Gốm Hoa Lam Việt Nam

Gốm Hoa Lam Việt Nam

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong lịch sử gốm sứ Việt Nam, gốm hoa lam có vị trí đặc biệt quan trọng, và được xem là một thành tựu lớn của nền công nghệ gốm cổ Việt Nam. Những sản phẩm gốm này không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn là mặt hàng tiêu biểu của gốm Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong nhiều thế kỷ.
Những số lượng gốm lớn phát hiện được trên các con tàu đắm ngoài đại dương hay trong đất liền, tại chính nước sản xuất hay ở các nước tiêu thụ trong những năm qua, không những làm tăng tri thức chuyên môn về con đường giao lưu gốm sứ, đồng thời còn cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về dòng gốm này trong lịch sử. Tuy vậy, những câu hỏi về nguồn gốc và niên đại vẫn luôn là mối quan tâm chung hiện nay. Mặc dù trước đây, vấn đề này đã được giới chuyên môn đề cập, nhưng họ vẫn thiếu những bằng chứng khảo cổ học xác đảng giúp khẳng định địa điểm sản xuất, di chỉ lò hay các bước phát triển của dòng gốm hoa lam Việt Nam.
Cuốn sách Gốm hoa lam Việt Nam của Bùi Minh Tri và Kerry Nguyễn-Long là công trình nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu trong lĩnh vực này, sẽ cung cấp cho chúng ta những bằng chứng mới về gốm hoa lam dựa trên tư liệu khảo cổ học được thu thập tại các di chỉ lò gốm ở Bắc Việt Nam. Đây là những cứ liệu khoa học rất quan trọng, góp phần soi rọi vào những mắt xích về lịch sử phát triển của dòng gốm hoa lam Việt Nam, mà từ lâu chúng ta đang thiếu tư liệu có tinh thuyết phục để giải đáp. Điều này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu.
Là nhà khảo cổ học nghiên cứu về gốm cổ Việt Nam đã nhiều năm, Bùi Minh Trí cùng Kerry Nguyễn-Long, nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật châu Á (người Australia), đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu từ các mảnh vỡ, những chồng gốm dinh men, các dụng cụ sản xuất đến các sưu tập gốm. Từ đó mong tìm ra những đặc trưng kỹ thuật và nghệ thuật trang trí của gốm hoa lam Việt Nam trong lịch sử, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, với mục đích tìm kiếm, xác lập những cơ sở khoa học trong việc phân định niên đại và nguồn gốc cho những sưu tập gốm hoa lam Việt Nam không rõ xuất xứ.
Đây là một trong những công trình nghiên cứu về gốm cổ Việt Nam tốt nhất hiện nay. Tôi tin và hy vọng là chúng ta sẽ tìm thấy trong cuốn sách này nhiều điều mới mẻ và bổ ích. Tôi rất vui mừng được trân trọng giới thiệu cuốn sách giá trị này với bạn đọc.

Có thể bạn thích sách  Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng 1 - Bộ kèn gỗ

Hà Nội, tháng 4 năm 2000
PGS. TS. Phạm Lý Hương
Phó Viện trưởng
Viện Khảo cổ học Việt Nam