Cinque Terre

Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi

Tác giả :
Thể Loại : Hồi Ký - Tuỳ Bút
PDF Đọc Online


                   

Nói về đóng góp của Nguyễn Tuân qua tập tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận định: “Tập tùy bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực tiếp đánh Mỹ”. Cũng tương tự, nhưng cụ thể hơn, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng, với “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, Nguyễn Tuân đã “đánh địch với tư thế của một dân tộc đi tiên phong trên tuyến đầu chống Mỹ, với lòng tự hào của một dân tộc đang chiến thắng”. Nếu như tập tùy bút “Sông Đà” được xem là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân về đề tài xây dựng CNXH thì tập tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” lại được xem là tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Cả hai tác phẩm đều giống nhau là có cái tên nghe rất mộc mạc, đọc lên là thấy ngay được chủ đề, khác xa với cách đặt tít điệu đàng của nhà văn – kiểu như “Vang bóng một thời” trước đây. Tuy nhiên, tên sách mộc mạc thì mộc mạc vậy, song dồn nén trong đó là biết bao tâm huyết, trí tuệ, tình cảm. Có trường hợp, như với cuốn “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, để thu thập, tìm kiếm tư liệu, tác giả đã không ngại ngần đối mặt với hiểm nguy… Tập tùy bút Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi gồm có: Ở mặt trận Hà Nội Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội Cho giặc bay Mỹ nó ăn một cái Tết ta Nôen Mỹ Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Nhớ Huế Sài Gòn tống Mỹ Bên ụ súng Hà Nội, một đám cưới phòng không Nó bê-năm-hai phố Khâm Thiên Tái bút (12-1973Vụn B.52 và hoa Hà Nội chiến thắng Đất cùng trời toàn cõi ta, từ đây sạch hẳn bóng nó Vậy mà đã một năm chiến thắng B.52 Đêm xuân năm Hổ này, nằm ngẫm thêm về bầy hổ Mỹ Những ai từng có mặt tại 51 Trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam trong 12 ngày đêm năm ấy (1972, hẳn không quên được hình ảnh một lão nhà văn: Mỗi lần nghe tin B52 Mỹ đánh bom, với chiếc mũ sắt đội đầu (do báo Văn nghệ cấp cho cộng tác viên, ông lại tìm đến tận nơi xảy ra chiến sự để hỏi han, ghi chép. Lão nhà văn mặc dù đã ở tuổi ngoại lục tuần song vẫn có cách tác nghiệp như thể một phóng viên mặt trận ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân – tác giả của tập tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” nức tiếng một thời.