoàn cảnh đã có ảnh hưởng hết sức quan trọng lên sự nghiệp chính trị của tôi”.
Thông qua các trang viết, ông cũng cung cấp nhiều thông tin để độc giả hiểu thêm về văn hóa, sắc tộc, lịch sử, địa lý của nước Nga và các vùng lân cận.
Ở cuốn Đất nước tôi và thế giới – Hồi tưởng & suy ngẫm II, Mikhail Gorbachev đã đề cập một loạt vấn đề từ quá khứ, hiện tại đến tương lai của nước Nga trong mối quan hệ với thế giới.
Dựa trên những kinh nghiệm bản thân, tài liệu lịch sử, những suy ngẫm về vấn đề chính trị, ông đưa ra các quan đểm về những sự kiện lớn như Cách mạng tháng Mười, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, tới các nhân vật chủ chốt của Liên Xô.
Trong hồi ký của mình, Gorbachev còn thể hiện suy nghĩ tới tương lai của nước Nga, những vấn đề của đất nước có diện tích lớn nhất thế giới trong thế kỷ tiếp theo. Ông đề xuất các cách để đạt được những cải cách kinh tế và chính trị.
Gorbachev dành riêng một phần để nói về vai trò của “tư duy mới” với một loạt vấn đề. Ông viết trong sách: “Tôi nhấn mạnh khía cạnh chính trị quốc tế của tư duy mới, vì những vấn đề toàn cầu là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang một dạng tồn tại mới”.
“Điều quan trọng là mọi người phải theo đuổi mục tiêu chung: đổi mới thực sự cuộc sống của toàn thể cộng đồng thế giới để đạt được những điều kiện sống mới cho nhân loại”, ông khẳng định.
***
Ngày 21/9/2000
Đã một năm vắng Raisa. Hôm nay chúng tôi tụ họp – gia đình và bạn bè – để đặt bia mộ cho em. Tác giả là nhà điêu khắc Friedrich Sogoyan. Tấm đá cẩm thạch có vân như một cánh đồng hoa. Những hòn đá lớn. Dòng chữ khắc: “Raisa Maksimova Gorbacheva. 5/1/1932 – 20/9/1999.” Bức tượng một người phụ nữ trẻ rất giống Raisa đang cúi xuống đặt những bông hoa dại lên mặt đá cẩm thạch.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn