Cạnh Tranh Kinh Tế – Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia Và Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty

Cạnh Tranh Kinh Tế – Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia Và Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Cạnh tranh kinh tế là một lĩnh vực đang được nhắc tới nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc hội thảo và đang được giới học thuật quan tâm đặc biệt cho nên. Có không ít tài liệu đã xuất bản phân tích về cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam. Cạnh tranh trong thời đại ngày nay đã khác nhiều so với trước đây, cả về quan niệm, chiến lược và phương thức thực hiện. Tuy nhiên, những vấn đề này còn ít được nghiên cứu, xem xét. Giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Cạnh tranh kinh tế: lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích để làm rõ các nội dung đã đề cập ở trên. Sách được chia thành ba phần lớn.

Phần thứ nhất, hệ thống hoá có phê phán các lý luận cạnh tranh kinh tế từ cổ điển tới hiện đại. Nhấn mạnh rằng, những thành công trong quá khứ không chắc chắn bảo đảm thành công trong tương lai. Thành công và thất bại của các công ty trong thập kỷ 1990 cho thấy, nên từ bỏ lối tư duy tuyến tính. Người chiến thắng sẽ là người tạo ra thị trường và sản phẩm mới, luật chơi mới, cơ cấu tổ chức và cung cách quản lý mới.

Phần thứ hai, tập trung phân tích các chiến lược cạnh tranh của các công ty và bí quyết thành công của một số công ty lớn. Trong thời đại toàn cầu hoá, cạnh tranh không còn là vấn đề giữa quốc gia này với quốc gia khác, mà là cạnh tranh giữa các công ty, tập đoàn với nhau. Như vậy thì chiến lược cạnh tranh trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều chiến lược cần phải được xây dựng, nhưng trong số đó không thể thiếu các chiến lược: Thu hút FDI chất lượng cao; Đổi mới công nghệ và đầu tư cho R&D; Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng; Tổ chức mạng lưới liên kết từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm… để tăng lợi nhuận.

Có thể bạn thích sách  Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

Phần thứ ba, tìm cách trả lời câu hỏi bằng cách nào Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh? Nhiều người vẫn còn cho rằng, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế: lao động dồi dào và rẻ, tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Nếu nhìn rộng ra thì các lợi thế này đều có ở các nước đang phát triển trong khu vực. Đặc biệt hơn, những nước không hề có các lợi thế đó lại có nhiều cơ hội phát triển các ngành công nghiệp dựa vào trí tuệ và trở thành các quốc gia thịnh vượng. Thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh của Việt Nam đang có xu hướng xuống thấp. Do vậy có ba mục tiêu Việt Nam cần hướng tới là 1) Chuyển các lợi thế cạnh tranh tĩnh chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang lợi thế cạnh tranh động do con người tạo ra. 2) Các doanh nghiệp phải tự lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình; 3) Nhà nước mau chóng dỡ bỏ các rào cản để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền.

Cuốn sách chuyên khảo này cố gắng bao quát được cả hai mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề cạnh tranh kinh tế. Chúng tôi hy vọng các nhà kinh tế. quản trị doanh nghiệp và sinh viên các trường đại học có thể tìm thấy cho mình những điều thiết thực từ nội dung cuốn sách. Tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

Có thể bạn thích sách  Trump – 100 Lời Khuyên Đầu Tư Bất Động Sản Khôn Ngoan Nhất

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2004
TÁC GIẢ