Cuốn sách “Dám Hành Động” là một tác phẩm chứa đựng những câu chuyện đầy cảm hứng và bài học quý báu từ hành trình của Ben S. Bernanke trong vai trò Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang (FED) trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ Đại Khủng hoảng.
Cuốn sách này không chỉ là một cuốn hồi ký về cuộc sống của Ben Bernanke mà còn là một bài học sâu sắc về quản lý tài chính và kinh tế. Nó mô tả cách mà Bernanke và các đồng nghiệp của ông đã đối mặt và ứng phó với những thách thức khó khăn nhất trong lịch sử tài chính của Hoa Kỳ và thế giới.
Với sự sáng tạo, quyết đoán và kiến thức sâu rộng về kinh tế, Bernanke đã dẫn dắt FED và các cơ quan liên quan trong việc ổn định hệ thống tài chính và ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế. Cuốn sách không chỉ là một tài liệu quý về lịch sử tài chính mà còn là một nguồn cảm hứng và bài học quý giá cho những người quan tâm đến tài chính và kinh tế.
******
Cuốn sách “Dám hành động” là một cuốn tự truyện và đồng thời cũng là một tài liệu hữu ích cho những người đam mê về tài chính. Cuốn sách này thật sự phù hợp trong thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn và có nhiều tương đồng với những gì được đề cập trong sách.
Cuốn sách được chia là 3 phần với 23 chương nhỏ với các nội dung sau
Phần I. Khai màn
Chương 1. Phố Main
Chương 2. Những “cây đa cây đề”
Chương 3. Thống đốc
Chương 4. Phía trong dàn nhạc của “Nhạc trưởng” tài ba
Chương 5. Hiểm họa “dưới chuẩn” phát lửa
Chương 6. Mùa tân binh
Phần II. Cuộc khủng hoảng
Chương 7. Cơn rung chấn đầu tiên, phản ứng đầu tiên
Chương 8. Bước tiến mới
Chương 9. Kết thúc của sự khởi đầu
Chương 10. Bear Stearns: Trước khi thị trường châu Á mở cửa
Chương 11. Fannie và Freddie: Một mùa hè dài nóng nực
Chương 12. Lehman: Vỡ đập
Chương 13. AIG: “Nó làm tôi phát điên!”
Chương 14. Chúng tôi quay sang Quốc hội
Chương 15. “50% ‘Không’ chết tiệt”
Chương 16. Cơn gió lạnh
Chương 17. Thời kỳ quá độ
Chương 18. Từ khủng hoảng tài chính đến khủng hoảng kinh tế
Phần III. Hệ quả
Chương 19. Nới lỏng định lượng: Chấm dứt cách làm truyền thống
Chương 20. Thiết lập hệ thống tài chính mới
Chương 22. Gió chướng
Chương 23. Những đợt gọt giũa chính sách tiền tệ
Lời bạt. Nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai
Lời cảm ơn
Nguồn tham khảo
Chú thích
Tác giả trình bày các khái niệm tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng 2018. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự tương tác giữa chính sách tài chính và các cơ chế tài chính, mà thường thì chúng ta thường bỏ qua. Từ đó, chúng ta có thể có cái nhìn toàn diện về thời đại và có thể áp dụng chiến lược tài chính phù hợp cho bản thân.
“Dám hành động” là một cuốn sách hữu ích cho những ai quan tâm đến tài chính và muốn hiểu rõ hơn về tác động của các chính sách và cơ chế tài chính. Cuốn sách này cung cấp cho người đọc một góc nhìn thú vị và giúp chúng ta định hình các chiến lược tài chính phù hợp cho chính chúng ta trong thời kỳ hiện tại.
Kết lại thì trên thang điểm 5 sao mình sẽ cho “Dám hành động” 4 sao nhé.
—-
Tác giả Ben S. Bernanke là một nhà kinh tế hàng đầu và người đã có một sự nghiệp đáng nể trong lĩnh vực tài chính và chính sách tiền tệ. Trong vai trò Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang (FED), ông đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến 2008.
Như là một nhà kinh tế, Bernanke đã chơi một vai trò quan trọng trong việc phát triển các biện pháp giải cứu và chính sách kích thích kinh tế để ứng phó với cuộc khủng hoảng, giúp ngăn chặn sự suy thoái kinh tế trầm trọng và ổn định thị trường tài chính. Công tác của ông đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì sự ổn định và phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ và thế giới.
Với đóng góp đáng kể của mình trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, Ben S. Bernanke đã được tạp chí Time vinh danh là “Nhân vật của năm” vào năm 2009, thể hiện sự công nhận về vai trò quan trọng của ông trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng và giữ cho nền kinh tế không suy thoái mạnh mẽ hơn.
—
Lời tựa của tác giả
Khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng, có người chọn phương án hành động, còn số khác lại sợ hãi trốn tránh. Cục Dự trữ Liên bang (FED), được thành lập từ cuộc khủng hoảng ít người biết đến vào năm 1907, đã thất bại trong cuộc khảo hạch quan trọng đầu tiên hồi thập niên 1930. Lãnh đạo của Cục và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới vẫn giữ thái độ thụ động trong bối cảnh giảm phát sâu và sụp đổ tài chính tới mức phá sản. Kết quả dẫn đến cuộc Đại suy thoái toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên tới 25% và sự trỗi dậy mạnh mẽ của cơ chế độc tài phát xít. 75 năm sau, FED – nơi tôi cống hiến phần lớn cuộc đời để nghiên cứu và phụng sự – lại phải đương đầu với những thách thức tương tự trong cuộc khủng khoảng giai đoạn 2007-2009 cũng như hệ quả của nó. Lần này, chúng tôi đã chọn hành động.
Tựa đề của cuốn sách được các đồng nghiệp của tôi tại FED, từ các nhà hoạch định chính sách cho đến các nhân viên, truyền cảm hứng. Khi tình hình nền kinh tế Mỹ đòi hỏi một kế hoạch ứng phó kịp thời và sáng tạo, họ đã thu hết can đảm để làm mọi điều cần thiết, mặc cho phải đối diện với những sự lên án, chỉ trích gay gắt. Đồng hành cùng chúng tôi trong cuộc chiến này là Chính phủ – nhất là các lãnh đạo và nhân viên thuộc Bộ Tài chính dưới hai đời tổng thống – cũng như nhiều đồng nghiệp tại các ngân hàng trung ương và bộ tài chính trên toàn thế giới. Tôi biết ơn tất cả những con người ấy và tự hào vì đã được trở thành một phần trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nguy nan nhất trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, người mà tôi biết ơn nhất là vợ tôi, Anna, tình yêu của đời tôi, vì cô ấy đã gợi ý cho tôi tựa đề cuốn sách – và vì nhiều điều đặc biệt nữa, mà theo từng trang sách, quý vị sẽ thấy rõ.
—
Một cuốn sách rất hay theo lời giới thiệu của 1 người đặc biệt. Cuốn sách như 1 cuốn truyện xuyên suốt sự nghiệp của tác giả cựu Chủ tịch FED. Chúng ta sẽ đi qua các giai đoạn của nền kinh tế Mỹ qua các thăng trầm và tất nhiên là các đợt khủng hoảng (tác giả này đam mê nghiên cứu về khủng hoảng tài chính). Các kiến thức và chính sách được nêu ra 1 cách mạch lạc và dễ hiểu cho dân tài chính và mang đến 1 góc nhìn về các chính sách tài chính mà có thể ở góc độ là đối tượng cuối “chuỗi tác động” như chúng ta nhiều khi chưa nhìn ra được.
Năm 2006, Ben S. Bernanke được bổ nhiệm làm Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (FED) – cơ quan được xem là định chế tài chính quyền lực nhất thế giới. Đây được xem là thời điểm mà bất cứ ai ngồi vào vị trí này cũng biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức sắp đến và thực sự là nó đến sớm hơn dự kiến. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 được giới tài chính nhắc mãi là tồi tệ nhất từ thời đại suy thoái những năm 1930. Hàng loạt các ông lớn như AIG, Bear Stearns và rầm rộ nhất là Lehman Brothers lần lượt được tử thần gọi tên.
Với đam mê nghiên cứu về khủng hoảng tài chính của mình, Ben coi đây chính là cơ hội để ông dùng quyền lực của mình để thử nghiệm những nghiên cứu và học thuyết của mình. Gọi đây là cuộc thử nghiệm không phải là quá lời khi chính ông đã có những chính sách chưa có trong tiền lệ lúc bấy giờ đơn cử như giải cứu hàng loạt các định chế để đảm bảo thanh khoản hệ thống bằng việc đặt cược tiền thuế của người dân vào thời điểm bước ngoặt. Và cũng chính tại giai đoạn này, lần đầu tiên FED đưa lãi suất về 0 mà không hề có sự đồng thuận từ phía Quốc hội. Điều Khoa đánh giá cao nhất trong nhiệm kỳ của ông chính là quyết định minh bạch hóa những bước đi của FED và quan sát phản ứng của nền kinh tế, giúp cho tác động của những chính sách được “mềm” hóa. Đây được xem là một chuyển biến lớn trong một tổ chức khá kín kẽ như FED. Như tựa đề gốc của cuốn sách “The Courage to act” – Đó không chỉ là hành động đúng đắn kịp thời mà đó còn là sư dũng cảm và bản lĩnh để không những suy nghĩ là chiến lược mà còn thực hiện nó một cách quyết liệt.
