Cuộc Đời Galilei

Cuộc Đời Galilei

Tác giả:
Thể Loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Gần nửa thiên niên kỷ qua, sự nghiệp của nhà khoa học vĩ đại Galileo Galilei (1564-1642luôn là đề tài lớn của hầu hết mọi loại hình nghệ thuật trên thế giới. Một trong những tác phẩm để lại tiếng vang lớn nhất phải kể đến là vở kịch Cuộc đời Galilei của Bertolt Brecht – nhà soạn kịch đa tài người Đức. Kể từ lần đầu công diễn ở nhà hát Zürich (Thụy Sĩvào năm 1943 cho tới nay, tác phẩm chưa bao giờ mất đi sức hấp dẫn và tính thời sự nhờ khả năng khắc họa nhân vật đặc sắc, lời thoại dí dỏm, kết cấu chặt chẽ, lối kể chuyện cuốn hút của Bertolt Brecht. Sau sáu mươi năm với vô vàn biến cố lịch sử thế giới, những vấn đề Bertolt Brecht đặt ra vẫn còn nguyên giá trị: Làm thế nào để khoa học có thể phục vụ con người? Nhà khoa học hành xử ra sao trước những thế lực thù địch? Galilei vẫn ở bên chúng ta như thế nào trong sự phát triển của khoa học ngày nay? Cuộc đời Galilei là tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của Bertolt Brecht. Vở kịch đã được dựng ở khắp các nhà hát lớn trên thế giới, thu hút hàng triệu lượt người tới xem, có sức ảnh hưởng lâu bền trong lòng công chúng. Bertolt Brecht (1898-1956là nhà soạn kịch Mác-xít kiêm đạo diễn Đức lỗi lạc. Ngoài kịch, ông còn trước tác nhiều lý luận về lý thuyết sân khấu, phê bình kịch nghệ và rất nhiều bài thơ trữ tình nổi tiếng. Trong đó, Cuộc đời Galilei là tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.*** Bertolt Brecht sinh ngày 10/01/1898 tại Augsburg, mất ngày 14/08/1956 ở (ĐôngBerlin. Brecht sáng tác vở Cuộc đời Galilei năm 1938-1939, lúc đang sống lưu vong ở Đan Mạch, khi được tin nhà Vật lý Otto Hahn(1và các cộng sự đã tách thành công nguyên tử Uranium. Vở này trình diễn lần đầu năm 1943 tại nhà hát Zürich (Thụy Sĩ. Kịch bản thứ hai trình diễn năm 1947 tại nhà hát Coronet (Beverly Hills – Mỹ. Bertolt Brecht (1898-1956là nhà soạn kịch mác xít kiêm đạo diễn Đức lỗi lạc. Ngoài kịch, ông còn trước tác nhiều lý luận về lý thuyết sân khấu, phê bình kịch nghệ và rất nhiều bài thơ trữ tình nổi tiếng. Song, có lẽ tên tuổi ông vẫn còn tương đối xa lạ ở Việt Nam. Năm 1974, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, mới chỉ giới thiệu được bốn vở kịch Người mẹ, Vòng phấn Kapkazơ, Bà mẹ dũng cảm và những người con và Súng của bác Cara. Năm 1999, thêm vở Người hảo tâm thành Tứ Xuyên do Thái Kim Lan ở Đức dịch. Tuy Brecht qua đời đã hơn năm mươi năm nhưng những tác phẩm của ông vẫn giữ một vị trí quan trọng trong văn học Đức, những vở kịch “kinh điển” của ông được giảng dạy ở bậc trung học – bao gồm cả Tây Đức, trước khi nước Đức thống nhất – và thường xuyên được công diễn trên nhiều sân khấu lớn ở Đức và thế giới. Cuộc đời Galilei là một trong những vở “kinh điển” vừa được nhắc đến ở trên, đồng thời cũng là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Brecht.