Bằng kinh nghiệm nuôi dạy con trai Kato Hiroto của mình, Kato Kumiko khuyên các bậc cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ bằng cách gọi tên riêng của từng sự vật. Ví dụ khi trò chuyện với trẻ trong bữa ăn, thay vì nói “con ăn rau nhé” hãy nói tên cụ thể của loại rau đó,chẳng hạn, “con ăn rau bắp cải nhé”, “con ăn cà rốt nhé”… Việc làm này giúp mở rộng vốn từ vựng của trẻ rất nhiều, đồng thời giúp trẻ có những “trải nghiệm thực tế” về hình dáng, mùi vị, màu sắc… của sự vật.
“Nếu yêu thương con thực sự, thì trước khi phó mặc con cho “những-người-ngoài-có-vẻ-tốt-bụng”, “những-người-ngoài-có-vẻ-đáng-tin-cậy”, chẳng phải trước tiên cha mẹ nên cố gắng hết sức để làm cho con những điều mà mình có thể làm hay sao?…Và điều tiên quyết: cha mẹ hãy trở thành những người mà con có thể gửi gắm niềm tin, hãy xây dựng mối quan hệ tin cậy với con. Bởi vì, tôi tin tưởng chắc chắn, điều này liên quan mật thiết đến việc nuôi dưỡng con thành một đứa trẻ thông minh, một đứa trẻ biết nghĩ cho người khác, hơn bất cứ trường học tốt nào, hơn bất cứ tài liệu giáo dục tuyệt vời nào khác…
Phương pháp “dạy con bằng danh từ vốn có” trong cuốn sách này, thực ra chỉ là một cách nuôi dạy con cụ thể để cha mẹ vừa có thể xây dựng mối quan hệ tin tưởng với con, vừa đồng hành cùng con lớn lên mà thôi… Tất cả những nội dung của cuốn sách này đều là những câu chuyện có thật. Vì thế dù hay dù dở, nó cũng là một cuốn sách “tham khảo” dành cho các bậc cha mẹ trên con đường dựng xây mối quan hệ với con mình.”
Giúp Con Phát Triển Ngôn Ngữ không đi sâu vào các phương pháp giáo dục trẻ một cách khô cứng, khuôn khổ mà luôn hướng các bậc cha mẹ dạy con thông qua việc vui chơi trong cuộc sống hàng ngày với trẻ. Phương pháp biến học thành chơi này sẽ giúp tăng hứng thú học hỏi, khám phá của trẻ.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com