Về cuộc đời ông, ít ai biết rằng ông sinh ra trong một gia đình Do Thái chính thống và trả qua khá nhiều thăng trầm về sắc tộc trong suốt tuổi thơ của mình. Nhưng cậu bé ấy đã có thể tư học toán phân tích và tài chính từ khi còn rất bé và đã đam mê nghiên cứu về cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 từ khi là nghiên cứu sinh của đại học Havard và sau đó trở thành giáo sư về suy thoái ở nhiều trường đại học. Sau khi nền kinh tế đi vào ổn định thì sau 2 nhiệm kỳ, ông đã có thể trở về với thú vui đọc sách, chơi bóng rổ, viết lách của mình và nhường ghế nóng lại cho bà Yanet Yellen. Ngoài Dám hành động ra thì ông còn một cuốn sách chuyên sâu về suy thoái nổi tiếng là Firefighting – The Financial Crisis and Its lessons.
******
Dám hành động, cuốn sách của người từng nắm túi tiền của nước Mỹ thực sự thu hút độc giả quan tâm lĩnh vực kinh tế – tài chính, vì những câu chuyện thực tế, chi tiết của người trong cuộc giúp họ hiểu sâu hơn về cách thức vận hành của nền kinh tế lớn nhất thế giới nói chung và của ngân hàng trung ương trong nền kinh tế ấy. Sức hút lớn nhất của cuốn hồi ký là góc nhìn của người trong cuộc về trận chiến sinh tử chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ thứ nhì (xét về quy mô) sau Đại suy thoái.
Như nhiều tác giả hồi ký khác, ông Bernanke cũng hồi tưởng về đại gia đình, về tuổi thơ của mình, nhưng không dành nhiều dung lượng cho những chuyện ngoài quỹ đạo “suy thoái kinh tế”, “khủng hoảng tài chính”. Hồi ức của cậu bé Bernanke về ông bà ngoại người Do Thái…
Có duyên với khủng hoảng từ bé như vậy, Bernanke lớn lên đã có dịp cùng đồng nghiệp trong Bộ Tài chính giúp ổn định hệ thống tài chính đang lên, ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế kiểu domino toàn cầu, vực dậy nền kinh tế Mỹ, trở thành mô hình cho nhiều quốc gia khác. Tất cả những sự kiện chấn động, bài học xương máu này được người trong cuộc kể lại sống động cùng với sự mổ xẻ chi tiết trong 678 trang hồi ký được chia làm 3 phần với 23 chương.
Sau phần 1 thiên về “tuổi thơ không dữ dội”, con đường dẫn tới ghế chủ tịch FED và những dấu hiệu của cơn bão tài chính sắp đổ bộ vào nước Mỹ, Bernanke tập trung mô tả cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 với những bi kịch liên quan các tập đoàn quá-lớn-để-sụp-đổ như Lehman Brothers, AIG, Goldman Sachs, Morgan Stanley… Sau cùng, tác giả phân tích cặn kẽ bối cảnh ra đời và bài học kinh nghiệm của các giải pháp đối phó khủng hoảng, như nới lỏng tín dụng (tương đương thuật ngữ “nới lỏng định lượng” phổ biến hồi đó), thiết lập hệ thống tài chính mới, điều chỉnh lãi suất, thu mua chứng khoán quy mô lớn, vực dậy thị trường bất động sản…
Các phần, các chương được trình bày theo trật tự thời gian dễ theo dõi với cấu trúc mạch lạc, văn phong giản dị, đôi chỗ có những chi tiết, câu từ lấp lánh kiểu văn nhân. Trong Dám hành động phiên bản tiếng Việt, những tên riêng, thuật ngữ kinh tế, tài chính, chính trị còn xa lạ với người đọc ngoại đạo được người dịch, biên tập viên của Nhà xuất bản Công Thương, AlphaBooks chú giải đầy đủ, như: Vành đai Kinh thánh, Feddie Mac, Chính sách thích ứng, Nền kinh tế Goldilocks, Ngập lụt tiết kiệm, Thị trường repo, Chiến lược “bên miệng hố chiến tranh”, Đảng Trà…
Ngoài ra, 15 trang ảnh đen trắng trong hồi ký là những tư liệu thú vị, quý giá. Ví dụ, một bức ảnh chụp cậu bé tươi cười ôm bánh lái chiếc xe kiểu “cởi truồng” có dòng chú thích đầy thông tin: “Với tư cách là Chủ tịch FED, tôi không được phép lái xe vì những lý do an ninh. Tôi rất nhớ những giờ phút ngồi sau vô-lăng như thế này”.
Như tiêu đề lời bạt “Nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai”, Dám hành động của cựu Chủ tịch FED Ben Bernanke là đúc kết kinh nghiệm và sự khéo léo vượt chướng ngại vật trên con đường kinh tế-tài chính để nhanh chóng về đích ổn định – thịnh vượng.
Có lẽ, ngoài những bài học về quản lý kinh tế-tài chính mà Dám hành động đem lại, bạn đọc cũng được truyền cảm hứng từ nhân sinh quan, thái độ sống của người viết – “người hành động”
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Dám Hành Động của tác giả Ben S. Bernanke
Nguồn: https://ebookvie.com