Đêm Ai Cập là một cuốn tiểu thuyết dang dở của đại thi hào A.S.Pushkin.
Thoạt đầu A.S.Pushkin đặt tên truyện là Cleopatra. Ông viết vào mùa thu năm 1835 ở Mikhailovskoye. Tác phẩm không bao giờ được hoàn thành trọn vẹn. Có lẽ A.S.Pushkin sử dụng trích đoạn trường ca bỏ dở Yezersky (1833) và bài thơ về Cleopatra viết năm 1824 và được viết lại năm 1828 của mình đưa vào truyện làm lời ứng tác của nghệ sĩ Ý.
Hình tượng nhà thơ ứng tác có thể có được do ấn tượng sau các buổi trình diễn của người Đức tên là Marx Langheswasx đến nước Nga năm 1832. Người bạn gần gũi của A.S.Pushkin, nhà thơ Ba Lan Adam Mickiewicz cũng có tài ứng tác thơ. Ở hình tượng Tsarsky, Puskin đua vào một số nét tiểu sử của bản thân. Truyện Đêm Ai Cập lần đầu in sau khi nhà thơ đã qua đời, trên Tạp chí Người đương thời (1837, t.VIII).
Aleksandr Xergeyevich Pushkin là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Các tác phẩm của A.X. Puskin: Ngoài các bài thơ được sáng tác một cách rải rác từ thời niên thiếu cho đến khi qua đời, gia tài văn chương của A.X. Puskin.
Tờ quảng cáo
Gian phòng của công tước phu nhân X. được dành cho cuộc biểu diễn của nhà thơ ứng tác. Người ta đã dựng lên một cái bục. Ghế ngồi được xếp thành mười hai hàng. Đến ngày đã định, đúng bảy giờ tối, gian phòng thắp đèn sáng trưng. Trước cửa đặt một cái bàn con có một người đàn bà mũi dài ngồi bán vé, đầu đội mũ dạ màu xám có cắm những chiếc lông chim gáy xơ xác, tay đeo đầy nhẫn. Ngoài cổng có mấy viên cảnh binh đứng. Công chúng bắt đầu lục tục kéo đến. Tsarxki là một trong những người đến sớm nhất. Chàng rất thiết tha với buổi biểu diễn và muốn gặp nhà thơ ứng tác để hỏi xem chàng ta đã hài lòng về những việc tổ chức trang trí chưa. Tsarxki gặp nhà thơ người Ý đang sốt ruột ngồi nhìn đồng hồ trong gian phòng bên; người Ý ăn mặc như một diễn viên trên sân khấu. Chàng ta vận toàn màu đen từ đầu đến chân. Cái cổ sơ-mi thêu đăng ten để hở ra, và màu da trắng bệch trên cổ tương phản một cách kỳ dị với bộ râu đen rậm rạp. Mái tóc nhà thơ rủ xuống từng chùm viền lấy vầng trán và đôi lông mày. Những thứ đó không làm cho Tsarxki vừa lòng lắm: chàng thấy khó chịu khi thấy một nhà thơ mà lại ăn mặc như một thằng hề như vậy. Tsarxki hỏi thăm anh ta dăm ba câu và ra ngồi ở phòng ngoài. Bấy giờ công chúng đến mỗi lúc một đông.
…
Mời các bạn đón đọc Đêm Ai Cập của tác giả Alexander Pushkin.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn