Tầm 9 giờ tối, một người đàn ông loạng choạng lết lên cầu Nihonbashi và tựa vào bệ tượng kỳ lân bằng đồng ở đấy. Cảnh sát tuần tra tưởng ông say rượu định ngủ ngoài đường nên đến gần để nhắc nhở, thì phát hiện ra có con dao cắm ở ngực ông, máu đã loang đỏ áo.
Bước đầu điều tra cho thấy người đàn ông bị đâm ở một đường hầm cách đó hơi xa, nhưng bất chấp sự sống chảy cạn, ông cứ thế mang dao trên ngực đi qua một dãy phố, qua cả một đồn cảnh sát mà không kêu cứu, chỉ để lên cầu.
Cũng trong tối ấy, cảnh sát mau chóng tìm thấy nghi phạm, chưa kịp hỏi han thì hắn đã bỏ chạy và bị xe tông, rơi vào hôn mê sâu.
Đủ mặt người bị hại, nghi phạm, vật chứng… nhưng tất cả đều câm lặng, không thẩm vấn được nữa, khiến vụ án nổi lên một lớp váng dày khúc mắc, với nhiều lập luận khó ráp vào nhau.
Giữa vùng bối rối ấy, thanh tra Kaga bước ra, lạnh lùng tỉnh táo, không dễ dãi, không để cảm xúc và lòng thương hại đánh bại, anh đeo bám vấn đề một cách dai dẳng đến mức khi sự thật bộc lộ, người xung quanh đều phải giật mình.
Mở ra bằng đoạn đường tuyệt vọng của một người lúc cuối đời, Cánh kỳ lân khép lại bằng hi vọng mỗi người đều có cơ hội đi những bước đầu đời đúng đắn.
***
Hai năm trước, tôi gặp cô bé người cá ngủ sayHôm nay, tôi gặp cậu bé kỳ lân với đôi cánh không bao giờ vươn lên nữa.Keigo không bao giờ kể chuyện theo đường thẳng, ông luôn thích những con đường quanh co, mà ở đó, các câu chuyện về tình người được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh. Nếu như trong Thư, Naoki luôn mặc cảm vì có một người anh phạm tội, luôn bị người đời khinh khi vì tội lỗi của Tsuyoshi rành rành trên mọi mặt báo; thì trong Cánh Kỳ Lân, Yuto lại tỏ ra giận dữ trước cái chết của cha mình.
“Bố đã chết, dù có bắt được thủ phạm, thậm chí các án tử hình hắn thì người bị giết cũng không sống dậy nữa. Từ mai đổi mình sẽ thêm phần khốn khổ rồi đây, cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần.”
Đó là tất cả những gì mà Yuto nghĩ, thay vì đau xót cho đấng sinh thành, điều đầu tiên mà cậu nghĩ đến là quyền lợi và tương lai của chính bản thân mình trước. Ở đây, tôi hoàn toàn không phê phán, hay lên án phản ứng của Yuto khi nhận tin dữ của gia đình tôi chỉ cảm thấy có một chút chua xót và bất mãn. Không lâu sau đó, khi Aoyagi Takeaki (nạn nhân và cũng là bố của Yuto) dù đã qua đời, lại bị vướng vào một màn thị phi mà bản thân không thể tham gia tự giải trình, và cũng không một ai lên tiếng trần tình cho ông, đến nỗi đứa con trai ông luôn thương yêu, lại một mực khó chịu và buộc tội mình một cách vô căn cứ.
“Bố tôi đã hành động tồi tệ, nên bị nạn nhân của hành động đó đâm chết, chuyện chỉ có vậy, đáng lẽ chẳng ồn ào thế này. Khổ nỗi kiểu chết không được bình thường, quá gây chú ý, đến độ truyền thông phải nhảy vào mổ xẻ tùm lum, khiến cảnh sát không dám điều tra một cách sơ sài qua loa. Phải không? Giả sử chết ở nơi khuất nẻo chẳng phải sẽ khác sao? Nhưng ông ấy lại nằm xải lai ngay giữa cầu, sao lại chết kiểu đấy nhỉ?”
Ôi trời. Khi đọc đến đoạn này, tôi thề là nếu có chiếc giày bước vào trong sách của Doraemon, tôi sẽ không ngần ngại đến đấy và đấm cho ông ôn con ấy một phát. Yuto thậm chí còn đáng ghét đến mức, cầm di ảnh của bố lên và định bụng ném đi. Uhm, trời mưa nhớ cầm tô cơm lên con ạ, ông Trời sẽ không đánh hụt đâu. Tôi đã nghĩ như thế đấy. Tôi tự hỏi có phải tâm lý những đứa conn đang trong độ tuổi trưởng thành đều ngỗ nghịch như thế không? Sống nhờ vào đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ, nhưng đến sự tôn trọng tối thiểu cũng không trao ra được, và xem tình yêu vô điều kiện của cha mẹ là những thứ hiển nhiên mình phải nhận được.
Trái ngược với câu chuyện nhà Yuto, thì phía nghi phạm Fuyuki tuy mồ côi từ nhỏ, nhưng lại có cô bạn gái trọng tình hơn rất nhiều. Đã rất nhiều lần Kaori một mực khẳng định, người cô yêu không phải kẻ giết người. Cô tin vào nhân phẩm của người đàn ông ấy, tin vào con người anh, và tin vào tình yêu của cô không đặt sai chỗ. Một túp lều tranh, hai trái tim vàng, chính là dùng để mô tả cuộc sống của Saori và Fuyuki. Sợi dây liên kết giữa Kaori và Fuyuki, so với mối quan hệ ruột rà giữa Yuto và Takeaki mỏng manh hơn rất nhiều. Nhưng vì sao một bên thì thâm tình ấm áp, một bên lại lạnh giá như thế?
Cánh kỳ lân có nội dung không hề mới mẻ, cũng không hề độc đáo. Như thường lệ, Keigo lại dựng nên những tấm gương soi cho các nhân vật, mà qua phản chiếu, có thể thấy được nội tâm méo mó của họ, hay những thất bại trong các mối quan hệ tưởng chừng như thân thiết nhất, nhưng cũng dễ trở nên xa lạ nhất. Con đường đến câu trả lời của vụ án không hề bằng phẳng, mà nó như những mấu nối, đi vòng quanh liên kết những con người tưởng chừng không liên quan và moi ra những bí mật sâu thẳm, khiến họ đau đớn, dằn vặt với những tội nghiệt mà họ chôn giấu trong lòng. Hình ảnh một ngàn con hạc đủ màu sắc là điều khiến tôi tâm niệm nhất trong vòng lẩn quẩn tối tăm của câu chuyện, nó mang đến ánh sáng trong nỗi tuyệt vọng, mang đến những lời chúc phúc và cả lời xin lỗi ăn năn.
P.s À, câu chuyện về Takeaki khi mất rồi bị cả thế giới ghẻ lạnh, bị người quen cũ đem ra xâu xé, đổ tội, bạn có thấy quen không? Mặc dầu trước đấy lời khai của ai ai cũng đều một mực kính trọng và yêu mến Takeaki, nhưng một khi giông bão ập đến, thì không ngần ngại đem ông ra làm giá đỡ. Đây không phải lần đầu tôi đọc sách Keigo lại có những tình tiết trùng khớp với một số sự kiện xã hội một cách kì lạ. Đây là trải nghiệm mà tôi ít khi nào gặp phải ở những cuốn sách khác, và nó đặc biệt lý thú khi đọc một vấn đề gì đấy, nó dẫn bạn đến những thực tại đang quanh quẩn ngoài đời.
Gigi Bui
***
“Cánh Kỳ Lân” là một tiểu thuyết ly kỳ và hấp dẫn của tác giả Higashino Keigo, dịch thuật bởi Phương Dung, mô tả một vụ án mạng bí ẩn và những bí mật đen tối ẩn chứa trong lòng con người.
Câu chuyện bắt đầu với việc một người đàn ông bị đâm tử vong và sau đó lê bước lên cầu Nihonbashi. Sự kỳ lạ là ông ta vẫn mang theo con dao trên ngực mà không thực hiện cứu chữa hoặc kêu cứu, chỉ đơn giản là đi lên cầu. Cảnh sát nhanh chóng tìm ra nghi phạm, nhưng trước khi có thể điều tra kỹ hơn, hắn đã tự thảm sát. Sự im lặng của nạn nhân, nghi phạm và các nhân chứng tạo ra một vụ án rối rắm với nhiều mâu thuẫn và tình huống khó hiểu.
Thanh tra Kaga xuất hiện và bắt đầu giải quyết vụ án một cách tỉ mỉ và không khoan nhượng. Sự lạnh lùng và không cảm xúc của anh ta là điểm nổi bật, khiến cho bí ẩn dần được vén màn và các nhân vật phải đối diện với những sự thật đau đớn.
Từ các nhân vật Yuto, người con trai tự ái nhưng đầy sự thâm nghi, đến Fuyuki, người có quá khứ đen tối nhưng giữ cho mình một tình yêu chân thành, câu chuyện đều làm người đọc cảm thấy tò mò và phấn khích. Higashino Keigo tạo ra những nhân vật phong phú và đa chiều, cho thấy rằng con người không phải lúc nào cũng là đen hoặc trắng, và họ luôn mang trong mình những mâu thuẫn và đau đớn riêng.
Câu chuyện không chỉ là một vụ án mạng, mà còn là một cuộc truy tìm sự thật và lòng nhân từ trong lòng con người. “Cánh Kỳ Lân” không chỉ là một tiểu thuyết hấp dẫn với những tình tiết ly kỳ, mà còn là một tác phẩm tâm lý sâu sắc về con người và xã hội.
***
Tóm tắt:
Đánh giá:
Kết luận:
Cánh Kỳ Lân là một cuốn tiểu thuyết trinh thám xuất sắc của Higashino Keigo. Cuốn sách không chỉ mang đến cho người đọc những giây phút giải trí hấp dẫn mà còn khiến họ suy ngẫm về những vấn đề trong cuộc sống.
Đánh giá: 4.5/5 sao
Một số điểm nổi bật:
Khuyến nghị:
Cuốn sách phù hợp với những ai yêu thích thể loại trinh thám, ly kỳ. Cuốn sách cũng phù hợp với những ai muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản.
Lưu ý:
Cuốn sách có một số chi tiết bạo lực, không phù hợp với trẻ em dưới 16 tuổi.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn